Tuesday 2 July 2013

KHAI QUAT VE CHU HAN.

Khái quát về chữ Hán
Nguyễn Đức Hùng 雄 (ruǎn dé xióng).
Tóm tắt
Bài viết giới thiệu về chữ Hán, nêu mối quan hệ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ viết bằng chữ Hán, giới thiệu tóm tắt chữ Hán dùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và  Việt Nam, sự tạo thành chữ Hán (lục thư), cấu tạo chữ Hán, cách viết chữ Hán và 214 bộ thủ.
1. Giới thiệu

Chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc (cả Đài Loan), sau đó được du nhập vào các nước khác trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, chữ Hán được mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của từng nước.  Chữ Hán còn được sử dụng trong cộng đồng người Hoa ở nước nước ngoài, ví dụ Singapore, Mỹ, các nước Châu Âu.

Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành chữ Hán, quan hệ chữ Hán và tiếng Việt, tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên và tiếng Nhật, sự du nhập và phát triển của chữ Hán ở các nước lân cận Trung Quốc gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Bài viết này cũng giới thiệu sơ lược về cấu tạo của chữ Hán và cách viết chữ Hán nhằm giúp cho người bắt đầu học chữ Hán sẽ tiếp cận tới chữ Hán dễ dàng hơn.

Tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nhật, và tiếng Triều Tiên vốn từng được coi là nhóm ngôn ngữ "đồng văn" (cùng chữ viết) sử dụng chữ Hán. Do vậy muốn hiểu được ngôn ngữ đồng văn này, đặc biệt là tiếng Trung, người Việt Nam cần học một số lượng chữ Hán nhất định. Chữ Hán là hệ thống chữ viết tiếng Trung Quốc, và là một bộ phận quan trọng cấu thành nên tiếng Nhật, cũng có mối quan hệ chặt chẽ với tiếng Hàn (cũng đã từng được viết bằng chữ Hán trước khi chữ viết tiếng Hàn (Ngạn Văn) được phát minh) cũng như tiếng Việt. Các tiếng Đông Á cùng sử dụng chữ Hán nên trong từ vựng có nhiều từ có cách phát âm rất gần nhau và có nghĩa (gốc) giống nhau. Ví dụ (có kèm theo từ tiếng Việt nếu có):

Hán Tự - Chữ Hán (Kanji, 漢字) (âm tiếng Trung hàn zì)
Hán ngữ - tiếng Hán (Kango 漢語) (âm tiếng Trung hàn yǔ)
Quốc gia - nước (kokka, こっか 国家) (âm tiếng Trung guó jiā)
Ý kiến (iken, いけん 意見) (âm tiếng Trung yì jiàn)
Tiểu thuyết (shousetsu, しょうせつ 小説) (âm tiếng Trung xiǎo shuō)
Âm nhạc (ongaku, おんがく 音楽) (âm tiếng Trung yīn lè)
Tuy ngày nay chúng ta không dùng chữ Hán để viết tiếng Việt nữa nhưng tiếng Việt vẫn có một khối lượng lớn từ gốc Hán và đã được Việt hóa trải qua cả ngàn năm. Chính vì thế, nếu chúng ta có chút hiểu biết về chữ Hán chúng ta sẽ thấy tiếng Việt có quan hệ rất gần gũi với tiếng Trung và những thứ tiếng dùng chữ Hán khác như tiếng Nhật và tiếng Hàn, đồng thời giúp cho chúng ta hiểu rõ nhiều từ tiếng Việt có gốc từ Hán ngữ (Hán Việt).
Quy ước: để phân biệt từ gốc Hán trong tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Việt chúng ta thống nhất dùng các từ sau:
a. từ Hán Trung: chỉ các từ trong tiếng Trung
b. từ Hán Nhật chỉ các từ gốc Hán trong tiếng Nhật (nếu sử dụng)
c. từ Hán Hàn chỉ các từ gốc Hán trong tiếng Hàn (nếu sử dụng)
d. từ Hán Việt chỉ các từ gốc Hán trong tiếng Việt

2. Tiếng Việt và mối quan hệ với Hán Ngữ
Tiếng ViệtTiếng Việt có mối liên quan rất gần gũi với tiếng Hán (rõ hơn là tiếng Hán Việt, tức là tiếng Hán được sử dụng ở VN sau khi đuổi quân Hán ra khỏi VN mà vẫn dùng và phát triển cho đến ngày nay - khác với tiếng Trung Quốc - tức tiếng Hán hiện đại bây giờ). Các thuật ngữ khoa học trong tiếng Việt nếu được viết bằng từ Hán Việt có nhiều thuật ngữ rất ngắn gọn và dễ hiểu. Nếu chúng ta sử dụng Hán Ngữ và Việt hóa theo lối Hán-Việt thì chúng ta sẽ thấy có rất nhiều từ trong nhiều lĩnh vực khoa học (科学 kē xué) công nghệ (工艺 gōng yì) pháp luật (法律 fǎ lǜ) chính trị (政治 zhèng zhì) ngoại giao (外交 wài jiāo) v.v... đều có thể diễn đạt bằng từ Hán-Việt được. Một số ví dụ từ Hán Việt:

Hải dương học 海洋学 hǎi yáng xué
Điều khiển học 調遣学 diào qiǎn xué
Khoa học ứng dụng 科学应用 kē xué yìng yòng
Khoa học công nghệ 科学工艺 kē xué gōng yì
Nghiên cứu 研究 yán jiū
Toán học 算学 suàn xué (数学 shù xué)
Đông Hải 東海 dōng hǎi (Biển Đông)
Việt Nam 越南 yuè nán
Cộng Hòa 共和 gòng hé
Xã Hội 社会 shè huì
Chủ Nghĩa 主義 zhǔ yì
Độc lập 独立 dú lì
Tự do 自由 zì yóu Hạnh phúc 幸福 xìng fú
Thiên nhiên 天然 tiān rán
Phát triển 発展 fā zhǎn

3. Chữ Hán Ở Trung Quốc

Theo nhiều tài liệu viết về chữ Hán thì chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và viết thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại Chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự - 甲骨字 jiǎ gǔ zì), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷 yīn) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật, và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được. Một ví dụ về chữ Giáp Cốt được cho trong Hình 1 [2].
giapcot
Hình 1: Chữ Giáp Cốt (trích từ Hayashi et al. 1997)
Chữ Giáp Cốt viết bằng chữ Hán hiện đại:

丁 未 卜 賓
Đinh Vị Bốc Tân
丁 未 卜 賓 貞 今
Đinh Vị Bốc Tân Trinh Kim
辛 亥 卜 争 貞 登 人
Tân Hợi Bốc Tranh Trinh Đăng Nhân

Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời: thời nhà Chu 周 (zhōu) (1021-256 tr. CN) có Chữ Kim (Kim Văn – 金文 jīn wén) - chữ viết trên các chuông (chung) bằng đồng và kim loại, thời Chiến Quốc 戦国 (zhàn guó) (403-221 tr. CN) và thời nhà Tần 泰朝 (qín cháo) (221-206 tr. CN) có Chữ Triện 篆書 (zhuàn shū)(大篆 Đại Triện dà zhuàn và 小篆 Tiểu Triện xiǎo zhuàn) và có Chữ Lệ (Lệ Thư – 隶書 lì shū), và thời nhà Hán 漢朝 hàn cháo (前漢 qián hàn Tiền Hán 206 tr. CN – 8 sau CN, 後漢 hòu hàn Hậu Hán 25-220) có Chữ Khải (Khải Thư - 楷書 kǎi shū), Chữ Khải còn có thể được chia thành Chữ Hành (Hành Thư – 行書 xíng shū) và Chữ Thảo (Thảo Thư – 草書 cǎo shū). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:
Hinh01
Hình 2: Sự phát triển chữ Hán
Chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự – 甲骨字 jiǎ gǔ zì):  Ke01
Chữ Triện (Triện Thư – 篆書 zhuàn shū):  Ke02
Chữ Khải (Khải Thư – 楷書 kǎi shū):  Ke03
Chữ Hành (Hành Thư – 行書 xíng shū): Ke04  (chữ Kê 鶏 jī, nghĩa là con gà)
Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: Chữ Phồn Thể (繁体字 fǎn tǐ zì) và Chữ Giản Thể (簡体字 jiǎn tǐ zì) như sau:
Chữ Quốc dạng Chữ Phồn Thể 國 guó được đơn giản thành Chữ Giản Thể 国 guó
Chữ Mã dạng Chữ Phồn Thể ma được đơn giản thành Chữ Giản Thể ma 

Chữ Thể dạng Chữ Phồn Thể được đơn giản thành Chữ Giản Thể
4. Chữ Hán ở Triều Tiên
Theo tác giả Lê Anh Minh và các nguồn tham khảo khác, Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Hàn. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Hán ngữ là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Hàn đã tìm cách cải biên chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Hàn. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Triều Tiên xuất hiện chữ Hàn, được gọi là Hangul (한글, Ngạn Văn 諺文 yàn wén), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chữ Hàn ra đời, lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái hệ chữ La Tinh dùng để ký âm tiếng Hàn. Chữ Hàn ra đời nhưng chữ Hán vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh.
5. Chữ Hán ở Nhật Bản  日本 rì běn
Theo tác giả Lê Anh Minh thì chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji, Hán Tự (漢字 hàn zì), và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man'yogana – Vạn Diệp Giả Danh 万葉仮名. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Chữ Vạn Diệp Giả Danh được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな, Bình Giả Danh 平仮名, và Kagakana カタカナ, Phiến Giả Danh 片仮名. Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật.
Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại ký tự 1) Chữ Hán (Kanji, 漢字), 2) Hiragana (ひらがな), 3) Katakana (カタカナ), và 4) chữ La Tinh (Romaji, ローマ字). Chữ La Tinh dùng trong tiếng Nhật là bảng chữ cái tiếng Anh được phiên âm hóa theo tiếng Nhật và được dùng như là loại ký tự thứ tư để viết các công thức và các từ có gốc từ các tiếng dùng chữ viết La Tinh.
Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Âm Độc, 音読), và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Huấn Độc, 訓読). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn sáng tạo ra một số chữ Hán (khoảng vài trăm chữ) của người Nhật chỉ có một cách đọc theo âm tiếng Nhật, và được gọi là chữ Hán Nhật, tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (国字国訓 guó zì guó wén), tạm hiểu là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ".
Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947. Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo - Thường Dụng Hán Tự Biểu 常用漢字表 cháng yòng hàn zì biǎo), và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo - Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu 人名用漢字表 rén míng yòng hàn zì biǎo).
6. Chữ Hán ở Việt Nam 越南 yuè nán
Theo nhiều nguồn tư liệu thì trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, chúng ta chưa có chữ viết, mà chúng ta chỉ có tiếng nói, tiếng Việt cổ đại, là thứ ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer, khác hẳn họ ngôn ngữ với tiếng Hán. Gần đây những dấu vết khảo cổ học chúng ta khai quật được có dấu hiệu cho biết có thể tiếng Việt đã có chữ viết dạng nguyên thủy trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam. Một số tài liệu cổ của Trung Quốc có nói về sự tồn tại của một loại ngôn ngữ và chữ viết ở phía nam Trung Quốc, có thể đó là tiếng Việt. Tuy nhiên giả thiết này chưa đứng vững vì thiếu cơ sở, hoặc giả nếu tồn tại chữ viết như vậy ở Việt Nam, chữ viết đó đã không có đều kiện phát triển dưới thời bắc thuộc [11].
Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên, ngay sau khi quân Hán phương bắc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỳ 1 tr.C.N. tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Hán. Trong suốt thời gian bắc thuộc với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam, và người Việt Nam đã chấp nhận thứ ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đồng thời đã Việt hóa nhiều từ của Hán ngữ thành từ tiếng Việt, và chúng ta có rất nhiều từ Hán Việt đã đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, bằng chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày dành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức, nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển theo sự phát triển của xã hội, nhưng do nhu cầu phát triển của tiếng Việt, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho chính mình, và chữ viết của người Việt dựa trên chữ Hán đã ra đời. Đó là chữ Nôm (字喃) (chữ "Chữ" được viết ghép bằng hai chữ Tự 字)(*). Nhiều học giả đã gắng đi tìm bằng chứng thời điểm ra đời chính xác của chữ Nôm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thống nhất thời điểm ra đời của chữ Nôm. Một số tác giả cho rằng chữ Nôm bắt đầu hình thành từ thời dành được độc lập và được sử dụng lần đầu vào đời nhà Lý (vào khoảng thế kỷ thứ 11-12).
(*) Chữ Nôm = ChuNom
Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt được hình thành từ việc mượn chữ Hán. Sự ra đời của chữ Nôm ở Việt Nam cũng tương tự như sự ra đời của chữ viết ở Triều Tiên và Nhật Bản. Người Việt mượn chữ Hán để ghi âm thanh tiếng Việt. Chữ Nôm 字喃 là dạng chữ biểu ý được hình thành dựa trên chữ Hán bằng cách mượn một chữ Hán hoặc hai ba chữ Hán kết hợp với nhau. Có thể tóm tắt chữ Nôm được tạo ra từ chữ Hán theo một số nguyên tắc sau:
1) dùng chữ Hán có âm và nghĩa giống tiếng Việt, ví dụ: chữ Chè 茶 dùng chữ Hán “Trà” 茶, chữ Là 羅 viết từ chữ Hán “La” 羅  v.v…
2) ghép hai hay 3 chữ Hán với nhau, ví dụ: Tháng 躺 = Thân 身 (hoặc Nguyệt 月) + Thượng 尚; Mắt 眜 = Mục 目 + Mạt 末, v.v…

3) dùng một chữ Hán có âm giống như âm tiếng Việt, loại này người viết chữ chỉ trú trọng về âm, không chú trọng về nghĩa, ví dụ, chữ 我 có âm đọc là “ngã”, nghĩa là “tôi”, đối chiếu với tiếng Việt thì có chữ “ngã” trong từ “ngã nhào” là thích hợp. Do đó chữ 我 trong tiếng Nôm được đọc là “ngã” (theo Tống Phước Khải) [4].

4) Ngoài ra chữ Nôm còn được hình thành bằng một số hình thức khác [4]. Về cơ bản cách tạo thành chữ Nôm cũng giống như cách hình thành chữ Hán. Xem chi tiết các hình thành chữ Hán ở phần sau.

Thời xưa chữ Nôm có lẽ không được tiêu chuẩn hóa cho nên tự ai nấy diễn đạt chữ viết theo riêng mình, làm cho một chữ Nôm có thể được viết theo một vài cách khác nhau. Và điều này gây ra sự phức tạp trong chữ Nôm [4]. Do đó chữ Nôm đã không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng. Mặc dù chữ Nôm ra đời, nhưng thực tế không được coi trọng và không trở thành chữ viết chính thức cho Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của chữ Nôm, chỉ trừ hai thời đại ngắn ngủi: Hồ Quý Ly (1400-1407) và Quang Trung Nguyễn Huệ (1788-1792), chữ Nôm hoàn toàn bị “thả lỏng” [10], tức là không được trú trọng và tiếp tục phát triển thành chữ quốc ngữ. Tuy không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng, nhưng chữ Nôm đã được nhiều học giả và các nhà văn nhà thơ sử dụng trong việc ghi tên địa danh Việt Nam và trong sáng tác các tác phẩm văn học…
Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ thứ 16, khi các nhà truyền đạo phương tây vào Việt Nam, họ đã dùng chữ La Tinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời. Sự kết hợp "đông tây" đã hình thành nên chữ Quốc ngữ ngày nay thay cho Hán Nôm đã được dùng chừng 2000 năm. Chữ Quốc ngữ bằng chữ La Tinh ra đời dần dần thay thế chữ Hán Nôm do sự đơn giản dể nhớ dễ học, và đặc biệt chữ Quốc ngữ có thể phiên âm được các âm thanh có trong tiếng Việt. Và cho đến đầu thế kỷ 20, chữ Quốc ngữ chính thức thay thế chữ Hán Nôm, và chữ Hán Nôm đã không được giảng dạy và học trong trường học nữa. Đến nay đã gần thế kỷ, nhiều thế hệ người Việt Nam không còn được học chữ Hán Nôm nữa. Do vậy sợi dây liên hệ giữa chữ Quốc ngữ với chữ Hán Nôm đã bị gián đoạn. Chữ Quốc ngữ ra đời tuy đơn giản, dể nhớ dễ học nhưng lại có nhược điểm chỉ là chữ biểu âm khó diễn đạt hết các từ cùng âm khác nghĩa vốn rất nhiều trong tiếng Hán và tiếng Việt. Và vì lý do này, chúng ta thấy rằng có nhiều từ chúng ta dùng sai, nhưng do dùng lâu quen và do đó từ sai trở thành từ đúng. Và cũng chính vì việc từ khi sử dụng chữ Quốc ngữ không tiếp tục giảng dạy và học chữ Hán Nôm đã làm cho những thế hệ ngày nay không còn biết đến chữ Hán Nôm nữa, và không thể đọc được những tư liệu sách vở trong kho di sản Hán Nôm hang ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Chính vì điều đó mà chúng ta thấy rằng nếu chúng ta sử dụng chữ Quốc ngữ và biết thêm chữ Hán Nôm, nghĩa là khi chúng ta đã chính thức dùng chữ Quốc ngữ chúng ta cũng vẫn duy trì việc dạy và học chữ Hán Nôm trong trường với một số lượng nhất định những chữ Hán Nôm thong dụng (giống trường hợp của Triều Tiên và Nhật Bản) thì chúng ta đã có thể hiểu rõ và dung đúng tiếng Việt hơn. Ngày nay, tuy đã muộn, nhưng nếu chúng ta kịp thời phục hưng được chữ Hán Nôm, kịp thời đưa chương trình giảng dạy chữ Hán Nôm trong trường học, chúng ta sẽ có thể làm cho tiếng Việt phong phú đa dạng hơn, và cũng là tạo cho những thế hệ sau có thể nối tiếp công việc nghiên cứu kho di sản Hán Nôm của dân tộc, và cũng là tạo cơ hội tốt trong quan hệ thương mại và trao đổi giao lưu với các nước sử dụng Hán ngữ trong khu vực.
7. Sự tạo thành chữ Hán - Lục thư 六書 lìu shū
Chữ Hán được hình thành theo các (6) cách sau [2]:
7.1 Chữ Tượng Hình (Shokei Moji 象形文字 xiàng xíng wén zì): Chữ Hán “Xuyên” (Kawa 川  chuān, nghĩa là sông) được viết bằng ba đoạn thẳng như trong hình vẽ. Đoạn thẳng ở giữa biểu diễn ý nghĩa là dòng nước chảy, và hai đoạn thẳng ở mép là bờ sông.
lucthu01
Chữ “Xuyên” này nguyên gốc được hình thành như hình vẽ con sông, và được gọi là Chữ Tượng Hình (Tượng Hình Văn Tự, Shokei Moji 象形文字). “Tượng hình” có nghĩa là tạo nên hình cho chữ viết.
7.2 Chữ Chỉ Sự (Shiji Moji 指事文字 zhǐ shì wén zì) hay Chữ Biểu Ý (Hyôi Moji 表意文字 biǎo yì wén zì) : Trong quá trình phát triển của loài người, sự sinh hoạt và cách suy nghĩ của con người ngày càng cao, những chữ tượng hình không còn đủ để diễn tả những sự việc nữa nên người ta đã nghĩ ra thêm những Chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (Moto 本 běn), diễn đạt nghĩa “gốc rễ của cây” (Ki no ne 木の根), thì người ta dùng chữ Mộc (Moku 木 ) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa “ở đây là gốc rễ” và chữ Bản (本 běn) được hình thành như hình vẽ dưới.
lucthu02
Chữ Thượng (上 shàng), chữ Hạ (下 xià) và chữ Thiên (天 tiān) cũng là những Chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. “Chỉ Sự” có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.

7.3 Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự, Kaii Moji 会意文字 huì yì wén zì):
 Để làm tăng thêm Chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (Hayashi 林 lín, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木 mù ) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau và được gọi là chữ Lâm. Chữ Sâm (森 sēn, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc, còn chữ Minh (鳴 míng, nghĩa là kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥 niǎo, nghĩa là con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口 kǒu, nghĩa là mồm), chữ Thủ (取 qǔ, nghĩa là cầm, nắm) được hình thành bằng cách ghép tai (chữ Nhĩ 耳 ěr, nghĩa là tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手 shǒu, chữ Hựu又 yòu). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là Chữ Hội Ý (Kaii Moji 会意文字). “Hội Ý” có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.
口(Khẩu) + 鳥 (Điểu) = 鳴 (Minh)
7.4 Chữ Hình Thanh (Keise Moji 形声文字 xíng shēng wén zì )

Cùng với những Chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên Chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các Chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là Chữ Hình Thanh (Keise Moji 形声文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ Chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (声) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm là Mi biểu diễn ý nghĩa Mùi, khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味). Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng chảy của nước, khi ghép cùng với chữ Thanh (青) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là “trong suốt”.
7.5 Chữ Chuyển Chú (Tenchu Moji 転注文字 zhuǎn zhù wén zì): Các Chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng trong số các Chữ Hán thì còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (薬), có nguồn gốc biểu diễn “âm nhạc” (từ chữ Lạc hay Nhạc 楽), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên. Chữ Lạc (楽) có cách phát âm là “Raku” có nghĩa là “sung sương phấn khởi” (Tanoshii). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là Chữ Chuyển Chú (Tenchu Moji 転注文字).

7.6 Chữ Giả Tá (Kashaku 仮借文字 fǎn jiè wén zì): Ví dụ chữ Lai (Rai 来) có nguồn gốc biểu diễn nghĩa là “mạch” (Mugi, từ chữ Mạch 麦 麥), nhưng được sử dụng có nghĩa là “Kuru” (đến, tới) có cùng cách phát âm là “Rai”. Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là Chữ Giả Tá (Kashaku Moji 仮借文字).

Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書 liù shū).
8. Cấu tạo chữ Hán
Xin lỗi quý vị độc giả phần này có nhiều hình vẽ quá nên cho phép tôi không đăng lên đây, quý vị download bản pdf ở đây để đọc tiếp.
9. Nguyên tắc viết chữ Hán
Phần này cũng nhiều hình vẽ, quý vị download bản pdf ở đây để đọc tiếp.
Một số ví dụ về nguyên tắc viết chữ Hán:
Chữ Đông 東 dōng
Dong
Chữ Hải 海 hǎi
Hai
oOo
Chữ Ngã 我 wǒ
Nga
Chữ Ái 愛 ài
Ai
Chữ Việt 越 yuè
Viet
Chữ Nam 南 nán
Nam
10. Bộ thủ (214 bộ thủ)
214 bộ thủ được sắp xếp theo thứ tự số nét, và được phiên âm sang Hán Việt, Nhật, Bắc Kinh và giải thích nghĩa nên không thể đăng trực tiếp, xin quý vị độc giả thông cảm và download bản pdf ở đây để đọc tiếp.
Nguyễn Đức Hùng
Viết lần đầu 1/2005, sửa lần cuối 7/2010
oOo
Tài liệu tham khảo (một số links có thể không còn vì phần này được hoàn thành vào khoảng tháng 1 năm 2005)
[1]. Lê Anh Minh (2001), Sự du nhập Chữ Hán vào Nhật Bản và Hàn Quốc, nguồn Internet:
http://cc.1asphost.com/hoctap/CJKV/nhathan.htm
[2]. Hayashi, Shiro và Hama Omura (1997), Từ Điển Giải Thích Nghĩa Chữ Hán Cho Bậc Tiểu Học (Liệt Giải Tiểu Học Hán Tự Từ Điển – 例解小学漢字辞典), Nhà xuất bản Sanseido, Tokyo, Nhật Bản.
[3]. Lê Anh Minh (2004), 214 Bộ Thủ, nguồn Internet: http://www.freewebs.com/hanosoft/
[4]. Tống Phước Khải (2004), nguồn Internet: http://www.freewebs.com/hanosoft/
[5]. Đỗ Thông Minh (không rõ năm), Bảng Thường Dụng Hán Tự, NXB Tân Văn, Mekong Center, Tokyo, Nhật Bản.
[6]. Kamata, T, và T Yoneyama (1999),  Từ Điển Chữ Hán (Hán Ngữ Lâm – 漢語林), Lần XB thứ 6, Tokyo, Nhật Bản.
[7]. Nhiều tác giả (2002), Phần mềm: Từ Điển Quốc Ngữ Tiếng Nhật (Quảng Từ Uyển – 広辞苑), Từ Điển Anh Nhật (リーダーズ英和辞典) và Từ Điển Gốc Chữ Hán (Hán Tự Nguồn - 漢字源), NXB Fujitsu, Tokyo, Nhật Bản.
[8]. Nhiều tác giả (2001), Phần mềm: Đại Từ Điển Nhật-Anh Mới (Tân Hòa Anh Đại Từ Điển – 新和英大辞典), Phiên bản 4, NXB SystemSoft, Tokyo, Nhật Bản.
[9]. Nguồn Internet: Hán Nôm - http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/hannom/I#I cập nhật ngày 28/12/2004.
[10]. Nguyên Nguyên (2004), Từ chữ Nôm đến quốc ngữ (1) - Tài tử phim kung-fu Vương
Vũ, nguồn Internet.
[11] Lê, Anh Minh và Tống Phước Khải (2004), http://www.freewebs.com/hanosoft/
oOo
Mẫu luyện viết chữ Hán(+)
Chữ Hán thường được viết theo hai kiểu: 1. viết hàng ngang đọc từ trái qua phải và từ trên xuống dưới và 2. viết hàng dọc đọc từ trên xuống dưới và sang phải. Một chữ Hán được viết gọn trong một ô vuông. Dù nhiều nét hay ít nét các chữ Hán được viết trong ô vuông có kích thước đại khái trông giống nhau! Chữ Hán Nôm ở Việt Nam trước thường được viết hàng dọc, và được viết không dùng dấu chấm câu hoặc ngắt đoạn (dấu phẩy).
1. Mẫu viết hàng ngang(*): Hán Văn truyền thống được viết theo hàng dọc, nhưng thời hiện đại, người ta ưa lối viết hàng ngang hơn, đặc biệt là các tài liệu đánh máy và soạn bằng máy tính, do vậy Hán Văn được chuyển thành viết hàng ngang, khi viết lưu ý: 1. dấu chấm, dấu phảy được viết vào góc trái phía dưới; 2. khi dấu chấm hoặc dấu phẩy rơi vào đầu hàng thì thường được viết ghép ô ở cuối hàng ở dòng trước (xem mẫu).
2. Mẫu viết hàng dọc (*): Đây là cách viết của Hán Văn truyền thống. Khi viết cũng lưu ý về dấu chấm câu và dấu phẩy như khi viết hàng ngang, điểm khác là dấu chấm, dấu phảy được viết vào góc phải phía trên (xem mẫu).
3. Mẫu ô vuông để luyện viết bạn hãy download và in ra giấy để luyện tập viết chữ Hán.
(+) Nếu sử dụng máy tính và dùng Word 2007  bạn có thể lựa chọn hai cách viết này bằng cách chọn Page Layout > Text Direction (trong Page Setup Group).
(*) Bạn đọc có thể tham khảo thêm mẫu viết tiếng Nhật (có cả chữ Hán) ở đây.
Xem thêm trang này.
oOo
Một số links hữu ích
oOo
Luyện tập
1. Các bạn hãy download mẫu ô vuông ở trên, in ra giấy và luyện viết 214 bộ thủ. Bạn nào muốn trở thành ông đồ viết chữ Nho thì cần sắm bút lông, ống đựng bút, khiên mực và mực mài (mực Tầu)!
Tips (mẹo vặt): Học thuộc và nhớ nghĩa cùng cách đọc của 214 bộ thủ sẽ là chìa khóa mở ra cho bạn tự học chữ Hán nhanh và nhớ lâu hơn là cách học vẹt "kê là con gà"! Nguyên tắc chung nhất là các chữ Hán được viết bằng các bộ thủ sẽ có cách đọc gần giống với một trong bộ thủ và nghĩa liên quan đến nghĩa của bộ thủ (chữ tượng hình là vậy).
2. Mời các bạn tập viết các chữ sau:
為東南亞 海中的公平與和平 (wéi dōng nán yà hǎi zhōng de gōng píng yǔ hé píng )
ViDongNamAHaiTrungDichCongBinhHoaBinh
 
 
3. Các bạn hãy tập viết bài thơ sau theo hàng ngang và theo hàng dọc.
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Pinyin:
Nán Guó Shān Hé
Nán guó shān hé nán dì jū
Jié rán dìng fèn zài tiān shū
Rú hé nì lǔ lái qīn fàn
Rǔ děng háng kàn qǔ bài xū
oOo
Tài liệu đọc thêm
Download tài liệu học chữ Hán (214 Bộ Thủ) của nhóm Hanosoft (Tống Phước Khải). Lưu ý tài liệu này chỉ sử dụng cho mục đích học chữ Hán và phi thương mại. Password: qncbd2010.

oOo

(còn tiếp)
(Đón đọc: Phát âm tiếng Trung Quốc).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.3/7/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment