Monday 30 December 2013

Các ni trưởng thời cổ Ấn Độ.

 

Trong thuở ban sơ khi Phật giáo mới thành hình, người ta tưởng đạo Phật cũng chỉ là một hệ phái trong vô số các hệ phái khác bắt nguồn từ Bà La Môn giáo. Nói đúng ra giáo lý đạo Phật cũng đặt cơ sở trên truyền thống của Bà La Môn giáo,  mặc dù Đức Phật vẫn thường chỉ trích cách sống của các giáo sĩ Bà La Môn cũng như những lời giảng dạy của họ. Tuy nhiên khi giáo lý của Đức Phật bắt đầu được lan truyền, người ta mới thấy được rõ ràng năng lực chuyển hoá của Đạo Phật trên cuộc đời con người như thế nào.

Đạo Phật là ngọn sóng thuỷ triều dâng cao đem lại một cuộc cách mạng tôn giáo và văn hóa trong xã hội cổ đại Ấn Độ.  Cách nhìn bất bình đẳng về giai cấp, giống nòi, và  gia tộc của con người đã được đạo Phật đem ra đặt vấn đề lại.  Đao Phật dạy sự dung hòa trong một thế giới bất dung hòa, truyền bá lòng từ bi và bình đẳng đến tất cả mọi người trong một thế giới đầy những xung đột và bất công. Không ép xác khổ hạnh, nhưng cũng không buông lung phóng túng, con đường Trung đạo do Đức Phật đề ra là con đường chánh đạo của sự thấy biết chân thật. Trên hết, Tất Đạt Đa đã dạy cho chúng ta phương pháp tự giải thoát khỏi những phiền não tràn ngập trên thế gian này, phát triển một năng lực tự cứu độ trong một thời đại mà niềm tin tôn giáo chủ yếu đặt căn bản trong sự phó thác nơi định mệnh.  Triết lý nhân sinh của đạo Phật đã gây ảnh hưởng lớn, đem lại những khai phóng và chuyển biến trên phương diện xã hội và chính trị.

Các vị danh ni đầu tiên bắt đầu có từ thời Đức Phật còn tại thế. Có rất ít tài liệu về cuộc đời của họ, những gì thu thập được chính là từ những bài viết của họ, phần lớn là những bài thơ, bài kệ trong một tuyển tập gọi là Therigatha, hay là “Những bài thơ kệ của các ni trưởng”, trong đó ghi lại những bài pháp, những câu nói, những câu chuyện kể từ thời Đức Phật.

Qua những tài liệu ít oi để lại, ta có một cái nhìn thoáng qua về tính năng động và sự phát triển của tập thể ni đoàn trong thời Phật tại thế. Sau khi Đức Phật nhập diệt, cả hai tập thể tăng và ni đoàn bắt đầu hợp lại lập ra những nơi cư trú thường trực trong và ngoài các làng mạc, thành phố.  Dần dần, vị trí của các vị ni trở nên lu mờ đi trong ký lục của Phật giáo Ấn độ, và rồi hoàn toàn biến mất.  Có phải ni đoàn đã bị xóa sổ hoàn toàn trên đất Ấn độ, hay đó chỉ là những thiếu sót tài liệu lịch sử,  không ai có thể biết được.

Chương này chỉ kể lại truyện của một số danh ni điển hình trong thời Đức Phật.

 

Maha Pajapati
Cao Hạ Đệ Nhất

 

 Ấn độ có những con sông dài bắt nguồn từ những dẫy núi tuyết trùng trùng điệp điệp ở thật xa.  Từ thượng nguồn, giòng sông đi qua những con thác đổ, lặng lờ trôi theo những con suối nhỏ lạnh giá, rồi cuồn cuộn chảy qua những khe núi và thung lũng, giòng nước chảy xiết càng ngày càng trở nên thẫm mầu với những mảnh vụn cát đá cuốn theo, cho đến khi nó đổ vào những đồng bằng ở dưới.   Ở nơi  đồng bằng mênh mông con sông cũng bắt đầu mở rộng, giòng nước lạnh giá trở nên ấm áp dần, bồi lên mặt đất những phù sa cát đá mầu mỡ.  Giòng sông luân lưu đổi mới không ngừng giữa những tầu thuyền đi lại tấp nập trên mặt nước.



Mẹ của Phật, Hoàng hậu Maya, đã mất sớm ngay khi vừa sanh hạ ra ngài. Như những giòng trường giang, bà cùng người em gái là Gotami đã từ quê hương núi tuyết trên cao đi xuống đồng bằng phía dưới để về sống với vị quốc vương của thành Ca Tỳ La Vệ, một thành phố xinh tươi với những tòa nhà quét vôi mầu trắng giữa những cây lá xanh mầu. Họ được quý trọng và nuông chiều hết mực; hàng ngày họ mặc áo gấm lụa lượt là, đeo những đồ trang sức quý giá,  đi dạo trong vườn ngự uyển ngắm những con công xòe cánh rực rỡ bên bờ ao sen.



Maya lâm bồn trong một ngày đặc biệt đầy những hiện tượng lạ nhiệm mầu và rồi qua đời mấy ngày sau đó. Gotami ôm lấy đứa bé giữa tiếng reo hò vui mừng của mọi người, rồi khóc cho người chị quá  cố trong tang lễ của hoàng hậu. Sau đó Gotami đã hạ sanh con trai riêng của bà, nhưng giao con cho người vú nuôi, còn bà tự tay nuôi nấng săn sóc cho người cháu ruột, con của Maya.  Bà và nhà vua hồi hộp chờ đợi cho qua những ngày tháng bất trắc đầu tiên của đứa trẻ mới chào đời – nhưng cả hai bé đều mạnh khỏe,  không có vấn đề. Đến ngày lễ đặt tên, bà ôm trên tay đứa cháu ruột, con trai của Maya và nghe nhà vua thì thầm bên tai mấy lần  “Siddartha” (Tất Đạt Đa), có nghĩa là “toàn thịnh”, và con trai của Gotami là được gọi là “Nanda”.



Với tình thương hết mực của một người mẹ, Gotami đã tự tay chăm sóc từng miếng ăn thức uống, cho đến những áo quần, trang sức cho hai đứa bé từ những bước đầu chập chững.  Hai đứa trẻ lớn lên cùng với nhau. Khi cả hai được ba tuổi, Gotami hạ sanh một con gái đặt tên là Sundari-nanda. Sundari lúc nào cũng quấn quýt bên mẹ, trong khi hai đứa bé trai càng ngày càng xa dần, vì phải bận rộn trong việc học hành, cả về văn lẫn võ, để trở thành người lãnh đạo tài ba sau này. Lớn lên một chút, họ bắt đầu săn sóc đến bề ngoài, vẽ những vết xăm nhỏ màu đen gần mắt, tô môi đỏ, bôi dầu thơm gỗ đàn hương lên người.  Đến tuổi thanh niên, họ để râu, vấn khăn quanh đầu, lịch lãm trong những bộ trang phục sang trọng thêu chỉ vàng. Họ trở thành những vị hoàng tử trẻ có cung điện riêng biệt với nhiều cung tần mỹ nữ. Khi Tất Đạt Đa được hai mươi chín tuổi, chàng kết hôn với Yasodhara, một nàng công chúa nổi tiếng đẹp tuyệt trần.



Suốt trong những năm tháng ấy, Gotami đã biết đứa cháu trai của bà có điều gì không an ổn trong tâm.  Tính tình ít nói, trầm mặc, chàng như lúc nào cũng ở một thế giới sâu kín nào đó, ít khi nào tận hưởng hoàn toàn những thú vui trước mắt.  Và rồi bất ngờ một đêm, Tất Đạt Đa đã lặng lẽ biến mất khỏi cung điện, gởi trả về theo người Xa Nặc mớ tóc dài mới cắt và những quần áo sang trọng. Tất Đạt Đa ra đi dứt bỏ hết những luyến ái ràng buộc, ngay khi Yasodhara vừa hạ sanh đứa con trai đặt tên là Rahula La Hầu La.  Gotami đã khóc hết nước mắt, tưởng chừng như không bao giờ gặp lại đứa cháu ruột, đứa con nuôi thân yêu.



Bảy năm sau, Tất Đạt Đa trở về thành Ca Tỳ La Vệ, một con người mới hoàn toàn. Tất Đạt Đa của ngày xưa không còn nữa, bây giờ  đã trở thành một bậc Giác Ngộ,  được gọi là Đức Phật, Đức Thế Tôn.  Vua Tịnh Phạn và Gotami  cho làm lễ tiếp đón Ngài trọng thể, tuy nhiên, một số vị trưởng thượng trong bộ tộc Thích Ca vốn kiêu mạn tỏ vẻ không khâm phục.  Đức Phật quy phục họ bằng cách thị hiện thần thông, phân thân làm nước và lửa, rồi cho mưa từ trên bầu trời trong sáng rơi xuống chỉ tưới ướt một số người .  Yasodhara cho người ra cúng dường Đức Phật, nhưng không đi đón, đợi Đức Phật đích thân về đến cung điện mới bước ra cung nghinh ngài.  Tất cả mọi người đều hoan hỉ nghe Đức Phật thuyết về những chân lý đã tỏ ngộ, và dốc lòng quy y ngay theo ngài. 



Rồi Đức Phật ra đi, mang theo Nanda và người em họ là Ananda đi cùng. Rahula, lúc đó đã bảy tuổi, quyến luyến đi theo cha và ở lại với Ngài.  Pajapati lại khóc hết nước mắt, bà thấy tuổi già đang đến và cảm thấy cô đơn hơn bao giờ.  Chẳng bao lâu sau, vua Tịnh Phạn cũng băng hà,  để lại bà và Sundari-Nanda hoàn toàn lẻ loi. Cũng từ đó, Gotami càng ngày càng lãnh vai trò chỉ đạo hơn, nhất là đối với những phụ nữ yếu đuối tìm đến bà.  Do đó, bà bắt đầu được gọi là MahaPajapati, có nghĩa là “thủ lãnh của một đám đông”.



Mùa Thu đến, thời tiết bắt đầu mát dần, mặt đất cũng khô đi sau những ngày mưa dầm dề của mùa hạ. Đức Phật một lần nữa lại trở về Ca Tỳ La Vệ để tìm cách ngăn ngừa chiến tranh giữa hai bộ tộc Koliya và Thích Ca.  Pajapati, lúc đó đã phát tâm muốn xuất gia, bèn yêu cầu được diện kiến Đức Phật.  Khi ngài đưa tay ra đỡ lấy bà, người mẹ, người dì đã nuôi dưỡng ngài từ thuở ấu thơ, bà ngỏ lời cầu xin:

“Bạch Thế Tôn”, bà nói, đôi giòng lệ tuôn rơi, “xin Ngài chấp nhận cho tôi đi theo, cho hàng phụ nữ được gia nhập Tăng đoàn, sống trong khuôn khổ của Giáo Pháp.”



Ngài nhìn bà lòng đầy thương cảm, nhưng dường như có một khoảng cách xa xôi giữa hai người.  Ngài đã vượt qua mọi nỗi cô đơn của một con người, nhưng biết rằng con đường Ngài đi theo đó là một cuộc hành trình cô đơn, đầy cam go thử thách – và khi đạt được cứu cánh rồi vẫn không phải là chấm dứt, mà còn tiếp tục mãi mãi. Tuy ngài là một bậc giác ngộ, đã thành Phật nhưng vẫn là một con người, vẫn ở trong những điều kiện duyên hợp và tương đối của đời sống. “Phật Pháp không lìa thế gian giác” - giác ngộ không phải là một bảo vật quý giá để thụ đắc và nắm giữ, mà là một cái gì sinh động nơi tâm, phải được thâm nhập, khai phá, và luân chuyển với thực tại trước mắt.  Đức Phật nhận biết rõ hơn ai hết về tánh Không,  tánh bình đẳng và không phân biệt nơi vạn pháp. Nhưng với trí tuệ thấu suốt, Ngài cũng nhìn thấy sự phức tạp trong môi trường sống của con người,  với những liên hệ nhân quả chằng chịt,  và ảnh hưởng của những thói quen tập quán trong xã hội.  Tuy tánh Phật không khác,  nhưng con người sinh ra với tính khí chất khác nhau, nên được xếp đặt những vai trò khác nhau. Người nam mạnh mẽ, cương cường, nên đảm nhiệm việc gây dựng sự nghiệp, xông pha tranh đấu ngoài trường đời.  Người nữ vốn yếu mềm hơn về thể chất lẫn tinh thần, nên ở nhà lo việc tề gia nội trợ, nuôi dưỡng gia đình.  Xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ còn nặng nhiều thành kiến và giai cấp. Một phụ nữ bỏ nhà ra đi sống đời lang thang sẽ bị nhìn với con mắt đầy nghi kỵ và thiếu thiện cảm.  Trách nhiệm tinh thần đặt nặng lên vai ngài cho những sự thay đổi có tính cách cách mạng trong xã hội.

Vả lại, bà là nhũ mẫu, lại già rồi, bỏ nhà ra đi thật không thích hợp chút nào, không những thế còn phải đối đầu với biết bao nhiêu gian khổ nữa.

Ngài từ tốn nói: “Pajapati, xin người bỏ ý định đó đi. Điều đó không thể nào được đâu.”

Nhưng bà vẫn tiếp tục. “Bạch Thế Tôn, Ngài có biết là bây giờ chúng tôi hoàn toàn bơ vơ, không còn gì để nương tựa, không còn gì để luyến tiếc nữa không? Tất cả mọi thứ trên thế gian này đều vô thường, giả tạm, có đó rồi mất đó. Giáo pháp Ngài tuyên giảng là con đường giải thoát mở ra cho mọi người.  Xin chấp nhận cho chúng tôi được xuất gia theo Ngài tu tập, sống cuộc đời thanh tịnh trong khuôn khổ tăng đoàn.”

“Thôi đi, người đừng nói nữa” , Ngài lại nói. “Phụ nữ phải ở lại nhà. Thế giới này sẽ ra làm sao nếu phụ nữ không ở nhà lo tề gia nội trợ?”

Bà lại năn nỉ xin mấy lần nữa, nhưng Ngài vẫn từ chối. Rồi Ngài ra đi về thành Vesali cùng với tăng đoàn, và bà bị bỏ lại đàng sau.



Cùng lúc đó, những phụ nữ càng ngày càng tìm đến Pajapati, có khi từng đoàn một, để xin được giúp đỡ và hỗ trợ, vì giờ đây họ trống trải một mình, chẳng còn chồng hay con trai - đó là không kể đám cung tần mỹ nữ trong cung ngày xưa giờ đây đã trở thành mất phương hướng.  Tất Đạt Đa trở về đã đem theo đi một số lớn những người con trai, những người chồng trong bộ tộc Thích Ca gia nhập vào tăng đoàn, khiến đám phụ nữ trở thành cô quả, sống cuộc đời như góa bụa.  Rồi chiến tranh xảy ra giữa bộ tộc Kolyans và Thích Ca, làm chết thêm nhiều người nam trong vùng.  Các góa phụ tìm đến Pajapati có đến 500 người, tất cả đều cô đơn không còn ai, chỉ còn biết nương vào nhau mà sống. 



Pajapati đã có nhiều công đức tích lũy từ nhiều quốc độ Phật trong thời quá khứ.  Khi là người đứng đầu một đội ngũ nô lệ gánh nước, bà đã săn sóc cho năm vị Bích Chi Phật. Trong một kiếp khác, bà đã cúng dường 500 vị Phật Bích Chi.  Chủng tử xa xưa đó đã khiến bà lãnh hội được ngay những lời giảng của Đức Phật.  Xuất gia không phải chỉ là một ước muốn thay đổi hoàn cảnh, mà là một chí nguyện thiết tha muốn được giải thoát khỏi vô minh phiền não, luân hồi sinh tử. Bà là người có nhiều năng lực- có sự nhất tâm, toàn ý, với một nguồn ý chí mạnh mẽ vô tận. Pajapati ngồi xuống dưới đất cạo bỏ mái tóc của mình, rồi choàng lên người những mảnh vải mầu vàng. Yasodhara, giờ đây không có chồng, cũng chẳng còn con, cũng làm theo, tiếp đó là Sundari-nanda, và một số cung phi mỹ nữ, cùng 500 người đàn bà khác đều làm như vậy. Rồi họ bắt đầu lên đường đi về hướng thành Visali.



Những làng mạc lúc ấy như những ấp chiến lược với hàng rào bao bọc chung quanh để ngăn chận những con thú dữ như hổ, voi rừng đến xâm nhập, ngay cả những kẻ xấu.  Đoàn người nữ đông đảo này đi qua nhiều làng mạc khác nhau, đôi khi nghỉ lại nơi những nhà khách, gây sự chú ý ở các địa phương, đi đến đâu dân chúng ồn ào tụ tập lại đến thăm hỏi họ.  Họ băng qua những con sông lạch, vòng qua những hồ nước, lội qua những cánh đồng đầy nước bùn lầy. Họ ngủ dưới những cây khuynh diệp và cây butô, hay dưới những bụi tre trúc, và đôi khi, họ phải lội xuống suối để giặt quần áo, gặp những con cá sấu, con tê giác đang bơi trên sông. Ngày qua ngày, họ lê từng bước chân mệt mỏi vượt qua cuộc hành trình 150 dặm, nếm mùi gian khổ chưa từng có với những mệnh phụ, những công nương cao quý sống một cuộc đời nhung lụa êm ấm từ trước tới nay.



Khi họ đến Visali, đám người đàn bà đứng trước cổng tịnh xá, Pajapati đứng phía trước, thân hình tiều tụy, quần áo rách nát lấm lem, đôi chân đất sưng vù chẩy máu với những vết trầy sướt. Cánh cổng đóng chặt, đám người nữ tủi thân, than khóc sầu thảm. Mọi người trong thành bắt đầu chú ý, đến tụ tập chung quanh.  Nghe tiếng ồn ào, Đại đức Ananda bước ra hỏi thăm:

“Lệnh Bà Pajapati, tại sao người lại đến đây khóc than như vậy?”

“Ananda, vì Đức Thế Tôn không cho phụ nữ chúng tôi được gia nhập tăng đoàn! Xin hãy giúp chúng tôi, nói dùm với Đức Thế Tôn chấp nhận chúng tôi đi!”

Nhìn Pajapati khóc lóc thảm thiết, Ananda động lòng thương xót, vào gặp Phật năn nỉ xin ba lần, cố tìm cách thuyết phục ngài chấp nhận cho họ được xuất gia, nhưng Đức Phật vẫn nhất mực từ chối.  Cuối cùng, Ananda hỏi Phật:

-       Bạch Thế Tôn, người nữ có khả năng giác ngộ, thành tựu đạo quả không, nếu họ cũng từ bỏ đời sống thế tục mà xuất gia sống khép mình trong khuôn khổ của giáo pháp và giới luật mà Ngài đã đề ra?

Phật trả lời rằng người nữ có khả năng làm được.

Ananda nghe vậy cảm thấy khích lệ, bèn bồi thêm:

-       Bạch Thế Tôn, theo như Ngài nói người nữ có khả năng tu tập để thành tựu đạo quả, như vậy thì lệnh bà Pajapati cũng có thể làm được điều đó. Vả lại, bà đã có công nuôi dưỡng Ngài từ nhỏ bằng chính sữa của mình, đã chăm lo cho ngài với biết bao nhiêu ân tình. Nay bà đã từ bỏ tất cả, không kể tuổi già sức yếu chịu bao gian khổ để đến đây,  lẽ nào Ngài nỡ lòng nào từ chối ? Nếu Thế Tôn chấp nhận bà thì đó cũng là một đại hạnh cho nữ giới được có cơ hội xuất gia theo tăng đoàn, sống trong khuôn khổ giáo pháp và giới luật mà Đức Như Lai đã tuyên dương.  



            Với những lời nói tâm lý đó, Ananda đã thuyết phục được Đức Phật. Ngài đành phải chấp nhận cho Mahapajapati và phái đoàn phụ nữ được xuất gia, với điều kiện phải tuân theo Tám Giới Chánh, trong đó tỳ kheo ni phải hoàn toàn chịu phục tùng và ở vị trí thấp hơn tỳ kheo, dù đó là người nhỏ hơn rất nhiều.



            Giới luật của tăng đoàn khởi đầu chỉ có bốn giới, dần dần qua những lỗi lầm các đệ tử đã phạm, Đức Phật tăng lên càng ngày càng nhiều. Khi chấp nhận Mahajapati,  Ngài còn đặt thêm 84 điều luật nghiêm ngặt riêng cho các tỳ kheo ni, ngoài 277 giới luật có sẵn.  Đức Phật có bất công đối với nữ giới hay không? Làm sao chúng ta, với tầm nhìn hạn hẹp, có thể phán đoán được hành vi của một vị Phật, một bậc giác ngộ đã vượt khỏi những phân biệt đối đãi thường tình? Có điều chắc chắn là,  tầm nhìn của ngài không phải chỉ hạn hẹp với những gì trước mắt, mà bao trùm một tương lai dài rộng, cho đến nhiều thế kỷ về sau.  Theo tiên đoán của Ngài,  giáo pháp của Đức Thích Ca sẽ bị diệt vong sớm 500 năm, nếu nữ giới được xuất gia và sống trong khuôn khổ tăng đoàn.  Thiên cơ như thế nào,  có lẽ chỉ có Đức Phật  mới biết  được.  Ngài đã cố tìm cách ngăn chận không để cho điều ấy có thể xảy ra – tuy nhiên, khi không còn có thể từ chối được Mahapajapati, ngài chỉ còn cách cứu vãn bằng những hàng rào cản của giới luật.



            Tất cả những giới luật Đức Phật đặt ra đó không làm suy suyển Mahapajapati.  Từ nhiều kiếp trước bà đã có cơ duyên gặp gỡ những vị Phật và đã phát nguyện một ngày nào đó cũng sẽ trở thành một vị A La Hán.  Nay nhân duyên đã đến, tâm nguyện xưa càng kiên cố hơn bao giờ hết, không gì có thể làm cản trở được.  Bà nói lớn: “Được rồi! Tôi sẽ chấp nhận và giữ gìn những giới luật này như đang đeo một vòng hoa sen quý trên đầu vậy!”



            Thế là từ đó, bộ mặt của các đường phố trong vùng thay đổi với hình bóng những tỳ kheo ni trong chiếc áo vàng, đầu cạo trọc, ngày ngày đi khất thực quanh các làng mạc.  Họ chia ra từng cặp, có khi từng nhóm, ở trong những mái nhà tranh vách đất.  Một số ít còn ở một mình trong rừng, ngủ dưới các tàng cây như phái nam. Họ chấp nhận sống cuộc đời kham khổ, tuân thủ theo những giới luật nghiêm khắc do Đức Phật đặt ra.



            Ngày xưa, Gotami đã bế ẵm, ân cần nuôi nấng, dạy dỗ Tất Đạt Đa, ngày nay, bà học lại từ Ngài những chân lý cao siêu giải thoát. Phật dạy:

            “Này Gotami, nếu pháp môn nào đưa đến khát vọng mong cầu, ngã mạn, ưa thích chốn phồn hoa náo nhiệt, không làm cho an vui, không gợi lên niềm tôn kính, không làm cho tinh tấn và có trí tuệ đạo hạnh, pháp môn ấy không phải là Chánh Pháp, không phải là Giới Luật của Như Lai.

            Còn bất luận pháp môn nào không đưa đến khát vọng mong cầu, không ngã mạn, làm cho an vui, ưa thích nơi yên tĩnh thanh tịnh, gợi lên niềm tôn kính, làm cho tinh tấn và có trí tuệ đạo hạnh, thì đó đúng là Chánh Pháp, là Giới Luật của Như Lai. “



            Gotami tận dụng mọi cơ hội để  tu học với Đức Phật, nhất tâm tọa thiền, chẳng bao lâu chứng được đạo  quả A La Hán. Các mệnh phụ dòng Thích Ca cùng xuất gia với bà cũng đều được đắc quả như vậy. Nhưng trong hàng nữ đệ tử của Phật, bà được liệt vào hàng “Cao Hạ Đệ Nhất”  với khả năng vượt trội, đạt được sự chứng ngộ sâu xa nhất.  Bà trình lên Đức Phật:  “Nay tôi ở trong không lặng hoàn toàn” – sự không lặng của trạng thái Niết Bàn tịch tịnh trong thiền định.  Nhìn lại đoạn đường đã trải qua từ vô số kiếp, bà nói kệ như sau:

              Từ bao kiếp nay

              Tôi đã lang thang

              Là vợ, là mẹ, là con,

              Là cha, là anh, là ông nội, ông ngoại

             Trong vô minh, không biết, không hiểu

             Nay được gặp Thế Tôn

             Tất cả đều đoạn diệt

             Thân này là thân cuối cùng

             Sanh tử sẽ không còn trở lại!

 

Vài năm sau đó Bà thỉnh cầu Đức Phật cho điều chỉnh lại giới luật để được bình đẳng hơn giữa nam và nữ tỳ kheo, nhưng Ngài  đã cương quyết từ chối.

 

Pajapati sống đến 120 tuổi.  Một ngày nọ,  thấy trong người yếu mệt, biết duyên trần đã dứt, Bà xin Đức Phật cho Bà được nhập diệt.  Lúc đó mặt đất rung chuyển dữ dội, trời mưa như trút nước -  mưa như nước mắt khóc thương của những người ở lại.  Đức Phật đến, chứng minh cho bà được nhập Niết Bàn. 

 

Lúc ấy, những hiện tượng lạ xảy ra – Gotami tự phân ra thành nhiều thân, hòa vào trong hư không, bay bồng bềnh,  lướt trên ngọn cây, tỏa năng lượng đầy sức nóng. Rồi Bà nằm xuống, vượt qua các tầng thiền sâu kín trong tiến trình nhập diệt, như một vị Phật.

 

Hoa trời lả tả rơi, các ngọn núi đều chuyển động, và trong ngày tang lễ,  mặt trời, trăng và sao đồng xuất hiện một lúc.  Sau lễ trà tỳ, xá lợi của Bà để lại nhiều vô số, được Ananda gom lại đem giao cho Đức Phật.

 

Ngài nói: “Pajapati là một thân đại thụ trong cây của Ni Đoàn.” HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.31/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

Friday 27 December 2013

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P11

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P10

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P9

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P8

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P7

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28.12.2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P6

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P5

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P4

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P3

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P2

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

thich giac tay - 5 tam nghiep troi buoc P1

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 10 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 9 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28.12.2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 8 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 7 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 6 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 5 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 4 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 3 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 2 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28.12.2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

y nghia cua su xuat gia 1 - thich giac tay

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
  •  

  • www.4shared.com/mp3/ovo0PupY/10-Y-nghia-Xuat-Gia-tam-tue_TT.html
    10-Y-nghia-Xuat-Gia-tam-tue_TT - download at 4shared. 10-Y-nghia-Xuat-Gia-tam-tue_TT is hosted at free file sharing service 4shared. ...HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.28/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
[PDF]

Hai Mươi Bốn Bài Học Về UY NGHI - Chùa Như Lai

www.chuanhulai.com/.../24_Bai_hoc_ve_UY_NGHI....
Hai Mươi Bốn Bài Học Về UY NGHI ... Dục lễ bái, nhược Sư chỉ chi, nghi thuận Sư mệnh vật bái. Phàm Sư dữ ... Ủy giả bất đắc khí địa tiễn đạp, nghi trí bình xứ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.27.12.2013,THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
Sa Di Luật Giải.

SA-DI LUẬT NGHI, Yếu Lược, Tăng Chú, QuyểN Thượng.
Luật nghi của Sa -di, lời yếu lược, lời tăng chú, cuốn thượng.
Bồ-TáT GIớI, Đệ Tử, Vân Thê Tự, Sa-Môn Châu Hoằng Tập.
Thụ giới Bồ -tát, đệ tử, chùa Vân Thê, Sa-môn Châu Hoằng chép.
Bồ-Đề Tâm, Tỳ-Kheo, Đảnh Hồ Sơn, Sa-Môn Hoằng Tán Chú.
Thụ giới Bồ -đề tâm, Tỳ-kheo, núi Đảnh Hồ, Sa-môn Hoằng Tán chú giải.
-o0o-







Nay một sách “Yếu lược” nầy đây, chính tổ Vân Thê đại sư, Ngài do trong kinh Sa Di Thập Giới và các kinh khác, mà rút ra để chép thành bộ nầứy, nghĩa lý thiết yếu, mà câu văn dón gọn, để tiện cho lớp sơ cơ Sa -di tập học, rõ như xem trái “am -ma-lặc” (àmra) để trong bàn tay.
Xét ra, có ba phẩm Sa -di:
1- Từ 7 tuổi đến 13 tuổi, tên là “Khu ô Sa -di”, nghĩa là tuổi người còn trẻ con, chưa xiết tự làm việc chi được, nên chỉ khiến thay vì chúng tăng để giữ gìn lúa bắp, và các chỗ nhà ăn, nhà trù, nhà tọa thiền mà xua đuổi chim quạ, đặng có chút công thay nhọc, gồm sanh phước lành, chẳng đến đỗi ngồi không, ăn tiêu của tín thí, bỏ trống qua tấc sáng bóng của ngày giờ.
2- Từ 14 đến 19 tuổi, tên là “ứng pháp Sa -di”, nghĩa là tuổi người chính cùng tương ứng với hai pháp nầy: một, có thể phụng sự thầy, và chịu nhọc làm việc được; hai, cũng có thể tu học tham thiền, tụng kinh được.
3- Từ 20 đến 70 tuổi, tên là “Danh tự Sa -di”, nghĩa là người đã đủ hai mươi, thì lẽ ra phải thụù giới Cụ túc, nhưng, hoặc vì căn tánh ám độn, hoặc vì tuổi đã xế mới xuất gia. Bởi hai cớ đó, mà chẳng thể liền giữ đủ các giới. Thì ra, tuy tuổi tác đã lên cỡ Tỳ -kheo mà địa vị còn là lớp Sa -di, nên gọi là Danh tự Sa -di.
Với phẩm số tuy phân làm ba hạng, mà cả ba đều bẩm thụ mười giới, gồm chung làm một tên là “Pháp đồng Sa -di”.
Ngoài ra, nếu người đã cạo bỏ râu tóc, mà chẳng thụ được mười giới, thì tên là “Hình đồng Sa -di”, vì tuy đồng cái hình tướng cũng viên đảnh phương bào (đầu tròn, áo vai vuông), mà chẳng có mười giới để thâu nhiếp, tức phi dự số năm chúng, nên nay đây lại chừa Hình đồng Sa -di ra, mà chỉ thâu lấy Pháp đồng Sa -di vào năm chúng.
Tiếng Phạm Samanera (Sa-di), dịch tức từ, nghĩa là dứt dữ làm lành, tức là dứt điều nhiễm thói đời, mà thương giúp chúng sanh. Cũng gọi Cần sách, cũng rằng Cầu tịch.
Phạm ngữ ấy, nghĩa là tiếng của người Thiên Trúc, không khác với tiếng nói của trời Phạm, nên gọi là Phạm ngữ. Chính bởi thế giới Ta -bà hồi mới thành, chưa có loài người ở, đất đai còn mới, có ánh sáng suốt lên, chúng trời Phạm Quang âm Thiên ở cõi Sắc, tìm theo ánh sáng, xuống coi trái đất mới, rồi bị ăn lấy địa vị, liền mất cái phép thần túc thông và ánh quang minh của thân trời đi, nên không thể bay lên trở về trời được, thành thử ở lại làm gốc (tổ) đầu tiên của loài người, đời bấy giờ ở tại Thiên Trúc. Từ đó về sau, người ta tùy hoàn cảnh di chuyển đến mỗi địa phương khác tùy theo thủy thổ, nên tiếng nói đều khác, chỉ chính người sanh đẻ tại Thiên Trúc là còn nguyên tiếng của Phạm thiên, nên chi tiếng nói là giọng Phạm thiên, chép sách là chữ trời Phạm, ngoài ra, các quốc độ dân tộc khác đều không có thứ tiếng - chữ Phạm ấy.
Thử vân ấy, là dùng lời “tức từ” của Đông Hoa ở phương đây để phiên dịch hiệu “Sa -di” của Thiên Trúc kia. Nghĩa trên đó rút ra ở truyện Da -xá.
Rằng “dứt dữ làm lành” đó, là để giải thích rõ hai chữ “tức từ”, nhưng còn e kẻ sơ học chưa biết dứt điều dữ chi, hành việc lành gì? Nên lại dùng câu “dứt sự nhiễm thói đời, mà làm lành giúp chúng sanh” để cho rõ thêm đó.
Số là, bởi chúng phàm phu từ vô thỉ lại nay, bị cái hoặc vô minh, che mờ chân tánh dấy lên các điều vọng tưởng, vín leo theo cảnh sáu trần, tình thức đắm nhiễm vào năm dục lạc của thế gian, do thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp tạo tác ra các điều quấy lỗi, rồi đọa lạc xuống tam đồ, luân hồi sáu thú, không có ngày hẹn ra!
Đức Như Lai thương đến chúng ấy, nên chế tác ra mười giới, khiến chúng thôi dứt các điều quá ác của thân khẩu ý, để chứng được đạo thánh, nhập tịch diệt Niết -bàn.
Nhưng, với mười ác nơi thân, khẩu, ý của mình dù đã dứt thôi mà không phát cái tâm từ mẫn, thì không thể chân tu thực học pháp lục độ, để khắp giúp bốn loài, rồi phải đọa về bực Tiểu thừa thiên lệch, thế thì chưa đặng gọi là trọn lành; huống nữa đâu có thể thành bực chánh giác, tỏ tâm đại Bồ -đề. Thế nên, khiến chúng thực hành cái tâm từ tế, để tròn muôn hạnh, tiến ngay đến bửu sở, chẳng sa nơi hóa thành.
Sách chỉ quán nói: “Phải biết rằng kiếp sanh tử của chúng sanh và quả Niết -bàn của Thanh văn, đều là ác cả; Bồ-tát hành lục độ, lòng từ bi gồm giúp, đấy mới gọi là trọn lành”. Đó, với nghĩa của hai chữ “tức từ” đây gọi thế chăng?
Cũng gọi “cần sách”, cũng rằng “cầu tịch” đó, tiếng Phạm là Nirvàna (Niết-bàn), dịch Viên tịch, do vì trí đức đều đủ gọi là Viên; kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc, tập khí, phiền não chướng, sở tri chướng, đều sạch hết, gọi là Tịch. Nghĩa là Sa -di từ khi mới phát tâm xuất gia, vâng chịu mười giới, cần phải siêng tu gắng sức, dứt hẳn các điều phiền não là ba hoặc, và tập khí, cả hai chướng đã kể trên, để cầu chứng quả mầu Niết -bàn, nên gọi là Cần sách, Cầu tịch.
Luật nghi là mười giới luật và các thiên uy nghi vậy.
Bắt đầu từ thứ nhứt là giới bất sát, đến giới thứ mười là bất tróc trì kim ngân bửu vật, gọi là mười giới luật; sau đó kể sắp ra hai mươi bốn sự, gọi là chư oai nghi.
 
Chú Thích
Sa-di luật nghi: Sa-di là nhân, luật nghi là pháp, Sa-di là người năng học, luật nghi là pháp sở học. Dùng cả nhân, pháp, năng, sở làm đề mục, nên rằng “Sa -di luật nghi”.
Yếu lược: Yếu, dón mà phi rộng; lược, xổi lấy phần thô đại, bỏ bớt phần phiền tế. Đấy là tổ Vân Thê, Ngài rút lấy lời kinh luật trong Đại tạng ra, chép thành bộ luật nầy, để cho kẻ mới tập học, được dón gọn dễ dàng, nên gọi rằng yếu lược.
Tăng chú: Đức Tại Tham Hoằng Tán chú thích thêm nghĩa bổ vào, để cho chỗ thiếu khuất ý nghĩa, được rõ ràng thêm.
Sa-môn: Tiếng Phạm Srmana, dịch Cần tức, nghĩa là siêng tu giới định huệ, dứt diệt tham sân si.
Bồ-tát giới: Gọi đủ là Bồ -ñeà-tát-đỏa (Bodhisattoa), dịch Giác hữu tình. Lại, Bồ-đề là trí, nghĩa, với trên thì cầu chứng đạo Phật, đó là phần tự lợi; tát-đỏa là bi, nghĩa, với dưới thì hóa độ chúng sanh, đó là lợi tha. Giới là tam tụ tịnh giới, tức là “Ba -la-ñeà-mộc-xoa”, dịch Bảo giải thoát, nghĩa là người mà hay giữ giới đây thì được đức Như Lai bảo đảm cho đặng giải thoát phiền não sanh tử, chứng giác đạo Niết -bàn.
Đệ tử: Học ở sau thầy là đệ; rõ nhờ thầy sanh là tử. Kinh Pháp Thân Tử nói “Từ miệng Phật sanh ra, từ nơi pháp hóa sanh”. Tổ Vân Thê học pháp xuất thế, lấy giới làm thầy, nguyện đồng Bồ -tát bi trí viên mãn.
Vân Thê tự: Cũng gọi Ngũ Vân Sơn. Nhân xưa có áng mây lành năm màu vần vũ trên đỉnh núi giây lâu mới tan; bấy giờ người ta lấy làm điềm lạ mà đặt tên đó, chính là chỗ đạo tràng của Tổ trung hưng, xương minh Phật giáo. Tự: Nối dõi, nghĩa: Kẻ xuất gia làm đệ tử, ở trong đó, phụng sự giáo pháp Phật tượng, ở nơi giới luật để hòa hợp, đặng mà tiếp tục nối dõi đạo Phật vậy.
Châu Hoằng: Pháp danh của Tổ là Châu[1] Hoằng, pháp tự là Phật Huệ, pháp hiệu là Liên Trì. Con nhà họ Thẫm, năm lên 17 tuổi thi đậu cử nhân, năm lên 23 tuổi, cha mẹ đều thất lộc. Nhân đó, giác ngộ thế tướng vô thường, nên xả tục xuất gia, đầu cơ nơi ngài Vô Môn Đổng - Tánh Thiên - Lý Hòa thượng, thụ giới cụ túc nơi giới đàn Địa Dũng. Sau khi phổ biến tham học, trở về cố hương, nhân thấy cảnh Vân Thê: sơn thủy u tịch, bằng dựng am tranh ở đó, dần dần thành đại tùng lâm, đạo đức khắp đồn, kẻ tri người tố, đến học chật chùa, được quốc mẫu cúng dâng y bát. Tổ sanh ngày 22 tháng Giêng, năm ất Vị, niên hiệu Gia Tĩnh (1535, nhằm năm Gia Tĩnh 14, nhà Minh bên Tầứu), thị tịch ngày 4 tháng 7 năm ất Mão (1615, nhằm năm Vạn Lịch 33, nhà Minh bên Tầu), tuổi đời 81, tuổi tăng lạp 50.
Bồ-đề tâm: Tức Bồ -đề tâm giới, mà là tên riêng của “Tam -muội-da giới”. Nghĩa là lấy cái tự tánh thanh tịnh của “Bồ -đề tâm” để làm giới tánh vậy. Thế mà người ta cắt nghĩa là phát tâm Bồ -đề là sái hẳn! Đây: Tam muội da giới, một tác pháp chỗ trao trước khi truyền pháp quán đảnh, vì nó có nghĩa chẳng trái vượt. Trong sách “Chư nghi qui quyết ảnh” nói: “Cách tu hành bên Mật giáo, trước thụ “Tam -muội-da giới”, nay tu pháp tứ độ gia hạnh rồi, trong khi truyền pháp quán đảnh, trước phải thụ Tam -muội-da giới, nghĩa là Tam -muội-da giới là lấy ba món Bồ -đề tâm làm giới vậy.”
Đảnh Hồ Sơn: Tại tỉnh Việt (Quảng Đông) có núi Đảnh Hồ, ở dưới sông Đoan, cách phủ lỵ Triệu Khánh hơn bốn mươi dặm. Cao hơn ngàn nhẫn[2], chính giữa có chùa xưa hiệu Bạch Vân; hoặc gọi là chùa Đảnh Hồ. Có hai ngọn Trung Phong Viên Tử đứng đối diện tả hữu. Các chót núi đồng hội, ba chi riêng ra, trông dường cái đảnh đứng sững. Trong hang có cái đảnh hồ, đã có sách Sơn Chí riêng biên...
Hoằng Tán: Là trú trì thứ hai chùa Đảnh Hồ, ngài Tại Tham thiền sư, pháp danh là Hoằng Tán, pháp hiệu là Tại Tham, con nhà họ Châu, ở đất Tân Hội. Cha tên là Bích Cù, có tài phẩm, thường dạo chơi nơi xứ Dương Giang, cùng thân với Lý tiến sĩ, nhân ở lại đó. Tổ là bực dĩnh ngộ, xương nơi hai bên gò má nổi cao, cặp con ngươi như sao lóng lánh, có đường lằn như hoa cúc. Đến ngày 22 tháng 5 năm Bính Dần, bảo thị giả trải tọa cụ mà ngồi. Đại chúng yêu cầu rằng: Xin Hòa thượng còn cửu trụ. Tổ bảo đem giấy bút, Tổ viết rằng: năm nay bảy mươi lăm tuổi, sanh tử như giấc mộng hôm qua, tại đây tức giải thoát, hiểu lầm đọa đến vô cùng! Viết rồi vẫn vui như thường, mà thị tịch. Ngược lại năm Tổ sanh, là năm Tân Hợi, niên hiệu Vạn Lịch, vua Thần Tôn nhà Minh (1573-1619), tuổi đời được bảy mươi lăm, tuổi hạ được năm mươi ba, tháp toàn thân tại phía hữu Khánh Vân thiền viện chùa Đảnh Hồ. Ngồi trú trì ba đạo tràng. Đệ tử đắc độ chẳng thể xiết kể, đệ tử truyền pháp thì có Huệ Cung Huýnh làm thượng thủ.
Chưởng quả: Kinh Duy Ma phẩm Đệ Tử nói: “Ta thấy cõi nước của Phật Thích -ca Mâu -ni, ba ngàn cả ngàn thế giới, như xem quả Am -ma-lặc để trong bàn tay”.
Sa-di: Cựu dịch là Sa -di; tân dịch thì khác, bộ Sức Tông Ký chép, Đường Tam Tạng nói “Thất -la-ma-noa-lạc-ca (Sràmaneraka), dịch “cần sách nam”, do vì đại tăng mà phải cần gia gắng sức”. Truyện Ký Qui nói: “Thất -la-mạt-ni-la”, dịch là cầu tịch, rằng: “Muốn cầu đến chỗ Niết -bàn viên tịch. Cựu dịch rằng “Sa -di” đó, lời thiếu mà tiếng sai! Còn dịch nghĩa là Tức từ đó, thì ý sơ mà vô căn cứ!
Sa-di Ni: Sràmanerikà (tân dịch: Thất-la-ma-noa--ca), dịch nghĩa là Cần sách nữ, tiếng “lý” là nữ tánh (trên kia tiếng “lạc” là nam tánh) cựu dịch: Sa-di Ni là sai. Bên Nhật Bản, người có vợ con, hay chồng con, mà chỉ xuống tóc và râu để tu hành đó, gọi là Sa -di...
Năm dục: 1- Tài dục: Tham muốn tiền tài. 
2- Sắc dục: Tham muốn sắc đẹp.
3- Danh dục: Tham muốn danh vọng.
4- Thực dục: Tham muốn thức ăn cho ngon.
5- Thùy dục: Tham muốn chỗ ngủ cho sang.
Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là sáu cảnh trần, bởi đối tượng với căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; rồi sáu thức rước sáu trần vào thân làm ô nhiễm tịnh tâm, nên gọi là trần. Nghĩa là sáu trần nó làm nhiễm ô thức tình, nên gọi chung là trần.
Vô minh: Tiếng Phạm Avidya (A-vỉ-nễ), nghĩa là cái tâm bị ám độn không cái huệ sáng để soi rõ cả sự và lý của các pháp, tức là cái tên riêng của si mê, nên gọi là vô minh.
Niết-bàn: Dịch diệt độ, nghĩa là với cái đại hoạn, đã vĩnh viễn diệt rồi mà siêu độ qua bốn lưu: 1- Tham dục lưu. 2- Chấp hữu lưu. 3- Kiến tư hoặc lưu. 4- Vô minh lưu.
Tiểu thừa thiên lệch: Sau khi thành đạo, Phật thuyết pháp trong mười hai năm đầu, đối với pháp nói trong thời gian đó, nhà Đại thừa cho là “thiên tiểu”, nghĩa là cái lý sở thuyết ấy, nó thiên lệch về bên không, mà pháp môn đó, nó nhỏ hẹp lắm, vì chỉ tự độ lấy một mình mình thôi.
Bảo sở: Đức Như Lai, ban sơ mở ra nói ba thừa, để rõ nhứt thực đến hội Pháp Hoa, bỏ tam thừa quyền pháp, lập nhứt thừa thực pháp, nghĩa là bực Nhị thừa dứt rồi kiến hoặc, tư hoặc, ra ngoài tam giới, lại còn phải dứt trần sa hoặc, vô minh hoặc, để cầu chứng lên cực quả vô thượng giác, thì “quả Phật vô thượng” đó, gọi là “bảo sở”. Sách Chỉ – Quán nói: “Với đạo phẩm như thế, đi ngay tới bảo sở”.
Hóa thành: Hóa thành (Thí Dụ) là đức Như Lai dùng phương tiện giáo hóa Nhị thừa, để họ dứt kiến hoặc, tư hoặc, khiến cho tạm quyền chứng cái pháp chân không Niết -bàn, chỗ Niết -bàn đó gọi là Hóa thành. Giới sớ nhứt chỉ nói: ? với độn tánh, dẫn lấy cái quả báo thế gian, tạm quyền chỉ ra cảnh hóa thành với lợi tánh, chỉ lấy cái huệ giúp nên, đến ngay chốn bảo sở.
Thiện, bất thiện, sanh tử, Niết-bàn đều ác: Bực Nhị thừa đã lìa được các khổ của tam giới, nên gọi là thiện; song, chỉ mới tự độ, chứ chưa độ tha, nên cũng gọi là ác. Vì đắm nơi không, ưa nơi vắng, để tự vui lấy một mình mình thôi, kêu bằng “Niết -bàn tử”! Đại luận bảo: “Thà khởi cái tâm niệm làm con dã hán bị bệnh lác, chứ chẳng sanh cái ý muốn làm Thanh văn, Duyên giác. Nên nói “Sanh tử của lục phàm, Niết-bàn tử của tứ quả đều ác”. Đại thừa Bồ -tát lòng từ bi phổ độ, rõ sanh tử tức Niết -bàn, biết phiền não tức Bồ -ñeà, lấy việc lợi tha làm kỷ nhậm (trách nhiệm mình), đó mới tức là toàn thiện.
Kiến hoặc, tư hoặc: Kiến hoặc là sự nhận thấy mê lầm. Như đối với đạo lý, ý thức sanh ra các điều vọng kiến, phân biệt so đo tà vạy, rồi khởi lên cái ngã kiến, biên kiến, cả các điều vọng hoặc. Tư hoặc là ý thức khởi lên các điều mê tình, như tham lam, sân khuể, si mê, để lo nghĩ những sự vật giữa thế gian, mà sanh ra lắm điều vọng. Do kiến hoặc là mê nơi vô thường, vô ngã các đạo lý chân đế, mà khởi lên thường kiến, ngã kiến các tà tưởng. Còn tư hoặc là mê nơi: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp các sự vật giữa thế gian, mà khởi lên tham dục, sân khuể các vọng tình. Đó, mê nơi lý, mê nơi sự mà phát ra kiến hoặc, tư hoặc.
Trần sa hoặc: Là cái hoặc của các thánh bị ở ngoài tam giới, đấy không phải là cái hoặc của tự mình, mà chỉ nhân cái hoặc của kẻ khác làm chướng ngại sự hóa đạo của mình đó thôi. Nghĩa là đã đắc quả A -la-hán, tự thấy kiến tư hoặc của mình đã dứt, tự tâm chân trí sáng suốt, thấy được kiến tư hoặc của người khác nhiều như vi trần, như hà sa, mà sanh tâm thối lui, bỏ cái ý hóa đạo, vào giữ lấy cảnh chân không Niết -bàn.
Vô minh hoặc: Tự tâm không sáng hiểu, gọi là vô minh, lại tên căn bản vô minh. Cũng tên là ngã si, vì ngu nơi cái tướng của ngã, mà mê nơi cái lý vô ngã, thể của vô minh hoặc nầy cực kỳ vi tế, Bồ-tát phá trần sa hoặc rồi, tiến lên bực Đẳng giác, khởi cái Kim cương quán trí, để phá một phần sau tướng vô minh (rốt sau) sạch hết rồi, mới chứng lên quả Vô Thượng Diệu Giác.
 
THIÊN TRƯỚC MÔN GIỚI LUẬT
Nguyên tổ Vân Thê, Ngài chép bộ luật yếu lược đây, lối hành văn chia ra làm thượng thiên và hạ thiên. Nay ta bắt đầu giải thích vềừ thượng thiên là môn giới luật.
Thiên tức là giản thiên (thẻ tre, cuốn sách), lại, thiên là khắp vậy, nghĩa là rõ lý bày sự, minh bạch mà phổ biến ra.
Giới là điều cấm giới, luật tức pháp luật. Giới đồng tên với luật mà với nghĩa thì có khác chút đỉnh. Như ngừa quấy dứt dữ là Giới, còn xử đoán tội khinh tội trọng, điều mở cho, điều ngăn cấm, sự trì giới, sự phạm giới, thì gọi rằng Luật.
Môn nghĩa là năng thông qua, nghĩa là từ giới bất sát đến cả mười giới pháp, đồng kể thông qua một môn giới luật. Với môn nầy, cả thánh chúng giữa tam thừa, đều bước vào đi thông qua, để đạt đến thành Niết -bàn. Thế biết rằng mười giới đây, hẳn là thềm thang của chúng ra khỏi thế gian, mà cũng là do nơi cửa giới luật đây để tiến tới cảnh giới Niết -bàn.
Phật chế luật: Kẻ xuất gia, với năm hạ trước phải chuyên cần học cho tinh thông giới luật, với năm hạ sau mới cho nghe giáo nghĩa và học pháp tham thiền.
Đây, nói rõ thứ lớp của ba pháp học vô lậu là Giới, Định và Huệ. Nếu học mà vượt qua thứ lớp đó, thì, Định và Huệ không do đâu phát sinh ra được.
Phật là tiếng tôn xưng của Đại giác đức Thích -ca Như Lai. Như Lai, Ngài giáng sanh tại Trung Thiên Trúc, nước Ca -tỳ-la-vệ, trong cung vua Tịnh -phạn, sanh vào lúc rạng sáng ngày 8 tháng 4 năm Giáp Dần, nhằm năm 24 triều Chiêu Vương nhà Châu Trung Quốc; năm lên mười chín tuổi, vượt thành xuất gia, đến năm ba mươi tuổi thành đạo; diệt độ vào ngày 15 tháng 2 năm Nhâm Thân, nhằm năm 53 triều Mục Vương đời Châu.
Với thời gian bốn mươi chín năm, Phật thuyết pháp, để giáo hóa cả thánh chúng ba thừa; Phật ngài chế thư ra các giới luật, khiến các thầy Tỳ -kheo với năm hạ trước, phải nương nơi bổn sư để học bộ luật, nhẫn đến một đêm chẳng được rời thầy ở riêng. Đến chừng học đã thông suốt tạng luật rồi, thì với năm hạ sau, mới cho tập học giáo nghĩa và tham thiền, tụng kinh.
Trên đó là nói về lớp “Tân học Tỳ -kheo”, còn nếu là “lớp Sa -di” thì còn phải trọn đời y chỉ nơi bổn sư, phi luận số năm hạ trước hay năm hạ sau, ghi rõ như trong bộ Đại Luật đã dạy. Dù rằng là việc (năm hạ trước chuyên học luật) của Tỳ -kheo, nhưng Sa -di chẳng thể chẳng biết đến.
Rằng “chế” ấy, ý nói đức Như Lai là ngôi Pháp Vương, đã tự tại giải thoát giữa vạn pháp, biết cùng tận cả nghiệp tánh của chúng sanh, nên chế sách ra các giới luật, khiến các đệ tử, phải tuân y phụng hành theo thì mới có thể giải thoát được sanh tử của lục phàm. Vậy, phi các thánh Thanh văn, Bồ-tát kia, xiết làm được việc chế luật nầy đâu!
Tỷ như lễ nhạc của thế pháp (đời quân chủ), phi thiên tử, thì không chế sắc được; với Hồng qui của pháp xuất thế, phi Phật thì chẳng lập đặng! Thế biết rằng Luật, chính đức Như Lai đích chế, từ các thánh Thanh văn, Bồ-tát thì chỉ noi theo thuật lại mà thôi, chứ chẳng chế tác được, thành thử từ Văn -Thù nhẫn xuống, chẳng cho bớt hay để một lời, ưu-ba-ly kết tập tạng luật chẳng dám dài rộng thêm một chữ. Từ giữa cõi người đến trên cõi trời, các Thánh nhiều đến vô số vô biên, chỉ đồng một luật, chung cùng vâng giữ. Thế nên chúng ta phải đặc biệt tôn trọng!
Rằng xuất gia đó, có hai hạng
1- Cắt tình ái, từ nghĩa thân, bỏ nhà tục, vào nhà đạo, cạo râu tóc, nhuộm áo nạp, gọi là ra khỏi nơi nhà thế tục (sự xuất gia).
2- Dứt bỏ điều vọng hoặc (kiến hoặc, tư hoặc), chứng quả vô sanh, gọi là ra khỏi nhà tam giới (lý xuất gia), mới thực là xuất gia. Nên kinh Tịnh Danh nói “Xét, kẻ xuất gia, là vì pháp vô vi” thực thế.
Rằng “hạ” ấy, nghĩa là người xuất gia đã vượt khỏi tục lệ rồi chẳng còn dùng theo năm của đời để làm tuổi nữa; nên với ba tháng mùa hạ siêng năng, gia công gắng tiến, hoặc thêm pháp tam học, hoặc chứng quả tứ thánh, do nơi công học tu đó, mà tưởng thưởng thêm đức hạnh, nên chịu cái danh tuổi hạ, tức là lấy ngày rằm tháng bảy làm ngày lạp trừ, tức cũng như ngày trừ tịch là ngày ba mươi tháng chạp của thế gian vậy.
Rằng “chuyên tinh” đó, chuyên nghĩa là trọn một việc học luật, chứ không xen các thứ học khác, tinh là xem câu văn hiểu rõ nghĩa mới hết lẽ tối nhiệm. Nên khiến đối trong năm hạ (sau khi mới thụ giới Cụ túc) cần phải nghiên cứu luật Tỳ -ni (bộ Đại Luật), hầu khéo thạo cả sự khai, sự giá, điều trì, điều phạm, và danh, chủng, tánh tướng của các giới.
Đại luật nói “Dẫu đã đắc tam minh, lục thông, mà năm hạ chưa đầy đủ, còn phải y chỉ sát bên bổn sư; còn như năm hạ dù đã đủ mà chẳng biết các trường hợp khai, giá, tánh, chế thì cũng còn phải trọn đời nương ở bên Bổn sư.”
Bởi thế, ngài Đạo Tuyên luật sư, với mười pháp tịch, đều thân đến nghe học mãi luật Tỳ -ni, ông Huệ Hưu pháp sư trọn đời chỉ học bộ luật. Thế, chúng ta là người hạng nào, mà liền toan thôi học luật và xa Bổn sư?
Chừng nào đã thông tột tạng luật, năm hạ giáp đủ, mới cho nghe học giáo nghĩa và tập pháp tham thiền.
Thính: theo thầy chịu cái sự nghiệp học tu. Giáo: là đối với pháp của Như Lai thuyết ra bốn mươi chín năm đó, phân làm mười hai phần (mười hai bộ kinh). Số là chúng sanh bị bịnh đã chẳng một chứng, mà pháp dược bố thí có nhiều phương. Nên với cả giáo pháp từ bộ, từ loại, mở ra làm mười hai phần.
1- Phần khế kinh: Tức là những văn trường hàng trong các kinh chỉ nói ngay một bài dài, thế nên nói là trường hàng.
2- Phần trùng tụng: Phàm trong các kinh, những bài mà trùng tuyên lại nghĩa của văn trường hàng đó, thì gọi là trùng tụng.
3- Phần thụ ký: Vì các chúng đệ tử, mà đức Như Lai trao lời ghi cho qua đời sau được thành Phật.
4- Phần Già -ñaø: Tức là những bài kệ tụng trong các kinh.
5- Phần vô vấn tự thuyết: Không người thưa hỏi chi hết, mà được Phật ngài xem xét theo căn cơ của chúng sanh, rồi tự Ngài nói pháp ra.
6- Phần nhân duyên: Tức trong các kinh, luật, chỗ mà Phật ngài nhân nơi cái duyên do của người khởi sự, mà Ngài vì thuyết pháp ra.
7- Phần bổn sanh: Phật ngài nói về chỗ gốc tích xưa của các vị Bồ -tát đã tu hành, từng làm những sự chi.
8- Phần bổn sự: Phật nói về sự tích đời trước của các hàng Thanh văn đệ tử, đã tu hành như thế nào.
9- Phần phương đẳng, cũng gọi là phương quảng: Các kinh điển của Đại thừa, nghĩa lý rộng lớn, cái lượng đồng với cõi hư không.
10- Phần hi hữu: Trong các kinh, những chỗ mà Phật nói về pháp rất ít có công đức. Nghĩa là: Với công đức ấy, ít người có được.
11- Phần thí dụ: Phật vì thuyết pháp cho chúng sanh căn tánh chậm lụt, phải mượn lời nói thí dụ, để chỉ rõ ra.
12- Phần luận nghĩa: Đối với các lời hỏi, Phật ngài đáp lại, giảng rộng nghĩa ra, thực thế.
Rằng “Thiền” ấy Pháp môn nầy có nhiều đến vô lượng, dón lại mà nói, thì, duy chỉ hai môn nầy: 1- Tu quán, 2- Trực chỉ. Nay đây nói chữ “Tham” đó, tức là môn “Trực chỉ thiền”, nghĩa là chỉ ngay cái tâm của người, để người được thấy tánh thành Phật vậy.
Luật Tư Trì dẫn lời luật Thập Tụng nói “Phật chế luật dạy rằng: Các Tỳ -kheo! Năm hạ trước, chuyên môn học bộ luật cho tinh thông, như đã định được việc trì giới, việc phạm giới, biện biệt được việc Tỳ -kheo, nhiên hậu mới cho học đến tạng kinh, tạng luận”.
Đời nay, người mới thụ giới cụ túc, đã vượt bỏ lớp học luật, thế, việc học hành đã mất thứ tự, thì không do đâu chứng ngộ vào đạo quả, đức Đại thánh quở trách, người mà như thế phi học trò của Phật rồi!
Thời đại ngày nay, người vừa mới thụ giới (Sa-di, Tỳ-kheo chẳng hạn) liền bèn nghe giáo nghĩa (kinh luận) học tham thiền, thế, làm nhà tăng mà với tế hạnh, uy nghi, không hiểu được một điều nào!
Huống lại, có người khinh lướt giới kiểm, chê bai tạng Tỳ -ni, biếm nhẻ cho người học luật là Tiểu thừa, khi dể kẻ trì giới là chấp tướng. Chưa tột ý Phật, hiểu lầm chơn thừa.
Vả lại với giới ắt có thể khinh được, ngươi sao lên giới đàn mà thụ? Với luật ắt có thể hủy được, ngươi sao xuống tóc nhuộm áo pháp? Thế thì, khinh giới đó, toàn là tự khinh, hủy luật đó, lại là tự hủy. Vọng tình dễ quen, chí đạo khó thông, nên chi, với hạng, “khỏi tục vượt bầy”, vạn người xuất gia, không được một! Thôi, xin rõ lời Phật dạy, thì ai lại không thể không theo ư?
Thế nên, người mới xuống tóc làm Sa -di, trước phải thụ lãnh mười giới, sau thì lên giới đàn thụ giới Cụ -túc. Mà nay được cái danh là Sa -di, là do cái gốc thụ mười giới. Đứa ngu lù mù chẳng biết, kẻ cuồng khinh dể chẳng học, liền toan vượt bực, mơ tính cao xa, cũng khá thương vậy!
 “Thế nên” ấy, là vâng văn trên, dấy văn dưới. Nghĩa là ba pháp học vô lậu (giới, định, huệ), lấy luật nghi làm đầu, xuất gia năm chúng, dùng mười giới làm trước. Nên với người mới xuống râu tóc, liền khiến phải vâng chịu mười giới để tu, do phạm hạnh (tịnh hạnh) không kém, sau mới cho lên đàn truyền giới để thụ cụ túc.
 “Đàn” tức trường truyền giới. Với trường ấy, chúng tăng đều  chung vâng pháp “bạch tứ yết ma” mà thành được giới thể; nếu phi có trường ấy, thì không do đâu để đắc giới.
 “Cụ” là giới Cụ túc, nghĩa là thụ lãnh giới Tỳ -kheo, kể có 250 điều cấm, tức là liền đủ cái nhân tốt quả Niết -bàn. cũng gọi là Cận viên, viên tức là viên tịch, nghĩa là Đại giới đây, cùng với quả Niết -bàn cách nhau chẳng bao xa nữa.
 “Nay đắc cái danh là Sa-di, là do cái gốc chỗ thụ mười giới đó”, ấy là trương nơi “bổn”, mà đặng nơi “danh”, do bổn thụ mười giới, mà nay được cái danh Sa -di. Danh đã do bổn, thì nên phải tập học giữ gìn. Nếu mà chẳng học chẳng giữ, là do có hai hạng người, 1- ngu, 2- cuồng. Bởi ngu không có con mắt huệ, nên chẳng soi xét điều thị điều phi, thành thử đối với các giới tướng, lù mù chẳng biết; cuồng vọng tà kiến, chẳng noi theo ngôi thứ, nên với lời thánh chế của Như Lai, khinh dễ mà chẳng học.
 “Liền toan vượt bực” đự, vượt, nhảy vọt qua vậy. Bực là cấp bực. Thiên Học Ký nói “Đứa trẻ nghe mà chẳng hỏi, học chẳng vượt bực”. Vì là trẻ con, đã biết gì đâu mà hỏi mà bực! Chứ đã xuất gia nếu chẳng tuân theo ngôi thứ, liền muốn nhảy vọt để tiến tới, chính chỗ người ta bảo rằng: Sớm mai mới được cái đầu tròn, đến chiều vượt lên bực đại tăng, thực thế!
Đấy, bởi kiến thức điên cuồng, chẳng biết thứ tự của giới phẩm pháp tướng, nên mới quấy toan nhảy vọt, muốn bằng bực với tiên triết.
Như kinh Bách Dụ nói “Xưa có một người ngu, thấy ngôi nhà của phú hộ kia, ba tầng lầu gác, cao rộng rực rỡ; y liền về nhà, kêu thợ mộc đến, bảo tạo một nóc lầu tầng thứ ba như tầng rốt trên của phú hộ kia. Thợ hỏi:
- Làm gì có cái lẽ chẳng tạo tầng rốt dưới, mà có thể tạo được tầng thứ hai? Chẳng tạo tầng thứ hai, mà có thể tạo được tầng thứ ba?
Người ngu vẫn nói:
- Ta không cần dùng hai tầng dưới, vậy thợ ắt vì ta chỉ tạo tác một nóc lầu tầng rốt trên đó thôi.
Nhân sĩ đương thời nghe biết như thế, bèn sanh lòng chê quái gỡ.
Ví như bốn chúng đệ tử của Phật, chẳng siêng tu kính Tam Tôn, biếng nhác trễ nãi, mà lại muốn cầu chứng đạo quả, vả chẳng muốn ba quả dưới, mà lại chỉ muốn cho được “Vô sanh quả” thứ tư, thế cũng bị thời nhân xì cười, như người ngu kia đồng một thứ không khác.
Người học Phật, nếu chẳng y theo thứ lớp ba thừa, mà trước học Đại thừa đó, cũng lại như người ngu kia!
Kinh Phật Tạng nói “Người mà chẳng học Tiểu thừa trước, mà học Đại thừa trước, thì phi đệ tử của Phật.”
Nay đây, chẳng học luật Sa -di, mà muốn đặng giới Cụ -túc, chẳng giữ giới thanh tịnh, mà muốn đắc đốn ngộ, thì cũng có khác gì với người ngu kia ư!?
 “Mơ tính cao xa, cũng khá thương” đó, mơ tính là bộ dạng không biết, nghĩa là mờ tối không biết rằng mơ tính, quấy bằng bực tiên triết rằng cao xa. Xét, cao là chỉ về giới Tỳ -kheo, xa là chỉ về giới Bồ -tát, thương là lời xót than. Lại, cao xa cũng là chỗ sở chứng của Phật Tổ.
Bởi điên cuồng chê học, nên mất sáng suốt; do mất sáng suốt, nên không chỗ biết; do không chỗ biết, nên chẳng biết giáo,, hạnh, quả là lớp lang của tam học (giới định huệ). Quấy vọt lên cao xa để sánh đồng với Phật Tổ, thực khá cảm thương! Nên nói “diệc khả khái hỷ”.
Nhân dùng mười giới, dón giải vài lời.
Dón mà phi rộng, nên nói là vài lời.
Khiến kẻ mông học biết chỗ hướng phương.
Người mới vào đạo, nên rằng mông học (lớp học đồng mông). Do vì thương chúng cuồng ngu, chưa hiểu giới pháp, nên đối với trong kinh Sa Di Luật Nghi, ngài Vân Thê sao lục lấy mười giới, vì sơ lược giải thích, răn bảo kẻ chưa nghe kia, lìa khỏi cái khổ không biết; khiến người mới vào nhà đạo, có chỗ để tâm, nên nói là hướng phương.
Đại Luận nói “Cả ba đường ác, chúng sanh ở địa ngục, thân bị đốt cháy; chúng sanh ở bàng sanh, như lạc đà, lừa, ngựa, thì bị chở nặng; chúng sanh ở ngạ quỉ, thì bị đói khát, đều chưa đáng gọi là khổ, chỉ có người mà ngây tối không nghe hiểu gì cả, chẳng biết phương hướng mới đáng gọi là khổ hơn hết!” Thực thế.
Người mà hảo tâm xuất gia, lòng rất vâng làm, dè dặt chớ trái phạm.
Chẳng bị uy lực của nhà vua ép bức, chẳng vì lòng tà tham cầu để sống thân mạng, chẳng vì lánh tai nạn, chẳng vì trốn nợ nần, nghĩa là không vì các điều trên mà đi tu; mà chính vốn vì hi cầu chánh pháp, đem lòng thành tín, tiến vào pháp môn, nên nói là “hảo tâm xuất gia”.
Nếu đã vì thoát ly đường sanh tử, chịu giữ điều cấm giới, nên mới có thể hết lòng vâng giữ phụng hành. Vì “giới” là tỷ như cái đãy nổi vượt qua bể khổ; cũng là cái chuỗi ngọc anh lạc để trang nghiêm pháp thân; nên cần phải gìn dè, chớ cho có chỗ kém phạm một hào một li nào.
Nhiên hậu, với gần thì mười giới đây làm thềm thang cho giới Tỳ -kheo, với xa nó cũng làm căn bản cho giới Bồ -tát.
Nhiên hậu là do đoạn trên xuống đoạn dưới, nghĩa là mười giới, nó là thềm thang lên giới Tỳ -kheo, và làm gốc rễ cho giới Bồ -tát. Dường nhà ba lớp từng, nên rằng “thềm thang”, như đầu cây bối -đa-la (cây thốt lốt) nên nói “gốc cội”. Giới Sa -di gần lớp giới Tỳ -kheo, gọi đó là “gần”, còn cách giới Bồ -tát, gọi đó là “xa”. Nếu cấp nhứt bị hư rồi, thì bước kế đó khó làm. Cũng như cội gốc một phen kém rồi, thì nhánh lá bông trái, thảy đều rụng đổ!
Nên kinh nói “Nếu phá một giới trọng nào giữa năm giới, trở lại chịu năm giới khác, nhẫn đến thụ giới Bồ -tát, không có luật nào cho thế; hoặc phạm một giới trọng nào trong mười giới, trở lại thụ mười giới khác nữa, nhẫn đến thụ Tỳ -kheo giới, Bồ-tát giới, cũng không chỗ nào có lẽ đó.
Tâm nhân giữ giới sanh định, nhân định phát huệ, ngõ hầu trọn nên thánh đạo, mới chẳng uổng chí xuất gia.
Ngõ hầu lời rằng gần được. Do vì giữ được thanh tịnh, mà cái định tánh nó hiện tiền thì có cái huệ vô lậu phát minh ra, lấy cái huệ đó để xét tìm, dứt các điều hoặc chướng (3 chướng 4 hoặc) đem cái bổn tánh tịnh minh trở lại, nên nói là “trọn nên thánh đạo”. Đấy là ba học giới, định, huệ giúp nhau, như cái đảnh có ba chân, nên có thể trọn nên thánh đạo.
Thánh đạo tức là quả thánh của tam thừa Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát. Người xuất gia vốn cầu lên quả thánh, mà nhờ ba học được phần tăng thượng, thì cách với thánh đạo chẳng xa, nên với cái chí xuất gia chẳng uổng vậy.
Đàm Nhất luật sư nói “Với cả Phật pháp ba đời, chỉ “giới” làm căn bổn, mà với căn bổn đó không lo tu, thì xa cách với thánh đạo lắm ru!
Nếu ưa rộng xem, thì phải tự xét trọn bộ sách trong tạng luật.
ưa: muốn; xem: coi; xét là kiểm duyệt, xem cho khắp vậy.
 “Trọn bộ sách trong tạng luật” tức là “Sa-di thập giới pháp” cùng là “Uy nghi”… Còn nay đây là bộ “Yếu lược”, vì để tiện cho kẻ sơ tấn tập học, hầu biết cái thô tướng của trì giới, phạm giới mà thôi; còn ai muốn biết hết giới vi tế để hành trì, thì tự mình phải rộng xét trọn bộ Đại Luật.
Mười giới sau đây, rút ra ở kinh Sa -di Thập Giới, Phật bảo Xá -lợi-phất vì nói truyền cho La -hầu-la-đa.
Mười giới sau ấy, là bắt đầu từ giới “Bất sát sanh”, đến giới thứ mười là “Bất tróc trì sanh tượng”, thực thế.
Rằng “Rút ra ở kinh Sa -di Thập Giới” đó, là rõ phi đức Vân Thê Ngài đem lời trong hung ức mà nói ra, và cũng phi rút nơi các kinh khác.
Phật tức là đức Thích -ca Như Lai. Chữ “sắc” bảo, như chế thư mạng lịnh của thiên tử. Phật ngài làm vị Pháp vương, nên chế ra giới luật, khiến ông Xá -lợi-phất vì nói mười giới đây để truyền trao cho ông La -hầu-la-đa.
Tiếng Phạm là Sariputra (-lợi), dịch: thân, cũng dịch rằng thu. Chữ “phất” nghĩa như chữ “tử” là con, thân phụ tên là Đề -, làm chủ Luận sư, dòng Bà -la-môn, nước Thiên Trúc. Thân mẫu tên Xá -lợi, có cái thân hình tốt đẹp, mắt bà sáng như mắt chim thu (loại thủy điểu, giống con hạc), theo tên mẹ mà chịu xưng hô, nên tên là Xá -lợi Tử, nghĩa là con bà Xá -lợi. Theo Phật xuất gia, chứng quả vô sanh, giữa chúng đệ tử Phật, ông được số đặc biệt là “trí huệ đệ nhứt”.
La-hầu-la, dịch phúc chướng (úp che), cũng rằng “chấp nhựt” (che mặt nhựt), con của Phật hồi còn làm thái tử; khi sanh ông gặp lúc thần A -tu-la lấy tay che mặt nhựt, nhân đó đặt tên là Chấp Nhựt. Thuở Phật còn làm thái tử, thưa vua cha đi xuất gia. Phụ vương không bằng lòng mà hứa rằng “Chớ dứt con nối của nước ta, nếu chừng nào thái tử có con, cha mới cho thái tử xuất gia”.
Thái tử liền lấy tay chỉ vào bụng của Da -thu-ñaø-la phu nhân mà giới thiệu, thì vua mới biết dâu đã có thai. ở trong thai sáu năm mới sanh, nhân đó cũng tên là Phúc Chướng.
Tuổi đã khôn lớn, Phật bèn độ cho xuất gia, sắc mạng cho ông Xá -lợi-phất vì nói mười giới, mà Phật chẳng vì làm Hòa thượng, hay A--lê đó, là do giữa Tam Bảo có riêng ngôi. Nghĩa là đức Như Lai là ngôi Phật bảo, nên chẳng cùng người vì làm Hòa thượng; Hòa thượng là ngôi Tăng bảo; mười giới pháp là ngôi Pháp bảo. Nên Phật sắc mạng cho Xá -lợi-phất vì làm Hòa thượng, là để cho ngôi Tam Bảo không lộn xộn với nhau. Người xuất gia giữa chúng Sa -di, thì La-hầu-la là trước nhứt.
Kinh Vị Tằng Hữu nói “La -hầu-la (Rahula) năm lên chín tuổi, xuất gia làm Sa -di,-lợi-phất làm Hòa thượng, Đại-mục-kiền-liên làm A --, để cùng trao mười giới.
Sau khi La-hầu-la xuất gia, chưa đầy ba năm, bà Da -thu-ñaø-la cũng xả tục đi xuất gia.
 
Chú Thích
Giản thiên: Giản: điệp, thẻ bằng tre, xưa chưa có giấy, chép chữ vào thẻ tre, gọi là giản trác. Thiên: phàm văn tự đầu đuôi đủ ý nghĩa, gọi là một thiên, như sách Luận Ngữ 20 thiên; một thiên, như ngày nay gọi một quyển. Kinh Thi 300 thiên; một thiên, như nay gọi là một bài vậy.
Khai: mở ra, cho làm; giá: ngăn lại, chẳng cho đi tới; trì: giữ làm mãi; phạm: phạm đến phép cấm; danh: tức danh tự, là tên của mỗi giới phẩm; chủng: tức là chủng loại, như 5 thiên 7 tụ tánh: tức là gốc của giới tánh; tướng: tức là hành tướng của giới thể. Đủ có các điều chế theo mỗi trường hợp trên, rõ như Đại luật. 
Giai: thềm, từng bực lên nền nhà; thê: thang, như tầng nấc thang lên lầu, nấc thang lên cây.
Ngũ hạ: Trong luật Phật dạy các vị Tỳ -kheo, từ 15 tháng tư, đến hợp một chỗ, kết hạ an cư, đến rằm tháng 7 giải chế ra hạ, gọi làm hạ lạp, tức là chịu một tuổi hạ. Đó là tuổi giới lạp của Tỳ -kheo, còn Sa -di thì chỉ tòng sự đại tăng mà thôi, chứ chưa được xưng hạ lạp.
Tam minh: ở nơi Phật, gọi là tam đạt, ở nơi A -la-hán, gọi là tam minh, có cái trí biết các pháp rõ ràng, nên gọi là minh. 1- Túc mạng minh: biết cái tướng sanh tử từ đời trước của thân mình và thân người. 2- Thiên nhãn minh: biết cái tướng sanh tử về đời sau của tự thân, tha thân. 3- Lậu tận minh: có trí biết khổ tướng đời hiện tại mà dứt tất cả phiền não.
Hỏi: Giữa sáu thông, ba cái kia sao chẳng gọi là minh?
Đáp: Thân như ý (thân cảnh thông) chỉ hay về công xảo; thiên nhĩ thông, chỉ hay về nghe tiếng; tha tâm thông, chỉ biết về cái tâm niệm của người khác; nên ba pháp trên đây, chẳng ghi là minh. Còn ba pháp kia sở dĩ ghi là minh đó, là thiên nhãn minh, thì biết cái khổ vị lai; túc mạng minh thì biết cái khổ quá khứ; đều hay nhàm lìa sanh tử. Lại, lậu tận minh hay làm chánh quán mà dứt phiền não.
Khai giá tánh chế: khai giá đã giải ở trên. Tánh tức là tánh tội, như sát, đạo, dâm, vọng. Bốn điều đây tự tánh người tạo ra tội, nên gọi là tánh tội; còn các giới sáu, bảy về sau là những điều bên ngoài làm ra tội nên Phật chế cấm, không cho người tham nhiễm đến, nên gọi là chế tội.
Năm chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Thức-xoa-ma-na ni, Sa-di, Sa-di Ni là xuất gia ngũ chúng vậy.
Bĩnh pháp Yết -ma: Dịch tác pháp biện sự, làm phép phân việc. Nghĩa là cả các pháp sự, đều do Yết -ma đây mà biện thành. Yết -ma có bốn pháp: 1- Pháp: chính cái tác pháp cử hành. 2- Sự: hoặc sự phạm tội, hoặc sự sám hối, các việc chia ra làm của Yết -ma. 3- Nhân: đến làm pháp Yết -ma mà định số người. 4- Giới: là kiết giới làm Yết -ma.
Tứ bối đệ tử: tức tứ chúng Tỳ -kheo, Tỳ-kheo Ni, ưu--tắc, ưu--di.
Xuy tiếu: xì cười, là cười bằng cách xì hơi nơi lỗ mũi, chưa phì cười ra tiếng nơi miệng.
Giáo, hạnh,, quả: Giáo: 12 phần giáo cả Đại, Tiểu thừa; hạnh: lục độ, vạn hạnh, mỗi mỗi diệu nhân;: tâm đủ vạn pháp, tự tánh tròn sáng; quả: tròn chứng quả vị.
Ñaø-: còn gọi thác -ñaø, con lừa. Thác -đà trạng giống ngựa, đầu giống dê, cổ dài, tai xủ xuống, lưng có nhục yên nổi cao, chở nặng mới chịu đi, một ngày đi ba trăm dặm, chở nặng ngàn cân. Lừa hình giống ngựa, cổ dài, trán rộng, đuôi dài, cũng chịu chở nặng.
Phù-nang: đãy nổi, hoặc dùng da bơm hơi cho đầy, hoặc dùng bằng cái bầu, ống tre... là đồ để nương nổi lội qua sông biển.
Hào ly: 10 ty là 1 hào; 10 hào là 1 ly; 10 ly là 1 hộc.
Bối-đa-la (Sala): cây thốt lốt, tương tự cây kè; cây thốt lốt nếu bị chặt đứt, không còn nảy chồi sống nữa, cũng như cây cau, đứt ngọn thì chết. Trong luật Phật tỷ dụ: nếu phạm đến một giới nào của bốn giới ba -la-di, thì giới thân chết rồi không sống được nữa, tỷ như cây đa -la bị chặt đứt...
Da-thu-ñaø-la (Yacôdhara): Kinh Tỳ -ni Mẫu chép: Da-thu-ñaø-la, dịch Liên Hoa Sắc, vợ của thái tử Sĩ -đạt-ta. Kiếp trước bà làm vị thần ở núi Tu -di, tên là Thiện Nhạo Hoa, có chí nguyện thâm trọng yêu Phật và nguyện đời đời hễ Phật giáng sanh, khi còn làm thái tử thì bà làm vợ, khi xuất gia thành Phật, thì bà cũng xuất gia làm Tỳ -kheo Ni...
A--(Acarya): Cựu dịch A --, tân dịch A -cha-lợi-dạ. Dịch nghĩa là Quỹ phạm chính hạnh, tức là kiểm chính lại hành vi của các đệ tử. Lại dịch là Quỹ phạm sư, là hay làm cách thức để dạy các đệ tử.

[1] Nguyên pháp danh của Tổ là “Thù Hoằng” tức chữ Thù là chữ thứ mười hai trong bài kệ của dòng Qui Ngưỡng, xin lục ra dưới đây:
 “Sùng phước phát đức huệ
            Văn Thù quảng đại trí
            Phổ Hiền hạnh nguyện thâm
            Thành đẳng chánh giác quả”.
Nay dưới hội Vân Thê đều dùng bài kệ trên để cho pháp danh tiếp dõi một hệ thống, kêu là “Thượng hữu sư chứng, hạ hữu sư truyền”, chứ chẳng phải như ai kia bỏ mất dòng dõi của Thầy Tổ!
Nguyên Tổ nghĩ: Vua nhà Minh là họ Châu (châu: đỏ), bên chữ châu chớ nên thêm chữ ác (bộ ác), hiệp với chữ châu đỏ, thành chữ thù, nên đổi bộ ác thay bộ y (áo) vào thành chữ châu (châu: áo đỏ), nên gọi là Châu Hoằng.
Đó là Tổ, Ngài thận trọng đối với vua đương thời nhà Minh, thì có thể gọi Châu Hoằng được; chứ ngày nay đời Minh đã qua rồi, huống nữa ta là người Việt Nam thì cứ do theo pháp phái, mà viết và đọc là Thù Hoằng cho đúng, chớ còn quý kính vua nhà Minh bên Tầu chi nữa!?
[2] 1 nhẫn = 8 thước.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.27/12/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.