Wednesday 30 January 2013

VI. TÁM PHÁP BA-LA-ĐỀ ĐỀ-XÁ-NI

By Nguyễn Minh Tiến
  _ Kính bạch chư đại đức tỷ. Tám pháp ba-la-đề đề-xá-ni này, nửa tháng phải tụng đọc lại một lần, được rút từ trong Giới kinh ra.

1. Như có tỳ-kheo ni không có bệnh mà xin các món váng sữa để dùng, đáng quở trách phải nên sám hối. Tỳ-kheo ni ấy nên đến trước tỳ-kheo ni khác nói lời hối lỗi như thế này: “Bạch đại tỷ, tôi đã phạm vào việc đáng quở trách, thật không nên làm. Nay đối trước đại tỷ cầu xin sám hối.” Như vậy gọi là pháp hối lỗi.

2. Như có tỳ-kheo ni không có bệnh mà xin các món dầu để dùng, đáng quở trách phải nên sám hối. Tỳ-kheo ni ấy nên đến trước tỳ-kheo ni khác nói lời hối lỗi như thế này: “Bạch đại tỷ, tôi đã phạm vào việc đáng quở trách, thật không nên làm. Nay đối trước đại tỷ cầu xin sám hối.” Như vậy gọi là pháp hối lỗi.

3. Như có tỳ-kheo ni không có bệnh mà xin các món mật để dùng, đáng quở trách phải nên sám hối. Tỳ-kheo ni ấy nên đến trước tỳ-kheo ni khác nói lời hối lỗi như thế này: “Bạch đại tỷ, tôi đã phạm vào việc đáng quở trách, thật không nên làm. Nay đối trước đại tỷ cầu xin sám hối.” Như vậy gọi là pháp hối lỗi.

4. Như có tỳ-kheo ni không có bệnh mà xin các món đường để dùng, đáng quở trách phải nên sám hối. Tỳ-kheo ni ấy nên đến trước tỳ-kheo ni khác nói lời hối lỗi như thế này: “Bạch đại tỷ, tôi đã phạm vào việc đáng quở trách, thật không nên làm. Nay đối trước đại tỷ cầu xin sám hối.” Như vậy gọi là pháp hối lỗi.

5. Như có tỳ-kheo ni không có bệnh mà xin các món sữa tươi để dùng, đáng quở trách phải nên sám hối. Tỳ-kheo ni ấy nên đến trước tỳ-kheo ni khác nói lời hối lỗi như thế này: “Bạch đại tỷ, tôi đã phạm vào việc đáng quở trách, thật không nên làm. Nay đối trước đại tỷ cầu xin sám hối.” Như vậy gọi là pháp hối lỗi.

6. Như có tỳ-kheo ni không có bệnh mà xin các món lạc làm từ sữa để dùng, đáng quở trách phải nên sám hối. Tỳ-kheo ni ấy nên đến trước tỳ-kheo ni khác nói lời hối lỗi như thế này: “Bạch đại tỷ, tôi đã phạm vào việc đáng quở trách, thật không nên làm. Nay đối trước đại tỷ cầu xin sám hối.” Như vậy gọi là pháp hối lỗi.

7. Như có tỳ-kheo ni không có bệnh mà xin các món cá để dùng, đáng quở trách phải nên sám hối. Tỳ-kheo ni ấy nên đến trước tỳ-kheo ni khác nói lời hối lỗi như thế này: “Bạch đại tỷ, tôi đã phạm vào việc đáng quở trách, thật không nên làm. Nay đối trước đại tỷ cầu xin sám hối.” Như vậy gọi là pháp hối lỗi.

8. Như có tỳ-kheo ni không có bệnh mà xin các món thịt để dùng, đáng quở trách phải nên sám hối. Tỳ-kheo ni ấy nên đến trước tỳ-kheo ni khác nói lời hối lỗi như thế này: “Bạch đại tỷ, tôi đã phạm vào việc đáng quở trách, thật không nên làm. Nay đối trước đại tỷ cầu xin sám hối.” Như vậy gọi là pháp hối lỗi.

_ Kính bạch chư đại tỷ. Tôi đã thuyết xong tám pháp ba-la-đề đề-xá-ni, xin hỏi chư đại tỷ, trong ni chúng đây có được thanh tịnh hay chăng?

 Người thuyết giới lập lại câu hỏi này ba lần. Nếu có ai nhớ ra mình đã phạm vào các giới này thì phải tự nhận. Nếu không thì tất cả đều yên lặng.

_ Kính bạch chư đại tỷ, vì các vị đều lặng yên, nên xem như trong ni chúng đây hết thảy đều thanh tịnh. Việc này xin được hiểu như vậy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.31/1/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
[DOC] 

CHÖÔNG 11 - Đạo Phật Ngày Nay

 

Phần thứ nhất: Giới thiệu luật của T?-kheo từ Ba-la-di đến Chúng học pháp. - Phần thứ hai ... Thiên 8: Nói về cách chia vật d?ng của Tỳ-kheo viên tịch. Thiên 9: HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.31/1/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
Khi đức Phật nhập diệt rồi, cuộc kiết tập mới bắt đầu. Cuộc kiết tập tụng lại Kinh tạng và Luật tạng. Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
Nội dung của Kiết tập có nghĩa như thế nào?
Kiết tập: Phạn tự là Samgati, Tàu dịch là "Chúng đẳng tụng", nghĩa là cả chúng cùng nhau tụng lại lời đức Phật dạy. Tụng bằng cách nào? Tôn giả Ưu-ba-li hay Tôn giả A-nan-đà ngồi giữa chúng đọc rõ từng câu như: ngày hôm đó, tại chỗ đó, tôi có nghe đức Phật dạy như thế này thế này... nếu đại chúng có vị nào nghe Ngài dạy khác xin phát biểu, nếu không ai phát biểu mà im lặng thì cho qua. Tiếp tục tụng đoạn khác cũng y như trên cho đến hết, nên gọi là chúng đẳng tụng. Cuộc kiết tập đầu tiên chưa có văn tự gì hết. Kiết tập bằng miệng đọc lên rồi ai nấy đều ghi nhớ trong ký ức mà thôi. Ký ức của các vị toàn là các bậc A-la-hán thì ghê gớm lắm. Nhớ như vậy cốt để mà tu tập chứ không có mục đích gì khác.
Tôn giả Ưu-ba-li tụng Luật
Như vậy, về Luật bộ đầu tiên là Bát thập tụng do Tôn giả Ưu-ba-li tụng, rồi sau đó nó biến ra năm bộ nữa:
Đàm-vô-đức bộ (Pháp tạng bộ) truyền luật Tứ phần, gồm 60 cuốn.
Tát-bà-đa-bộ (Hữu bộ) truyền luật Thập tụng, có 60 cuốn.
Di-sa-tắc bộ truyền luật Ngũ phần, có 30 cuốn, thuộc Hóa địa bộ.
Ca-diếp-di bộ truyền Giải thoát giới, gồm 50 cuốn, thuộc Căn bản nhất thiết hữu bộ.
Ma-ha Tăng-kỳ bộ truyền luật Tăng kỳ, có 40 cuốn, thuộc Đại chúng bộ và Độc tử bộ.
Trong thời Phật, Ngài không phân ra năm bộ luật như trên, nhưng trong quá trình hành hóa, tùy chỗ phạm lỗi mà chế ra giới để cho hàng đệ tử biết và lần sau đừng có phạm nữa. Đó là khởi nguyên của Luật. Sau khi đức Phật diệt độ, cuộc kiết tập lần thứ nhất chỉ tụng thuần nhất là tám mươi lần ngồi tụng mà thôi. Từ đó về sau, qua sự truyền trì của Tôn giả Đại Ca-diếp, A-nan, Mạt-điền-địa, Thương-na-hòa-tu, Ưu-ba-cúc-đa (Maha Kàsyapa, Ananda, Madhyàntika, Sàna Vàsa, Upagupta) đều thuần nhất vị, chưa phân dị kiến về giới luật. Đến Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa là vị thứ năm, nhằm khoảng thời gian sau Phật diệt độ 110 năm, lúc đó A-dục vương ra đời. A-dục vương là vị vua lúc đầu cai trị rất tàn ác nên dân chúng gán cho cái tên là Hắc A-dục vương (A-dục vương đại ác). Nhưng về sau cải ác tùng thiện, qui y Tam Bảo và trở thành một Phật tử thuần thành, hộ trì Phật pháp một cách đắc lực nhất, gọi là Pháp A-dục vương.
Nguyên nhân phân hóa Luật
Giáo pháp đức Phật do vậy cũng bị điêu linh, các vị tỷ kheo mỗi đoàn du hóa một phương, không kết tụ với nhau được, do đó mà từ nơi một bộ Bát thập tụng luật lại chia ra năm nơi, năm nhóm. Năm nhóm này ghi nhớ và đọc tụng theo năm cách riêng và việc hành trì cũng khác, nên tạo ra năm bộ luật khác nhau. Năm bộ luật đó là do năm đệ tử của Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa nắm giữ và truyền tụng. Năm bộ luật đó là:
Đàm-vô-đức bộ truyền trì luật Tứ Phần.
Tát-bà-đa bộ truyền trì luật Thập Tụng.
Di-sa-tắc bộ truyền trì luật Ngũ Phần.
Ca-diếp-di bộ truyền trì luật Giải Thoát.
Bà-ta-phú-la bộ truyền trì luật Ma-ha Tăng Kỳ.
Năm nhóm trên đều truyền trì Luật tạng riêng mà phát sinh thành ra năm bộ như trên.
Năm bộ luật vừa nêu về phần chính thì giống nhau, chỉ có sai khác về Ba-dật-đề và Chúng học pháp.
Năm bộ luận giải thích Luật
Ngoài những bộ luật chính ở trên, sau này có những bộ gọi là luận về luật. Năm bộ luận đó là gì?
Tỳ-ni-mẫu luận, 8 quyển (thất truyền).
Ma-đắc-lặc-già luận, gọi đủ là Tát-bà-đa-bộ Tỳ-ni Ma-đắc-lặc-già, 10 quyển do Lưu tống Tăng-già-bạt-ma dịch.
Hai bộ luận trên dựa vào Tát-bà-đa bộ tức Căn bổn nhất thiết hữu bộ mà giải thích những điều trong bộ luật đó mà tạo ra luận này.
Thiện kiến luận, hay còn là Thiện kiến luật Tỳ-bà-sa, 18 quyển do Tiêu-tề Tăng-già-bạt-ma dịch. Cốt giải thích Tứ phần luật.
Tát-bà-đa luận hay gọi là Tát-bà-đa Tỳ-ni-tỳ-bà-sa, chín quyển, mất tên người dịch, cốt giải thích luật Thập tụng.
Minh liễu luận, hay còn gọi là Luật nhị thập nhị minh liễu luận, một quyển do Trần-chân-đế dịch, cốt giải thích giới luật thuộc Chính lượng bộ.
Hai bộ này đều thuộc Chính lượng bộ, tức một trong hai mươi bộ phái tiểu thừa Phật giáo.
Nội dung của Luật tạng
Khi nói Luật tạng là nói chung cả năm bộ luật và năm bộ luận đó gọi là luật tạng.
Sự hành trì về Luật tại Ấn Độ chắc cũng có sự sai khác chút đỉnh. Khi thì các Tổ dùng bộ này, khi thì dùng bộ khác, nên đôi lúc tưởng chừng trong nội dung của nó có sai khác. Nhưng tùy theo địa phương và hoàn cảnh, các Tổ có thể du di phần học pháp, vì vậy, khi truyền qua Trung Hoa, Tổ Đạo tuyên mới lấy một bộ làm căn bản cho việc truyền Luật, nên Tổ đã dùng bộ Tứ phần luật, phát triển thành Luật tông mà Tổ là vị khai sáng. Từ đó Tứ phần luật được diễn giảng, giải thích và truyền bá rất mạnh.
Việt Nam chúng ta từ trước tới nay cũng áp dụng Tứ phần luật để hành trì.
Nội dung Tứ phần luật
Tứ phần luật, 60 cuốn do Diêu Tần Phật-đà-da-xá và Trúc-phật-niệm cùng dịch, chia bốn phần.
Phần một, gồm hai mươi mốt cuốn: nội dung chuyên nói 250 giới của Tỷ-kheo.
Phần hai, gồm mười sáu cuốn: chín cuốn đầu nói 348 giới điều của Tỷ-kheo-ni. Bảy cuốn sau quy định việc thọ giới, thuyết giới, an cư, tự tứ...
Phần ba, có mười hai cuốn: gồm các chương quy định việc Tự tứ tiếp theo, Bì-cách, y, Dược, Casina y, việc xảy ra ở Câu-diệm-di, ở Chiêm-ba, Kiết-ma-ha-trách, về người, về tội phú tàng, giá, phá tăng, diệt tránh, về pháp Tỳ-ni và về Pháp.
Phần bốn, gồm mười một cuốn: là các chương nói về phòng xá, tạp, ngũ bách kiết tập, thất bách kiết tập, điều bộ Tỳ-ni, Tỳ-ni tăng nhất.
Tóm lại, Tứ phần luật gồm có hai phần chính:
(a) Phần thứ nhất nói về giới bổn của Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni.
Giới bản của Tỷ-kheo có 250 giới, Tỷ-kheo-ni có 348 giới. Theo Nam truyền Luật tạng Tỷ-kheo có 227 điều, Tỷ-kheo-ni có 311 điều. Các giới điều tuy có khác, nhưng chỉ khác phần chi tiết, còn phần nội dung chính vẫn giống nhau.
(b) Phần thứ hai nói về hai mươi kiền độ (hai mươi chương).
Chương Thọ giới: Thuyết minh về việc thọ giới.
Chương Thuyết giới: Thuyết minh về nghi thức thuyết giới.
Chương An cư: Thuyết minh về ý nghĩa và sự việc an cư.
Chương Tự tứ: Nói về ý nghĩa tác pháp tự tứ.
Chương Bì-cách: Khai cho các Tỷ-kheo gặp hoàn cảnh đặc biệt được dùng các loại da thuộc.
Chương nói về Y: Thuyết minh cách may y và sử dụng nó.
Chương nói về dược liệu: Thuyết minh về cách dùng thuốc để chữa bịnh.
Chương nói về Y Casina (Kathina): Nói về cách thọ y và xả y Casina (công đức y).
Chương nói về việc xảy ra ở Câu-diệm-di (Kosambi): Nói về việc các Tỷ-kheo tranh cãi nhau, và ba loại cử tội: (1) Bất kiến cử là cử cái tội có lỗi mà nói không thấy, không nhận tội. (2) Bất sám cử là cử cái tội đã nhận tội mà không chịu sám hối. (3) Ác kiến bất xả cử là cử cái tội có ác kiến mà không chịu bỏ.
Chương nói về việc xảy ra ở Chiêm-ba, nói về các loại Kiết-ma như pháp và phi pháp.
Chương nói về Ha-trách: Nói về chế định bảy thứ Ha-trách, tức 35 việc mà một Tỳ-kheo đã phạm tội thì không được làm.
Chương nói về Người: Thuyết minh phạm tội Tăng tàn, lục dạ biệt trú phép bản nhật trị và cách sám trừ nghiệp quả, sám diệt phi pháp.
Chương Phú tàng: Nói các thứ tướng của tội phú tàng và cách diệt trừ tội.
Chương nói về Giá: Nói về cách ngăn ngừa và cử tội người khác, khi cử phải đủ năm pháp là: Tri thời, chân thật, lợi ích, nhu nhuyến, từ tâm.
Chương phá Tăng: Nói việc tội phá Tăng.
Chương diệt tránh: Nói về Thất diệt tránh (bảy phép diệt sự tranh cãi).
Chương nói về Ni: Nói việc Ni chúng thọ giới, thuyết giới.
Chương nói về Pháp: Nói các oai nghi, pháp thức đi lại... của Tỷ-kheo.
Chương nói về Phòng: Nói việc sửa sang tu bổ phòng xá.
Chương tạp: Thuyết minh xen lẫn hết thảy các chương, và cách trì giới.
Đạo Tuyên Luật sư trong "San bổ tùy cơ yết-ma" tóm tắt hai mươi chương trình mười điều.
Chương tập pháp: Nói tổng quát về sự duyên thành không thành của các pháp Kiết-ma.
Chương kết và giải giới
Chương nói pháp thọ các giới.
Chương nói áo, thuốc, thọ trì, thuyết tịnh.
Chương nói các pháp thuyết giới.
Chương nói về chúng an cư.
Chương nói pháp tự tứ.
Chương nói về chia áo (của Tăng đã chết)
Chương nói sám hối các tội.
Chương nói việc cốt yếu của vị trú trì Phật pháp.
Chỉ trì, Tác trì
Giới luật thì nhiều, nhưng không ngoài hai môn: Chỉ trì và Tác trì.
Chỉ trì là đình chỉ, đình chỉ không làm các điều ác. Tức qui định về điều giới, đó là giới, thuộc chỉ trì.
Tác trì là tu thiện, tức làm các điều thiện. Tức qui định về các pháp Kiết-ma, đó là luật, thuộc Tác trì.
Ví dụ thực hành giới bổn là Chỉ trì, giữ gìn hai mươi kiền độ là Tác trì.
Phân tích Giới bổn
Vì sao gọi là Giới bổn? Đây là những giới bổn gốc, chính yếu của Luật tạng. Giới bổn của Tăng có 250, của Ni có 350 giới. Ngoài giới bổn chính còn có phần Kiền-độ dịch âm chữ Khandha, có nghĩa là nhóm, thiên, chương.
Phân tích giới bổn gồm có tám mục, 250 giới, chia năm thiên và bảy tụ.
Năm thiên:
Ba-la-di có 4 giới.
Tăng tàn có 13 giới.
Ba-dật-đề gồm 30 xả đọa, 90 đơn đọa.
Đề-xá-ni có 4 giới.
Đột-kiết-la gồm 100 chúng học, 7 diệt tránh.
Bảy tụ:
Ba-la-di.
Tăng-tàn.
Thâu-lan-giá.
Ba-dật-đề.
Đề-xá-ni.
Ác-tác.
Ác-thuyết.
( 6. và 7. hợp chung gọi là "Đột-kiết-la")
Năm thiên là nương ở chỗ tội nặng nhẹ của tội quả. Bảy tụ là những loại tụ căn cứ ở tội tính và nguyên nhân của nó. Thâu-lan-giá là phương tiện tội (tức nhân tội) của Ba-la-di và Tăng-tàn. Ác-tác là tội nhẹ thuộc về thân. Ác-thuyết là tội nhẹ thuộc về khẩu.
Giải thích bốn Ba-la-di
Bốn Ba-la-di: Ba-la-di, Phạn tự là Pàràjjka, Tàu dịch là Khí - bỏ vứt ra ngoài Tăng chúng. Tội Ba-la-di có bốn, là bốn tội phạm vào thì bị bỏ đi, vứt đi. Mắc bốn tội này coi như bỏ ra ngoài Tăng chúng, vì vậy gọi là Khí (vứt bỏ). Phạm tội này gọi là bất cọng trụ, tức không được phép tham dự tất cả công việc của Tăng. Luận Du-dà-sư-địa cho rằng khi phạm bốn tội này gọi là Tha thắng - tức khi phạm tội nầy thì bị Ma thắng. Vì sao? vì người tu sĩ ví như một chiến sĩ chiến đấu với bốn thứ ma: Ma phiền não, ma ngũ ấm, tử ma, thiên ma. Họ đánh bằng khí giới gì? Họ chiến đấu bằng cách hành trì giới luật. Khi người tu sĩ không trì giới, không giữ giới thì thua bốn thứ ma đó, như vậy là Ma thắng. Do đó phạm bốn Ba-la-di cũng gọi là phạm Tha thắng. Tha là kẻ khác, thắng là hơn. Phạm tội để kẻ khác hơn gọi là Tha thắng. Nếu phạm tội này thì Ma hơn. Còn phạm tội dưới tội đây thì còn dằn co, chưa phần thắng bại.
Giải thích mười ba Tăng tàn
Mười ba Tăng tàn: Phạn tự là Samghà-vasena. Phiên âm là Tăng-già-bà-thi-sa. Tàu dịch là "Tăng tàn". Tăng tàn có hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: Giới luật là tính mạng của Tăng. Khi phạm Ba-la-di coi như chết hẳn. Còn nếu phạm Tăng tàn thì như một người chết mà chưa chết hẳn, mới hấp hối thôi, nếu cấp cứu kịp thời, gặp thầy hay thuốc tốt thì có thể cứu được.
Nghĩa thứ hai: Phạm giới này nếu đủ hai mươi Tỷ-kheo hợp lại Kiết-ma đúng pháp, cho họ sám hối thì có thể tiêu diệt được tội này, nên gọi là Tăng tàn. Trong Căn bản nhất hữu bộ gọi là Chúng giáo. Chúng là chúng Tăng, giáo là giáo dục. Chúng giáo có nghĩa phải có hai mươi vị Tăng giáo dục cho, cho sám hối thì mới hết tội.
Giải thích hai Bất định
Hai bất định: Vì sao gọi là Bất định? Vì không dứt khoát tội đó là Ba-la-di hay Tăng tàn hay Ba-dật-đề. Nó có thể thành tội Ba-la-di hay tội Tăng tàn hoặc Ba-dật-đề theo lời trú tín Ưu-bà-di, là vị nữ cư sĩ có lòng tin thanh tịnh kiên cố, không nhất định nên gọi là Bất định. Hai tội này chỉ liên hệ giới bất dâm, chứ không liên hệ các giới khác.
Giải thích ba mươi Xả đọa
Ba mươi tội Xả đọa: Phạn tự là Nissagiya-pàcittiya. Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là phiên âm. Tàu dịch là "Xả đọa".
Tội xả và tội đọa. Loại tội này là chỉ các Tỷ-kheo, đồ dùng đó khi phạm vào mà trái phép thì phải đọa. Muốn sám hối tội đó thì phải ở giữa chúng hoặc đối một người mà xả đồ vật lấy dùng trái phép trước rồi sám tội sau.
Nói cách khác, khi đề cập đến tội xả đọa là các vật sở hữu của Tỷ-kheo, như y, bát, tọa cụ... lại không làm thủ tục tác pháp thì phải làm phép xả vật, xả tội, chừa bỏ tâm lý chứa chấp, tàng trữ tài vật để khỏi đọa lạc, nó gồm ba mươi giới. Ai phạm nên đưa các phẩm vật ấy ra giữa Tăng, từ bốn vị trở lên để xả và đối trước một vị Tỷ-kheo để nói tội và xin sám hối.
Giải thích chín mươi Ba-dật-đề
Ba-dật-đề (Pàcittiya). Tàu dịch là "Đơn đọa". Nó liên quan đến các tội tiểu vọng ngữ, cố ý sát hại côn trùng, cùng với nữ nhơn đi chung đường v.v... gồm có chín mươi đơn đọa là tội không dính dáng gì đến vật dụng hết. Phạm thì bị đọa thôi, không cần xả, nên gọi là đơn đọa.
Giải thích bốn Hối quá pháp
Bốn hối quá pháp. Ba-la-đề Đề-xá-ni (Pàtidesanniya), Tàu dịch là "Hướng bỉ hối". Phạm tội này chỉ hướng tới một Tỷ-kheo khác, nói rõ lỗi lầm đã phạm và xin sám hối. Tóm lại là tội nhỏ, có thể hối cải, người phạm có thể nói tội với một Tỷ-kheo khác mà xin sám hối.
Giải thích một trăm Học pháp
Một trăm Học pháp phiên âm Phạn tự là Thức-xoa-ca-la-ni (Sikkhà Karaniya). Tàu dịch là "Chúng học". Chúng học pháp là những pháp cần nên học. Như các sinh hoạt hằng ngày, các oai nghi nhỏ nhặt.... Pháp này chủ yếu là tự trách lấy mình. Đây là tội nhỏ nhặt, tội khó giữ nhưng hết sức dễ phạm. Khi biết phạm thì tự trách lấy mình để ăn năn, tự hứa lần sau không tái phạm là đủ.
Giải thích bảy Diệt tránh
Bảy Diệt tránh pháp, tiếng Phạn là Adhika-ramásama-thaàdharmàh. Tàu dịch là "Diệt tránh pháp". Tức bảy phương pháp trị tội hay bảy cách thức để chấm dứt sự tranh cãi giữa chúng Tăng. Phạm 100 học pháp và 7 Diệt tránh kết vào tội Đột-kiết-la, chỉ tâm niệm sám hối, học tập, là đủ.
Riêng về Tỷ-kheo-ni, Phật ưu đãi hơn:
Ba-la-di không phải bốn mà là tám.
Tăng tàn không phải mười ba mà là mười b ảy.
Xả đọa bằng nhau.
Đơn đọa không phải chín mươi mà là 178.
Hối quá không phải bốn mà là tám.
Một trăm học pháp giống nhau.
Cộng tất cả là 348 giới. Chưa hết, Ngài còn trao thọ mạng Phật pháp cho Ni nữa. Đặc biệt là Ni có Tám kỉnh pháp, nhưng Tăng thì có nhị bất định, còn Ni thì không. Như vậy Ni hơn tám, Tăng hơn hai. Ni thì có ngũ thiên lục tụ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.31/1/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

Tuesday 29 January 2013

Phần I:  Ba-la-di (Pārājika-dharmā)
*******

Sự phân loại các giới trong Luật Tứ phần  và trong Luật Pāli  được sắp xếp theo thứ tự từ nặng đến nhẹ. Trong đời sống xuất gia của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, tội Ba-la-di là tội nặng nhất. Bà I. B. Horner giải thích thuật ngữ pārājika  như sau: 
“Ý kiến của Burnouf (cũng được Childers và các học giả khác chấp nhận) cho rằng pārājika xuất phát từ ngữ căn para + aj, có nghĩa là tội buộc phải trục xuất hay khai trừ khỏi cộng đồng Tăng đoàn. Theo văn phạm học, từ pārājika hay paraji có thể xuất phát từ ngữ căn Para cộng với aj . Nhưng đối với tôi, dùng nghĩa “bị thất bại” dường như đáng tin tưởng hơn là nghĩa “trục xuất” và mặc dù trong văn học Vệ-đà ngữ căn aj có nghĩa là “tẩn xuất”, nhưng nghĩa này không được xem như là nghĩa gốc trong Pāli.[1] 
E. J. Thomas nói: “Ngài Phật Âm (Buddhaghosa, còn được dịch nghĩa là Phật Minh) giải thích từ pārājika là “sự thất bại” hoặc “đau thương”, và trường phái Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ (Mūlasarvastivāda) cũng giải thích như vậy, nhưng bản sớ giải sớm nhất [2] của Luật Bộ không đưa ra một gợi ý nào về ý nghĩa này.” [3]
Trong phần giải thích thuật ngữ Ba-la-di, tiếng Hoa là “po luo yi fa” (ba-la-di pháp) Tứ Phần Luật giải thích như thế này: nếu một  vị Tỳ-kheo [hay Tỳ-kheo-ni] phạm tội Ba-la-di thì vị Tăng [Ni] ấy được xem như là “đã bị cắt đầu.” Người phạm giới hoàn toàn đánh mất đời sống tu sĩ, không còn được sống chung với các vị Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni thanh tịnh nữa. [4] Trong tụ Ba-la-di, Tỳ-kheo-ni có thêm 4 giới nữa liên quan đến hành vi dâm dục. Nếu một Tỳ-kheo nào phạm một trong những tội  thuộc tụ Ba-la-di thì vị ấy bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn. Một Tỳ-kheo-ni phạm một trong những tội thuộc tụ Ba-la-di thì cách xử phạt cũng giống như vậy. Tuy nhiên, kết quả  việc vi phạm giới dâm dục của Tỳ-kheo-ni có thể dẫn đến cô ấy bị mang thai, vì Tỳ-kheo-ni vốn có khả năng sinh sản. [5] Vì lý do này 4 giới thêm vào liên hệ đến vấn đề dâm dục trong tụ Ba-la-di của Tỳ-kheo-ni là các giới rất nghiêm trọng. Các giới Ba-la-di được trình bày như dưới đây:
Người dịch tạm đặt các mặc ước cho các giới sau: Thứ nhất là các số thứ tự; kế đến là nội dung của giới,[6] thứ 3 là trật tự của giới Tỳ-kheo tương đương [7] được để trong ngoặc vuông […] nếu có.
1. Cấm dâm dục [1].
2. Cấm trộm cắp [2].
3. Cấm sát sanh [3].
4. Cấm nói láo khoe mình chứng đạt Thánh quả [4].
5. Cấm đụng chạm đến người nam có tâm nhiễm ô. [8]
6. Cấm làm tám việc [9] chung cùng với người nam có tâm nhiễm ô.
7. Cấm bỏ qua hoặc che dấu  tội trọng của một Tỳ-kheo-ni khác.
8. Cấm a tùng theo một Tỳ-kheo phạm tội bị giáng cấp sau khi khuyên răn 3 lần. [10] 
Như vậy, bốn giới đầu cả Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều có nội dung như nhau. Bốn giới sau (5, 6, 7 và 8) thêm vào cho Tỳ-kheo-ni. Nếu Tỳ-kheo-ni (Tỳ-kheo) nào vi phạm một trong các giới trong tụ Ba-la-di thì không thể nào phục hồi được và buộc phải khai trừ vĩnh viễn ra khỏi Tăng đoàn.[11] Hai giới (5 và 6) thêm vào của Tỳ-kheo-ni đề cập đến các tội tình dục, giới thứ 7 liên quan đến vấn đề che dấu tội phạm Ba-la-di của một Tỳ-kheo-ni khác, và giới thứ 8: a tùng với một vị Tỳ-kheo đã bị Tăng đoàn cử tội. Vì chưa đủ kiến thức về quan điểm của Phật giáo đối với phụ nữ, một số người nghĩ rằng 4 giới được chế định thêm vào cho Tỳ-kheo-ni vì lòng tham ái của phụ nữ khó kiềm chế được. 
Một học giả Phật giáo Triều Tiên, Jung-shu Han phê bình các giới trong tụ Ba-la-di của Tỳ-kheo-ni: “Chúng ta nên hiểu những lý do tại sao mà đức Phật từ chối việc thành lập Ni đoàn và chế đặt thêm 4 giới cho Tỳ-kheo-ni trong tụ Ba-la-di này. Vì lòng tham dục của Tỳ-kheo-ni rất nhiều và khó điều phục, họ có liên hệ tình dục với cư sĩ, với những người không phải là Phật tử và ngay cả các Tỳ-kheo. Do đó, họ tạo ra các vấn đề rắc rối trong Tăng đoàn và làm mất đi sự thanh tịnh của giáo pháp trong thời đức Phật.” [12]
Tuy nhiên, Richard F. Gombrich chỉ ra: “Một điều đáng chú ý là đức Phật không theo các quan niệm đang thịnh hành trong truyền thống  Ấn Độ và các nơi khác, cho rằng lòng tham dục là tội của phụ nữ và dâm dục là kết quả của sự cám dỗ của người nữ đối với người nam…. Điều quan trọng hơn là bài kinh nói về lòng tham dục của người nam đối với người nữ và của người nữ đối với người nam đều như nhau.[13] 
Gross cũng nói: “Ðiều đáng chú ý ở đây, nhiều nhà sớ giải hiện đại đều nhận ra rằng một trong những mối quan tâm lớn về giới luật Tăng đoàn là phải tách biệt chư Tăng và chư Ni để giữ gìn đời sống phạm hạnh. Chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ Tăng hoặc Ni lôi cuốn lẫn nhau. Điều trở ngại thật sự là mối quan hệ giữa người xuất gia và cư sĩ.” [14]
Nagata Mizu lại xác nhận thêm lý do thực tế của hai giới thêm vào (5 và 6) liên hệ đến việc cấm dâm dục của Tỳ-kheo-ni. Ông nói các điều luật này cấm Tỳ-kheo-ni xúc chạm đến thân thể của nam giới vào bất cứ lúc nào, vào bất cứ tình huống nào, vì Tỳ-kheo-ni có khả năng sinh sản, mà sự sinh sản đi ngược lại với đời sống xuất gia.[15] 
Tứ Phần Luật  không trình bày chi tiết lý do tại sao giới Ba-la-di thứ 7 của Tỳ-kheo-ni được chế ra. [16] Tuy nhiên, bản Luật Pāli có trình bày một sự kiện lịch sử lý do tại sao giới này được chế định. Tỳ-kheo-ni Sundarīnandā có quan hệ ái dục với nam cư sĩ Sāḷha, cháu nội của  Migāra, và cô bị mang thai. Sau khi cô không thể che dấu được nữa, cô buộc phải ra khỏi Tăng đoàn. Chị của cô là Thullanandā che dấu tội của Sundarīnandā mặc dù cô biết Sundarīnandā phạm tội Ba-la-di. Do đó, mặc dù điều luật thứ 7 của Ba-la-di thoáng nhìn qua dường như để đề cập tội che dấu, nhưng nó cũng chỉ ra mối liên hệ đến vấn đề tình dục giữa nam và nữ. [17]
Mặc dù đức Phật chế định các giới là Tỳ-kheo-ni phải học giáo pháp (dharma)  với các vị Tỳ-kheo được Tăng đoàn chỉ định [18], Ngài cũng chế giới thứ 8 để bảo vệ cho chư Tỳ-kheo-ni không bị một Tỳ-kheo không có phẩm hạnh lạm dụng. Giới này có thể là dư tàn của Ni đoàn vào thời kỳ đầu, khi một số Tỳ-kheo-ni bị các Tỳ-kheo đã trục xuất ra khỏi Tăng đoàn sai khiến.[19] Những giới luật thêm vào cho Tỳ-kheo-ni trong tụ Ba-la-di có vẻ không đồng nhất, nhưng chúng ta thấy sự kiện lịch sử   để chế các giới này phần lớn có liên quan đến các tội ái dục. Giới thứ 8 là một trong các giới quan trọng nhất của đời sống phạm hạnh của Tỳ-kheo-ni, tuy nhiên, phạm giới này chưa kết nhận là tội nếu chưa được khuyên đến lần thứ ba. Chatsuman Kabilsingh nhận xét giới thứ 8 như sau:
“Một điều lạ là cấu trúc của giới thứ 8 của tụ Ba-la-di khác với những giới còn lại trong tụ này. Một vị Tỳ-kheo-ni bị xem là phạm giới này chỉ sau khi khuyên đến lần thứ 3, cách kết tội này gống như tội Tăng-già-bà-thi-sa hơn là tội Ba-la-di. Cũng có thể nó được lấy từ Tăng-già-bà-thi-sa chăng? Nếu trường hợp đó đúng thì sự chuyển đổi này phải xảy ra ở giai đoạn rất sớm trước khi phân phái, vì các bộ luật của các trường phái đều có giới này. [20] 
Nagata Mizu tán thành rằng nếu một vị Tỳ-kheo-ni phạm tội có liên hệ đến vấn đề tình dục, vị Ni ấy buộc phải rời khỏi Ni đoàn. Hơn nữa, kết quả của việc phạm tội có thể làm cô mang thai, và điều này tạo ra vấn đề rắc rối hệ trọng cho Tăng đoàn cũng như cho cá nhân. Ngược lại, nếu một vị Tỳ-kheo vi phạm đến các vấn đề tình dục, sự hành phạt của tội có thể chỉ bị khắc khoải trong thâm tâm của vị Tỳ-kheo ấy thôi. [21]
Nhờ khảo sát tỉ mỉ khi nghiên cứu, đối chiếu với các giới trong tụ Ba-la-di của Tỳ-kheo-ni và Tỳ-kheo, chúng ta thấy rằng 4 giới của tụ Ba-la-di thêm vào của Tỳ-kheo-ni thật sự chỉ đề cập đến các vấn đề tình dục. Dường như đức Phật hết sức quan tâm, đề phòng kỹ càng cho đời sống thanh tịnh của Tỳ-kheo-ni hơn Tỳ-kheo, và để bảo vệ an toàn hơn đối với hành vi tham ái cho Tỳ-kheo-ni bởi vì họ vốn có khả năng sinh sản. [22] Như Nagata Mizu khẳng định những kết quả của việc phạm tội dâm của Tỳ-kheo-ni có thể khác xa với các kết quả phạm tội dâm của Tỳ-kheo. Kết quả phạm tội dâm của Tỳ-kheo-ni không chỉ đơn giản là họ bị khai trừ ra khỏi Tăng đoàn,  mà họ còn phải cưu mang bổn phận phải sinh sản và làm mẹ  .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/1/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT. 
TỪ NGỮ PHẬT HỌC THÔNG DỤNG

B

Ba Dật Đề
, Ba Dược Chí, Ba Dật Để Ca - Pàyattika, Pàtaka - A sin that makes one to fall into purgatory. Trung Hoa dịch là Đọa, nghiã là người phạm vào giới luật theo loại này thì bị đọa vào địa ngục. Đây là một trong những loại phạm giới luật của vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Có hai loại Ba dật đề: Ni tát kỳ Ba dật đề (Xả đọa) và Ba dật đề (Đơn đọa).
Ba La Di
, Ba La Xà Dĩ Ca, Ba La Thị Ca - Pàràjika - An unpardonable sin in which one who broke the law is expelled from the order. This is the first of eigh sections of the Vinaya pitaka. One who commited this sin is as a needle without an eye, a dead man, a broken stone which cannot be united, a tree cut in two which cannot live. Ba la di là trọng tội. Ba la di có bốn nghiã: 1. Khí tội, kẻ phạm tội này là đồ bỏ đi; 2. Đọa tội, kẻ phạm tội này sẽ bị đọa vào ba đường ác; 3. Tha thắng, kẻ phạm tội này là người bại trận mà kẻ chiến thắng là ác pháp; 4. Cực ác, trong các tội phạm giới luật đây là tội nặng nhất. Vị Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo ni phạm tội này thì bị tẫn xuất ra khỏi Tăng đoàn vì không còn tư cách của một vị Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo ni để sống trong Tăng già (Bất cộng trụ). Người phạm trọng tội này thì chúng Tăng không còn có cách nào để chấp nhận sự sám hối hay tha thứ. Cho nên người phạm trọng tội được ví như là cây kim bị gãy mất lỗ xỏ chỉ, như thây người chết hay người bị chặt đầu, như tản đá bị bể ra không thể hàn gắn lại, như cái cây bị chặt làm đôi không thể sống.
Ba La Đề Mộc Xoa
, Bà La Đề Mộc Xoa, Bát Lạt Để Mộc Xoa - Pratimoksa - Particular liberation. One who doesn’t break a special rule in the Vinaya will emancipate from a sin or suffering. Trung Hoa dịch là Biệt giải thoát hay Biệt giải thoát luật nghi, có nghiã là giải thoát riêng biệt, vì một người giữ gìn một giới luật nào đó không vi phạm thì sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi và khổ đau do sự phạm tội đó gây ra. Biệt giải thoát luật nghi là chỉ chung cho những loại giới luật mà thất chúng đệ tử Phật tuân thủ, như 250 giới của Tỳ kheo, 348 giới của Tỳ kheo ni, 10 giới của Sa di, thập thiện hay ngũ giới của Phật tử tại gia, vân vân...
Ba La Mạt Đà
- Paramàrtha - ultimate truth, fundamental meaning. Name of a famous monk who came to China from Western India. He traslated about fifty Buddhist Scriptures into Chinese. Trung Hoa dịch là Đệ nhất nghiã tức là chỉ cho sự thật tuyệt đối, chân lý tối thượng, ý nghiã cao tột. Cũng là tên của ngài Chân Đế, một vị cao Tăng từ Ấn độ đến Trung Hoa đã dịch khoảng năm mươi bộ kinh Phật.
Ba La Mật
, Ba La Mật Đa, Bá La Nhĩ Đa - Pàramità - Perfection, crossing over, reaching to the other shore of nirvàna from this shore of births and deaths. There are six Pàramità: 1. Dàna, charity, giving; 2. Sila, practicing the rules; 3. Ksànti, patience; 4. Vìrya, devotion; 5. Dhyàna, meditation; 6. Prajnà, wisdom. Trung Hoa dịch là Độ, Đáo bỉ ngạn, Cứu cánh, Độ vô cực có nghiã là vượt qua, là hoàn tất việc giải thoát khổ đau, là đến bờ bên kia giác ngộ và giải thoát, là đạt đến sự siêu việt không thời gian. Có sáu Ba la mật: 1. Bố thí; 2. Trì giới; 3. Nhẫn nhục; 4. Tinh tấn; 5. Thiền định; 6. Trí tuệ. Sáu Ba la mật này là những phương thức mà một vị phát Bồ đề tâm tu tập để hoàn thành sự nghiệp tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn.
Ba La Nại
, Ba La Nại Tư, Ba La Ni Tư, Ba Lại Na Tư - Vàrànasi - A kingdom on the Ganges river. In that ancient kingdom, there was the Deer Park where Sakya Muni Buddha rolled the Dharma wheel at the first time after his enlightenment. Tên một nước ở Ấn Độ thời đức Phật còn tại thế. Nơi đây có vườn Lộc Uyển, vườn nai, ở đó đức Phật đã chuyển bánh xe chánh pháp lần đầu tiên sau khi ngài giác ngộ.
Ba Tuần
, Ma Ba Tuần, Ba Tuần Du, Ba Tỳ - Pàpiyàn, Màra Pàpìmàn - The evil one, the murderer who wants to kill all goodness. Ma Ba Tuần, Trung Hoa dịch là Ác giả là người ác, Sát giả là kẻ giết hại pháp thân huệ mạng của người thiện, kẻ lúc nào cũng theo phá những người thực hành điều lành, tu tập chánh pháp.
Ba Tư Nặc
- Prasenajit - King of Sràvastì who was born at the same day with Sakya Muni Buddha. He alway supported the Buddha and his Shangha. He was father of Virudhaka who supplanted him. Ba Tư Nặc là vua của nước Kiều Tát La (Kausala) ở Trung Ấn Độ, thủ phủ là thành Xá Vệ (Sravasti), hoàng hậu là Mạc Lị phu nhân. Ông sanh cùng ngày với đức Phật và luôn luôn hỗ trợ cho đức Phật và Tăng đoàn của ngài. Ông là cha của Ác Sinh hay Vị Sinh Oán mà về sau giam vua cha vào ngục rồi lên ngôi tên là A Xà Thế.
Bà Già Bà
, Bà Già Bà Đế, Bà Già Phạm, Bà Già Bạn, Bạc Già Phạm hay Bạc A Phạm - Bhagavat - Fortunate, Excellent, the Holy One, World-honoured. Trung Hoa dịch là Hữu đức, Hữu đại công đức, Hữu thanh danh, Thế tôn, là một trong những tôn danh của chư Phật có nghiã là bậc có đầy đủ công đức, đấng được trời người tôn kính, bậc có uy đức lớn được tất cả mọi người biết đến.
Bà La Môn
- Bràhmana - Pure actions or pure mind, the highest class of the four castes in ancient India. Trung Hoa dịch là Tịnh hạnh hay Tịnh chí, là giai cấp Tăng lữ, giai cấp cao nhất trong bốn giai cấp ở Ấn độ thời xưa. Giai cấp này thờ thần Phạm thiên (Brahma), nắm giữ phần diễn dịch và lưu tryền kinh Vệ đà (Veda) cũng như các nghi thức tế lễ trong tôn giáo Bà La Môn.
Bà Tẩu Bàn Đậu
, Phiệt Tô Bạn Độ, Bà Tẩu Bàn Đà, Thiên Thân, Thế Thân - Vasubandhu - His name means a relative of the gods or the world. He was born about 900 hundred years after Buddha’s nirvàna. He was Asanga’s younger brother. By Asanga he was converted from the Sarvàstivàda school to the Mahayàna. His well known work is the Abhidharmakosa sastra. Ngài Thế Thân là em ruột của Bồ tát Vô Trước. Ngài là một trong những đại luận sư của Phật giáo, tương truyền nói răèng ngài đã từng viết hàng trăm bộ luận. Nhờ người anh là Bồ tát Vô Trước mà ngài trở về với Đại thừa rồi sau đó đã sáng tác nhiều tác phẩm trong đó có những tác phẩm về Duy thức để xiển dương giáo nghiã Đại thừa.
Bách Dụ Kinh
- The sùtra of the 100 fables which was translated into Chinese by Gunavrddhi in late fifth century. Kinh Bách Dụ là kinh gồm có 100 mẫu chuyện dẫn dụ các câu chuyện thế gian để chuyển hóa con người vào con đường giác ngộ và giải thoát của đạo Phật. Kinh đã được ngài Cầu Na Tỳ Địa dịch sang tiếng Trung Hoa vào thế kỷ thứ năm sau Tây lịch. Kinh cũng đã được dịch sang tiếng Việt.
Bách Luận
- Satasàstra - One of the three sàstras of the Màdhyamika school. It was written by Deva Bodhisattva, interpreted by Vasubandhu in Sanskrit, and translated into Chinese by Kumàrajiva. It combined 100 verses, each of 32 words. Bách Luận là một trong ba bộ luận nòng cốt của phái Trung Quán. Ba bộ luận ấy là: Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận. Bách luận được Bồ tát Đề Bà soạn, được Bồ tát Thế Thân giải thích và được dịch sang tiếng Trung Hoa bởi ngài Cưu Ma La Thập. Bách luận gồm có 100 bài kệ mỗi bài kệ là 32 chữ.
Bách pháp
- The hundred things including mental and physical elements, of the Vijnànavàda school. They were divided into five groups: 1. Eight perceptions or consciousness; 2. Fifty one mental elements; 3. Eleven physical things; 4. Twenty four unconditioned elements; 5. Six inactive things. Một trăm pháp. Do các nhà Duy Thức tổng hợp tất cả các pháp thành một trăm pháp. Chúng được phân ra làm năm loại: 1. Tâm pháp hay còn gọi là tâm vương, bao gồm 8 thức tâm, đó là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạc na và a lại da; 2. Tâm sở hữu pháp, bao gồm 51 pháp thuộc về tâm; 3. Sắc pháp, bao gồm 11 pháp thuộc sắc chất do tứ đại hình thành; 4. Tâm bất tương ưng hành pháp, bao gồm 24 pháp không tương ưng với tâm; 5. Vô vi pháp, bao gồm 6 pháp vô vi, tức là những pháp vượt ra ngoài sự tạo tác, sinh diệt.
Bách pháp Minh môn
- The door to the knowledge of hundred things or every thing; one of the first stages of Bodhisattva practice. Minh có nghiã là trí tuệ, môn tức là sự thể nhập. Bách pháp minh môn là trí tuệ của Bồ tát liễu ngộ tất cả pháp.
Bách Pháp Minh Môn Luận
- The Sastra that explained the hundred things was translated into Chinese by Hsuan Tsang. Là bộ luận giảng giải về trăm pháp do ngài Huyền Trang dịch sang tiếng Trung Hoa vào đời Đường.
Bách Trượng
- Pai Chang, name of a famous Patriarch in the Chinese Zen Buddhism. He was Matsu Taoi’s student. Thiền sư Bách Trượng là đệ tử của ngài Mã Tổ Đạo Nhất. Thiền sư Bách Trượng là người đặt ra Bách Trượng Thanh Quy chỉnh đốn lại sinh hoạt của thiền môn và chủ trương "nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực", một ngày không làm, một ngày không ăn.
Bạch hào
- The white curled hair between Buddha’s eye-brows. Sợi lông trắng cuốn lại nằm giữa hai hàng lông mày, là một trong 32 tướng tốt của đức Phật.
Bạch Hắc nhị nghiệp
- White and black karmas. White is good karma. Black is bad karma. Hai nghiệp trắng và đen. Trắng tức là nghiệp thiện. Đen là nghiệp ác.
Bạch Liên Xã
- A White Lotus Society formed early in the fourth century A.D. by Hui Yuan. Chanting Amitàbha’s name and vowing to be born in the pure land were this society’s purpose. Bạch Liên Xã là một hội Tịnh độ được thành lập vào đời nhà Tấn ở Trung Hoa khoảng thế kỷ thứ 4 dương lịch bởi ngài Huệ Viễn đại sư cùng với 123 đồng đạo. Hội lấy hạnh niệm Phật A Di Đà để cầu sinh Tịnh độ làm mục đích.
Bạch Nhất hay Bạch Nhị Yết Ma
- Jnaptidvitiyà Karmavacanà - To discuss and explain the new proposals or works to be done to the members of Sangha to make the final dicision. Yết ma (karma) có nghiã là hành động tạo tác. Ở đây là chỉ sự quyết định của tập thể Tăng già về một vấn đề nào đó, chính là hành động tạo tác của thân, khẩu, ý của Tăng. Bạch Yết ma là thủ tục của Tăng gìa để giải quyết công việc của Tăng. Trước hết thưa bạch với Tăng về vấn đề, rồi lấy quyết định của Tăng về cách giải quyết. Giai đoạn đầu là "bạch", giai đoạn sau là "tác pháp yết ma".
Bạch Phạn Vương
- Suklodana-ràja - Simhahanu’s second son, Siddhartha’s uncle, father of Devadatta and Nandika. Bạch Phạn Vương là em trai của vua Tịnh Phạn, là chú của thái tử Tất Đạt Đa, là cha của Đề Bà Đạt Đa và Nan Đề Ca.
Bạch Y
- White robe, in ancient India, Brahmans and other people, not Buddhist monks, alway wore white robes; therefore, the term "white robe" indicates the common people. Bạch y, áo trắng, chỉ cho người đời, vì ngày xưa, ở Ấn độ, người Bà la môn và người thế tục thường mặc áo trắng, không giống như người xuất gia trong đạo Phật mặc áo ca sa hoại sắc.
Bản Giác
- Original Bodhi, enlightened nature - Tự tính giác ngộ và thanh tịnh của tất cả chúng sinh. Tự tính ấy không hề bị vô minh và phiền não làm ô nhiễm, lúc nào cũng sáng tỏ tròn đầy. Khác với thỉ giác là sự giác ngộ do tu tập phá sạch vô minh và diệt trừ phiền não mà được.
Bản Hoặc
- Original delusion - Còn gọi là căn bản hoặc, hay là căn bản phiền não. Đó là những phiền não căn bản gây ra vô lượng tội nghiệp mà chúng sanh phải thọ nhận. Những phiền não căn bản ấy là tham, sân, si, mạn, nghi.
Bản Hữu
- Primary existence, the source and substance of all phenomena- Sự hiện hữu của bản thể, vốn xưa nay là vậy, đó là pháp tánh chân như. Bản hữu chủng tử là chỉ cho chủng tử của tất cả mọi pháp đã có mặt trong A lại da thức, khác với chủng tử tân huân (chủng tử mới được hình thành).
Bản Lai Diện Mục
- Term of Zen Buddhism, the fundamental nature of all beings, Buddha nature, the true face of all beings - Thuật ngữ của Thiền tông để chỉ bộ mặt thật xưa nay của chúng sanh, đó cũng là tự tánh giác ngộ, là Phật tánh.
Bản Lai Vô Nhất Vật
- From the beginning to now, nothing exists because everything has no true nature. Xưa nay không một vật, câu nói này được trích trong bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng: "Bồ đề bổn vô thọ, minh kính diệt phi đài, bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhã trần ai?" Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng không đài, xưa nay không một vật, bụi trần bám vào đâu? Câu nói này đã trở thành thuật ngữ của thiền, để chỉ bản tâm rỗng lặng thanh tịnh, vạn pháp vốn không có tự tánh.
Bản Môn Tích
Môn- The original Buddha and his various manifestations. According to the Patriarches, the Saddharmapundarika Sutra (the Lotus Sutra) was divided into two parts: The first fourteen chapters indicated the Buddha’s earthly life or nirmanakàya and his teachings; the second fourteen chapters indicated the Buddha’s eternity or Buddha’s dharmakàya and his revelation. Gọi cho đủ là Bản môn bản hóa, Tích môn tích hóa. Bản môn chỉ nguồn cội của sự hóa độ của đức Phật, đó là pháp thân vi diệu, như mặt trăng thật trên trời. Tích môn chỉ dấu vết của sự hóa độ của đức Phật mà chúng sanh có thể nhận thấy, đó là biến hóa thân, như mặt trăng ở dưới nước. Các nhà chú giải kinh Pháp Hoa đã chia kinh này ra làm hai phần: 14 phẩm đầu của kinh thuộc về Tích môn; 14 phẩm cuối thuộc về Bản môn.
Bản Nguyện
- Pùrvapranidhàna - A Buddha’s or Bodhisattva’s vows related to saving all beings, for example the Amitàbha Buddha’s forty eight vows. Thệ nguyện căn bản của một vị Phật, Bồ tát đối với việc hóa độ tất cả chúng sanh. Như 48 lời nguyện của đức Phật A Di Đà chẳng hạn.
Bản Sư
- The fundamental teacher, to all of Buddhists, Sakyamuni Buddha is their teacher. Là vị thầy, vị đạo sư căn bản, đối với tất cả mọi người con Phật, thì đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị thầy căn bản chỉ bày con đường tu tập dẫn đến giải thoát và giác ngộ.
Bản Tâm
- One’s own mind - Là tâm gốc gác, tâm của chính mỗi chúng sanh, tâm ấy không hề bị tổn giảm khi chúng sanh trôi lăn trong sanh tử luân hồi, cũng không hề gia tăng khi chúng sanh thành Phật, nó là chân tâm, là thể tánh thanh tịnh ở trong tất cả chúng sanh.
Bản Tế
- Pùrvakoti - The original point of time, indicating the uncountable or unlimited time in the past - Biên tế đầu tiên, thời điểm gốc gác, chỉ thời điểm vô cùng vô tận quá khứ.
Bản Thể
- The original nature of all beings or things - Thể tánh nền tảng, tự thể nguyên sơ của chúng sanh hay các pháp.
Bản Thệ
- Samaya - The fundamental vow made by a Buddha or Bodhisattva - Thệ nguyện thành tựu Phật đạo cho người và mình của một vị Phật hay Bồ tát.
Bảo Cái
- A canopy decorated with gems above the Buddha’s or Bodhisattva’s seat - Cái lọng được trang sức bằng ngọc quý để che trên chỗ ngồi của đức Phật, Bồ tát hoặc các vị tôn đức.
Bảo Sanh Phật
- Ratnasambhava Buddha, one of the five DhyàniBuddhas, the central position in the southern "diamond mandala". Đức Phật Bảo Sanh là một trong năm vị Phật của Ngũ trí Như Lai, tọa vị tại trung tâm thuộc phía nam ở cõi Kim Cương Mạn đà la.
Bảo Sở
- The precious place, the perfect Nirvana - Trú xứ tôn quý, là cảnh giới tối hậu và tối thượng để quy hướng, là Niết bàn.
Bảo Tạng
- Ratnagarbha - The treasury of precious things, the Buddha’s teachings are also called the store of treasure - Kho chứa bảo vật, giáo pháp của đức Phật cũng được gọi là bảo tạng vì chứa giữ những pháp môn giải khổ cho chúng sanh.
Bảo Vương
- Ratnaràjà - The King of treasures, a title of Buddha, in all treasures, Buddha is the first - Vua trong các bảo vật, đức Phật cũng được tôn xưng là Bảo vương vì ngài là đệ nhất tôn quý trong trên thế gian.
Báo Ân
- To requite favours; there are four favours: Parents, all beings, country, and three precious ones: Buddha, Dharma and Sangha - Báo đáp ân nghĩa, người con Phật luôn luôn ghi nhớ và báo đền bốn ơn: Cha mẹ, chúng sanh, quốc gia xã tắc và Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng.
Báo Chướng
- Vipàkàvarana - Bad result or punishment which was established by bad cause prevents beings from the way of enlightenment - Quả báo làm chướng ngại con đường giác ngộ của chúng sanh, đưa đẩy chúng sanh đọa lạc trong tam đồ ác đạo; là một trong ba chướng: Nghiệp chướng, báo chướng và phiền não chướng.
Báo Thân
- Sambhogakàya - A Buddha’s body of the merits, one of the Buddha’s three bodies (Trikàya). Báo thân là một trong ba thân của một vị Phật. Ba thân là: Pháp thân, báo thân và ứng thân. Báo thân được thành tựu do công đức tu tập của một vị Phật gồm có tự thọ dụng và tha thọ dụng, tự thọ dụng thì chỉ có Phật mới cảm nghiệm được, còn tha thọ dụng thì để cảm hóa hàng Bồ tát.
Bát Bất Trung Đạo
- The eight negations of middleway of Nàgàrjuna in the Màdhyamaka Sástra: Neither birth nor death, neither permanence nor extinction, neither one nor difference, neither coming nor going - Tám cái phủ định để khai thị trung đạo đệ nhất nghĩa do ngài Long Thọ đề khởi trong bộ Trung Quán Luận. Bởi vì chúng sanh lúc nào cũng bị trói buộc trong tám phạm trù nhận thức về thực tại rằng các pháp là sinh hay diệt, là thường hay đoạn, là một hay khác, là đến hay đi, cho nên không thể chứng ngộ được thực thể của vạn hữu. Ngài Long Thọ đưa ra tám cái phủ định này phá đổ toàn diện tám phạm trù trói buộc của phàm phu để chỉ cho họ thực thể của vạn pháp là gì, đó là trung đạo đệ nhất nghĩa.
Bát Bộ Chúng
- The eight groups of supernatural beings in the Sùtras: Deva, nàga, yaksa, gandharva, asura, garuda, kinnaga, mahoraga. Tám bộ chúng mà trong kinh thường đề cập, gồm: Thiên (trời), long (rồng), dạ xoa, càn thát bà(nhạc thần), a tu la (phi thiên, giống trời màkhông phải trời), ca lâu la (Kim xí điểu), khẩn na la (Phi nhân, không phải người), và ma hầu la già(đại mãn thần, đại phúc hành địa long, rồng có bụng lớn đi trên đất).
Bát Bối Xả
, Bát Giải Thoát - AstaVimoksa - Eight emancipations, eight freedoms, eight releases: 1. Freedom, when subjective desire arises, by observation of the object; 2. Freedom, when no subjective desire arises, by observation of the object; 3. Freedom by realization of emancipation from all desire; 4. Freedom by realization of the infinity of space; 5. Freedom by realization of infinite conscousness; 6. Freedom by realization of nothingness; 7. Freedom in the state where is neither thought nor absence of thought; 8. Freedom in the state of extinction of both sensation and conscousness - Bát bối xả hay còn gọi là Bát giải thoát là tám phương thức tu tập thiền định để giải thoát khỏi sự trói buộc của sắc dục. Tám phương thức đó là: 1. Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát, nghĩa là trong lòng còn tham sắc mà quán sắc bên ngoài là bất tịnh để giải thoát sắc dục; 2. Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát, nghĩa là trong lòng đã diệt sắc dục song để tận trừ nên quán sắc bên ngoài bất tịnh; 3. Tịnh thân tác chứng cụ túc trú giải thoát, nghĩa là quán sắc thanh tịnh mà không tham sắc và tự thân chứng nghiệm, an trú đầy đủ trong sự giải thoát ấy; 4. Không vô biên xứ giải thoát, nghĩa là giải thoát trong sự chứng nhập vào cảnh giới định thoát ly ra khỏi mọi giới hạn của không gian; 5. Thức vô biên xứ giải thoát, nghĩa là giải thoát trong sự chứng nhập vào cảnh giới định siêu thoát ra ngoài mọi hạn cuộc của thức tâm; 6. Vô sở hữu xứ giải thoát, nghĩa là giải thoát trong sự chứng nhập vào cảnh giới định không còn biên tế của đối tượng; 7. Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, nghĩa là giải thoát trong sự chứng nhập cảnh giới thiền định mà thức tâm đạt đến sự vi diệu như có như không; 8. Diệt thọ tưởng định giải thoát, nghĩa là giải thoát trong sự chứng nhập vào cảnh giới thiền định bặt dứt mọi cảm thọ và tư tưởng.
Bát Chánh Đạo
, Bát Thánh Đạo, Bát chánh môn, Bát đạo hành, Bát thánh đạo chi - Asta Àryamàrga - The eightfold Noble Path, the eight right ways. They are: 1. Samyag-drsti, right view; 2. Samyak-samkalpa, right thought; 3. Samyag-vac, right speech; 4. Samyak-karmanta, right action; 5. Samyag-ajiva, right occupation; 6. Samyag-vyayama, right energy; 7. Samyak-smrti, right memory; 8. Samyak-samadhi, right meditation - Bát thánh đạo là tám con đường của bậc thánh tu tập hay tu tập để dẫn đến chứng nhập thánh vị. Bát chánh đạo là tám con đường đúng, chân chánh tu tập sẽ dẫn đến sự giải thoát khổ đau. Gồm có: 1. Chánh kiến là thấy biết đúng, chân chánh; 2. Chánh tư duy là suy tư đúng, chân chánh; 3. Chánh ngữ là nói năng đúng, chân chánh; 4. Chánh nghiệp là hành động tạo tác đúng, chân chánh; 5. Chánh mạng là sinh hoạt để nuôi sống đúng, chân chánh; 6. Chánh tinh tấn là siêng năng tu tập bỏ ác làm điều thiện đúng, chân chánh; 7. Chánh niệm là suy niệm đúng, chân chánh; 8. Chánh định là thực hành thiền định theo đúng chánh pháp.
Bát Đại Nhân Giác Kinh
- The Great men’s (Buddha and Bodhisattva) Eight Enlightenments Sutra translated into Chinese by An Shih Kao - Kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc Đại Nhân (Phật và Bồ Tát) đã được sưu tập và chuyển dịch sang tiếng Trung Hoa bởi ngài An Thế Cao vào thế kỷ thứ 2 sau dương lịch tại Trung Hoa. Kinh nói đến tám điều suy nghiệm mà chư Phật và thánh giả đã tu tâäp để giác ngộ bao gồm suy nghiệm về Tứ niệm xứ, về Lục độ, về hạnh xả ly, v.v... Kinh đã được dịch và giải bằng tiếng Việt bởi nhiều vị, trong đó có các bản dịch và giải của Hòa thượng Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thượng tọa Thích Thiện Trì, Đại đức Thích Viên Giác.
Bát Khổ
- The eight sufferings: 1. Birth; 2. Geting old; 3. Sickness; 4. Death; 5. Separating with whom we love; 6. Meeting with whom we hate; 7. unattained desires; 8. The ills of the five skandhas - Tám thứ khổ mà chúng sanh thường trực diện: 1. Sanh ra đời; 2. Già yếu; 3. Bịnh hoạn; 4. Chết; 5. Xa cách với người mình yêu thương; 6. Gần gũi với người mình ghét; 7. Không đạt được những gì mình mong cầu; 8. Sự trái chống của năm uẩn làm cho thân xác không an ổn.
Bát Kỉnh Pháp
, Bát Kỉnh Giới - Attha garu-dhamma (Pàli) - The eight commands given by the Buddha to nuns: 1. A nun, however old, must pay respect to a monk, however young; 2. never scold a monk; 3. never speak of a monk’s mistakes; 4. must be having a monk’s reception into the order; 5. must confess sin before the assembly of monks and nuns; 6. must ask the Sangha for dharma teaching every half-month; 7. never have the summer retreat where without monks; 8. after the summer retreat must report and ask for confessor - Tám pháp (điều) tôn trọng Tăng của Ni giới: 1. một vị Ni dù lớn tuổi cỡ nào cũng phải cung kính đối với một vị Tăng dù vị này nhỏ tuổi cỡ nào; 2. không bao giờ chỉ trích Tăng; 3. không bao giờ nói lỗi của Tăng; 4. vị Thức xoa ma na muốn được thọ đại giới thì phải cầu Tăng ưng thuận; 5. phải sám hối tội lỗi trước khi chư Tăng và Ni bố tát; 6. phải thỉnh Tăng sai vị giáo thọ đến để dạy Phật pháp vào mỗi nửa tháng; 7. không được an cư kiết hạ ở những nơi xa hay không có Tăng trú; 8. đến ngày tự tứ phải đến Tăng trình và thỉnh vị đại diện Tăng cho làm lễ tự tứ.
Bát Nạn
- Astàvaksanàh - The eight hard conditions to see a Buddha or hear his dharma: 1. be in the hells; 2. be hungry ghosts; 3. be animals; 4. be in Uttarakuru where all are pleasant; 5. be in the long-life heavens where people don’t have thought; 6. be deaf, blind, and dumb; 7. be a worldly thinker; 8. be born before or after a Buddha’s existense - Tám điều chướng ngại cho một người gặp Phật và nghe pháp của ngài: 1. bị đọa ở địa ngục; 2. làm ngạ quỷ; 3. sanh vào súc sanh; 4. sanh ở Bắc Câu Lô Châu quá sung sướng nên không tu được; 5. ở cõi trời Vô Tưởng không có tư tưởng; 6. bị đui, điếc, câm, ngọng; 7. có thế trí biện thông tức là tri thức thông minh theo kiểu ở đời; 8. sanh trước hoặc sau đức Phật ra đời.
Bát Nhã
- Prajnà - Wisdom, understanding, intelligence; this is very special Buddhist term to describe the stage of understanding of the nature of things. Trí tuệ là sự thấu đạt đến tận đầu nguồn, tận thể tính của mọi sự vật. Trí tuệ không như tri thức thường nghiệm của thế gian. Trí tuệ đạt được qua sự thực nghiệm thiền định, quán niệm, bùng vỡ của tâm thức. Các nhà Phật học thường ghép cả âm lẫn nghĩa gọi là trí tuệ bát nhã để dễ phân biệt.
Bát Nhã Ba La Mật
, Bát Nhã Ba La Mật Đa - Prajnàpàramità - The highest, supreme, or incomparable wisdom. Paramita means perfection. One of the six prefections - Ba la mật là cứu cánh, đến bờ bên kia, bờ giác ngộ viên mãn. Trí tuệ ba la mật là trí tuệ viên mãn, trí tuệ cứu cánh không gì sánh bằng, là trí tuệ đốn phá vô minh, diệt trừ phiền não, chứng nhập niết bàn. Đây là một trong sáu ba la mật gọi là lục ba la mật, hay lục độ.
Bát Nhã Đa La
- Prajnàtàra - The 27th patriarch in India, Bodhidharma’s teacher - Là vị Tổ thứ 27 ở Ấn Độ, thầy của tổ Bồ Đề Đạt Ma.
Bát Nhã Tâm Kinh
- Prajnàpàramita Hrdayasùtra - The sùtra of the heart of prajnà. There were several translations under various titles - Là kinh cốt lõi của Bát nhã. Có nhiều bản dịch khác nhau: 1. Ma ha Bát nhã Ba la mật Đại minh chú, Cưu Ma La Thập dịch; 2. Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh, Huyền Trang dịch; 3. Phật thuyết Bát nhã Ba la mật đa tâm, Nghĩa Tịnh dịch; 4. Bát nhã Ba la mật đa, Bồ Đề Lưu Chi dịch; 5. Ma ha Bát nhã tùy tâm, Thật Xoa Nan Đà dịch; 6. Phổ thông Trí độ Bát nhã Ba la mật đa tâm, Pháp Nguyệt dịch; v.v...
Bát Niết Bàn
, Bát Niết Bàn Na, Bát Nê Hoàn - Parinirvàna - Quite extinguished, the death of the Buddha - Là hoàn toàn tịch diệt, chỉ có sự Niết bàn của đức Phật mới gọi là Bát Niết Bàn, vì đây là cảnh giới tịch diệt tuyệt đối mà không ai có thể thể nhập được trừ các đức Phật.
Bát Phong
, Bát Pháp - The eight winds that blow the passions of human beings: Gain, loss, defamation, eulogy, praise, ridicule, sorrow, and joy - Là tám điều hay tám ngọn gió thường lay động tâm khảm của chúng sanh: 1. Lợi, được điều gì có lợi; 2. Suy, mất mát; 3. Hủy, phỉ báng; 4. Dự, khen; 5. Xưng, ca tụng; 6. Cơ, chế nhạo; 7. Khổ, buồn rầu, khổ sở; 8. Lạc, vui sướng.
Bát Phước Điền
- The eight fields for cultivating bleesedness: 1. Buddhas; 2. Arhats (Saints); 3. Upàdhyàya (preaching monks); 4. Àcàrya (teachers); 5. Monks; 6. Father; 7. Mother; 8. The sick people - Tám đối tượng, hay vùng đất mà chúng sanh gieo phước nhiều nhất: 1. Các đức Phật; 2. Các vị A La Hán; 3. Các vị thầy thọ giới; 4. Các vị giáo thọ A Xà Lê; 5. Chư Tăng; 6. Cha; 7. Mẹ; 8. Người bịnh.
Bát Quan Trai Giới
- Astànga-posadha - The eight rules or commandments that Buddhists takes in order to purify their bodies, mouths, and minds: 1. Not to kill; 2. Not to steal; 3. Not to do bad conduct; 4. Not to speak falsely; 5. Not to drink wine; 6. Not to indulge in cosmetics, personal adornments, dancing or music; 7. Not to sleep on fine beds; 8. Not to eat out of ragulation time - Tám điều luật mà người Phật tử tuân hành theo để thanh tịnh ba nghiệp thân, miệng và ý: 1. Không giết hại sinh vật; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà hạnh; 4. Không nói vọng ngữ; 5. Không uống rượu; 6. Không đam mê theo các vật trang điểm, đồ trang sức, ca múa, nhạc; 7. Không nằm ngủ ở giường sang trọng; 8. Không ăn quá giờ giấc luật đã định.
Bát Thánh Đạo
- Xem Bát Chánh Đạo.
Bát Thức
- Astau-vijnànani - The eight kinds of consciousness: 1. Seeing - Caksur-vijnàna; 2. Hearing - Srotra-vijnàna; 3. Smelling - Ghràna-vijnàna; 4. Tasting - Jihivà-vijnàna; 5. Touch - Kaya-vijnàna; 6. Mental sense - Mano-vijnàna; 7. Discriminating and constructive sense - Klista-vijnàna; 8. The store-house - Àlaya-vijnàna - Tám thức: 1. Thấy; 2. Nghe; 3. Ngửi; 4. Nếm; 5. Xúc chạm; 6. Nhận biết, còn gọi là thức thứ sáu; 7. Phân biệt, so đo tính toán, còn gọi là thức thứ bảy, Mạc Na thức, hay ý; 8. Chứa nhóm tất cả các hạt giống của mọi hành động tốt và xấu để dẫn đến sự hình thành hệ quả, còn gọi là thức thứ tám, hay A lại da thức, tàng thức.
Bát Vạn Tứ Thiên Pháp Môn
- The eighty four thousand of practicing ways that the Buddha taught for the cure of all sufferings - Tám mươi bốn ngàn pháp môn là chỉ số lượng nhiều những pháp môn mà đức Phật đã dạy để điều phục vô số phiền não khổ đau của chúng sinh, các pháp môn này nằm trong Ba Tạng Kinh điển của đạo Phật.
Bắc Câu Lô Châu
, Bắc châu, Bắc đơn việt, Uất đơn việt - Uttarakuru - The northern of the four continents surrounding Sumeru - Tên của một châu nằm ở phía bắc của núi Tu Di, một trong bốn châu được nhắc đến trong kinh Phật. Hán dịch là Thắng xứ, Thắng sanh, Cao thượng.
Bắc Sơn Trụ Bộ
- Uttara-saila - One of the Hinayana schools organized in the third century after the Buddha’s Nirvana - Bộ phái Bắc Sơn, một trong những bộ phái của thời đại Tiểu thừa Phật giáo.
Bắc Tông Phật Giáo
, Bắc truyền Phật giáo - Northern Buddhism, Mahayàna, in contrast with Southern Buddhism, Hìnayàna - Phật giáo Bắc tông, còn gọi là Phật giáo Bắc truyền hay Phật giáo Đại thừa, vì căn cứ theo địa vứt và phương hướng truyền bá Phật giáo mà nói. Phật giáo được truyền bá theo ngả các nước thuộc phía Bắc của Ấn Độ như Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam và cũng thuộc hệ kinh điển chép bằng chữ Phạn (Sanskrit). Ngược lại là Nam Tông Phật Giáo, hay Phật giáo Nam truyền, hay Phật giáo Nguyên thủy, được truyền theo các nước phía Nam Ấn Độ như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan và thuộc hệ kinh điển chép bằng chữ Pali.
Bất Biến Tùy Duyên
- In the absolute or nature, things are unchangeable, but in the relative site, things are changeable - Bất biến tức là không thay đổi, không biến dịch, không sinh diệt. Tùy duyên tức là uyển chuyển thay đổi, biến dịch, có sinh diệt. Trên bình diện tuyệt đối hay bản thể, các pháp không sinh không diệt, nhưng trên bình diện tương đối hay hiện tượng giới, các pháp có biến đổi, có sinh diệt. Đây là thuật ngữ để minh thị cho hai ý nghĩa bất biến và tùy duyên của Chân như.
Bất Cộng Nghiệp
- Àvenika karman - The karma of each person - Nghiệp không cùng, hay nghiệp riêng biệt của từng chúng sanh, vì do tạo nghiệp nhân riêng biệt nên mỗi chúng sanh thọ nhận nghiệp quả sai khác, không ai giống ai.
Bấy Cộng
Pháp - Àvenika Buddha Dharma - Not the same, some special characteristics that the Buddha had but others had not like the eighteen distinctive characteristics - Pháp không cùng tức là các công đức thù thắng mà chỉ có đức Phật mới có như mười tám pháp không cùng.
Bất Định Nghiệp
- An unsettled or undetermined karma about its good or bad result or time of result - Nghiệp nhân đã tạo nhưng chưa quyết định về kết quả thiện hay ác, hoặc thời gian thọ báo.
Bất Định Tánh
, Bất Định Chủng Tánh, Tam Thừa Bất Định Tánh - Aniyataikatara-gotra - Undeterminate nature of to be Bodhisattva, Sravaka or Pratyekabuddha - Tính chưa xác định là có thể làm Bồ tát, Thanh văn hay Độc giác.
Bất Đoạn Quang
- The ceaseless light of Amitàbha Buddha, one of the twelve lights of Amitàbha Buddha - Ánh sáng không gián đoạn là một trong mười hai thứ ánh sáng của đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà còn gọi là Đức Phật có ánh sáng vô lượng chiếu khắp mười phương thế giới không chỗ nào bị ngăn ngại và không hề gián đoạn, đây là do trí đức bất khả tư nghì của ngài mà phát sinh ra.
Bất Động Phật
, A Súc Phật - Aksobhya-Buddha - Xem A Súc Phật.
Bất Giác
- Unenlightening or ignoring the reality or nature of things - Không giác ngộ, không thấu rõ được thực tính của các pháp, ngược lại với Giác.
Bất Hoàn Hướng
- Anàgàmi-phala-pratipanna. Xem A Na Hàm Hướng.
Bất Hoàn Quả
- Anàgàmin. Xem A Na Hàm Quả.
Bất Khả Tư Nghị
, Bất tư nghị, Nan tư nghị - Acintya - Beyond thought or description - Không thể suy nghĩ đến được, tức là chỉ những sự kiện mâàu nhiệm trong Phật Pháp, như năng lực của trí tuệ và từ bi của đức Phật, v.v..., mà tâm trí của phàm phu không thể hiểu hay nắm bắt được.
Bất Khổ Bất Lạc Thọ
- Adukkhàsukha-vedanà - Còn gọi là Xả Thọ - Upeksà-vedanà - One of the three perceptions, the state of experiencing neither suffering nor pleasure, the state of abandoning both pain and happiness - Cảm thọ không khổ không vui, là trạng thái xả bỏ hay vượt trên lên cả hai cảm thọ ấy.
Bất Lập Văn Tự
- The term of Zen Buddhism, it means that Zen Buddhism does not depend on words or scriptures to obtain the enlightenment, it depends on seeing nature - Thuật ngữ Thiền, không dựa vào, không căn cứ trên văn tự để giác ngộ, mà căn cứ trên việc thấy tánh, thấy tánh là thành Phật.
Bất Nhị
- Advaya - non-duality, the one, the unity of all things - Không hai, tức là chỉ thể đồng nhất của vạn pháp, là bản thể nhất như không sanh không diệt, là giác tánh vô nhị. Chính trong ý nghĩa này mà kinh Duy Ma Cật đã đề ra Pháp môn bất nhị mà hàng Bồ tát thượng căn thượng trí như Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Duy Ma Cật đã tu chứng.
Bất Phóng Dật
- Apramàda - No looseness, concentrating of doing the good things - Không buông lung là trạng thái tâm thức tỉnh thức và tập trung trong việc thực hiện các việc lành.
Bất Sanh
- Arhat - Xem A La Hán.
Bất Thiêän
, còn gọi là Ác - Akusala - Not good, not right, whatever makes self or others to be suffered in present or future - Không tốt, không lành, bất cứ điều gì làm cho mình và người khác khổ não trong hiện tại và tương lai, hoặc làm chướng ngại trên con đường giải thoát và giác ngộ.
Bất Thoái
- Avinivartanìya - Còn gọi là A duy việt trí, A tỳ bạt trí, A bệ bạt trí - Xem A Bệ Bạt Trí.
Bất Tịnh
- Asubha - Not cleaning, impure, sin - Không sạch, không chính đáng, tội lổi, không đúng pháp.
Bất Tịnh Hạnh
, còn gọi là Phi Phạm Hạnh - Impure deeds, sexual immorality - Hành vi không thanh tịnh, là hành vi phạm giới dâm, thân tâm bị ái nhiễm ô uế.
Bất Tịnh Nhục
- Impure meats that of animals seen being killed, heard being killed, or suspected of being killed by us - Thịt không thanh tịnh, tức là loại thịt của bàng sanh mà chúng ta thấy, nghe hoặc nghi là chúng bị giết vì chúng ta, nếu chúng ta ăn là phạm vào điều ăn thịt không thanh tịnh.
Bất Tịnh Quán
- Asubhà-smrti - The meditation on the impurity of the human body. This meditation is to destroy desire - Quán sự không trong sạch của thân thể con người để xa lìa lòng tham dục. Là một trong Ngũ đình tâm quán gồm: Quán bất tịnh, quán từ bi, quán nhân duyên, quán giới phân biệt và quán sổ tức.
Bất Ỷ Ngữ
- Sambhinna-pralàpat prativirati - No talking improperly - Không nói lời thêu dệt, hay lời không chính đáng, là một trong bốn nghiệp lành của miệng thuộc về mười nghiệp lành.
Bệnh Khổ
- Vyàdhi-duhkha - Suffering of illness, one of the four sufferings: Birth, elder, illness and death - Khổ vì bịnh, là một trong bốn khổ gồm sanh, già, bịnh và chết.
Bi
- Karuna - Compassion, sympathy, pity for all beings in suffering and the desire to save them - Lòng thương đối với tất cả chúng sanh đang đau khổ và muốn cứu khổ cho họ.
Bi Nguyện
- The compassionate vow of Buddhas and Bodhisattvas to save all beings - Nguyện lực của đại bi của chư Phật và Bồ tát cứu khổ chúng sanh.
Bi-Trí
- Karuna-prajna - Compassion and wisdom - Lòng thương tế độ chúng sanh và trí tuệ siêu việt cắt đứt mọi vô minh và phiền não. Đây là đức tính của chư Phật và Bồ tát.
Bí Sô
- Bhiksu - Monk - Còn gọi là Tỳ kheo, Bật sô. Trung Hoa dịch là Khất sĩ, phá ác và bố ma. Khất sĩ là người hành khất xin ăn. Phá ác là người phá diệt các điều ác. Bố ma là vị làm cho các loại ma đều kinh sợ.
Bí Sô Ni
- Bhiksuni - Nun - Còn gọi là Tỳ kheo ni, Bật sô ni. Là người nữ xuất gia thọ Tỳ kheo ni giới (348 giới) trong đạo Phật.
Bỉ Ngạn
- Pàra - Yonder shore, Nirvana. So called Pàramità, the way to the other shore, Nirvana - Bờ bên kia, hay còn gọi là Đáo bỉ ngạn, đến bờ bên kia. Bờ bên kia là bờ Niết bàn, còn bờ bên này là sanh tử luân hồi.
Bích Chi Phật
- Pratyeka-Buddha - One who obtains enlightenment by himself - Trung Hoa dịch là Duyên giác, tức là vị quán chiếu lý duyên sanh mà giác ngộ, hay Độc giác tức là vị tự nỗ lực tu tập để giác ngộ một mình mà không nhờ vào ai tiếp độ.
Biên Chấp Kiến
- Anta-gràha-drsti - Extreme views. There are two extreme views: permanent view and extinct view - Chấp vào quan điểm cho rằng các pháp thường còn vĩnh viễn hay tuyệt diệt.
Biến Dịch Sanh Tử
, còn gọi là Bất Tư Nghị Biến Dịch Sanh Tử - Unthinkably transforming bodies of Arhat or Bodhisattva - Sự chuyển đổi thân mạng một cách không thể nghĩ bàn của hàng thánh giả A la hán hay đại Bồ tát .
Biến Hóa Sanh
, còn gọi là Hóa Sanh - Birth by transformation - Loài chúng sanh sanh ra bằng sự biến hóa. Một trong bốn loại chúng sanh: Sanh bằng bào thai, sanh bằng trứng, sanh bằng chỗ ẩm thấp, sanh băèng sự biến hóa.
Biến Hóa Thân
- Nirmànakàya - One of the three bodies of Buddha. Because saving all beings, Buddhas transform many bodies for various kinds of beings - Chư Phật vì độ chúng sanh nên thị hiện thân theo sự sai biệt của từng loài hữu tình, đây là thân biến hoá của Ứng thân của một đức Phật.
Biến Kế Sở Chấp Tánh
, còn gọi là Biến kế sở chấp tướng, Phân biệt tánh, Phân biệt tướng, Vọng kế tự tánh - Parikalpita-svabhàva - The nature regards everything to be real - Là một trong ba tánh mà Duy Thức chủ trương, đó là Biến kế chấp, Y tha khởi và Viên thành thật. Do vọng tâm đối đãi so đo tính toán mà thấy ràèng các pháp là thật có ngã rồi chấp vào đó không buông bỏ, cho nên tạo nghiệp thọ khổ trong ba cõi sáu đường.
Biện Tài
, còn gọi là Tứ vô ngại giải, Tứ vô ngại trí - Ability to discourse - Khả năng diễn nói diệu nghĩa của các pháp để hàng phục ngoại đạo, ma quân và hóa độ chúng sanh.
Biệt Giải Thoát Luật Nghi
, còn gọi là Ba la đề mộc xoa, Biệt giải thoát giới, Luật nghi giới - Pràtimoksa-samvara - Xem Ba La Đề Mộc Xoa.
Biệt Nghiệp
- The karma that is different between one and another - Nghiệp riêng của từng người, tức nghiệp nhân và nghiệp quả của người này khác với người kia.
Bình Đẳng Tánh Trí
, Bình Đẳng Trí - Samatà-jnàna - The wisdom regards all things equally and universally after seventh vijnàna rid of the ego. It is one of the Buddha’s four wisdoms - Trí tuệ chiếu kiến tất cả các pháp đều bình đẳng không sai khác do thức thứ 7 giải thoát được sự chấp ngã năëng nề.
Bố Đại Hòa Thượng
, Bố Y Hòa Thượng - Pu-Tai Ho-Shang - Cloth-bag monk in China about ten century. His life was secret. Before his death he read a poem which told that he was the Maitreya’s transformed body. Vị Hòa Thượng mang cái bao vải lớn. Ngài sống vào thế kỷ thứ 10 ở Trung Quốc vào thời Ngũ Đại, tỉnh Triết Giang. Hành trạng của ngài rất kỳ bí, đến khi tịch đọc bài kệ người ta mới biết rằng ngài là hóa thân của Bồ tát Di Lặc.
Bố Tát
, Ưu ba bà tố đà, Ưu bà sa, Bố tát đà bà, Bố sái tha, Bố sa tha, Ô ba bà sa, Bô sa đà, Bao sái đà, Ô bô sa tha - Posadha, Upavasatha, Uposadha, Upavàsa - The monks and nuns meet at the new and full moon to read the Pràtimoksa (Vinaya) for self-examination and confession - Bố tát, Trung Hoa dịch là Thuyết giới, tức đọc tụng giới luật; Trưởng tịnh, tức làm tăng trưởng sự thanh tịnh trong Tăng đoàn; Trưởng dưỡng, tức làm lớn lên pháp thân huệ mạng của người xuất gia; Thiện túc, tức là làm đầy đủ các pháp lành; Tịnh trụ, tức là sống thanh tịnh; Cận trụ, tức đối với hàng ngũ tại gia, bố tát là cơ hội để sống thân cận với đời sống xuất gia; Trai, tức là ăn chay, chay tịnh thân tâm; Đoạn tăng trưởng, tức là đoạn ác pháp và tăng trưởng thiện pháp.
Bố Thí
- Dàna - Giving of goods, the Dharmas or fearlesness, one of the six Pàramità - Bố thí là cho để xả bỏ lòng tham. Bố thí có ba loại: Bố thí tài sản, bố thí chánh pháp và bố thí sự không sợ hãi. Bố thí là một trong sáu pháp Ba la mật.
Bồ Đề
- Bodhi - Enlightenment, perfect wisdom - Trung Hoa dịch là giác, trí hay đạo. Xưa dịch là Đạo tức là thông suốt, liễu đạt. Nay dịch là Giác tức là giác ngộ, thấu rõ được sự thật để đốn phá vô minh và diệt trừ phiền não.
Bồ Đề Đạt Ma
, còn gọi là Bồ đề đạt ma đa la, Đạt ma đa la, Bồ đề đa la -Bodhidharma - The founder of the Ch’an (Zen) in China about sixth century. He was the twenty eighth Patriarch in India. Tổ thứ 28 của Phật giáo Ấn độ và là khai tổ của Thiền tông Trung Hoa. Ngài là đệ tử của tổ thứ 27 ở Ấn Độ là Bát Nhã Đa La. Ngài đến Trung Hoa vào năm 520 thời vua Lương Võ Đế.
Bồ Đề Đạo Tràng
, còn gọi là Bồ đề già da (Buddha-gayà), Phật đà già da, Ma ha bồ đề, Bôà đề tràng - Bodhi-manda - The Bodhi site where Sakyamuni attained Buddhahood - Đạo tràng giác ngộ, nơi mà Thái tử Tất Đạt Đa đã tĩnh tọa và đạt thành chánh quả cứu cánh giác ngộ.
Bồ Đề Phần
, còn gọi là Giác chi, Giác phần - Bodhyanga - A general term for the thirty seven ways of enlightenment - Bồ đề phần tức là những yếu tố, những trợ duyên, những thành phần để đạt giác ngộ. Đây là tên gọi chung cho 37 thành phần trợ duyên giác ngộ gọi là 37 đạo phẩm bồ đề (Tam thập thất trợ đạo phẩm), gồm có bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi và tám chánh đạo.
Bồ Đề Tát Đỏa
, gọi tắc là Bồ tát - Bodhisattva - A being of enlightenment or a being leads others to become enlightenment - Trung Hoa dịch là giác hữu tình tức là chúng sinh tự mình giác ngộ và giác ngộ cho người khác.
Bồ Đề Tâm
, còn gọi là Vô thượng bồ đề tâm, Vô thượng tâm, Đạo tâm, Giác ý - Bodhicitta - The enlightened mind - Tâm bồ đề, tâm giác ngộ, tâm cầu thành Phật, tâm là giác ngộ, là Phật.
Bồ Đề Thọ
, còn gọi là Giác thọ, Đạo thọ - Bodhidruma, Bodhitaru - The enlightened tree that under which Sakyamuni sat and attained enlightenment - Cây bồ đề, cây giác ngộ vì ở dưới gốc cây này Thái tử Tất Đạt Đa đã thiền tọa và thành tựu sự giác ngộ viên mãn.
Bồ Tát
- Xem Bồ đề tát đỏa.
Bồ Tát Đạo
- Bodhisattva-carya- Bodhisattva’s way in which a being can search the enlightenment for itself and helps others to become enlightenment - Con đường của bồ tát đó là con đường tìm cầu giác ngộ cho mình và giúp người khác cũng được giác ngộ.
Bồ Tát Thừa
- Bodhisattva-yana - One of the five vehicles of Buddhism - Thừa là cỗ xe để chuyên chở. Bồ tát thừa là cỗ xe mà bồ tát chuyên chở mình và chúng sanh cùng về bảo sở giác ngộ giải thoát. Đây là một trong năm thừa của đạo Phật, gồm: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/1/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
KINH PHẠM VÕNG GIẢNG LƯỢC - Thích Duy Lực (06/19/2010) (Xem: 18229)
LUẬT HỌC TINH YẾU – Thích Phước Sơn (06/18/2010) (Xem: 24002)
LUẬT MA HA TĂNG KỲ - Thích Phước Sơn (06/17/2010) (Xem: 26893)
LUẬT TẠNG VÀ PHÁP NẠN - An Huy (06/19/2010) (Xem: 16682)
LỤC HÒA CỘNG TRỤ - Thích Nhật Hiếu (05/24/2011) (Xem: 7154)
MỤC LỤC CHI TIẾT (06/28/2010) (Xem: 17639)
PHÁP AN CƯ CỦA TĂNG - Thích Thái Hòa (07/23/2011) (Xem: 7393)
TĂNG LY CHÚNG TĂNG TÀN - Khải Tuệ (06/24/2010) (Xem: 15800)
THẬP THIỆN - Thích nữ Hạnh Giải (06/24/2010) (Xem: 14243)
Thập Thiện Nghiệp - Thích Thiện Hoa (06/24/2010) (Xem: 16750)
THỌ GIỚI (12/10/2009) (Xem: 18504)
THỌ GIỚI - Thích Huệ Hưng (06/25/2010) (Xem: 16464)
THỌ GIỚI - Thích Nhất Chân (06/25/2010) (Xem: 15440)
THỨC XOA MA NI GIỚI - Thích Trí Quang (06/25/2010) (Xem: 17198)
Tin / Trang
Sắp theo
Đang xem 51 - 96 của 96 bài « 1 2