Wednesday 28 August 2013

TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU
HƯƠNG NHŨ KÝ
QUYỂN HẠ
Đời Thanh, Cổ Hàn chùa Chiêu Khánh, Trường Vạn thọ giới đàn, thầy truyền Luật Tỳ -kheo hiệu Thư Ngọc tiên Ký
-o0o-







1- Chúng sanh trược, nghĩa là chúng sanh tạo nhiều điều tệ ác, như bất hiếu với phụ mẫu, chẳng kính bực tôn trưởng, không sợ ác nghiệp quả báo, không làm công đức, bất tu trai giới.
2- Kiến trược: Là thời kỳ chánh pháp (1000 năm) đã diệt rồi, thì tà pháp lần sanh, tà kiến càng thạnh, vì thế mà người đời chẳng tu được thiện đạo.
3- Phiền não trược: Chúng sanh bị nhiều điều ái dục, bỏn xẻn, tham lam, đấu tranh, dua vạy, dối lừa, nhận chịu pháp tà, vì thế mà não loạn tâm thần.
4- Mạng trược: Về thời đã qua xưa, cả nhân loại mỗi người đều sống đủ tám vạn bốn ngàn tuổi; thời kiếp giảm ngày nay, tuổi sống của mỗi người lần giảm xuống mãi, kẻ được trăm tuổi ít có, vì thế mà ác nghiệp càng tăng, tuổi sống càng vắn.
5- Kiếp trược: Đọc đủ là kiếp ba, dịch: Phân biệt thời tiết, rằng trong thời kỳ giảm, đến khi mà con người chỉ sống còn được ba mươi tuổio1 cơ cẩn tai nổi lên cả thế giới; giảm xuống đến thuở mà con người chỉ sống còn được hai mươi tuổi, có cái tai tật dịch nổi lên khắp thế giới; giảm xuống đến cái thời mà mỗi người tuổi sống chỉ còn mười tuổi thì, có cái tai đao binh nổi lên cả toàn cầu thế giới chúng sanh, đâu chẳng bị tai hại!
Song, bổn nguyện của chúng sanh cùng bổn nguyện của chư Phật, không hai không khác, chỉ bởi một niệm vọng động (62) nên có cảnh giới năm trược và cảnh giới của chư Phật như thế.
Tức nhiên nay dùng hương thang tắm gội thân Phật, cũng lại hay khiến cho chúng sanh được trừ sạch trần cấu ngũ trược, để hiển hiện ngay cả: tâm, Phật và chúng sanh ba ấy không sai khác, nên nói “Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu, đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân”.
Tán Phật.
: Tán: là xưng tụng Báo thân của Phật và Pháp thân của tượng Phật, nghĩa là quán mộc hình tượng của Như Lai rồi, lại cần tụng bài kệ chú dưới đây để tán thán.
Đức Như Lai đủ cả các đức, hạnh quả rất tròn, dẫu tán thán cũng không thể hết! Nhưng chẳng thế, thì không do đâu để tỏ lòng tin kính? Nếu bất luận với các tượng Phật bằng vàng, bạc, đồng, đất và giấy vẽ màu mè, hễ một khi trông thấy, liền đọc bài kệ chú dưới đây, để xưng dương lễ kính, tuy là tâm lượng của phàm phu, nhưng ba nghiệp kiền thành, tức đồng với đạo hạnh Bồ -tát.
Khen tướng tốt Phật, nguyện cho chúng sanh, trọn nên thân Phật, chứng pháp vô tướng. án mưu ni mưu ni tam mưu ni, tát phạ hạ. (Đọc ba lần; đây là bài chân ngôn diệt tội của bảy đức Phật)
 : Hiệp Tham nói: “Đối với tướng vạn đức trang nghiêm mỹ hảo của Như Lai, chúng ta chẳng thể tán thán hết được! Ví dẫu lấy hư không làm miệng, lấy núi Tu -di làm bút, lấy hương thủy hải làm mực, lấy đại địa làm giấy để lược cử một tướng trong 32 tướng tốt của Như Lai, lược cử một vẻ đẹp trong 80 vẻ đẹp của Như Lai, mà tán thán mãi trải qua cả kiếp, cũng chẳng thể cùng được đặng! Huống chi lấy cái miệng của cha mẹ sở sanh, gồm lấy cái lưỡi ba tấc này mà muốn trọn cử cả vạn đức tướng hảo của Như Lai, và lấy thị,, phi cú, năng cú, sở cú (63) mà có thể tán thán gì được ru!?
Nên phải phát nguyện này: Nguyện cùng các đức đại tâm chúng sanh đời đương lai, chẳng rời cái miệng của chúng sanh, mà thành cái miệng Phật, chẳng lìa cái thân chúng sanh mà thành cái thân Phật. Do cớ sao? Vì tán thán Phật, thì khẩu ta thành khẩu Phật; bởi thành khẩu Phật, tức thành thân Phật; bởi thành cái thân của Phật, nên chứng cái pháp vô tướng; do vì chứng cái pháp vô tướng, ấy gọi là chân tán thán.
Tông Kính Lục nóiT: “Cái tâm nó không có hình tướng, nên gọi là vô tướng. Nếu với tất cả hình tướng mà, thấy được cái lý vô tướng, thì kẻ thấy ấy tức là duy tâm Như Lai. Nếu thấy được cái vô tướng, thì các tướng cũng không, chỉ là cái giác thể mà thôi, gọi là thấy được pháp thân Như Lai. Do đó, mà biết thân Phật là vô tướng.
Niết Bàn Kinh nói: “Nếu người nghe nói Đại Bát Niết Bàn chừng một câu, một chữ, mà tâm chẳng tưởng làm tướng của chữ, của câu, chẳng tưởng làm cái tướng nghe, cái tướng Phật, cái tướng nói, được nghĩa như thế, gọi là cái tướng vô tướng.
Nay một nguyện đây, ý muốn mỗi người qua đương lai thành tựu cái thân ấy, đặng chứng cái pháp thân thù thắng vô thượng của Như Lai.
Song cái pháp thân ấy, vì không có tướng, dù rằng có thể thấy cũng không thể thấy được cái đảnh của thân ấy.
Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Phật ngài hiện ra cái thân Lô -cha-na một ngàn trượng, diễn thuyết cái đại pháp Nhất thừa viên đốn, mà các đức Bồ -tát bực Cửu địa không thấy được cái tướng hảo nhục kế (64) trên đảnh của Như Lai.
Nhiễu tháp
: Nhiễu: đi quanh giáp vòng. Tháp: là cung điện tôn thờ xá -lợi của chư Phật.
Tiếng Phạm là Sàri (-lợi), đây rằng cốt thân, không lộn xộn với cốt thân của người phàm phu chết, nên nói là xá -lợi.
Lễ bên Tây Vực dùng chấp tay, đi tuyền nhiễu làm cung kính; còn lễ ở phương đây thì, lấy cúc cung lễ bái khen đức làm cung kính.
Tiếng Phạm là Chaitya (chế để), cũng nói: Stùpa (tột-ñoå-ba), hoặc tên là Phù đồ, đây rằng tháp, có xá -lợi gọi là tháp, không xá -lợi gọi là chi -ñeà, phiên dịch nghĩa là chỗ sanh thiện dứt ác. Hoặc tên chỗ cao hiển, là nói: Nêu cờ để hiển dương công đức của Như Lai. Cũng phiên dịch: mả vuông, núm tròn. Đây rằng chỗ khá cúng dường, là nói: Ngôi bửu tháp ở tại đâu, tức đồng pháp thân của Phật ở tại đó, chúng ta cần phải cung kính cúng dường.
Tây Vực Ký nói: “Bên Tây Thiên, tùy việc tôn thờ, lạy rồi đều phải đi tuyền nhiễu, số là quy kính rất đến nhưng chẳng được không sự gì mà lên tháp.
Cổ đức nói: “Không việc chớ lên điện Tam Bảo, đừng đến trong tháp đi dạo chơi, nếu phi quét rác thêm hương nước, dẫu có phước vua (65) cũng phải tiêu!
Tập. Luật Tăng Kỳ nói: “Lạy Phật chẳng đặng như con á -dương (66). Lại, lạy Phật, lạy tháp, cần phải đi hữu nhiễu. Tỷ như Nhậùt nguyệt tinh nhiễu núi Tu -di. Chẳng đặng đi vòng qua bên tả”.
Đi tuyền nhiễu có năm sự: 1- Phải cúi đầu ngó xuống đất. 2- Chẳng đặng đạp trùng kiến. 3- Chẳng đặng đoái coi bên tả bên hữu. 4- Chẳng đặng khạc nhổ nơi đất đó. 5- Chẳng đặng cùng người nói chuyện.
Lại, đặng năm phước: 1- Đời sau đặng cái sắc thân đoan chính tướng hảo. 2- Đặng cái âm thanh tốt. 3- Đặng sanh ở trên trời. 4- Sanh trong nhà vua quan. 5- Rốt được Niết -bàn đạo.
: Trong kinh Đề Vị có lời hỏi: “Rải hoa, đốt hương, đốt đèn, lễ bái, thì là cúng dường, còn đi tuyền nhiễu đặng phước bực nào? Phật dạy có năm phước… như trên.
Vòng phía hữu tháp, nguyện cho chúng sanh, chỗ đi không nghịch, thành Nhứt thế trí. Nam mô tam mãn đa, một đà nẫm, án đỗ ba đỗ ba, ta bà ha (3 lần).
: Với hữu nhiễu, luật Tát Bà Đa nói: “Nếu cái tâm thành kính rất tột”.
Với Phật pháp, không chi khác hơn là lòng thành kính làm gốc. Lễ bên Tây Vực, lấy trống vai hữu, đi chơn trần cung kính, lễ giáo cõi này thì, đầu bịt khăn, chơn mang giày làm kính cung. Cõi kia thì lạy ít đi nhiễu nhiều, xứ này thì lạy nhiều mà ít đi nhiễu.
Phàm sự tôn thờ thành thuận thì Nhứt thế trí đâu chẳng thành thuận. Thế nên đương nơi chỗ hữu nhiễu, mà phát nguyện ấy, khiến tự ngộ Nhứt thế trí. Mà tự ngộ thì không chi khác hơn là, chỉ hành không nghịch. Cái ý chỉ vô nghịch là thừa thuận cả Phật Thích -ca lẫn chư Phật nữa. Nếu lấy hữu nhiễu làm cát, tả nhiễu làm hung. Hữu là thuận, tả là nghịch. Nếu mà đi tả nhiễu đó, ông Mật Tích lực sĩ trông thấy, liền muốn lấy cây kim cang xử (67) đánh nát cái thân ấy.
Tiền thân của Phật mỗi đời lại nay, thường kính thuận: ngôi Tam Bảo, cha mẹ, sư trưởng, với tất cả lời dạy răn, Ngài không trái không nghịch, nên nay thành Phật được quả báo tốt là không có ai phản nghịch.
Lại, thân của Phật rất thanh tịnh như gương, chúng sanh đối thấy tự làm việc gì đều hiện sờ sờ. Hoặc trời hoặc thần, đâu chẳng cũng thấy như thế, thế nên rất kính sợ, phải hữu nhiễu mà đi, nay ai mà dám đi nghịch ư?
Kinh Bổn Hạnh nói: “Chí đức Thế Tôn khi mới giáng sanh, đi giáp vòng bảy bước, cũng từ Nam mà đi qua Tây.
Như khi đi nhiễu, vào cửa phía tay tả của mình, bước chân tả vào trước, theo bên tay hữu của tượng Phật mà lên, đi vòng phía sau Phật, qua phía tả của tượng Phật, đi qua trước Phật, cũng vòng phía hữu Phật, như thế đủ ba vòng rồi tán thán mà lui.
Như vậy là sự thuận lý thuận, tâm thành pháp thành, thì được cùng với chư Phật chẳng trái nghịch nhau, tức là đạt được nghĩa trung đạo, nên nói “Sở hành vô nghịch thành Nhứt thế trí”.
Khán bệnh (thăm nuôi người bệnh)(68)
: Khán: chăm nom. Bệnh: đau khổ. Cái thân là gốc khổ, vì có thân hình thì không ai tránh khỏi!
Chúng xuất gia đều là người đã cắt ái từ thân, từ nơi mỗi phương xa mà nhóm họp, nên chi với điều thống khổ phải quan tâm với nhau, lẫn trông coi nhau, sở dĩ trong tám phước điền, mà bi điền là đệ nhất. Hoặc thấy người bệnh ta phải dấy lòng từ mẫn, thỉ chung chăm nom chớ trái ý Phật.
Tập. Luật dạy: Người nào đủ năm đức, mới cho đi khán bệnh.
1- Biết người bệnh nên ăn hay là chẳng nên ăn, như nên ăn thì phải cho ăn.
2- Chẳng gớm ghét đồ khạc nhổ, đại tiểu tiện của bệnh nhân.
3- Có lòng từ mẫn mà khán bệnh, chứ phi vì sự ăn bận.
4- Có thể biết sửa trị thuốc thang cho đến lành, hoặc chết.
5- Có thể vì bệnh nhân mà thuyết pháp, thì tự thân được tăng thêm thiện pháp.
Mặc dầu chẳng có bổn phận chăm sóc kẻ bệnh khổ được lâu ngày, nhưng một phen trông thấy, liền tụng bài kệ chú đây, do trong tám phước điền mà, khán bệnh là đệ nhứt phước điền (69).
Thấy người tật bệnh, nguyện cho chúng sanh, biết thân không tịch, lìa pháp quai tránh. án thất rị đa, thất rị đa, quân tra lỵ, tóa phạ ha (3 biến, đây là thần chú tiêu vạn bệnh).
: Hoạn khổ cấp đến, là nghĩa chữ tật; mà tật lắm là nghĩa chữ bệnh (70). Chính là lúc mà thân thể nó bực bội đau nhức. Bèn là thân tứ đại khí huyết chẳng điều hòa mà gây nên bệnh khổ.
Luật Tăng Kỳ nói: “Thân thể con người là do mượn địa, thủy, hỏa, phong hòa hợp lại mà thành ra cái thân tứ đại: Hễ những  chất thuộc về địa đại như da, lông, xương và thịt. Thủy đại là tinh huyết, nhễu dãi, đờm mũi, nước miếng. Hỏa đại là hơi ấm trong châu thân. Phong đại là hơi hô hấp, vận chuyển động diêu. Với trong đó, nếu một đại chẳng điều hòa, thì sanh ra một trăm lẻ một chứng bệnh”.
Song, bệnh có hai thứ: 1- Thân bệnh, là các chứng bệnh thuộc về thân thể, thì dùng các thứ cỏ, rễ cây, da tức thuốc Bắc (71) và thuốc Nam có thể trị lành đặng. 2- Tâm bệnh, là các chứng bệnh thuộc về tâm lý, cho đến chứng bệnh oan trái, thì phi pháp dược của Phật là chẳng thể cứu trị đặng.
Do thế, giới của Tiểu thừa Đại thừa đều nghiêm cẩn dạy việc khán bệnh. Nên đức Như Lai ngài dặn mãi rằng: “Nếu có người cúng dường ta, cũng như cúng dường bệnh nhân”. Và nói khán bệnh có năm món công đức như trên.
Nên Bồ -tát hễ thấy tất cả người bệnh, phải tưởng như tự mình có bệnh, chẳng những chỉ dùng các thứ thuốc bằng cỏ rễ, vỏ cây để cứu trị mà, còn kiêm nói pháp bằng lời nhu nhuyến, để an ủi cái tâm bị đau khổ, thì cả thân tâm hai bệnh, đều được lành nốt.
Song chúng sanh đều có những bệnh: chấp nhứt theo tánh tình, theo thành kiến nên bệnh chẳng đồng nhau, thành thử Bồ -tát phải tùy bệnh dữ dược, để đoạn trừ các bệnh khổ.
Biết thân trống vắng, lìa pháp trái gianh đó, chẳng hòa là tranh chấp, tức là cái phương đối bệnh rồi, vì cái hòa là trị cái tranh chấp. Do được cái pháp không – quán hiện tiền, rõ biết cái thân đây, như huyễn như hóa, nên với tất cả cảnh, tâm không trú trước vào đâu cả, với tự tánh lìa cái ngã sở; khi làm pháp quán đây, thì biết cả thân này, thảy đều là không có, là vắng lặng.
Kinh Hoa Nghiêm lời sớ nói: “Bốn đại nó trái lẫn nhau mà thành bệnh, biết cái thân là không, thì vẫn không chỗ trái”. Nên nói “Ly quai tránh pháp”.
Hễ là thấy người tật bệnh, chẳng những chỉ đọc kệ chú đây, mà đến phải tự mãnh tỉnh lấy mình, chớ con ma sanh tử mà nó nắm tay với nhau rồi thì dầu sang dầu hèn cũng một thứ như nhau là bụi đất mà thôi! Thì tiếc lại được chi?
Đã biết cái thân mộng ảo chẳng bao lâu, cần phải gia tăng lo nghĩ, nỗ lực hành đạo!
Thế phát
: Thế: cạo giẫy râu tóc. Phát: tóc, từ nơi tai nhẫn lên, đồng gọi là tóc. Chữ “thế” bộ “đao” đồng chữ “thế” bộ “thảo”. Cũng nói lạc phát. Tổ Thạch Đầu độ ông Đơn Hà thì nói: “Giẫy cỏ trước điện Phật”, ám chỉ là cạo đầu.
Tập. Đức Văn -thù có nhóm chép những ngày thế phát: mỗi tháng ngày: mùng 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 14, 15, 16, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 29. Khi cạo đầu thầm niệm bài kệ chú đây:
Cạo giẫy râu tóc, nguyện cho chúng sanh, xa lìa phiền não, rốt ráo vắng dứt.
án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà da ta bà ha (3 lần)
: Thế trừ tu phát. Thứ mọc dưới miệng và cằm là tu: râu; thứ mọc trên miệng là ty: ria; thứ mọc hai bụi gần hai gò má là nhim: tua. Mà đây chỉ gọi tu râu, phát tóc đó, là nói cái này để gồm cái nọ vậy.
Phật dạy: Người xuất gia, chẳng cho để râu tóc dài, tu dưỡng cái hạnh đầu đà, là sở dĩ phân biệt cái hình tướng của người Tăng kẻ tục. Nếu Tăng mà bất thành Tăng tướng, trở lại đồng với anh chàng thế tục là tu mi nam tử. Nhưng hình tướng mà đồng với kẻ tục thì, dễ làm điều tội lỗi! Đã chẳng thể tuân hành Tăng tướng, thụ giới lại có ích chi? Nên cần phải cạo tóc râu như tướng viên đảnh, nhuộm áo đúng như pháp vậy. Nếu nay như thế tuân hành thì, với phiền não khá trừ, với đạo quả khá hẹn.
Song, hình tướng của Tăng tục đã phân biệt, mà chỗ hành động của Tăng nó chẳng đồng với lưu tục, nên phải nguyện cho tất cả người đã hi sanh râu tóc đồng nguyện, đồng hạnh, đồng xa lìa phiền não, đồng tiến đến cảnh giới cứu cánh tịch diệt.
Lại, đương nguyện ấy, là chẳng những chỉ cạo bỏ cái phiền não nơi một râu, một tóc mà thôi, mà đương nguyện từ vô thỉ lại nay, cả phiền não của sáu căn sáu trần cao như núi, sâu tựa biển, đều ngay đến dưới lưỡi huệ đao này tận tình đoạn trừ cho triệt để, nên nói là tịch diệt.
Lại, viễn ly phiền não ấy, là các nhà tu sĩ hành đạo, chính là hạng người ly trần thoát tục thì, cốt phải nguyện: dứt hẳn kiết sử của ba giới, lìa nốt ái triền sanh tử, mong cầu cực quả Bồ -ñeà, dốc chí đến vui Niết -bàn.
Mộc dục
: Mộc dục: tắm rửa, nghĩa là rửa sạch bụi bặm nơi thân thể. Nửa tháng tắm một lần, để rửa sắc thân, xiết để chở đạo; nửa tháng bố -tát một kỳ, để gội giới thân, nảy sanh định huệ.
Nên kinh Thí Dụ nói: “Phật dùng ngày mùng 8 tháng chạp, hiện thần thông nói pháp, để hàng phục (chiến thắng) sáu vị Tổ sư của sáu phái (72) ngoại đạo và độ luôn cả đồ chúng; chúng ngoại đạo cám ơn, nên bạch Phật để thỉnh cầu rằng: “Phật dùng pháp thủy để rửa tâm cấu của chúng con; chừ chúng con mời chúng Tăng tắm gội, để trừ thân cấu”.
Thế thì ngày tháng chạp lễ Dục tăng là so theo điển đây.
Tập. Luật dạy: “Thầy Tỳ -kheo nửa tháng (73) tắm một kỳ, chẳng đặng để quá kỳ. Trừ cho: khi bệnh, khi nóng, khi làm công việc, khi gió bụi, khi mưa ướt và khi đi đường thì bất luận”.
Lại một quy tắc: tắm gội phải chọn ngày, chỗ kỵ là ngày lục trai. Vì những ngày ấy, chư Thiên xuống tuần dưới nhân gian, xét điều thiện điều ác của mỗi người; nên chúng ta phải lo làm lành, làm việc phải.
Rằng ngày Lục trai là: mỗi tháng, mùng 8, 14, 15, 23, 29 và 30.
: Kinh Tứ Thiên Vương chép lời Phật nói sáu ngày chay là:
“1- Ngày mùng 8, 23, bốn vị thiên vương sai sứ giả xuống quan sát dưới nhân gian, ai làm thiện sự, ai làm ác sự đều ghi sổ.
2- Ngày 14, 29, các vị thái tử của Tứ thiên vương, xuống hạ giới để xem xét việc lành, việc dữ của nhân gian, rồi biên bản.
3- Ngày 15, 30, bốn vị thiên vương đều tự động hạ trần, để quan sát điều thiện, điều ác của nhân loại. Như thấy ai làm bố thí, giữ giới, hiếu thuận với phụ mẫu, thương yêu các bé nhỏ, thì, Tứ thiên vương liền lên cung trời Đao -lợi, tấu trình với thiên Đế -thích, cả chư thiên đều hoan hỷ mà nói: “Thế là giảm bớt chúng A -tu-la(74), tăng gia các thiên chúng!” Trái lại, nếu nhân gian làm ít việc thiện, tạo nhiều điều ác thì, cả chư thiên lòng đều chẳng vui! Mà nói rằng: “Dòng giống A -tu-la thêm nhiều, nòi giống chư thiên bớt thiếu rồi!
Thế nên đối với ngày lục trai, chúng ta ắt phải làm các việc lành, kiêng cử, chẳng nên tắm giặt.
Tập. Hễ khi vào nhà tắm, phải đem áo quần sạch vắt lên cây sào sạch; còn áo quần bẩn thì máng nơi cây sào dưới. Chẳng đặng tiểu trong nhà tắm. Chẳng đặng cùng người nói chuyện cười. Chẳng đặng và nhà tắm rửa đít. Hễ có ghẻ chốc, phải tắm rốt sau; hoặc có thứ ghẻ khá sợ ghê, cần phải quay lánh, khỏi gai đến mắt người. Khi tắm thầm niệm bài kệ chú đây:
Rửa tắm mình vóc, nguyện cho chúng sanh, thân tâm không dơ, trong ngoài sáng sạch. án, bạt chiết ra, não ca tra tóa ha (Đọc ba lần, đây là chú tịnh thân).
: Mượn bốn đại chung lại tổ thành nói rằng thân. Hình tướng rõ bày, nói là thể. Thân ấy là của chấp ngã. Nghĩa là dùng nước tắm cái thân của ngã. Muốn lấy nước rửa tắm đó, là vì cái thân có trần cấu.
Kinh ôn Thất Tẩy Dục Chúng Tăng nói: “Có ông Kỳ Vực Y Vương thỉnh Phật và Bồ -tát, chư Tăng vào ôn thất tẩy dục, Phật tán thành rằng: “Lành thay!” Phật dạy: “Kỳ Vực! Với cái phép tẩy dục, cần dùng bảy vật để trừ bảy bệnh, mà đắc bảy phước báo: 1- Nhen lửa. 2- áo sạch. 3- Đậu tắm (73). 4- Dầu sữa. 5- Tro sạch. 6- Dương chi. 7- Nội y (áo nhỏ, quần)”.
Rằng: Trừ bảy bệnh chi?: 1- Thân tứ đại an ẩn. 2- Trừ bệnh phong. 3- Trừ bệnh thấp chướng (76). 4- Trừ bệnh hàn. 5- Trừ bệnh nhiệt. 6- Trừ trần cấu. 7- Thân thể nhẹ nhàng, con mắt sáng tỏ.
Rằng: Được bảy phước là gì? 1- Tứ đại bất hòa mà đặng điều hòa. 2- Trừ phong, được sanh thanh tịnh. 3- Trừ thấp, thân thể thường được thơm sạch. 4- Trừ hàn, vóc nhuần sáng sạch. 5- Trừ nhiệt, mát mẻ thư thái. 6- Trừ cấu, đều hiểu suốt các thân mạng các đời trước. 7- Thân khinh, ai thấy cũng kính phục. Nên Phật cho chúng Tăng mục dục.
Thân tâm vô cấu ấy, là khi vào nhà tắm, rõ biết thân tâm vốn không trần cấu, thoạt ngộ cái xúc nhân. Nghĩa là tánh nước là cái nhân sở xúc, trần thể là cái duyên năng xúc. Tâm vốn không sanh, bụi bặm từ đâu mà có? Trần vốn vô nhiễm, thể cũng thường tịnh, năng sở như huyễn, hai bên đều không, chính giữa là cái tánh hiểu biết, an nhiên sáng sạch.
Nên trên hội Lăng Nghiêm, ông Bạt -đà tôn giả, thoạt ngộ cái nhân nước, đã chẳng rửa bụi, cũng chẳng rửa vóc. Chính giữa an nhiên, đắc không chỗ có; hẳn có thể rõ hiểu như thế, thì trong ngoài sáng sạch vậy.
Kinh Phước Điền nói: “Có thầy Tỳ -kheo tên là A -nan bạch Phật: “Con nhớ lại túc mạng, kiếp nọ sanh làm một kẻ thứ dân tại thành La -duyệt-kỳ, trong mình sanh cái ác song, thuốc đã trị mãi mà chẳng lành; có người mách bảo: “Phải làm lễ thỉnh chúng Tăng tẩy dục, rồi lấy nước đó rửa mụt ghẻ thì có thể lành được”. Con liền đến chùa, tu thiết lễ tẩy dục cúng dường chúng Tăng rồi, như pháp rửa ghẻ, bèn đặng lành đã hẳn. Từ đó về sau mỗi sanh ra, thân thể đoan chánh, ánh vàng hực hở, cả 91 kiếp, thường đặng hưởng phước thanh tịnh”.
Kinh Hiền Ngu nói: “Có vị thiên thần tên Thủ -ñaø-hội, xuống cõi Diêm -phù-ñeà, mời Phật và chúng Tăng tẩy dục, thiết tiệc chay cam mỹ cúng dường. A -nan hỏi Phật: “Vị trời ấy, đời trước làm công đức chi mà, nay được tướng hảo lạ lùng đến thế?” Phật dạy: “Đời xưa thuở Phật Tỳ --thi, vị ấy làm con của nhà nghèo khổ, hằng ngày đi làm mướn để tự sống; bữa nọ nghe Phật nói công đức dục Tăng, liền ân cần cúng một ít, để mua sắm đồ tẩy dục, mà thiết tiệc cúng dường Phật Tăng… Do đấy, khi mãn phần sanh lên làm trời Thủ -ñaø-hội, cái thân tướng quang minh ấy, từ bảy đời Phật lại đây, cho mãi đến cả ngàn đức Phật trong kiếp trú này, cũng vẫn sáng tốt như thế. Cho nên được hiệu Tịnh Thân, một biệt hiệu nữa là Cụ Tức”.
Tẩy túc (rửa chân).
: Với nhân thân chia làm ba phần mà, phần rốt dưới gọi là chân. Bên Tây Vực, thầy Tỳ -kheo ra khỏi ngõ chùa phần nhiều là đi chân trần, thế nên hễ đến nơi Tăng -già-lam, ắt trước phải rửa chân, mới đặng vào chùa lễ Phật.
Bằng khi rửa chân, nguyện cho chúng sanh, trọn đủ thần lực, chỗ đi không ngại. án lam tóa ha (Đọc ba lần).
: Túc: dừng, là thân phần đến đấy là dừng. Đức Như Lai có 32 tướng tốt, dưới lòng bàn chân có chỉ vòng tròn ngàn chỉ chống là đệ nhứt đức tướng.
Phải biết Bồ -tát hành đạo chẳng ngoài hạnh môn và giải môn, nếu chỉ có giải (thông giáo lý) mà không có hạnh thì như chẳng có giải, hoặc chỉ có hạnh mà không có giải thì cũng như không có hạnh; vừa có giải, đồng thời vừa có hạnh; giải hạnh đi song song nhau, đầy đủ lục độ thì, thần lực đâu chẳng cụ túc. Chỗ đi làm không chi làm chướng ngại.
Thế nên, thực hành một ba -la-mật, mà trọn đủ cả vô lượng ba -la-mật. Vô lượng ba -la-mật, cũng chả ngoài một ba -la-mật, nên nói sở hành vô ngại.
Mười giới tướng của Sa -di
: Như trong luật đã nói rõ thì, Sa-di ấy là một tiểu chúng trong phái xuất gia. Tỳ -kheo xưng là đại Tăng, đối với đại mà nói nên gọi là tiểu.
Khi chưa thế phát, gọi là tịnh nhân; hy sanh ân ái, theo thầy xuất gia, gọi là Sa -di.
Với pháp thế độ, như trong Bổn Thế Độ Chính Phạm đã nói rõ. Đã trừ khử râu tóc rồi, mới được thụ xưng là Sa -di.
Mười giới ấy, là bắt đầu từ giới Bất sát, nhẫn đến giới Bất trì bửu vật, thực thế. Do mười giới pháp đây, hay thôi dứt được các điều ác trên thân hình, nên gọi là giới. Chạm cảnh gặp duyên, giữ gìn chẳng phạm, nên gọi là tướng.
Tát Bà Đa Luận nói: “Thụ trì điều cấm giới, đó là tánh, đắp ca -sa bưng bình bát, đó là nêu cái tướng. Cái tướng là do nơi tánh phát sanh, tánh nương nơi tướng mà tu hành, tánh tướng lẫn thành, nên gọi là thể. Mười giới là cái gốc chỗ Sa -di thụ trì, mà làm giai thê lên giới Tỳ -kheo, và căn bản của giới Bồ -tát, nên nói là mười giới tướng của Sa -di vậy.
Tập. Có hai hạng: 1- Hình đồng Sa -di. 2- Pháp đồng Sa -di(77). Nếu chỉ mới thế độ (chỉ xuống tóc) chịu nhờ giới phẩm, thì tên là Hình đồng Sa -di (là chưa đủ y bát, chưa biết luật nghi, về hình tướng thì mặc dù đồng,, do không mười giới thu thuộc, phi trong số năm chúng). Nếu thụ mười điều tịnh giới, tên là Pháp đồng Sa -di (là đã đủ y bát, đồng học luật nghi, giữ mười giới được tinh sạch, Luật nói: “Sa-di có bốn việc phải biết: 1- Biết Phật là từ bi đại đạo sư. 2- Biết Pháp là tam thế Phật mẫu. 3- Biết Tăng là nhân thiên phước điền. 4- Biết giới tướng là thân tâm thanh tịnh. Sa -di biết Hòa thượng có năm điều: 1- Phải biết pháp danh pháp tự. 2- Phải biết tướng mạo. 3- Phải biết tuổi sanh niên. 4- Phải biết tuổi giới lạp. 5- Phải biết dòng họ của Hòa thượng.
Trong Pháp đồng lại phân làm ba: 1- Từ 7 tuổi đến 13 tuổi hiệu là Khu ô Sa -di. Tăng chú nói: là tuổi còn nhỏ, chưa xiết riêng làm việc gì được, chỉ khi thay vì chúng Tăng giữ gìn lúa bắp và các chỗ nhà khói, nhà ăn, nhà tọa thiền, xua đuổi quạ, chim sẻ, để có chút công lao, gồm sanh phước thiện; chớ đến đỗi ngồi không mà ăn tiêu của tín thí luống qua tấc bóng. Thế, từ nơi hạnh mà nói rõ cái danh, nên gọi là Khu ô.
Luật nói: Có vị trưởng lão dắt một đứa bé xuất gia, hôm nọ đồng vào xóm khất thực, người đời phẩm bình rằng: Sa-môn này có con như thế thì, đâu có biết gì là chánh pháp. Nhân đó Phật dạy: Về sau, với kẻ chưa được 12 tuổi chẳng được xuất gia.
Lại nữa, A-nan có nhà đàn việt, cả nhà bệnh dịch qua đời hết, chỉ còn một bé, thường ở nơi chợ, để lượm những hột rơi rớt để tự sống qua ngày. A -nan đi ngang qua, đứa bé theo sau kêu rằng: “Sư ông! Sư ông!” A-nan không nghe tiếng gọi, cứ đi; các cư sĩ thấy thế hiểu lầm và chê trách rằng: “Sa-môn Thích tử sao thế? Hồi nào nhà nó còn đủ sống no ấm thì thường tới lui, thân mật như cha như con, nay thấy chết nghèo, chẳng hề đoái tưởng!” Tiểu chạy theo kêu riết, A-nan ngoái lại thấy biết kêu: “Con lại đây!” Theo về Kỳ -hoàn, đến lạy Phật, Phật hỏi: “A-nan! Thế nào chẳng độ nó?
A-nan đáp: “Phật chẳng cho độ kẻ chưa đủ 12 tuổi, bởi thế nên chẳng dám độ”.
Phật dạy: “Tiểu nhi đây có thể xua đuổi quạ phá trên vật thực chăng? Có thể giữ được giới chưa? Có thể ngày ăn một bữa được chưa? Nếu được như thế, cho phép độ nó xuất gia”.
Đối với kẻ đến muốn thế độ, ta chẳng nên nói điều vui xuất gia, mà phải bảo những điều khổ…
Luật Ngũ Phần nói: “Nếu khi độ người, nên trước phải hỏi vì những gì mà đi xuất gia? Nếu hắn đáp rằng vì sự ăn mặc thì, chẳng nên độ. Nếu hắn nói vì cầu pháp lành, chán các điều: sanh, lão, bệnh, tử, lo rầu khổ não, thì nên độ nó xuất gia.
Khu ô Sa -di: với đồ ăn còn thừa của bệnh Tỳ -kheo, bầy chim mổ ăn, Sa-di có thể đuổi sẻ quạ, được chút phần lợi, để tiêu của tín thí.
A-nan thưa rằng: “Chú tiểu này có thể đuổi quạ được, có thể trì giới, có thể ngày ăn một bữa.”
Phật dạy: “Nếu tiểu ấy có thể như thế, cho phép khiến nó xuất gia, như pháp độ La -hầu-la”. Nên có một hạng Khu ô Sa -di này.
Từ  14 tuổi đến 19 tuổi, gọi là ứng pháp Sa -di(78) là đã thụ giới, tuổi đã tương ưng với hai pháp này: 1- Hay thờ thầy, giữ nhọc chịu việc. 2- Có thể tu tập, tham thiền, tụng kinh. ứng pháp đây và Khu ô trên là một Pháp đồng Sa -di; nếu chẳng được thế, thì liệt vào trong loại Danh tự dưới.
Từ 20 tuổi nhẫn lên, gọi là Danh tự Sa -di, là tuổi đầy 20, lẽ ra phải thọ Cụ túc giới, nhưng hoặc căn tánh ám độn, hoặc tuổi đã già muội mới đi xuất gia, chẳng thể giữ đủ giới Tỳ -kheo. Như thế là nhân duyên chưa đến, dù tuổi đã lớn mà, địa vị là Sa -di, nên nói là Danh tự Sa -di, phẩm loại tuy ba mà đều bẩm thụ 10 giới, gọi chung làm một tên là Pháp đồng Sa -di.
20 tuổi nhẫn lên, 70 tuổi nhẫn xuống, có chỗ xiết được, là địa vị trượng phu, thì được cho xuất gia thọ Cụ túc giới, hoặc quá 70 tuổi, hoặc kém 20 tuổi, dẫu có khả năng và là hợp pháp (79), mà không xiết làm đó đều chẳng cho xuất gia thọ Cụ túc giới.
Nếu quả thật sợ khổ sanh tử, ưa vui Niết -bàn, nguyện làm Phật tử, khi ngồi nằm đi đứng, không cần người nâng đỡ đó, thì cho thụ giới Sa -di.
Nếu có thể tụng kinh, ngồi thiền, tiến tu thiện nghiệp, xiết công nhọc việc, đều cho xuất gia thụ giới Sa -di.
Nên luật Tăng Kỳ nói: “Nếu mới nên bảy tuổi, đã hiểu biết điều hảo điều ác, thì cho xuất gia; nếu quá 70 tuổi, khi nằm xuống, lúc ngồi dậy, phải cần dìu đỡ thì chẳng đặng cho xuất gia. Còn như trước đã cho xuất gia rồi, thì chẳng được đuổi ra.”
Một bất sát sanh
: Dứt sanh mạng là sát; loài có tình thức nói rằng sanh, nghĩa là người đã thụ giới rồi, thường nhớ biết chúng hữu tình, đều tiếc thân mạng như ta không khác, nên phải thương xót, dè chớ làm tổn hại.
Hai bất đạo (80)
: Đối trước mặt cưỡng cướp, nói là đạo. Nghĩa là vật đều có chủ, quyền sở hữu của chủ giữ gìn, người thụ giới, dù với nhứt châm nhứt thảo, mà phi sở hữu của mình, người chẳng cho mình chẳng đặng lấy.
Ba  bất dâm
: Dâm là cái hạnh bất tịnh. Nghĩa là người thụ giới rồi, xem tất cả nam nữ như cha mẹ, hoặc như anh chị em, tự giữ hạnh thanh tịnh, không tâm nhiễm ô, tu pháp bất tịnh quán (81), vì để đối trị ba nghiệp.
Bốn  bất vọng ngữ
: Vọng ngữ là cố ý nói lời trái với lương tâm, nghĩa là người đã thụ giới, thốt lời phải thành thực, lòng không luống dối, tu giới định và huệ để đối trị cái lỗi của miệng, xa lìa những lời ác khẩu, nói lời lợi ích chúng sanh, trong pháp xuất thế, nhẫn nhục là đệ nhứt, đem tâm từ bi đối với tất cả, chẳng làm khổ não đến ai, thường nói lời chân chánh, vì thuận theo tứ thánh ngữ.
Năm  bất ẩm tửu
: Rượu là cái suối hoạn, là vì nó hay làm cho người phải tánh tình cuồng loạn, tinh thần hôn mê, tăng trưởng ngu si, mở cửa ba đường ác, đóng ngăn ngõ Niết -bàn, nên gọi là rượu. Giới đây một nửa thuộc về tánh tội, một nửa thuộc về cha tội, vì có thể khiến cho phạm luôn cả bốn giới trước, nên thuộc về tánh tội; pháp luật của quốc vương, chánh phủ chẳng cấm, lại thuộc về cha tội, chính là cái nhân duyên làm chướng ngại đạo hạnh, cái căn bản tạo nghiệp, cái lỗi nó nặng hơn tội ngũ nghịch, độc hơn phê sương trấm độc! Người thụ giới phải sợ nó hơn nước đồng sôi, chẳng đặng lấy một nhỏ thấm đến môi!
Sáu  chẳng mang tràng hoa thơm, chẳng thoa chất thơm vào mình
: Chẳng mang (quấn), chẳng xoa là, xa lìa hương trần và xúc trần. Bông của các thứ cây và cỏ, gọi là hoa, dùng đấy xỏ xâu lại thành tràng, để quấn trên đầu cho đẹp, gọi đó là mang (82). Khi vị của cỏ cây, bát ngát tất cả, nên gọi là hương. Hai thứ ấy hay làm cho con tim, con mắt của người dời đổi, sanh trưởng cái thói kiêu căng, với bông hoa, mà mang hay quấn và giắt, ngó ra vẻ con gái; với dầu chất thơm mà, thoa ướp vào thân hay áo quần thì, trở lại đồng với người thế tục.
Trì giới lìa nhiễm, hướng đến đạo thanh tịnh, thì phát minh ra cái hoa trí huệ, phưởng phất ra cái hương giới, định, khắp xông ra pháp giới, để trang nghiêm cái thân vô tướng (giới thân huệ mạng) khiến cho cái ái cái kiến (83) đoạn trừ, vẫn không tham nhiễm, chánh báo y báo (84) trang nghiêm, tự nhiên đầy đủ.
Bảy  chẳng hát múa âm nhạc và cố ý đi xem nghe.
: Chẳng hát múa là xa cái lỗi của thân và của khẩu nghiệp. Chẳng xem nghe là không bị nhiễm sắc trần và thanh trần.
Miệng vịnh những thi, từ khúc, lịnh (85); đưa dài cái tiếng ra, nói là ca. Tay chơn bỏ bộ múa măn nói là vũ. Miệng hát mà chỗ chưa đủ điệu thì, tay chơn múa ra để cho tận ứng thú; múa mà còn có chỗ chẳng đủ màu tuồng thì, miệng hát để cho tận điệu nghệ. Vừa hát vừa múa mới tận thiện tận mỹ.
Xướng kỹ là cái tên tổng quát của âm nhạc. Quan là sắc trần, thính là thanh trần. Bất vãng là chẳng đi xem nghe thì con mắt lỗ tai không bị lỗi. Vô tâm mà đi trải ngang qua thì, Phật không kết tội; nhưng, chẳng đặng dừng bước kìa, chứ đình trú lại tức thành phạm giới rồi! Có ý thức chăm qua thì, bước nào bước nào đều vời lấy tội khiên.
Người học đạo mà, với đại sự chưa minh (86), như đương để tang cho cha mẹ; xem điều giỡn cười như khóc, với hát múa như cuồng, có mắt dường đui, có tai như điếc, lấy định huệ thành nơi tâm, lạy tụng hành nơi ngoài, hình đồng cây khô, tâm như tro nguội, hành trì như thế thì ba nghiệp tự nhiên thanh tịnh.
Tám  chẳng ngồi giường cao rộng lớn
: Chẳng ngồi là cái thân lìa cảnh xúc trần. Cao rộng, là vì cái lượng nó trái với phép thánh chế. Cái mà ngồi được, nằm được, gọi là giường. Đã cao lại rộng, nên bảo là lớn.
Người thọ giới chẳng nên nằm ngồi trên cái giường như thế, nên phải xả bỏ điều trau giồi tốt đẹp, xa lìa lòng tham đắm. Lấy pháp không làm tọa ngồi, nhẫn nhục làm áo mặc, chỉ lấy cái Đạo là cao, chớ chẳng tại nơi cái giường là cao đâu.
Chín  bất phi thời thực.
: Chẳng ăn bữa chẳng phải giờ ấy, là cuống lưỡi lìa cái vị trần qua giữa giờ Ngọ. Giúp hơi đỡ đói, gọi là ăn. Đã qua giữa ngày rồi, là lúc ánh sáng của mặt nhật chưa xuất hiện, nên đều nói là phi thời (trái giờ, hay chẳng phải giờ), vì mấy giờ ấy, người thọ giới chẳng được ăn nhai vật chi.
Mười  chẳng cầm giữ sanh tượng, kim ngân vật báu.
: Chẳng cầm sanh tượng ấy, là cái thân xa lìa lợi dục; kim, là tiếng gọi chung; vì vàng, bạc, đồng, thau, sắt gọi chung là ngũ sắc kim. Ngân, là theo màu sắc riêng khác. Bảo vật, là tiếng kêu chung, tùy nơi hình thức thì tên gọi có khác, như các món đồ nữ trang. Những vật ấy đều là cái nguồn nuôi sanh mạng, chúng sanh trông đến là tham đắm. Người xuất gia hành đạo giải thoát, cốt giữ thân tâm cho được thanh tịnh, nếu phải một lần xúc phạm là phi phạm hạnh! Nên Phật cấm chẳng được cầm giữ.
Tác Trì nói: “Mười điều giới cấm của Sa -di đây, bốn giới trước là tánh tội, nếu phạm đến một giới nào trong bốn giới ấy, thì nên diệt tẩn (87), chẳng đặng cho đồng pháp sự với các Sa -di thanh tịnh nữa, và cùng ở nghỉ, cũng chẳng đặng như các Sa -di, được cùng chung ở với đại Tỳ -kheo không quá hai hôm.
Còn sáu giới sau, là Cha tội (88), với sáu điều ấy có phạm một điều nào, được cho sám hối, tâm phải xét đo coi, trường hợp cố phạm hay là ngộ phạm, kết tội hoặc nặng hoặc nhẹ, duy một Đột -kiết-la(89) để trị.
Muốn biết văn nghĩa phải xét bộ Luật Yếu Lược của đức Vân Thê, muốn rõ điều Khai, điều Cha (0) nên học bộ Tùy Luật Oai Nghi.
Sa-di nên đủ năm đức
: ưng: đương, là đã thọ giới rồi, cần phải gieo trồng cội đức, để làm ruộng phước cho đời. Ngũ, là thứ tự của số: là từ 1: “Phát tâm xuất gia…” nhẫn đến 5: “Chí cầu Đại thừa …” không cho kém thiếu, nên nói là Cụ. Làm cái gốc hành đạo, nên nói rằng Đức. Cội đức đã đứng vững, thì Đạo tự nhiên phát sanh, mới chẳng luống tiêu của tín thí, nên nói: “Sa-di ưng cụ ngũ đức”.
Dưới câu “Phát tâm xuất gia” có tiếp câu “Hoài bội đạo cố”. Và dưới bốn câu kia đều có tiếp mỗi câu, cộng là năm câu, bèn là thừa câu trên mà nói vậy.
Đều biết mười số.
: Tri: Rõ hiểu. Số: Pháp mục. Bởi chúng sanh mê chân theo vọng, nên đức Như Lai phải tùy căn cơ mà bố thí pháp, đối con số liền rõ, khiến cho người thọ giới giác ngộ quan sát mà tu trì, thu về chánh nghiệp, nên nói “ưng tri thập số”. Còn bao nhiêu kia khá biết.
Kinh Chư Đức Phước Điền nói: “Sa-di nên biết năm đức:
Một  phát tâm xuất gia, với đạo: phải ôm vào lòng, mang trên thân.
: Sanh trưởng pháp lành, nói rằng Điền, gieo đó đặng ích nói rằng Phước; xâu xỏ thu giữ, gọi là Kinh, chia chẻ nghĩa ra, nói rằng Vâng.
Kinh đây, chính là Thiên Đế -thích đương cơ (đương sự) thỉnh nói.
Phát tâm xuất gia ấy. Tâm: là trung; Nghĩa: ở giữa thiện và ác, nên nói là trung. Hễ hướng về thiện thì siêu phàm nhập Thánh, hướng về ác thì mắc báo đọa tam đồ, vì chỉ cái tâm (A-lại-da) là vốn đủ tứ Thánh lục phàm.
Dấy niệm, nói rằng phát, mà nói năng sở riêng biệt, là dấy cái tâm năng phát, gặp cái duyên sở phát, chí cầu tịnh giới, gây giống Bồ -đề, làm ruộng phước cho thế gian, ấy là ñeä nhaát chuûng tònh ñöùc. Neân Ñaïo Tuyeân toå sö noùi: “Hoaøi boäi ñaïo coá phaùt taâm xuaát gia”.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/8/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment