Wednesday 28 August 2013

TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU
HƯƠNG NHŨ KÝ
QUYỂN HẠ
Đời Thanh, Cổ Hàn chùa Chiêu Khánh, Trường Vạn thọ giới đàn, thầy truyền Luật Tỳ -kheo hiệu Thư Ngọc tiên Ký
-o0o-







Hai bỏ vẻ tươi nét đẹp nơi mình, ăn mặc đúng theo đạo pháp.
: Hủy: Cải, sửa đổi, là cạo bỏ râu tóc, sửa đổi hình dáng thế tục, trở thành hình dáng người tu: Y phục nhuộm lại thành màu hoại sắc (màu đà), là lìa bỏ lối trang sức tươi đẹp của người đời, nghĩa là, đã sửa nên tướng mạo nhà tu rồi, thì phải sửa khác với thế tục, mến ưa lối sống của nhà đạo.
Trong tâm, thì luôn luôn ôm ấp giới luật quý báu, ngoài thân, thì mãi mãi đắp mặc pháp y ca -sa, làm ruộng phước cho người đời gieo trồng. Đây là đệ nhị chủng tịnh đức vậy. Cho nên tổ Tuyên Luật Sư nói: “Phải ăn mặc đúng theo đạo pháp, hủy bỏ những vẻ tươi nét đẹp nơi thân mình”.
Ba  cắt tình ái, từ nghĩa thân, không điều thích và điều chẳng thích (91).
: Cắt ái, là với điều khó bỏ mà bỏ được. Nghĩa là: cái ái (tư hoặc), cái kiến (kiến hoặc) làm gốc, rất khó đoạn trừ, thế nên cắt đứt đi.
Từ thân ấy, là lạy mà từ biệt vậy. Trong Luật dạy: “Cha mẹ bằng lòng cho mới được xuất gia, người ấy xuất gia rồi, đối với kẻ oan người thân, phải cư xử bình đẳng, làm việc tự tha lưỡng lợi, làm phước điền cho thế gian; ấy là đệ tam chủng tịnh đức. Nên tổ Đạo Tuyên nói: “Vô thích mạc cố cắt ái từ thân”.
Bốn  hủy khí (hy sinh) thân mạng, vì tôn sùng đạo.
: Hủy khí: gác bỏ (92). Việc tối trọng của người đời không chi hơn là thân mạng, mà nay vì cần tu hạnh đạo nghiệp nên phải gác bỏ thân này, là để nêu cái tâm cầu pháp rất bực. Như kinh Pháp Hoa nói: “Vì cầu đạo vô thượng mà phải gác bỏ cái thân sở ái”.
Song, người đời quá khổ là, đều bởi có thân. Chớ quá yêu quyến luyến cái thân đây, mà khiến cho một đời bỏ trống qua. Đã xuất gia rồi, nên phải cần cầu Phật đạo để làm ruộng phước cho đời, ấy là đệ tứ chủng tịnh đức. Nên đức Đạo Tuyên luật sư nói: “Tôn sùng đạo cố, hủy khí thân mạng”.
 “Phải ăn mặc đúng theo đạo pháp, hủy bỏ những vẻ tươi nét đẹp nơi thân mình”.
3- Cắt tình ái, từ nghĩa thân, không điều thích và điều chẳng thích (91).
:: Cắt ái, là với điều khó bỏ mà bỏ được. Nghĩa là: cái ái (tư hoặc), cái kiến (kiến hoặc) làm gốc, rất khó đoạn trừ, thế nên cắt đứt đi.
Từ thân ấy, là lạy mà từ biệt vậy. Trong Luật dạy: “Cha mẹ bằng lòng cho mới được xuất gia, người ấy xuất gia rồi, đối với kẻ oan người thân, phải cư xử bình đẳng, làm việc tự tha lưỡng lợi, làm phước điền cho thế gian; ấy là đệ tam chủng tịnh đức. Nên tổ Đạo Tuyên nói: “Vô thích mạc cố cắt ái từ thân”.
4- Hủy khí (hy sinh) thân mạng, vì tôn sùng đạo.
:: Hủy khí: gác bỏ (92). Việc tối trọng của người đời không chi hơn là thân mạng, mà nay vì cần tu hạnh đạo nghiệp nên phải gác bỏ thân này, là để nêu cái tâm cầu pháp rất bực. Như kinh Pháp Hoa nói: “Vì cầu đạo vô thượng mà phải gác bỏ cái thân sở ái”.
Song, người đời quá khổ là, đều bởi có thân. Chớ quá yêu quyến luyến cái thân đây, mà khiến cho một đời bỏ trống qua. Đã xuất gia rồi, nên phải cần cầu Phật đạo để làm ruộng phước cho đời, ấy là đệ tứ chủng tịnh đức. Nên đức Đạo Tuyên luật sư nói: “Tôn sùng đạo cố, hủy khí thân mạng”.
5- Chí cầu Đại thừa, vì để độ người.
 : Với cái chỗ mà tâm hướng đến nói là Chí. Đại thừa ấy là Phật thừa. Đã phát cái tâm hướng thượng thì phải hành cái sự hướng thượng. Với trên vì cầu Phật đạo, với dưới thì hóa độ chúng sanh, Trí và Bi đều vận đi song song, để làm phước điền cho đời, thế là đệ ngũ chủng tịnh đức. Nên tổ Chung Nam Sơn nói: “Vị độ nhân cố, chí cầu Đại thừa”.
Tri Môn Cảnh Huấn nói: “Năm đức đây là cốt yếu lớn của chúng ta xuất gia, cả năm chúng đều tu, chẳng chỉ tiểu chúng, trọn đời hành mãi, chẳng chỉ lúc mới thọ giới. Năm đức đây là ruộng báu rất tốt, không lo nắng hạn, không sợ thất mùa (93), thực hành là đắc phước, khó mà tỷ dụ được!
Luật Tăng Kỳ nói: “Nên vì Sa -di nói mười số”:
1. Biết tất cả chúng sanh đều nương ăn uống.
: Tất cả chúng sanh ấy, là nói chỉ cho cả chúng sanh ở chín pháp giới, tức như bậc Đẳng giác Bồ -tát chưa hết cái sanh tướng vô minh (94), nên cũng còn bị thu vào số chúng sanh.
Đều nương ăn uống đó, là muốn giúp ích cho các căn, vì trưởng dưỡng pháp lành. Song, sự ăn của bực Thánh là: Thiền duyệt thực, Pháp hỷ thực (95), chư Phật, Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn thì nương vào sự ăn ấy.
Hạng phàm ăn là: đoạn,, xúc và thức thực (96). Như các trời, loài người, thần A -tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh đều nương vào sự ăn này.
Nếu ước lược Tam giới để phân biệt thì, chúng sanh ở Dục giới đủ cả bốn cách ăn nói trên, mà đoạn thực làm chủ; chúng sanh ở Sắc giới có ba cách ăn, mà xúc thực làm chủ; chúng sanh ở Vô sắc giới có ba cách ăn, mà tư thực làm chủ; chúng sanh ở cõi trời Phi phi tưởng xứ thì thức thực làm chủ. Nên nói: Nhứt thế chúng sanh y ẩm thực. Rộng nghĩa như Bà Sa Luận giải rõ.
Đức Tuyên Tổ nói: “Trong mười số đây, đều có nghĩa đối trị và hiển chánh (Đối trị tà thực để hiển chánh thực). Mà ở số này nghĩa đối trị ấy, như Đại Niết Bàn Kinh nói: “Quan sát tất cả chúng sanh, đều vì sự ăn uống mà thân tâm phải thọ khổ! Ta nay cớ sao với trong sự ăn đây, mà sanh tâm tham ăn láo uống? Nếu tham đắm ẩm thực đây thì tăng trưởng đường sanh tử! Phải tu pháp thực bất tịnh quán (Quán sự uống ăn như đờm mũi!) để làm đối trị”.
Nghĩa hiển chánh ấy là: Ta nay hành đạo, vì chánh lìa bốn cách ăn của phàm thực, để thành tựu hai món ăn (Thiền duyệt và Pháp hỷ) của Thánh thực.
2. Biết danh và sắc (97).
: Danh: Là cả bốn uẩn thọ, tưởng, hành và thức, tức là thuộc về Kiến phần. Sắc: là nội căn thân (98), ngoại khí giới (99), tức là thuộc về Tướng phần. Lấy danh làm tâm, lấy sắc làm cảnh, chỉ danh và sắc mà thu gồm về tất cả vạn pháp.
Nên Trí Độ Luận nói: “Trong tất cả pháp, chỉ có danh và sắc, không còn một pháp nào lọt ra ngoài danh và sắc”. Nên nói Danh Sắc.
Về nghĩa đối trị: Là tất cả chúng sanh, vì cái bệnh thành kiến mà thấy có mỗi mỗi pháp, rồi biến kế sở chấp ngã và ngã sở (100), mà sanh tâm chấp bậy. Nên đức Như Lai vì nói chỉ có hai pháp là danh và sắc mà thôi.
Về nghĩa hiển chánh: Vì muốn khiến cho chúng sanh biết danh sắc đều không, là vì để đắc ngộ nghĩa: lìa danh, dứt tướng, trong Đệ nhất nghĩa (101).
3. Biết tam thọ.
: Thọ: Lãnh nạp:
1- Khổ thọ: lãnh nạp cảnh trái lòng mà sanh khổ.
2- Lạc thọ: Lãnh nạp cảnh thuận tình mà sanh vui.
3- Bất khổ bất lạc thọ: Lãnh nạp cảnh trung dung mà sanh cảm xúc, lừng chừng không khổ không vui.
Lại, có trong ngoài riêng biệt: ý căn (thức mạt -na) lãnh nạp là nội thọ. Năm căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) lãnh nạp là ngoại thọ. Căn thứ sáu (thức thứ sáu) lãnh nạp là nội ngoại thọ. Mà đều có ba chủng là: khổ thọ, lạc thọ và trung dung thọ.
Phải biết quan sát: Hễ có thọ là khổ, nên nói: Tri tâm thọ.
Về nghĩa đối trị: Chúng sanh đối với khổ của Tam giới, lại vọng tưởng là vui, tức: Dĩ khổ vi lạc. Như Lai vì nói ba thọ đều là khổ cả.
Về nghĩa hiển chánh: Chẳng thọ các điều thọ, mới gọi là chánh thọ.
4. Biết pháp Tứ đế:
: Đế: Xét thực. Nghĩa là xét biết nó thật là Khổ, thật là Tập, thật là Diệt, thật là Đạo, cả bốn pháp ấy, mỗi mỗi chẳng luống dối, nên gọi là Đế.
1- Khổ đế: Nghĩa là ép ngặt phiền não.
2- Tập đế: Nghĩa là vời mắc chứa nhóm.
3- Diệt đế: Nghĩa là trọn chứng vắng lặng.
4- Đạo đế: Nghĩa là hay suốt đến.
Hai Đế trước là nhân của pháp thế gian, Khổ là cái kết quả, Tập là cái nguyên nhân. Hai đế sau là nhân quả của pháp xuất thế gian: Diệt là cái chứng quả, Đạo là cái tu nhân.
Nói quả trước mà nói nhân sau, khiến cho ta biết cái quả khổ, thì phải đoạn cái tập nhân; ham quả tịch diệt, thì phải tu cái nhân hành đạo. Nên nói là Tứ đế.
Về nghĩa đối trị: Khổ tập là sở trị, Đạo diệt là năng trị.
Về nghĩa hiển chánh: thấy được lý Tứ chân đế rồi (102), thì khỏi trôi lăn trong Tam giới nữa.
5. Biết pháp ngũ ấm.
: ấm: Che phủ, cũng gọi là uẩn (103): chứa nhóm, ấm hay uẩn đồng là cái tên khác của thân tâm ta và người.
Chia cái danh ra làm bốn uẩn, đối với sắc là năm uẩn:
a.      Sắc uẩn, nghĩa là chất ngại (104).
b.      Thọ uẩn, nghĩa là lãnh nạp.
c.      Tưởng ấm, nghĩa là lo nhớ.
d.      Hành ấm, nghĩa là chẳng đình trụ.
e.      Thức uẩn, nghĩa là hiểu biết phân biệt.
Song năm pháp ấy, vốn không có cái thật thể, mà chúng sanh vọng chấp có ngã (chủ tể); sở dĩ Như Lai vì nói là đều không có các uẩn, nên nói là ngũ ấm.
Về nghĩa đối trị: Vì kẻ mà mê nơi tâm pháp quá nặng, nên nói ra năm ấm.
Về nghĩa hiển chánh: Khiến cho phá trừ ngũ ấm, là vì để chứng Ngũ phần Pháp thân (105).
6. Biết pháp lục nhập (106):
: Nhập: Nghĩa là đến vào. Sáu căn nó làm cảnh sở y cho sáu thức, năng nhập với sáu trần. Nên kinh nói: “Trong thì sáu căn, ngoài thì sáu trần, giữa thì sáu thức, chúng làm căn bản cho sanh tử”.
Phật dạy: “Người mà với căn trần, mỗi mỗi xả bỏ, thì cả tam giới không còn bị chỗ nào ràng buộc nữa”.
Trong kinh Niết Bàn dạy: “Sáu căn trên đây, tên là sáu quân giặc lớn, vì nó hay cướp đoạt pháp lành”. Nên nói là sáu pháp.
Về nghĩa đối trị: Về kẻ mà mê nơi sắc pháp quá nặng, nên nói pháp Lục nhập.
Về nghĩa hiển chánh: Khiến cho đều giải thoát cả sáu căn, lẫn sáu cảnh, để chứng cái lẽ diệu thường.
7. Biết pháp Thất giác ý:
: Bảy giác ý: Là phương pháp để phân biệt cần dùng về hành đạo, cũng tên Giác chi, cũng tên Giác phần (107), là ý nghĩa của bảy pháp đây, đều có chi phái, chia đâu vừa đó chẳng cho rối loạn.
Pháp giới thứ đệ nói: “Đối với nghĩa thực giác của quả vô học (108), do bảy sự này đoạt đến. Giác: Xét, là giác sát với pháp sở tu là chân hay ngụy? Cả trạch pháp, tinh tiến, hỷ, ba giác ý đây, thuộc về phần huệ; trừ xả, định, ba giác ý đây thuộc về định, Niệm giác ý nó kiêm thuộc luôn cả Định và Huệ.
Khi tu quán, nếu tâm nó hôn trầm, phải nhớ dùng cả Trạch pháp, Tinh tiến và Hỷ, để khởi cái tâm lên, nếu tâm nó phù động, thì nhớ mà dùng cái Trừ giác, để mà trừ cái thô tháo của thân, khẩu, dùng cái Xả giác để xả cái quán trí, dùng cái tâm định vào thiền, khiến cho tâm nó chẳng phù động, thế gọi là Niệm giác ý, nên nói là bảy Giác ý.
Về nghĩa đối trị: là khiến lìa cái bệnh hôn trầm và điếu cử, nên vì nói Thất giác ý.
Về nghĩa hiển chánh: Là khiến người tu Thất giác ý, hay khiến cho định và huệ hai thứ ấy đều bình đẳng như nhau. Chớ nếu định hơn huệ thì si định; huệ hơn định thì thành ra bệnh cuồng huệ.
8. Biết Bát chánh đạo:
: Thật hành tám pháp đây chẳng nương nơi tà lệnh, nên nói là chánh, đem các điều bất thiện đến nơi thiện, nên nói rằng đạo.
Như kinh Hoa Nghiêm nói:
1- Hành chánh kiến đạo, thì tà kiến chẳng sanh.
2- Dấy các niệm chánh tư duy, thì xả được cái niệm vọng phân biệt.
3- Thường hành chánh ngữ, thì thuận theo Thánh ngôn.
4- Hằng tu chánh nghiệp, là giáo hóa chúng sanh.
5- An trú chánh mạng, vì hành bốn Thánh chủng.
6- Dấy chánh tinh tiến, chớ chẳng làm những khổ hạnh vô ích.
7- Tâm thường chánh niệm, vì xa lìa các vọng tưởng phân biệt.
8- Tâm thường chánh định, là vì để vào cái cửa giải thoát bất tư nghị. Thế là Bát chánh đạo.
Về nghĩa đối trị: Vì lìa tám món tà lệch (109), nên nói Bát chánh đạo.
Về nghĩa hiển chánh: Người mà tu Bát chánh đạo, là mở ba môn giải thoát (110), vì để tiến vào cảnh giới Niết -bàn.
9- Biết các chỗ ở của chín loài chúng sanh.
: Của chúng sanh ở: Là với mười pháp giới, ngoại trừ chỗ ở của Phật, thì còn: Bồ-tát, Duyên giác, Thanh văn, trời, người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục, là chín chỗ của chúng sanh ở.
Chúng sanh là cái thân chánh báo cư: Là chỗ ở, là cõi y báo, nghĩa là tất cả chúng sanh, tùy theo cái thân chánh báo thiện nghiệp hay ác nghiệp, đều có cái xứ y báo là chỗ ở tốt hay xấu.
Đại Luận nói: “Chúng sanh trong chín ngả được thọ ký”. Chánh chỗ bảo: “Tam thừa đạo”. Thế biết rằng: Cửu đạo là chín ngả, tức cửu giới là chín cõi. Nhưng chúng sanh đã được thọ ký làm Phật, thì Thập giới là mười cõi, rõ vậy.
Nay đây, do mới thọ mười giới cấm, đã ước theo Tam giới, Cửu địa mà nói, nghĩa là cả Dục giới kể làm một địa, cả Sắc giới kể làm bốn địa, cả Vô sắc giới kể làm bốn địa, gọi là chín chỗ chúng sanh ở.
Về nghĩa đối trị: Nay khiến chúng sanh lìa sự vui đắm, nên vì nói chín cõi của chín loại chúng sanh ở.
Về nghĩa hiển chánh: Nếu hạnh nguyện của chúng sanh có thể đồng với hạnh nguyện của Như Lai, thì chẳng rời chỗ ở, tức siêu vào Phật giới.
10- Biết pháp Thập nhất thế nhập.
Tất cả đều vào số mười này. Thập nhất thế nhập, Thập nhất thế xứ, Thập biến xứ định, đồng nhau. Thấy ở Bát bối xả (111).
: Thập nhất thế nhập (112) tức là thập biến xứ định, nghĩa là: Thanh, Hoàng, Xích, Bạch, Địa, Thủy, Hỏa và Phong, tám món này thuộc về sắc pháp; Không, Thức hai món này thuộc về tâm pháp, lại cùng nhau xen lẫn vào, rộng giác khắp đầy, chuyển đổi không ngần ngại gì với nhau.
Trí Độ Luận nói: “Bát bối xả (113) là công hạnh tu ban đầu, Bát thắng xứ (114) là công hạnh tu xả ở khoảng giữa; Thập nhất thế xứ là công hạnh tu rốt sau. Tu ba món quán ấy, thì trọn đủ thiền thể, mới đặng thành tựu”.
Định đây mà bảo là Biến nhất thế xứ ấy, là từ ban đầu quán cảnh pháp khắp đầy, mà được cái danh vậy.
1. Thanh biến nhất thế xứ định, nghĩa là với trong khi nhập định, lại dùng trong Bát bối xả, Bát thắng xứ (115), chỗ thấy sắc xanh, khiến thấy khắp tất cả chỗ đều một màu như nhau, nên gọi là: Thanh biến nhất thế xứ định.
2. Hoàng biến nhất thế xứ định…,
3. Xích biến nhất thế xứ định…,
4. Bạch biến nhất thế xứ định…,
5. Địa biến nhất thế xứ định…,
6. Thủy biến nhất thế xứ định…,
7. Hỏa biến nhất thế xứ định…,
8. Phong biến nhất thế xứ định…,
9. Không biến nhất thế xứ định…,
10. Thức biến nhất thế xứ định, cả chín cái định sau, cũng như cái định thứ nhất kia, nên gọi là: Thập nhất thế nhập.
Về nghĩa đối trị: Là với người trong khi đối trị nhập định, nếu Sắc và Tâm chẳng đặng phổ biến, nên mới nói ra pháp định Thập nhất thế nhập này.
Về nghĩa hiển chánh: Là người mà tu pháp quán đây, vì muốn thành tựu tất cả Phật pháp, để xô dẹp thiên ma, phá tan ngoại đạo, độ thoát cả chúng sanh.
Nên phải biết tức là nghĩa Ma -ha-diễn. Sơ lược nói rõ mười số rồi, ai muốn rộng hiểu thêm thì xem bộ Thứ Đệ Thiền Môn.
Mười giới tướng của Sa -di ni (Cũng đồng như Sa -di trên)
Giới tướng của Thức -xoa-ma-na ni(116)
Tập: Tiếng Phạm: Siksamànà (Thức-xoa-ma-na), đây rằng: Học giới nữ, Phật cho phép con gái 10 tuổi mà thân thể lớn bằng tuổi đã gả, và con gái 18 tuổi, đều hứa cho kỳ hạn hai năm học giới, để cái thân nghiệp cho được thanh tịnh (để nghiệm coi có thai hay không có thai), trao cho sáu phép để cái tâm cho được thanh tịnh (để thử coi tánh hạnh có kiên trinh không), rồi mới phái Ni bộ nhóm chúng, làm phép bạch Tứ yết ma (117) để nhận cho đủ 12 tuổi, và đầy đủ 20 tuổi, mới được thọ lãnh giới Cụ túc, trái lại nếu năm học chưa đủ, sáu phép không được thanh tịnh, thì chẳng cho lãnh thọ giới Cụ túc của Tỳ -kheo Ni.
: Học giới nữ đây, là theo thầy vâng chịu giới pháp mỗi mỗi phải y luật phụng hành. Nữ: Là tiếng gọi cô gái chưa gả, Mẫu: Là tiếng gọi người phụ nữ đã có con.
Luật Tăng Kỳ nói: “Thức -xoa-ma-na chẳng được phép tự ý mình xem xét luật, người làm thầy phải bảo rằng: “Cái này nên học nên làm, điều này chẳng nên học chưa nên làm. Chớ chẳng đặng đến nói với học giới nữ những tội danh của Thiên Tụ, là đừng nói cái này là thuộc về tội Thất Tụ, vì chưa thọ Cụ túc giới, thì chưa cho biết cái danh Ngũ Thiên Thất Tụ.”
Phật dạy với người nữ học pháp đây, phải học đủ ba pháp:
1. Học giới căn bản, tức là tứ trọng như: sát, đạo, dâm, vọng.
2. Học sáu pháp:
a. Hay có lòng đắm nhiễm mà chạm đụng nhau.
b. Trộm kém năm tiền.
c. Dứt mạng súc sanh.
d. Tiểu vọng ngữ.
e. Phi thời thực.
g. ẩm tửu.
3. Học hành pháp: Là các giới của Đại ni và Oai nghi đều cho học tập. Nếu phạm một giới nào trong giới căn bản, thì phải diệt tẩn. Về Học pháp, nếu còn kém thiếu, lại phải làm phép Yết -ma cho học lại hai năm nữa. Nếu trái với hành pháp, phạm ngay đến Phật giáo, liền phải sám hối, chẳng hoại đến bổn phận học sáu pháp.
Đúng như pháp hành rồi, niên hạn đầy đủ, đối trước Ni bộ, Tăng bộ mà thọ Cụ túc giới.
Thập tuế tằng giá đó, hoặc là nói: Dưỡng tức (nuôi dâu) bên Tây Vức; phong thổ bất đồng, cô gái mới 10 tuổi, mà tức đã thân thể trưởng thành như người 15, 16 tuổi, tức nhiên 10 tuổi đã xuất giá, đấy cũng bất quá là xảy có một hai người thế thôi, chớ chẳng phải nhứt khái mà nói, với người 10 tuổi mà hình dạng đã thành như người lớn, nên Phật dạy hai năm học giới, 12 tuổi thọ Cụ. Thế là:
1. Tuân theo Phật chế.
2. Trừ lòng nghi của chúng nhân.
Ngoài ra, thì chẳng đặng, vì phi 10 tuổi như thành nhân. Trong thời mạt pháp, nhất định phải tuổi 20 mới được. Có chỗ hoặc nói: Thập tuế tằng giá ấy, như cách nuôi dâu ở xứ này (118).
Nhứt viết bất dâm
: Bất dâm, là để cho được tinh khiết thân tâm kính mộ đạo hạnh. Thức -xoa-ma-na là người cái thân chẳng phạm dâm, cái miệng chẳng nói dâm, cái ý chẳng còn ái dục và tâm không đắm nhiễm nhau, nghĩa là lối ái tình cao thượng về tinh thần, như trò Ngọc với cô Lan trong truyện Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng. Mà phải quán sát cái tâm như hoạn ảo, bốn đại vốn không, chỉ có Đạo là trọng hơn hết, nên nói Bất dâm.
Nhị viết bất đạo
: Bất đạo là để giữ cái hành vi liêm khiết thanh tịnh của ta với người. Thức -xoa-ma-na Ni chẳng trộm của ai, chẳng cắp vật của người, rất đỗi cọng cỏ, lá rau, mảy lông, hột gạo mà người chủ chẳng cho, mình chẳng đặng lấy; cũng chẳng bảo kẻ khác lấy. Nhẫn đến với những điều: Chặt phá hư, đốt, chôn, đều chẳng nên làm, với tất cả loài vật, không lòng tham luyến, nên nói Bất đạo.
Tam viết bất sát
: Bất sát, là đem tâm từ mẫn đối với tất cả. Thức -xoa-ma-na chẳng đặng chính tay mình đoạn sanh mạng người, cũng chẳng đặng bảo người khác giết, chẳng cho thuốc quyên sanh, nhẫn đến làm cho đọa thai, ếm đối, trù ẻo, nguyền rủa và phù phép, đều chẳng đặng làm, cũng chẳng lấy dao, gậy gia hại, khen khuyên cho chết, mà phải từ mẫn đến cả quần sanh, tỷ như con đỏ, nên nói Bất sát.
Tứ viết bất vọng ngữ
: Bất vọng ngữ là thốt lời thành thật. Thức -xoa-ma-na chẳng đặng tự khoe rằng: Ta đắc pháp của bậc thượng nhân, của thiền định, của giải thoát, chứng rồi quả Thánh, các vị: Trời, rồng, quỷ thần đều đến cúng dường ta. Chẳng đặng nói lời lưỡng thiệt, ác khẩu mắng nhiếc, tự rủa chửỷi người. Cũng chẳng đặng nói lời dài vắn, tốt xấu của người. Chẳng đặng bàn lời tục. Chẳng luận việc đời. Chẳng đặng gây chọc điều thị phi, với mấy điều trên, đều chẳng nên làm. Thường nói lời thật. Tán thán ngôi Tam Bảo. Giữ thân, khẩu, ý, chẳng nói làm cho người bị khổ, nên nói là Bất vọng ngữ.
Ngũ viết bất phi thời thực
: Bất phi thời thực, là giữ gìn pháp giới cấm. Thức -xoa-ma-na, thường tư duy Pháp hỷ, Thiền duyệt dùng làm ẩm thực, ăn chẳng sái chừng mực, đúng giờ mà ăn. Nếu quá giữa ngày rồi, thì chẳng đặng ăn, dầu có món ngon béo, miếng quý mùi lạ, trọn chẳng đặng ăn; cũng chẳng dạy người ăn quá bữa Ngọ. Giả sử vị quốc vương đưa lễ cúng đến, thà chết chẳng dám ăn phạm, nên nói Bất phi thời thực.
Lục viết bất ẩm tửu
: Bất ẩm tửu, là để tăng trưởng trí tuệ, Thức-xoa-ma-na đã chính mình chẳng uống rượu, cũng chẳng đem rượu đãi người uống. Chẳng nghỉ trọ nơi quán rượu, chẳng đặng tiếp xúc đến: sắc, hương, mỹ vị của Họa Tuyền (119), đều chẳng tham uống. Lìa cái nghiệp cấu ngu si, để giới thể cho được thanh tịnh. Dẫu đến tán thân mất mạng đi nữa, đều chẳng tái phạm, nên nói Bất ẩm tửu.
Tập: Luật dạy: “Thức -xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di Ni, ba chúng bực dưới đây, nên hành trì hai hạng áo: Thượng và hạ là: Một cái ngang với An -ñaø-hội, một cái ngang với Uất -đa-la-tăng, chính là Mạn y, chớ chẳng phải như Pháp y có tướng cắt xén phước điền của Tỳ -kheo, còn chỗ dùng bình bát bằng chất đồng, chớ không phải là ứng lượng Bát -đa-la.”
Nay bổn sơn (chùa Bảo Hoa) đây, đối với phàm là 18 tuổi nhẫn xuống đến 7 tuổi, muốn thọ giới Sa -di, thì cứ luật mà khiến tạo hai hạng Mạn y để hành trì. Còn là tuổi đủ 20, đến xin thọ giới Cụ túc, thì sắm ba Pháp y đều là tướng cắt xén phước điền và bình bát ứng lượng khí.
Với kẻ xin thọ Sa -di, vì không sắm nổi Mạn y  cũng phương tiện cho thọ mười giới của Sa -di, để bận dùng hành trì (Nghĩa là: Có thể dùng mười giới mà thế cho Mạn y, nên nói: Bận dùng hành trì). Một, thì thọ giới Cụ túc chẳng bao xa nữa, chớ rằng không có Mạn y mà bỏ qua mười giới của Sa -di, vì mười giới là nền gốc của giới Tỳ -kheo. Hai, thì Y và Cụ khó đặng, vì muốn cho tìm kiếm cái Mạn y, lại trở thành cái nhân duyên làm chướng ngại cho giới.
Lại trong bổn Tỳ Ni Nhật Dụng cũ, đem Ngũ thiên giới tướng của Tỳ -kheo, mở bày tiếp sau giới tướng của Sa -di, nay đây thì bớt đi chẳng còn, mà đem Ngũ thiên ấy phụ sau quyển Lưỡng Thừa Bố tát Chánh Phạm, vì Phật dạy chẳng cho Sa -di và bạch y biết Ngũ thiên giới tướng, e cho việc thọ cụ giới thành chướng ngại, mà phạm cái lỗi tặc trụ (120).
Mạn y (121)
: Luận Thành Thật nói: “Giới Sa -di cho sắm để một cái Lễ sám y, tên rằng Bát -tra, dịch: Mạn điều. Mạn: không có những đường lằn và điều tướng.
Rằng cái áo Lễ sám, là khi bận đắp cái áo đây, khiến cho tu thêm pháp lành. Bách Nhứt Yết Ma nói: “Chúng cầu tịch, đồ mặc là áo Mạn điều, nghĩa là chiếc áo bằng khổ vải trơn, chớ chẳng có điều tướng”.
Thiện Kiến Luật nói: “Khi mặc Mạn y phải tụng bài kệ đây:
Lớn thay đồ giải thoát, áo không tướng phước điền, đắp vâng như giới hạnh, rộng độ các chúng sanh.
: Lớn thay, là lời khen tốt. Ba chúng (Sa-di, Sa-di Ni, Thức-xoa) bực nhỏ này, là kẻ đã ly trần thoát tục, mới có thể mặc được cái Y đây, dù không phước điền tướng, cũng có thể sanh trưởng được thiện pháp.
Hai câu trên, là tán thành công đức của Y, câu thứ ba là phần tự lợi, câu thứ tư là phần lợi tha.
Vô tướng: Là áo Mạn điều. Sách Danh Nghĩa nói: “Phật pháp đến đây, đã 180 năm, mà chúng xuất gia, chưa biết cái cách cắt xén, nên chỉ mặc Mạn y mãi”.
Phi phụng như giới hạnh: là Ngũ giới, Thập giới, là căn bản của các giới, giới thân được thanh tịnh, mới phát ra định huệ, chúng Thức -xoa-ma-na, dù địa vị ở tiểu chúng, song, có thể y giới hành trì, phát tâm quảng đại, với trên cầu Phật quả, với dưới độ chúng sanh, nên nói: Quảng độ chư quần sanh (122).
ưu bà tắc giới tướng. (ưu--di so đây)
: Tiếng Phạm: Upàsaka (ưu--tắc), Upàsika (ưu--di). ưu --tắc, dịch: Cận sự nam. Nghĩa: Người đàn ông được gần thờ Tam bảo. Do thọ Tam quy Ngũ giới, có thể được gần gũi Tam Bảo mà thừa sự chúng Tăng, rộng tu các lành, trồng gieo ruộng phước. Cận sự nữ dịch lại tên ưu --di… nghĩa như trên.
Cũng kêu Thanh tín sĩ, Thanh tín nữ, nghĩa là hậu tin ngôi Tam Bảo, khắp cầu giới pháp, mặc dầu còn ở gia đình mà có thể gìn giữ  bổn thân thanh tịnh, thì chẳng tạo các điều ác, nên gọi là Thanh tín sĩ nữ.
Tướng là sự tướng, nghĩa là giữ giới nơi trong, nương sự giữ làm, rõ bày ra ngoài.
Nhất viết bất sát sanh
: ưu--tắc, lấy lòng từ làm gốc, nên nói Bất sát. Giữ gìn giới sát được thanh tịnh, thì mỗi đời mỗi kiếp cảm được cái thân không bệnh và sống lâu.
Phật dạy: “Người mà ưa sát sanh, sẽ mắc hai món quả báo:
1. Bị đau ốm hoài.
2. Mạng vắn chết yểu.
Bởi nhân duyên ấy, nên phải giữ gìn giới sát.”
Nhị viết bất đạo
: ưu--tắc, là người thiểu dục tri túc, nên nói Bất đạo. Giữ gìn giới đạo được thanh tịnh, thì mỗi đời mỗi kiếp, cảm được cái phúc báo giàu có, đủ nhiều của báu, rương kho đầy nhẫy, khỏi lo cái khổ bần cùng ép ngặt.
Phật dạy: “Người mà ưa trộm cắp, sẽ bị hai món quả báo:
1. Là bần cùng khốn khổ.
2. Là phải đền nợ đời trước của người. Do nhân duyên đó, nên phải răn điều trộm cắp”.
Tam viết bất tà dâm
: ưu--tắc, giữ tiết trinh chánh, theo phận luân lý, nên nói Bất tà dâm. Giữ gìn giới không tà dâm được thanh tịnh, thì đời đời kiếp kiếp, được phúc báo tốt là thê thiếp hiền lương, trung chánh, quyến thuộc như ý.
Phật dạy: “Người mà ưa tà dâm sẽ bị hai món quả báo:
1. Vợ không trinh lương.
2. Đặng bà con chẳng như ý. Vì nhân duyên ấy, nên răn tà dâm.”
Tứ viết bất vọng ngữ
: ưu--tắc, thốt lời tin chắc, nên nói Bất vọng ngữ. Giữ gìn lời nói chẳng vọng được thanh tịnh, thì mỗi đời mỗi kiếp, cảm được chúng nhân yêu kính, nói ra lời chi, được người tín phục.
Phật dạy: “Người mà vọng ngữ, mắc hai quả báo:
1. Nói ra không ai tín dụng.
2. Thường bị người ta hủy báng. Vì thế nên răn nói dối.”
Ngũ viết bất ẩm tửu
: ưu--tắc, tín thọ lời Phật dạy, nên chẳng uống rượu. Giữ gìn giới không uống rượu được thanh tịnh, thì mỗi kiếp mỗi đời, cảm được phước báo trí huệ sáng suốt, khỏi các điều hiểu lầm điên đảo.
Phật dạy: “Người mà uống rượu có hai quảự báo:
1. Khi sống thì như kẻ ngu si.
2. Khi chết thì đọa địa ngục. Do thế mà phải răn uống rượu”.
Với năm giới đây gọi là Học xứ, cũng rằng Học tích, cũng nói Kỉnh lộ, cũng danh Học bổn, năm giới đây như Ngũ thường của đời Nho, nghĩa như trong sách Cư Gia Ngũ Giới Chánh Phạm đã nói rõ.
Kinh Báo ân nói: “Giả sử có thiện nam hay tín nữ, bố thí cả các chúng sanh đầy nhẫy bốn châu thiên hạ, bằng tứ sự cúng dường, như thế đủ cả trăm năm, chẳng bằng công đức của người giữ ngũ giới này trong một ngày một đêm.
Nếu trong một làng, có trăm nhà được chừng mười người giữ Ngũ giới, thì mười người đã có hiền lành cẩn thận, giữa trăm người ước nhau, đều tu mười điều lành, thì trăm người đó, hòa thuận với nhau.
Đem truyền bá cái thói lành đây khắp cả cõi nước, thì có cả trăm vạn người nhân đức. Vả chăng hay làm được một việc thiện, thì bỏ được một điều ác. Bỏ một điều ác, là dẹp được một điều hình phạt, một điều hình phạt dẹp nơi nhà, thì cả trăm điều hình phạt dứt nghỉ khắp nước.
Thế, đấng làm vị quốc chủ, chẳng cần sửa trị, mà ngồi hưởng hạnh phúc đời thái bình vậy.
Sở dĩ người thọ trì Ngũ giới đây, chẳng những kính vâng lời Phật chế, vả lại, còn giúp điều nhân nghĩa cho nhà nước bằng một cách âm thầm, tức là giúp ích cho quốc gia chính phủ nữa là khác.
Tập: Với Ngũ giới đây, nếu người nào không thể thọ nốt, thì hoặc thọ một giới, hay là thọ hai giới, ba giới, bốn giới, Phật cũng phương tiện tùy hỷ, hễ muốn giới nào cho thọ giới nấy, muốn mấy giới cho thọ mấy giới, nếu là người trí có lòng tốt, với Ngũ giới trọn đủ thọ trì, mới đúng có chánh thọ.
: Sách Bố Tát Chánh Phạm nói: “Với người mà thọ có phân biệt ra thọ thiểu phần (một giới, hai giới), thọ bán phần (ba giới), thọ đa phần (bốn giới), thọ mãn phần (năm giới). Mà được tiêu nghiệp cũng có riêng nhau là: hai phần, ba phần, bốn phần và mười phần, nghĩa là giữ một giới tiêu được một nghiệp, giữ hai giới tiêu được hai nghiệp…
Sách Tác Trì nói: “Nói rằng thọ mãn phần giới ấy, là muốn rõ cái công đức thọ và trì, thọ trì đủ ngũ giới, thì kiếp sau được nhân tướng cụ túc (123), nếu kiêm hành Thập thiện, thì được phúc báo của chư Thiên, cung điện thường tùy thân. Còn như hoặc thọ một giới, hai giới, kiếp sau vẫn đắc thân người mà được sống lâu, chết yểu, cao sang, thấp hèn, là do thọ giữ nhiều giới hay ít giới!
Ví dầu, khi thọ mà chẳng lượng xét, sở kham của mình, thọ nốt, sau rồi phạm nhiều giới thì nguy! Người thọ chỉ một giới hay giữ gìn được, phúc báu còn hơn người chẳng thọ, và người thọ nhiều mà chẳng giữ. Nên Phật ngài từ bi phương tiện bố thí, bố thí pháp cũng tùy cơ, khéo dẫn dắt người như thế.”
Giới tướng Bát quan trai pháp
: Quan: Đóng cửa, là ngăn đóng chẳng cho các điều ác sanh khởi. Trai: Tày chừng, là cái chừng hạn để tày qua giữa ngày chẳng ăn làm cái danh trai. Rằng trai pháp ấy: là lấy nghĩa chẳng ăn lỗi giờ làm cái thể của trai. Lấy tám sự (tám giới) kia ngăn đứng điều ác, để giúp thành trai pháp.
Như Tân Bà Sa Luận nói: “Cái ngày mà chúng cận trụ thọ trì tám giới đây, là với năm giới thêm ba giới nữa, nghĩa là trong giới pháp thứ bảy và thứ tám hiệp hai giới làm một giới. Với mười giới bớt một giới, là chừa hai điều tróc trì bửu vật.
Năm thêm ba đây: Là hai chúng cư gia, còn bận rộn vì quyến thuộc chẳng thể bỏ hẳn việc gia đình được, sở dĩ với Ngũ giới giữ trọn đời đó, chỉ cấm điều tà dâm, chớ chẳng cấm ăn phi thời. Nếu trong ngày thọ Bát quan trai, chỉ trong một ngày một đêm, nghiêm cấm ăn phi thời, chẳng có nuốt vào cổ, với cái niệm dâm dục, chẳng đặng động đến một mảy lông. Nguyên bởi căn bản luân hồi không chi như dâm dục; trợ duyên cho sanh tử chẳng gì hơn ăn uống.
Nên kinh Viên Giác nói: “Bởi có tham ăn, tham dục, nên mới có sanh tử luân hồi”.
Lăng Nghiêm Kinh nói: “ăn vật ngọt thì sống, ăn vật độc thì chết”.
Trai Kinh nói: “Chính hồi giữa ngày và sau hồi giữa ngày, chẳng ăn lại nữa. ấy là chính vì để hạn chế cho thân bớt điều dâm, thanh sạch nơi tâm ít điều dục. Sở dĩ trong ngày thọ tám giới phải ly khai gia đình, đến chỗ thanh tịnh đạo tràng mà ở, mỗi mỗi hành động đều như chư Phật, để gieo cái thắng nhân xuất gia cho đời vị lai. Đủ một ngày một đêm rồi xả giới Bát quan trai mà về nhà”.
Song với thời gian giữ giới Bát quan trai đây mặc dầu ngắn, nghĩa là phải quyết định kỳ hạn (như một ngày một đêm), phát tâm nguyện quảng đại, thì công quả siêu hơn bực người, bực Trời, đức hạnh tày đồng chư Phật.
Kinh nói: “Người ở thời đức Di Lặc ra đời, tu trai giới một trăm năm, chẳng bằng ngày nay là đời ngũ trược mà tu trai giới trong một ngày một đêm”.
Kinh Bồ Tát Xử Thai nói: “Người thọ giới Bát quan trai đây, là cha mẹ của chư Phật vậy.”.
Luận Cu Xá nói: “Người thọ giới Bát quan trai đây, tên là Cận trụ, là cận với A -la-hán mà trụ để theo học trai pháp. Lại tên là Trưởng dưỡng, là trưởng dưỡng cái tâm thiện tịnh cho ta với người. Lại bảo, trưởng dưỡng cho người căn lành mỏng ít, sẽ được càng thêm nhiều”
Giới Bát quan trai đây, ở trên năm giới, ở dưới mười giới, nên lại có tên rằng Trung gian giới. Thật thế:
1-   Bất sát
2-   Bất đạo
3-   Bất dâm
4-   Bất vọng ngữ
5-   Bất ẩm tửu
6-   Lìa tràng hoa thơm, ngọc anh lạc, dầu thơm thoa mình
7-   Lìa giường cao, tốt, lớn, và làm việc hát xướng, âm nhạc, cùng cố ý đến xem nghe
8-   Lìa cái ăn chẳng phải phân nửa trước giờ Ngọ.
: Luật nói: “Giới đây với ngoài, thì nó kềm chế thân nghiệp, khẩu nghiệp, với trong, thì nó đề phòng ý nghiệp, thế là ba nghiệp đạo tịnh. Nên trong Đại Luận: Tỷ dụ như viên đại tướng quân”.
Kinh Tăng Nhứt A Hàm nói: “Bất sát, là không có cái hại tâm. Bất đạo, là không có cái tà niệm. Bất dâm, là chẳng nhớ đến vợ mình và chẳng nghĩ đến con gái người. Bất vọng ngữ, là tâm chí thành chẳng dối. Bất ẩm tửu, là tâm trí chẳng mê loạn. Lìa cái bất hương hoa… là tỷ căn và thân căn đều thanh tịnh. Lìa giường cao tốt và xem nghe, là sắc trần, thinh trần và xúc trần chẳng sanh. Lìa phi thời thực, là khẩu nghiệp chẳng phạm lỗi. Như Phật dạy mà hành trì như Phật, nên gọi là Tịnh hạnh.”
Tập: Luận Tỳ Bà Sa nói: “Xét nghĩa của chữ Trai, là lấy cái chừng quá giữa ngày rồi chẳng ăn nữa làm thể của Trai, lấy thêm tám sự (tám giới) để giúp cho thành Trai, cùng giúp giữ nhau, tên là Bát chi trai pháp, cũng tên là Bát quan trai”.
Luận Thành Thật nói: “Cớ sao chỉ nói lìa tám sự? Song, tám sự ấy là cửa, do tám giới để đóng ngăn cửa ấy, tức là lìa được tất cả ác”.
Giữa tám sự đây: Bốn giới trước là thật ác, giới ẩm tửu là cửa của chúng ác, còn ba giới kia là nó hay sanh khởi những nhân duyên làm chướng ngại đạo!
Thế nên, dùng tám giới để thành tựu Ngũ thừa. Chữ Quan: Là bế tắc các điều ác.
Tám giới đây, chỉ thọ một ngày một đêm, là vào các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30, nếu tháng thiếu thì ngày 29, mùng 1; gọi là mỗi tháng sáu ngày chay. Do trong bài kệ Mộc Dục trước đã nói rõ.
: Trong luận Trí Độ, có lời hỏi rằng: “Cớ sao với sáu ngày chay thọ tám giới, tu phước đức ư?
Đáp: Những ngày ấy, chúng ác quỷ nó rình rập đuổi theo người, là vì nó muốn cướp sanh mạng của người, nó đem đến những điều tật bệnh hung suy, làm cho người chẳng đặng yên lành! Thế nên lúc ban sơ của Kiếp trụ, các Thánh nhân dạy người phải trì trai, tu pháp lành và làm phước, để tránh sự hung suy. Nương trai pháp hồi đó, chỉ dùng nhịn đói, không ăn một ngày là Trai, chớ chưa biết thọ tám giới, về sau đến khi Phật ra đời, dạy một ngày một đêm, như chư Phật giữ tám giới, qua giữa ngày chẳng đặng ăn, do công đức ấy, sẽ đưa người tiến đến cảnh giới Niết -bàn.
Tập: Với những ngày vía chư Phật, Bồ-tát, hoặc sanh nhựt của mình, đều có thể thọ trì giới này.
Luận nói: “Nếu thọ Bát quan trai giới, phải một ngày một đêm rồi xả, chẳng cho lộn xộn nhau với Ngũ giới thọ trọn đời. Với tám giới đây, bất luận đã thọ Ngũ giới và thọ tại gia Bồ -tát giới, đều có thể thọ được cả.
Gần đây kẻ đã thế độ xuất gia rồi, cũng có nhiều người thọ trì tám giới, người làm thầy cũng nói: Trao truyền Ngũ giới, tám giới mà chẳng nghiên cứu cho tinh Luật giáo, để mà ra làm thầy người, khác nào mình đã tối mắt, lại làm cho người bị mù nữa, như vậy chỗ ra làm việc, đều quấy cả.
Nay tại bổn sơn (Bảo Hoa sơn) đây, phàm là người xuất gia, mà chỉ đến xin thọ tám giới, muốn đắp y Ngũ điều thì nhứt định chẳng cho.
Lại có điều này: Kẻ tại gia thọ giới ưu --tắc, ưu--di, Phật dạy cho mặc cái y lễ sám tức là Mạn y, để lễ Phật, tụng kinh, chớ chẳng cho đắp Pháp y cắt triệt phước điền. Số là hai chúng tại gia, Phật bảo tự mình tùy sức cúng dường Tam Bảo, chẳng cho thọ của người khác tứ sự cúng dường, vì đã phi cái tướng phước điền của chúng sanh, nên chẳng cho đắp Pháp y cắt triệt phước điền.
Lại, dẫu là kẻ tại gia thọ Bồ -tát giới, Phật khiến sắm đủ ba Pháp y, bình bát, tích trượng, đem cúng để trước Phật, gặp có người xuất gia Tăng hay Ni mà thiếu y bát, đồ pháp khí, là kẻ tuổi 20, muốn thọ Cu túc giới, nhưng thiếu y bát, tùy xin món nào, thì thí món ấy cho kia, rồi lại sắm các món khác đem cúng ở trước Phật nữa, chớ chẳng đặng chẳng sắm để cúng như thế. Còn với tự thân cư sĩ, thì Phật cho đắp một hạng Mạn y trong khi lễ bái trì tụng mà thôi, chớ không cho mặc đi ngoài đường, qua lại nơi thành ấp làng xóm.
Nếu khi vào chùa phải sắm cái đãy đựng Mạn y mang theo thân, vào chùa rồi mới đắp để lạy ngôi Tam Bảo, làm lễ rồi xếp đựng vào đấy.
Sở dĩ với chúng tại gia, Phật cho phép được lìa y, chớ nếu thường đắp là phạm pháp chế, với phái xuất gia thì Phật chẳng cho rời Pháp y, nếu rời là phạm pháp chế.
Nay nơi bổn sơn đây, hễ hai chúng tại gia nam nữ có tín tâm xin thọ Ngũ giới, và Bồ -tát giới ấy, thì đều cho sắm chiếc Mạn y, để mặc làm lễ kính Tam Bảo, chớ không cho đắp Pháp y điều tướng phước điền.
: Tuy tên là Mạn y chớ thật là hệ thuộc Pháp phục, phàm khi đắp mặc phải sanh lòng tưởng khó gặp, đem lòng cung kính mà đọc bài kệ đây:
Lành thay mặc giải thoát, áo lễ sám bát -tra(124). Ta nay đầu đội chịu, đời đời thường đặng đắp.
: Dịch âm:-ñoä, đây rằng: Lành thay! Mặc giải thoát là khen ngợi cái áo lễ sám đây, có ích lợi vô lượng vô biên. Ta nay thọ giới của Phật chế rồi, nên được đắp mặc, mặc để lễ sám, tụng kinh, thì phiền não tự nhiên giải thoát.
Câu thứ hai là tiếng Phạn, tiếng Tàu đều nói lên, để cho rõ rằng, y đây chẳng như Pháp y, có điều tướng phước điền.
Ta nay đầu đội thọ trì, là nguyện mỗi đời mỗi kiếp, thường được đắp cái y của Như Lai, làm đệ tử Phật, mà vào cái nhà của Như Lai, nghe cái pháp giải thoát, nên nói: Ngã kim đảnh đái thọ, thế thế thường đắc phi.
Tập: Lại, với giới tướng Bồ -tát, không liệt kê trong sách Tỳ Ni Nhật Dụng đây, mà đem phụ trong quyển Bố Tát Chánh Phạm.
LờI DUYêN KHởI
Đất Việt (125) từ chùa Kê Viên (126), ban đầu xướng giáo trùm Nhị thừa, đồng sạch tam nghiệp. Trên hội Niết -bàn, Phật bảo giữ luật trì giới mới chứng Phật tánh chơn thường, nghiêm tịnh trau giồi cho căn cơ lớp sau. Xét từ đầu chí cuối, đâu chẳng lấy Tỳ Ni làm trọng.
Sau khi đức Như Lai diệt độ, tổ Ca -diếp tôn giả cùng 500 thánh A -la-hán kết tập Tam tạng, duy có một tạng Tỳ Ni đây, thầy trò truyền trao cho nhau, mà không Tổ nào dám thêm bớt một chữ.
Do ấy Ca -diếp trao A -nan, A-nan trao Mạt -điền-địa, Mạt-điền-địa trao Hòa -tu-la, Hòa-tu-la trao ưu -ba-cúc-đa; Cúc-đa tôn giả có năm đệ tử (127) cao minh, vì đều đắc đạo quả, mỗi chấp chỗ thấy riêng, bèn đem một tạng Tỳ Ni, phân ra làm năm bộ Luật:
Về bộ thứ nhất, thì ngài Đàm --đức làm tông chủ, pháp gọi là Tứ Phần Luật. Sau này ngài Đàm -ma Ca-la mới vâng theo tông này. Ngài Bắc Đài Pháp Thông luật sư, cách xa bẩm thọ Ca -la mà trao Đại Giác Huệ Quang luật sư, trao Cao Tề Đại Vâng. Ngài Vâng luật sư trao Hà Bắc Đạo Hồng luật sư, trao Hoằng Trí Thủ. Thủ luật sư trao Nam Sơn Đạo Tuyên.
Duy có ngài Tuyên luật sư đã trước chịu lời Phật thọ ký, cả mở rộng Luật giáo, thạnh hành soạn thuật điều chương rất rành, điều trì giới, điều phạm giới. Sở dĩ các Ngài học luật đương đời, đều xưng là Nam Sơn tông.
Đến sau, chùa Chiêu Khánh, ngài Doãn Kham luật sư soạn bộ Hội Chánh Ký, để tiếp tục Nam Sơn tông mà trao cho Linh Chi Ngươn Chiếu. Sau ngài Chiếu luật sư tuy mỗi đời chẳng thiếu người học Phật, mà luật pháp dần dần mờ tối. Với sự tác thuật về Luật không nghe đâu có. Từ đời Nguyên, đời Minh lại đây, Điển Hình (128) đều mất ráo!
Đức Vương Tổ (129) ta là Cổ Tâm luật sư, cỡi xe Đại Nguyện đến lễ bái non Ngũ Đài, được thân tòng đức Văn Thù truyền trao cho bẩm thọ, mà từ đây giới pháp được trung hưng (130). Đây chót thán trường cam để làm chứng (131). Đức Muội Tổ Sư ông (đức Tam Muội), khêu ngọn đèn Tỳ -ni, chói rọi cả hoàn vũ (132), mà Thi -la (giới luật) cả chấn hưng đây: Sen trắng lại sanh nơi chùa Đông Lâm, đã để lời sấm (133). Song, đương bấy giờ bởi bỏ đã lâu, mới chấn chỉnh lại, phần nhiều phải tùy phương tiện lợi.
Đến đức Tiên Sư Kiến Lão hòa thượng ta kế tiếp theo hơn ba chục năm, với mỗi giới xét đúng thật, với mỗi sự cử hành lại, do đấy mà dần dần đem lại đầy đủ các lời Phật chế.
Giờ đây, kẻ làm Sa -di đều khiến tập thuộc mười giới luật nghi; người làm Tỳ -kheo, làm Bồ -tát, đều khiến chuyên ròng giới Ngũ thiên với Tam tụ.
Lại với, khi chưa bẩm thọ các giới nói trên, trước phải đọc đi xét lại cho nằm lòng kệ chú của luật Tỳ Ni này, để mà hành trì trong hằng giờ. Đấy thật là đức Tiền Lão Nguyệt hòa thượng đem tâm chân thiết để: Khai vật thành tựu vụ, là mở thông việc đời, thành lập lẽ đạo (134).
Từ mấy năm gần lại đây, người học Phật phần nhiều giải đãi, khinh mạn bỏ qua kệ chú Tỳ -ni: Đứa cuồng coi là rất dễ, cho rằng kệ chú, đây xem qua một lần biết liền, cần chi lắm điều lặt vặt, kẻ ngu truyền rằng (135): Sau khi thọ giới rồi, tự có bổn giới luật, đã thọ đó cũng đủ, bất tất phải nhiều chuyện lo trước. Đấy rồi chấp cứng thói cuồng ngu, ngồi yên chẳng lo tiến thủ: Đều bởi chẳng biết Bồ -tát có vô biên hạnh nguyện, mà pháp môn cũng vô lượng nữa.
Thư Ngọc này với đạo từ thì hổ bực tiên triết, với đức thì thẹn đấng thời hiền, chỉ là một điểm lòng son chẳng dám phụ phàng nơi cội gốc.
Người xưa nói: “Cất một bước, chẳng  dám quên cha mẹ, thốt một lời, chẳng dám quên Sư tôn”. Nay đọc luật Tỳ -ni đây, lại nào dám quên Kiến Lão hòa thượng ư?
Năm Giáp Tý mùa hạ an cư, y theo văn tự giải nghĩa mà chép thành pho, ước có hơn bốn vạn lời, nhơn công chuyện của trụ trì quá phiền phức, đã qua một kỷ nguyên (12 năm) mà chưa phát triển được.
Năm nay đầu mùa Hạ, trở lại giảng qua một lượt nữa, chia làm quyển Thượng quyển Hạ, với lý dù bất thông, chứ về sự nghĩa thì vô sai.
Xin các nhà xem đọc lấy tâm của Phật Tổ làm tâm mình, lấy cái nguyện của Bồ -tát làm nguyện của mình.
Chí ư ai có biết cho, tôi cũng cám ơn. Ai có bắt lỗi tôi, tôi nào dám từ chối. Nhân các thầy xin khắc bản, nên trình bày gốc ngọn nơi đây.
Thuở Khang Hy (36 năm Đinh Sửu 1697, tiết thu phân, ngài Bao -sái-đà thứ ba (136), huyện Lan Lăng, Phật Am, kẻ đạo giả, tên là Thư Ngọc chấp tay ghi lời duyên khởi. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/8/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment