Wednesday 28 August 2013

TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU
HƯƠNG NHŨ KÝ
QUYỂN HẠ
Đời Thanh, Cổ Hàn chùa Chiêu Khánh, Trường Vạn thọ giới đàn, thầy truyền Luật Tỳ -kheo hiệu Thư Ngọc tiên Ký
-o0o-







Triển bát T (Dỡ bình bát ra).
Ký: Triển: mở trải, nghĩa là e cái bình bát có bụi, nên trước phải dỡ ra, lấy cái khăn lau chùi trong ngoài, rồi để bát lên trên cái kỷ, ngồi đợi cơm đem đến.
Đồ ứng lượng Như Lai, ta nay đặng mở trải, nguyện cúng tất cả chúng, thảy ba luân trống vắng.
án, tư mô ma ni tóa ha (3 lần).
Ký: Tiếng Phạm là Tathagata (Đa-ñaø-a-già-ñoä), cũng tên là Đát -a-kiệt, dịch là Như Lai.
Trí Độ Luận nói: Phật mà hiệu là Như Lai đó, là như các đức Định Quang Phật… vì thực hành sáu ba -la-mật mà đắc thành Phật đạo. Đức Thích -ca Văn Phật cũng thực hành lục Ba -la-mật như thế mà lai sanh trong cõi này, nên gọi là Như Lai.
Trí như đức Định Quang Phật… biết thực tướng của các pháp từ trong chân như mà lai; đức Thích -ca Văn Phật cũng như thế mà lai, nên hiệu là Như Lai. Mà có cả Pháp, Báo, Hóa ba thân:
1-Pháp thân Như Lai: Không từ chỗ nào để lai, cũng không với chỗ nào để khứ.
2-Báo thân Như Lai: Tức như tự tánh của các pháp, mà lai thành ngôi chánh giác.
3-Hóa thân Như Lai: Tức nương cái đạo như thực, để lai độ chúng sanh.
Nay đây nói “Như Lai ứng lượng khí” đó, là ứng hóa thân trong ba thân, nghĩa là cái bình bát đây chính đức Thế Tôn đích thân Ngài ra tay làm mô phạm đấy.
Đây, luật Tứ Phần chép: Phật ngài du hành tại nước Tô -ma, thấy nước kia có thứự đất bủn nhỏ mịn, Ngài không tiếc bàn tay mềm mại bóng láng như vừng bông Đâu -la(1), lấy đất bủn tự tay Ngài nắn thành chiếc bát phôi, rồi trao cho ông thợ lò gốm hầm thành ra bình bát đây, màu da nó sáng bóng tròn trịa rất tốt, rồi Phật mới cho thụ trì.
Phải biết bình bát đây là pháp khí của ngàn đức Phật trao chịu với nhau. Cả chín mươi lăm phái ngoại đạo đều chẳng biết đến cái danh của bình bát, duy chỉ có đức Phật Như Lai ngài đưa ra cái pháp chưa từng có đây.
Thế biết rằng, cái bát đây là vật chí tôn rất quý, mà chúng ta ngày nay có duyên chi phước gì được may mắn mở trải? Là vì nhờ có thụ giới của Phật. Đó, một câu ấy nó hàm đủ vô cùng cái ý nghĩa khao khát tưởng chừng như khó gặp!
Song, cái đại ý mở chiếc bát ra, chẳng chỉ để tự lợi lấy khẩu phần của mình mà thôi, mà trước phải phát nguyện vì chúng là phần đông nữa.
Ba luân trống vắng đó, trong Kim Cang Kinh chép rằng: Khi bố thí phải rõ thấu 1-Người bố thí,
2-Kẻ thụ thí, 3-Vật để thí, thảy đều vốn không, thì mới có thể tiêu diệt được cái tướng chấp trước, thế gọi là ba vừng thể không:
1-Thí không: Là người năng thí rõ thấu cái thân ta vốn không, đã biết là vô ngã thì không cái tâm hy vọng hưởng phước báo, thế gọi là thí không.
2-Thụ không: Đã đạt đến không có cái ngã năng thí thì cũng không luôn người thụ thí, thế gọi là thụ không.
3-Thí vật không: Các vật như của cải ngọc báu… đã không hai cái tướng ngã và nhân, tức đạt đến cái cảnh giới tất cả đều không, thì há lại còn có cái vật sở thí nào nữa khá đặng? Thế gọi là vật không. Như thế mà hiểu rõ mới xứng rằng tam luân thể không. Đó là bố thí mà vô trụ tướng, mới khế hợp cái ý sâu của Bát -nhã.
Thụ thực (Chịu ăn).
Ký: Thụ: lãnh nạp, nghĩa là dùng nuốt. Thực: thật, là dùng ăn vật thực vào thật đầy trong bụng, mà thực là cái tên chung hay trị lành tất cả cái bịnh đói trống trong bụng, mà là thực tức duyên chính để giúp đạo, vì thân khỏe mới hành đạo được.
Sở dĩ trong kinh giáo nói: Cái thân nương nơi ăn uống mới sống ở. Cái mạng gá nơi ăn uống mới sống còn, vì đặng vật uống ăn đây nó đưa vào trong ngũ tạng, đầy thấm ra tứ chi, bổ trợ cho phần khí, tăng ích cho lớp thịt phía trong lớp da, thân tâm thỏa thích mới xiết để tiến đạo. Nhưng chẳng được quá ư tham đắm!
Tập. Thầy Tỳ -kheo khi thụ trai, phải ngồi kiết -già, trải cái khăn lót lên trên hai đầu gối, là e cơm nước canh, rau rơi rớt lấm áo ca -sa; khi bưng bình bát thầm niệm rằng:
Bằng thấy bát không, nên nguyện chúng sanh, rốt ráo thanh tịnh, trống không phiền não.
Ký: Bát, là phân nửa tiếng Phạm, vì lược bớt hai chữ Đa -la.
Luật Thập Tụng nói: Bát là nêu cờ dấu hiệu của hằng sa chư Phật mà phi đồ tạp dụng của  đình làng miếu xã, ấy đều là đức Như Lai dạy lời nằn nằn quyết một. Phàm là người thụ dụng bình bát, cần phải giữ gìn quý trọng.
Luật Tứ Phần nói: Đức Như Lai sở dĩ khiến các thầy Tỳ -kheo nên dùng bình bát để thụ thực đó, là vì có khác với ngoại đạo, bởi ngoại đạo họ chằm lá cây làm đồ ăn, bằng cách tay bưng tay bốc liệng vô miệng, thế là phi cái trạng tăng tướng phước điền, nên Phật ngài cấm đó.
Tiếng Phạm là Braman (Phạm-ma), dịch là thanh tịnh. Cứu cánh: tức nghĩa nghiên cứu cùng tột. Các Thánh ở Nhị thừa, phạm hạnh (2) đã thành lập gọi là cứu cánh; các Thánh bực Bồ -tát, tột đến quả vô thượng Bồ -đề mới gọi là cứu cánh.
Như khi bưng đến bình bát không, tức thì tỏ hiển cái lý cứu cánh, thấy ngay cái lượng pháp giới, và cái lượng của chính mình đồng với chân không. Lại, thấy bát không mà, phiền não cũng không. Lại, trong cái không mà có cái chẳng không, tức là cái diệu hữu chân không, chứ chẳng phải là cái vô tri ngoan không. Trong đây tức là thấu cái nghĩa tam không.
Ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư nói: Nếu quán xét cái tâm không thì tất cả pháp đều không, tức là lý chân đế; nếu quán xét cái tâm là giả thì tất cả pháp đều giả, tức là cái lý tục đế; nếu quán xét tâm trung thì tất cả pháp đều trung, tức là lý trung đế. Ba pháp quán đây, đều do nơi tánh mà phát sanh, thực phi tu mà thành. Nên với nhứt tâm mà rõ ràng có ba dụng, tức chỗ gọi rằng: Nhứt tâm tam quán.
Nếu thấu lý đây, thì tức nơi sự mà nhập nơi lý. Thế, do nơi cái tướng bát không, rõ hiểu cái lý thực tế. Vả lại, chẳng cho còn có một tí gì cả, huống còn có gì là dấu vết thanh tịnh hay phiền não ư?
Kinh Hoa Nghiêm nói: Ai mà muốn biết cảnh giới của Phật, thì phải cái ý thanh tịnh như hư không, nên nói: “Cứu cánh thanh tịnh”. Bấy giờ chẳng cùng tương ưng với nhiễm pháp, nên nói rằng “không vô phiền não”.
Tập. Tiếng Phạm là Pàtra (Bát-đa-la), dịch ứng lượng khí. Trong luật dặn: Phật chẳng cho thầy Tỳ -kheo chứa dùng các thứ bình bát bằng kim, ngân, thất bửu, đồng, bạch lạp (3), gỗ, đá, mà chỉ được dùng đại yếu có hai thứ, một là bằng đồ gốm hai là bằng thiếc.
Luật Tăng Kỳ nói: Bát là đồ của kẻ xuất gia mà là người thiểu dục tri túc, chứ chẳng phải món đồ của người tục dùng.
Luật Thập Tụng nói: Bát là món đồ của chư Phật nêu ghi chẳng đặng dùng vào việc tạp ác, và đựng nước rửa tay, nên phải kính cẩn như giữ tròng con mắt.
Luật Ngũ Phần nói: Phật ngài tự tạo tác ra cái bình bát để làm cách thức cho đời sau.
Lại, Phát Chẩn Sao nói: Bát là đồ ứng pháp, nghĩa là cái thể, cái sắc và cái lượng, cả ba ấy thảy đều tương ưng nhau với pháp:
Thể có hai thứ: Một bằng gốm hay sành, hai bằng thiếc.
Sắc, dùng vị ma tử, vị hạnh nhân, đâm cho nát bột rồi thoa trong và ngoài, đốt tre lên khói xông hầm thành như màu lông cổ chim bồ câu, con công. Xông hầm thế là chi? Là tháng mùa hạ đựng cơm chẳng thiu nhớt, không dính chất dầu, mồ hôi. Vì có công dụng ấy nên phải xông hầm.
Lượng, phân làm ba hạng: Thượng, trung, và hạ. So theo chiếc đấu (10 thăng làm một đấu) nhà Đường, thì hạng thượng, bát đựng được một đấu; hạng trung bát đựng được 7 thăng rưỡi (10 họp làm một thăng); hạng hạ bát năm thăng, nên gọi là ứng khí.
Ngài Đạt Quán đại sư nói: Xét chiếc bát mà làm nên pháp khí, là để giúp một phần vào ngôi Tam Bảo, nó đủ sáu đức. Sao rõ là nó giúp ngôi Tam Bảo? Số là chiếc bát mà quá nhỏ ít thì nhà Tăng không đủ nhờ, Tăng không đủ nhờ thì cái huệ mạng phải dứt vắn, huệ mạng dứt thì giống Phật phải diệt.
Bình bát nó, hay thanh, hay dung, hay kiệm, hay quảng, hay tôn và hay cổ, đấy gọi là sáu đức. Vì cổ: là do Phật truyền trao. Tôn, là do Tứ Thiên vương phụng hiến; Quảng, là khắp lợi ích tất cả (Nhứt bát thiên gia phạn: cúng Phật cập Tăng, pháp giới hữu tình phổ đồng cúng dường); Kiệm, là qua giữa giờ ngọ chẳng ăn; Dung, thì vật thí dù có tinh có thô, chứ phước lợi vẫn bình đẳng; Thanh, thì cả người đời chẳng nỡ lấy ngũ vị tân và thịt để vào. Như thế, chúng ta đâu dám chẳng bảo trọng ru!
Bằng thấy bát không, nên nguyện chúng sanh, trọn đủ đựng đầy, tất cả pháp lành.
Ký: Sách phiên dịch Danh Nghĩa nói: Tỳ-kheo mà xưng là khất sĩ đó, có hai nghĩa: một, khất thực để giúp ích cho sắc thân. Hai, khất pháp để giúp ích cho huệ mạng.
Thành: dung chịu vật thực đựng vào. Vào cơm vô bát đã đầy, chẳng nên luống sanh cái lòng tưởng tham thực, mà chẳng tu phạm hạnh, phải quán tưởng cơm đây từ chỗ nào mà có ra đem đến? Vì mỗi hột mỗi hột đều từ nơi nhà tín thí đem lại; tất cả pháp lành, đều từ nơi giống trí phát sanh nên người thụ thí phải có phạm hạnh đầy đủ, thì người thí chủ mới được quả phúc đựng đầy, dường như hột giống phát sanh ra hoa, hoa lại kết trái, là đầy đủ phạm hạnh (4) của Bà-tát.
Truyện Tây Vực chép: Cái bát của Phật, thấy để tại nước Kiền -ñaø, bình bát ấy  bằng ngọc màu xanh đựng được ba đấu, các vị quốc vương đều quý báu cả, cúng dường suốt ngày, chẳng ngớt hoa đẹp hương thơm thì cũng như nói là đầy đủ đó.
Nên một phen thấy bát cơm đầy sắp ăn, thì kỳ cho được chỗ tu pháp lành, tất cả trọn đủ thành tựu viên mãn, thế mới chẳng phụ cái thân này là món đồ để chở đạo!
Tập. Khi niệm văn cúng dường, thì dùng bàn tay hữu ngón cái câu với ngón vô danh, để dựa sát bình bát, tay tả bưng bình bát đưa lên ngang nơi chưn mày, để cái muỗng day cán ra phía ngoài. Văn cúng dường chiếu theo thường lệ như có phụ sau kia.
Ký: Bưng bình bát cất lên ngang mày, là có hai nghĩa:
1-Cái thân hình của chúng ta đây, bèn là do cái vô minh hoặc, cái nghiệp thức (5) mà tạo thành ra cái tướng tạp uế này, e hơi trong miệng mũi nó chạm đến vật tịnh thực, thì chẳng xiết cúng Phật, Bồ-tát gì được!
2-Cái tình kiến của chúng sanh, còn e ngó thấy món ẩm thực trong bình bát, rồi sanh lòng phân biệt là ngon dở, là tốt xấu.
Thế là chưa cúng mà đã sanh vọng niệm tham, sân, si ra trước, nên phải dùng tay hữu làm cái tướng dựa nơi bình bát, ngăn nơi trên mũi, để ngăn hơi bẩn của mũi miệng.
Phụ văn cúng dường
Ký: Phẩm Hạnh Nguyện nói: Trong các thức cúng dường, chỉ có món “pháp cúng dường” (6) là tối thượng. Nên khi nhà đàn-việt đem vật thực đến thí, mà chúng ta thụ trai, trước phải đoan thân, chánh niệm, đúng như pháp (7) cúng dường Tam Bảo.
Kinh Hoa Nghiêm nói: Dẫu với trong mỗi niệm cúng dường luôn vô lượng chư Phật đi nữa, mà nếu chưa biết được pháp chân thực, cũng chẳng gọi là cúng dường!
Luận Trí Độ nói: ăn là vì để mà hành đạo chớ chẳng riêng chỉ vì để ích lợi cho thân; nếu khi được vật thực phải dâng lên Tam Bảo sau thí tứ sanh.
Kinh Thắng Tư Duy nói: Tâm chẳng sanh khởi tội nghiệp của ba ác đạo (8), chẳng dấy phước nghiệp (9) của thiên nhân, chẳng dấy bất động nghiệp vô động nghiệp (10) của sắc vô sắc, ấy gọi là cúng dường Phật.
Kinh Hoa Thủ nói: Nếu dùng hoa, hương, y phục, ẩm thực, thang dược… để cúng dường chư Phật, chẳng gọi chân cúng dường; đức Như Lai ngồi nơi đạo tràng, Ngài thuyết ra các pháp vi diệu, nếu người mà hay học và tu theo, mới gọi là chân cúng dường.
Kinh Tư ích có lời hỏi rằng: Ai hay cúng dường Phật? Phật ngài dạy rằng: Ai hay thông thấu đến chỗ vô sanh, là cúng dường Phật.
Trong kinh Văn Thù Bát Nhã, Phật hỏi Văn -thù: Ngươi bảo thế nào là cúng dường Phật? Văn-thù đáp rằng: Nếu tâm số của huyễn nhân diệt, thì tôi cúng dường Phật.
Thai giáo nói: Người mà cúng dường Phật đó là chỉ tùy thuận nơi lời nói của Phật, nghĩa là nghe lời Phật dạy mà làm theo.
Nay đây thuận theo giáo pháp của Phật, lòng tu tam quán, tức là cúng dàng Phật; vì đã phá được năm trụ hoặc, đắc giải thoát tức là cúng dàng Pháp; tâm dung hòa lý tam đế, tức là cúng dàng Tăng.
Cúng dường: Thanh tịnh Pháp thân Tỳ --giá-na Phật.
Ký: Tiếng Phạm là Vairocana (Tỳ-lô-cha-na), dịch là biến nhứt thế xứ, khắp tất cả chỗ, nghĩa là thể chân như bình đẳng, tánh tướng thường thế, phổ biến với các pháp, vì pháp thân vô ngại. Kinh rằng: Giá-na diệu thể, biến pháp giới dĩ vi thân.
Tiếng Phạm là Buddha (Phật-ñaø) dịch là Giác giả. Luận Khởi Tín nói: Rằng cái tâm thể ly niệm, lìa cái tướng niệm ấy, đồng cõi hư không, tức là Như Lai bình đẳng pháp thân, thì lấy vô vi gọi là Phật. Thân Phật vô vi (11) nên nói là thanh tịnh.
Pháp: là nghĩa quỹ trì, các thừa đều nương đó mà đắc thành Phật, do lấy pháp làm thân nên gọi là pháp thân.
Lại, thân: nghĩa là y, nghĩa là thể, vì Pháp thân nó làm chỗ cho Báo thân, Hóa thân nương thể, mà pháp thân là trọng, nên ở đệ nhứt.
Lại, hai chữ “cúng dường” nghĩa nó suốt xuống câu “Ma -ha Bát -nhã Ba -la-mật” nghĩa là cúng dường cả Tam Bảo mà câu trên đều là Pháp bảo vậy.
Viên mãn Báo thân Lô --na Phật.
Ký: Tiếng Phạm là Vairocana (Lô-xá-na, Lưu-cha-na(12)) dịch là tịnh mãn, nghĩa là các hoặc (kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc) không còn, các đức đầy đủ, nên gọi là tịnh mãn, cũng gọi viên mãn.
Lại, dịch: Quang minh biến chiếu, nghĩa là với trong dùng cái trí quang chiếu chân pháp giới, tức là tự Báo thân; với ngoài thì lấy ánh huệ minh chiếu ứng bực đại căn đại cơ, tức là Tha báo thân.
Lại nói: Lý trí như như gọi là tự báo, tướng tốt vô cùng gọi là Tha báo.
Ma Ha Diễn nói: Báo thân đủ cái nhân thắng diệu, thụ hưởng quả cực lạc tự nhiên tự tại, quyết định an vui, lìa xa cái tướng khổ nên gọi là Báo. Tam giác đủ tròn, gọi đó là Phật.
Hoa Nghiêm Sớ nói: 1-Tự giác, vì tự tâm vốn không sanh diệt. 2-Giác tha, vì giác ngộ tất cả pháp đâu chẳng như thế. 3-Giác mãn, giác kia sự lý tròn, nên xưng là mãn. Tu nhân cảm quả, gọi đó là Báo. Chứa nhóm công đức, trí huệ, gọi đó là thân; nên nói “Viên mãn báo thân”. Báo thân hay hiển rõ Hóa thân nên ở đệ nhị.
Thiên bách ức hóa thân Thích -ca Mưu -ni Phật.
Ký: Tiếng Phạm là Sàkya (Thích-ca), dịch là Năng nhân; tiếng Phạm là Mu -ni (Mưu-ni), dịch là Tịch mặc. Tâm tánh vô biên, bao hàm dung độ tất cả, nên tên là năng nhân; tâm tánh vốn vắng, động tịnh chẳng còn nên tên tịch mặc.
Lại nói: Năng nhân là bi, vì chẳng trụ nơi Niết -bàn của tứ quả; tịch mặc là trí, vì chẳng trụ nơi sanh tử của lục phàm. Đây là đức giáo chủ thuyết pháp tại thế giới Ta -bà này, tiểu kiếp thứ 9.
Thiên bách ức hóa thân đó, là nói phép biến hóa rất nhiều. Chừ đây xin nói có ba bực biến hóa:
1-Đại hóa thân, như Phạm Võng Kinh nói: Ta nay là Lô -xá-na Phật, mới ngự trên đài liên hoa, quanh giáp trên ngàn cánh hoa, lại hiện ra ngàn Phật Thích -ca, mỗi một hoa là trăm ức nước, mỗi một nước một Phật Thích -ca, vì để tiếp dẫn lớp Tam hiền (13).
2-Tiểu hóa thân, như kinh Pháp Hoa nói: Liền qua nước Ba -la-nại, vì độ năm thầy Tỳ -kheo, mà nói pháp Tứ đế, để tiếp dẫn lớp Nhị thừa.
3-Tùy loại Hóa thân, lại kinh Phạm Võng nói: Nghìn trăm ức đức Phật Thích -ca, mỗi Phật Thích -ca đều tiếp chúng sanh nhiều như số vi trần vì dẫn độ cho tất cả.
Thí như ngàn sông đều rải rác có bóng, chứ trên thiên không chỉ một mặt trời; muôn miệng chung tiếp tục truyền thanh, chớ hang trống không hề hai tiếng dội. ứng hóa thân tuy vô cùng, mà Pháp thân vẫn bất động, cứ như thế đó.
Không mà chợt có nói rằng Hóa, mượn nhóm năm uẩn làm thân, dùng hiện thân để nạp thụ lễ của Thuần Đà (15) cúng, lại có riêng thụ lễ của đại chúng cúng, thì là một hóa thân một ứng thân vậy.
Lại, trí nó bặt cùng với lý, lấy Báo thân hợp với Pháp thân, hay phát khởi ra đại dụng, tùy theo căn cơ mà phổ biến ứng hiện, để thuyết pháp lợi sanh nên gọi là Hóa. Tam thân vô ngại lưỡng túc xưng tôn nên gọi là Phật. Trước Báo sau Hóa, nên Hóa thân ở đệ tam.
Cực lạc thế giới A -di-đà Phật.
Ký: Kinh nói: Nước kia cớ sao tên là Cực lạc? Vì chúng sanh trong nước, chỉ hưởng các vui không có các khổ, nên tên Cực lạc.
Tiếng Phạm là Amita (A-di-ñaø), đây rằng Vô lượng thọ, cũng rằng Vô lượng quang, là nói: Đức Phật kia Ngài có hào quang sáng và cùng có mạng sống lâu không có lường được. 
Luận Trí Độ nói Vô lượng có hai:
1-Thực là vô lượng, dù các bực Thánh nhân đều chẳng thể lường được, tỷ như chốn hư không, cảnh Niết -bàn và tánh của chúng sanh chẳng thể lường được.
2-Có pháp khá lường được, chỉ kẻ sức yếu chẳng thể lường thôi. Như núi Tu -di, nước biển cả nếu đem ra cân lượng bao nhiêu, số giọt nước nhiều hay ít chư Phật Bồ -tát đều có thể lường biết được, vì trí lực tối thắng. Còn các trời và người đời đều lấy làm chỗ chẳng biết được vì trí lực hạ liệt!
Như kinh Niết -bàn nói: Chỉ Phật Thích -ca với thập phương chư Phật, đều là thọ mạng vô lượng, thực thế.
Mười hiệu đều rỡ, ba thân tròn sáng, nên tên là Phật; đây là đức giáo chủ bên Tây phương, tiếp dẫn chúng sanh. Nói lên một Phật Tây phương, để sánh biết luôn cả chư Phật ở chín phương kia, nên ở nơi đệ tứ.
Đương lai hạ sanh Di -lặc Tôn Phật.
Ký: Tiếng Phạm là Maitreya (Di-lặc), dịch: Từ Thị là con dòng Bà -la-môn, nước Nam Thiên Trúc, tên là A -dật-đa, dịch là Vô Năng Thắng, đọc cho đủ là Từ Vô Năng Thắng, do khi còn đương ở trong thai liền có từ tâm, nên dùng làm họ. Lại, trong đời quá khứ gặp đức Đại từ Như Lai, nguyện đồng được cái hiệu đó, liền đắc pháp tâm tam muội. Lại, đời xưa khi làm Bà -la-môn, hiệu là Nhứt thế trí, trải qua tám ngàn năm tu tập từ hạnh.
Kinh Bi Hoa nói: Phát nguyện ở trong kiếp đao binh để ủng hộ chúng sanh. Thế là Từ thạnh liền đương đời, Bi suốt đến kiếp sau. Cái Từ rất tột, siêu hơn lục phàm, Tiểu thừa, nên nói là Vô năng thắng.
Thần thông quảng đại, uy đức vô cùng, nói là Phật.
Ngài Bố -đại Hòa thượng khi gần tịch nói bài kệ rằng:
Di-lặc thực Di -lặc,
Hóa thân ngàn trăm ức.
Luôn luôn ở trong đời,
Trong đời người chẳng biết.
(Di-lặc chân Di -lặc,
Hóa thân thiên bách ức.
Thời thời tại thế gian,
Thế gian nhân bất thức.)
Quan âm Huyền Ký nói: Thuở đức Phật Để -sa, ngài Từ Thị cùng đức Thích -ca Như Lai, đồng phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ngài Di -lặc phần nhiều ưa dạo chơi nơi nhà bà con cư sĩ, bỏ bê việc học tụng, sở dĩ đạo quả phải thành thục ở tiểu kiếp sau (10), làm giáo chủ hội Long Hoa, qua tiểu kiếp thứ 10, thuở mà nhân loại mỗi người sống còn được tám vạn tuổi, Phật Di -lặc ra đời tại nơi vườn Hoa Lâm, cội cây Long Hoa thành chánh quả.
Pháp hội trước, độ chín mươi sáu ức người; pháp hội giữa độ chín mươi bốn ức người; pháp hội sau độ chín mươi hai ức người, đều chứng quả A -la-hán.
Phàm các thiện tín ở trong pháp của đức Thích -ca đây, có giữ năm giới tu hành và làm phước đức, thì đều được dự hội Long Hoa thọ ký thành Phật. Nên kinh Xứ Xứ chép lời của Phật Thích -ca bảo ngài Di -lặc rằng: Những người trong ba hội của Ngài độ đó là thiện nam tín nữ đã do ta hóa dạy trước: chín mươi sáu ức người trong hội thứ nhứt đó là những người đã giữ ngũ giới trong đời pháp của ta; chín mươi bốn ức người trong hội thứ nhì đó là những người đã thọ tam quy y trong đời của ta; chín mươi hai ức người trong hội thứ ba đó, là những người đã một tiếng xưng Nam -mô Phật trong đời pháp của ta. Cả ba hạng người đó, Ngài đều độ họ đồng thành Phật quả.
Đây nói lên đức bổ xứ Từ tôn, để sánh biết cả Phật quá khứ suốt trùm ba đời.
Thập phương tam thế nhứt thế chư Phật.
Ký: Mười phương là phương Đông, phương Đông Nam, phương Nam, phương Tây Nam, phương Tây, phương Tây Bắc, phương Bắc, phương Đông Bắc, thượng phương và hạ phương. Quá khứ, hiện tại và vị lai rằng ba đời, mỗi Phật đều cúng rằng nhất thế. Phân thân vô lượng, khắp mười phương cõi nên nói chư Phật. Nếu luận chư Phật hiện tại của kiếp hải đã qua xưa thì, ngày nay xưng là quá khứ; hiện tại đời nay thì bèn là đời vị lai của quá khứ, mà cũng là quá khứ cho đời vị lai sau kia. Sở dĩ dùng một hơi thở ra, một hơi hít vào trong một sát -na, đã thành ba đời.
Lại, chư Phật đó nghĩa là: Tột qua đông phương, trải qua số bất khả thuyết, bất khả thuyết thế giới, bất khả thuyết, bất khả thuyết chư Phật, thảy đều hiện tiền, nạp thụ ta cúng dường. Đông phương đã thế, các phương cũng vậy.
Đây bèn là tổng kết cúng dường tất cả chư Phật vậy.
Đại trí Văn -thù--lợi Bồ -tát.
Ký: Đại trí đây, chọn ra phi cái trí của phàm phu ngoại đạo. Nguyên là tất cả chư Phật đều nương theo ngài Văn -thù mà phát tâm, nên xưng là Đại trí.
Lại, ông Thiện Tài đồng tử mới thấy được Văn -thù, liền phát tâm Đại thừa. Nên ngài Từ Thị bảo Thiện Tài rằng: Ngươi trước được thấy các thiện tri thức, nghe được hạnh của Bồ -tát, vào môn giải thoát đều là do nơi sức lực của Văn -thù (16).
Vì Mật Kinh nói: Tiếng Phạm là Manjusri (Mạn-thù-thất-lỵ) dịch nghĩa là Diệu Cát Tường (cựu dịch, Văn-thù-sư-lợi; tân dịch, Mạn-thù-thất-lợi). Diệu Cát Tường đều là nêu đức tín.
Kinh Lăng Nghiêm nói: Đời quá khứ qua vô lượng a -tăng-kỳ kiếp, có Phật hiệu là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật (tức Văn -thù).
Kinh ương Quậọt nói: Là đức Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bửu Tích Phật ở thế giới Thường Hỷ bắc phương.
Ngài Từ ân giải lời sớ kinh Thưởng Sanh, dẫn kinh rằng: Qua đời vị lai thành Phật, tên là Phổ Hiện.
Phật Địa Kinh nói: Ngài Diệu Cát Tường được tất cả thế gian đều thân cận cúng dường và tán thán.
Lại, Chân  Đế Tam Tạng nói: Với giữa kẻ oán người thân, lại bình đẳng làm lợi ích, vì chẳng làm tổn não. Lại, khi Ngài sanh, vì có mười điềm lạ, nên tên là Diệu Cát Tường. Chánh âm là Văn -thù-sư-lợi, dịch là Diệu Đức, là nêu cái đại trí.
Kinh nói: Ngài Văn -thù là mẹ của chư Phật, vì đều nương nơi đại trí của Ngài mà tu chứng, và là thầy của đức Thích -ca(17), vì đại trí độc tôn thường làm bực thượng thủ giữa tất cả Bồ -tát.
Đại Kinh nói: Tỏ rõ thấy Phật tánh, dường như ngài Diệu Đức…
Tiếng Phạm là Bodhisattva, đây rằng giác hữu tình: đồng chỗ chứng với Phật, gọi là giác, vô minh (vi tế hoặc) chưa hết, gọi là hữu tình nghĩa là hay phát khởi đại trí đại bi để tự giác ngộ cái Phật tánh của mình, thì chỉ có trí mới thượng cầu chứng Phật quả, vì duy có bi nên hạ hóa chúng sanh. Có đủ bi trí mới có thể làm lợi ích cho chúng sanh. Dẫu không trí thì với Phật đạo khó thành; nếu không bi thì với chúng sanh khó độ. Bi trí đi đôi với nhau nên gọi Bồ -tát, đấy là tiếng gọi chung của bực làm nhị lợi.
Văn-thù đủ trí căn bản, do cái tín giải là căn bản để thành Phật. Nên kinh nói: Bồ-tát đông như số vi trần, do trí Văn -thù đây mà thành chánh giác, đã tín giải là căn bản thành Phật, nên sau khi thụ thực tự phải tinh tấn tu trì, để mong phát sanh định huệ.
Đại hạnh Phổ Hiền Bồ -tát.
Ký: Đại hạnh đây, giản trạch ra phi như cái hạnh của các Bồ -tát ở bực Quyền thừa và Tiểu thừa (lại 17). Vì là chỗ đủ vạn hạnh làm trang nghiêm, nên xưng là Đại; cúng dâng tất cả chư Phật mà tâm không biết nhàm đủ, nên gọi là Hạnh.
Tiếng Phạm là Visva -Bhadra (Bật-thu Bạt -ñaø), hoặc là: Samanta-Bhadra (Tam-mạn Bạt -ñaø), dịch nghĩa Phổ Hiền.
Kinh Bi Hoa nói: Hạnh của ta cốt phải thắng hơn các Bồ -tát. Đức Bảo Tạng Phật nói: Do nhân duyên đó, nay đổi pháp tự lại cho ngươi gọi là Phổ Hiền. Hạnh đâu chẳng khắp là Phổ; giúp trên lợi dưới là Hiền, do vì khắp giáp giúp lợi nên tự là Phổ Hiền.
Song, Hạnh là điều đầu tiên trong việc hành đạo, vì phi hạnh thì phúc huệ chẳng thể phát sanh, tâm bố thí chẳng thể phổ biến, với lục độ chẳng thể tu, với chúng sanh chẳng thể độ. Nên chư Phật Bồ -tát, không có vị nào chẳng do hạnh môn mà xuất thân?
Nhưng đức Văn -thù là phần năng khởi ra tín giải, đức Phổ Hiền là phần sở khởi ra vạn hạnh, gồm thâu lẫn nhau, để nêu lên rằng nương nơi tín khởi ra hạnh, hạnh hay rõ lý.
Đại bi Quán Thế âm Bồ -tát.
Ký: Đại bi là chuyên dùng bi tâm để hóa độ. Thệ nguyện rộng sâu nên xưng là Đại; tìm tiếng cứu khổ nên gọi rằng Bi.
Tiếng Phạm là àryàvalokitesvara (A-na-bà-lâu-cát-ñeå-thu), dịch: Quán Thế âm. Quán là trí năng quán; âm tức cái cảnh sở quán.
Kinh Lăng Nghiêm nói: Cái thể chân giáo ở phương đây, thanh tịnh tại tiếng và nghe.
Phi trí thì chẳng thể dấy hạnh, phi hạnh thì chẳng hay dấy bi. Đó, tiêu biểu rằng: thụ món ẩm thực đây, nguyện phải bi trí đồng vận hành rộng ra hóa độ chúng sanh, nên cúng Văn -thù, Phổ Hiền và Quán âm.
Chư tôn Bồ -tát Ma -ha-tát.
Ký: Chư tôn là gồm thâu tất cả Bồ -tát nơi nhiều phương như vi trần. Như các đức Địa Tạng, Thế Chí…
Các Thánh có ân đức vô lượng vô biên như thế, tất cả chúng sanh không ai hơn được, nên xưng là tôn.
Tiếng Phạm là Mahàsattva (Ma-ha-tát-đỏa), đây rằng Đại bồ -tát, quả vị đã lên bực Thập địa, bực Đẳng giác nhẫn lên. Cựu dịch là Đại trí, lại dịch: Đại chúng sanh. Tân dịch là Đại hữu tình, nghĩa là chúng sanh có cái đại tâm thực hành làm Phật.
Thập Địa Luận nói: Đại có ba thứ: nguyện đại, hạnh đại, độ chúng sanh đại. Tát -đỏa, dịch là chúng sanh, Ma-ha-tát-đỏa, tức Đại chúng sanh.
Bực này, bi trí đều hành, tự tha phổ lợi; đây là tổng kết rằng cúng dường tất cả Tăng bảo vậy.
Ma-ha Bát -nhã Ba -la-mật.
Ký: Rằng Ma -ha đó, là pháp Bát -nhã thâm đại, chứ phi Bát -nhã thiển tiểu kia. Tiếng Phạm là Prajna (Bát-nhã), đây rằng trí tuệ; Ba-la-mật đây phiên dịch là Đáo bỉ ngạn. Bát -nhã là đầu dọc trên lục độ vạn hạnh. Ba -la-mật là chỗ cuối cùng nơi bờ bên kia cảnh Niết -bàn. Chư Phật, Bồ-tát dùng Bát -nhã làm năng thừa, Niết-bàn làm sở thừa. Nương nơi pháp lục độ để đưa chúng sanh ra khỏi bể khổ, đến bên kia bờ Niết -bàn.
Câu này là tổng kết: Cúng dường nhứt thế pháp vậy. Phật là năng thuyết nên cúng trước; Tăng là năng truyền nên cúng kế đó; Pháp là sở thuyết, sở truyền nên cúng sau. Với Tam Bảo một khi cúng, thì lục đạo chúng sanh đều được lợi ích, vì với tứ ân đều tổng báo. Khi chưa thụ thực, phải trước tiên xưng tôn hiệu để cúng dàng.
Nếu cúng cháo thì tiếp đọc:
Cháo có mười lợi, ích lợi người tu, quả báo vô biên, rốt ráo thường vui!
Ký: Luật Tăng Kỳ chép: Phật trụ thành Xá -vệ, bấy giờ thân mẫu ông Nan -đà làm đồ ăn, trước dâng cơm cho Tỳ -kheo, sau xong bà mới ăn.
Vả lại, mỗi khi nấu cơm, bà gạn múc nước nhựa cơm trên mặt tự uống, nghiệm biết trừ được bịnh phong trong người của bà, lại mau tiêu bữa ăn trước; do đó, bà lại nấu bằng cách nhiều nước ít gạo, lại dùng gia vị hồ tiêu và tất -bạt (18), trộn lẫn với cháo, dâng Phật. Sở dĩ Phật cho Tỳ -kheo ăn cháo, vì có mười món lợi ích: 1-Giúp thêm cho mình vóc nhan sắc phong thạnh. 2-Bổ ích cho người yếu, thêm lớn sức khỏe. 3-Bổ dưỡng nguơn khí, thêm tuổi sống lâu. 4-Thể nó trong sạch nhu nhuyến, ăn dễ khỏe khoắn. 5-Thông nhuần cuống họng, luận nghị không ngại. 6-Hòa nhã thư thái, trừ sạch hơi gió. 7-ấm áp tỳ vị, bữa ăn trước mau tiêu. 8-Hơi không ngăn ngặt, lời biện thanh thao. 9-Đầy khẳm miệng bụng, liền trừ đói rét. 10-Cuống họng trơn tru, khao khát tiêu theo.
Nghĩa là cháo có lợi ích như thế, chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng bất khả tư nghị.
Lợi ích cho người tu hành, đó là nguyện, nêu cái nhân; quả báo thường vui, là nêu cái quả.
Nghĩa là người thí chủ đem cháo có mười lợi ích cúng dường đó, ắt sẽ cảm chứng được Niết -bàn diệu quả, mà được bốn đức là: thường, lạc, ngã, tịnh của cảnh giới Niết -bàn.
Châu Thư nói: Hoàng đế phát minh ra nấu thóc làm cháo trước nhứt dân tộc Trung Hoa. Nhà Ngụy, ngài Vũ Đế ra đi nhằm ngày lạnh gắt, càng ngày càng đi càng xa, cả người lẫn ngựa đều đói lạnh, mang đãy đi lấy củi, để gạo nước vào nồi nấu cháo.

 

 
Ba đức sáu vị, cúng Phật và Tăng, pháp giới chúng sanh, khắp đồng cúng dường (19)
Ký: Tam đức: 1-Đức thanh tịnh, nghĩa là đồ ăn cúng Phật trước thường phải thanh khiết, chớ có hơi huân uế (20): tanh tao hôi hám. 2-Đức nhu nhuyến, vật thực cúng Phật tăng, cần phải mềm mại ngọt ngào mà không vị thô chát. 3-Đúng như pháp, thực phẩm cúng Phật tăng, phải tùy thời sắm sửa, tạo cho được hợp cách.
Lục vị: là vị chua, vị đắng, vị ngọt, vị cay, vị mặn, vị lạt.
Kinh Niết -bàn nói: Các nhà cận sự nam, vì cúng Phật và tăng sắm các thức ăn, mỗi mỗi trọn đủ đều nấu bằng củi hương chiên đàn, củi hương trầm thủy (21), với nước có tám chất công đức mà nấu chín đồ ăn, ăn nghe ngon ngọt, có đức tốt đẹp.
Cúng Phật là cúng chư Phật cả ba đời . Tăng có hai hạng: 1-Bồ-tát Tăng. 2-Tỳ-kheo Tăng. Đã cúng Phật chưa có chẳng cúng Tăng nên nói cúng Phật cập Tăng.
Phổ đồng là với trên thì đến chư Phật, với giữa thì phụng Hiền Thánh, thiên long hộ pháp, với dưới thì đến tất cả hàm linh, đâu chẳng khắp kịp, nên nói Phổ đồng cúng dường.
Khi cúng cơm thì đọc bài này:
Nếu khi ăn cơm, nên nguyện chúng sanh, thiền duyệt làm cơm, pháp hỷ đầy khẳm.
Ký: Thiền duyệt, pháp hỷ đây bèn là hai pháp trong năm món ăn của người xuất thế gian. Nên kinh Hoa Nghiêm lời sớ nói: Món ăn của thế gian giúp ích cho cái thân sanh tử; người tu hành đối với mùi ngon của đời, tâm chẳng tham ưa, thường giữ chánh niệm, dùng thiền duyệt, pháp hỷ làm thức ăn, vì có thể trưởng dưỡng căn lành, xa lìa sanh tử, trọn nên đạo Bồ -ñeà, nên có năm món ăn của xuất thế:
1-Niệm thực: người tu Thánh đạo, vì thường giữ chánh niệm.
2-Pháp hỷ thực: yêu ưa pháp Đại thừa, vì giúp lớn giống đạo.
3-Thiền duyệt thực: do đắc định lực, giúp lớn huệ mạng, đạo phẩm tròn sáng, vì tâm thường mừng vui!
4-Nguyện thực: chẳng rời phạm hạnh (tịnh hạnh), trưởng dưỡng tất cả thiện căn, tỷ như món ăn của thế gian, vì tư bổ giúp ích cho thân căn.
5-Giải thoát thực: lìa các nghiệp ràng buộc, với mọi pháp được tự tại, vì trưởng dưỡng căn quả Bồ -đề.
Năm món ăn đây là pháp ăn của bực Thánh; câu thứ nhứt là cách ăn của lục phàm là gạo sôi chín nói rằng cơm. Lại, cơm là nghĩa ăn nuốt, nghĩa là khi đến ăn, lập lời nguyện rằng: Ta nay thụ dụng món đoàn thực (22) đặng để giúp nuôi huyễn thân này, đặng hành cái đạo xuất thế, nguyện cho các chúng sanh, chẳng gá nơi thai tạng nữa, và chẳng mượn món đoàn thực, chỉ đắc hai đạo vị là thiền duyệt và pháp hỷ, để trưởng dưỡng Thánh căn, gìn giữ huệ mạng mà thôi.
Tập. Niệm văn cúng dường rồi, để bình bát xuống cái đế; với xuất sanh, lấy cái muỗng múc bảy hột cơm, bún chẳng hơn một tấc; dùng tay tả, ngón cái bấm với ngón vô danh làm cái ấn Cam -lộ, đại chúng đồng thầm niệm rằng (Bài kệ xuất sanh dưới kia):
Ký: Xuất sanh: Thuở đó, đức Thế Tôn vì chúng Quỷ tử mẫu nó làm hại nhân dân, vì hung ác không ai bằng! Nên trước thì Phật dùng uy thần chiết phục, sau dùng từ bi nhiếp thâu, lấy pháp thực đổi vào bụng nó, chẳng cho sanh mạng vào nơi cửa chết, nên nói là xuất sanh.
Song, còn e pháp hóa chẳng đặng hằng thường, bọn hung ác vẫn lại làm hại sanh mạng nữa! Nên Phật bèn dạy các đệ tử, phàm chỗ tu hành, đến bữa ăn trước phải thí pháp thực, khiến chúng được đầy đủ pháp hỷ.
Kinh Niết Bàn nói: Sư nào ăn cơm mà chẳng thí thực xuất sanh đó, là chẳng phải đệ tử của Phật!
Xuất sanh (Đại chúng đồng thầm niệm):
Pháp lực chẳng nghĩ bàn, từ bi không chướng ngại, bảy hột khắp mười phương, khắp thí giáp sa giới.
Ký: Đem cán muỗng cắm ngay giữa bát cơm, giao thị giả đưa cơm xuất sanh đi, đem cán muỗng hướng vào phía trong mình, đại chúng đồng thầm niệm chú rằng:
án, độ lợi ích tóa ha (3 lần, mỗi lần đờn chỉ một cái).
Ký: Pháp lực là cái lực kệ chú quán hạnh. Chẳng nghĩ bàn là với cái lực quán hạnh đây, không thể lấy cái tâm mà nghĩ, chẳng khá dùng lời mà bàn, mà có thể thành tựu cái đức từ bi bất tư nghì! Do vì Từ nên được khẳm no đầy đủ cho tất cả; do vì Bi nên cứu bạt được cái khổ đói khát.
Chướng ngại là chúng ngạ quỷ có ba điều chướng: 1-Ngoại chướng, nghĩa là ngạ quỷ thường chịu cái khổ đói khát, da thịt huyết mạch, thảy đều khô khan, đầu tóc chơm bơm, mặt mày đen tối, môi miệng cháy khô, thường lấy cuống lưỡi tự liếm lên mặt, sợ hãi ruổi chạy mỗi chỗ kiếm ăn, vừa đến ao suối, nước liền hóa thành nung huyết, tự chẳng muốn uống. Các quỷ như thế do bên ngoài làm chướng ngại việc uống ăn, nên gọi là ngoại chướng!
2-Nội chướng: loại ngạ quỷ này, cuống họng như trôn kim, cái miệng như đuốc lửa, cái bụng quá rộng to, dẫu được vật ăn uống, lại không thể nhai nuốt gì đặng! Các quỷ như thế, do bên trong làm chướng ngại việc ẩm thực, nên gọi là nội chướng!
3-Không chướng: có loại ngạ quỷ tên là Mãnh Diệm Mang (23) tuy thấy được món ẩm thực, không có chướng ngại, song tùy ăn đến vật chi, đều bị hóa lửa đốt cháy, biến thành lửa than, do nhân duyên đó, nên chịu cái khổ đói khát lớn, ấy là vô chướng.
Điều khổ quá nặng như trên, do vì cái lực từ bi mà đặng không chướng ngại, do vì không chướng ngại mà có thể lấy bảy hột cơm, hóa ít thành nhiều, khắp giáp hằng hà sa (24) thế giới, khiến các ngạ quỷ, quỷ thần, mỗi mỗi tiêu hết mọi điều chướng ngại, đặng nhuần pháp vị, đồng đắc giải thoát!
Đại bàng chim cánh vàng, khoáng dã các quỷ thần, mẹ con quỷ La -sát, cam lộ đều đầy đủ.
án, mục đế tóa ha (3 lần)
Ký: Kinh Quán Phật Tam -muội nói: Chim chúa cánh vàng, tên là Chánh âm, với các loài có cánh, Điểu vương này được khoái lạc tự tại nhứt. Với châu Diêm -phù-ñeà, mỗi ngày ăn một long vương và năm trăm tiểu long luôn cả bốn thiên hạ (25), lại bắt các rồng khác nữa để ăn, hằng ngày số cũng như trên đã kể, rồi giáp vòng trở lại châu Diêm -phù…
Điểu vương sống qua tám ngàn tuổi, bấy giờ cái tử tướng đã hiện, các loài rồng đã hết quả báo nạp mạng, nên đều thở hơi độc lên, Điểu vương chẳng thể ăn rồng được nữa, đói ép bức ngặt! Tìm chẳng đặng chỗ an thân. Đến núi Kim Cang, từ đảnh núi nhào xuống đến mé nước lớn, từ mé nước nhào xuống đến ranh phong luân, bị sức gió mãnh liệt, thổi bay bổng trở lên đảnh núi Kim Cang. Mãi như thế bảy lần, rốt sau mới mạng chung.
Do vì tử khí độc của Điểu vương, khiến cho mười bửu sơn đồng thời phực lửa; Nan-đà long vương, sợ cháy núi ấy, liền xuống trận mưa to, hột mưa bằng bánh xe, thây kim súy tiêu tan hết thịt, chỉ còn lại trái tim, quả tim lại nhào xuống bảy lần như đã dẫn trên, bị gió bay lên đảnh Kim Cang, Nan-đà long vương, lấy làm ngọc minh châu; Chuyển luân thánh vương, đặng ngọc ấy thì là châu như ý. Nếu người niệm Phật tim cũng quý như thế.
Kinh Khởi Thế chép: Long vương với Điểu vương đều đủ bốn giống là noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh.
Kinh Lâu Thán chép: Kim súy điểu của thai sanh thì bắt ăn long vương của thai sanh; cũng như thế, là điểu vương ba sanh nào, bắt ăn long vương ba sanh nấy.
Kinh Niết -bàn chép: Chỉ chẳng dám bắt ăn những long có thụ tam quy.
Hoa Nghiêm kinh chép: Điểu vương khi hai cánh quạt thành gió vẹt nước biển ra, để bắt Long vương ăn, gió ấy độc lắm, nếu bay vào mắt của người thì bị mù vì phấn trong cánh của nó, nên thiện nghiệp của chúng sanh khiến chẳng cho nó bay vào nhân gian, làm tổn hại con mắt của loài người.
Kinh A-hàm nói: Phía bắc đại hải, có một đại thụ tên là Cư -tra-xa-ma-ly, cây ấy bề cao là một trăm do tuần, nhánh lá khắp che năm mươi do tuần. Điểu vương và Long vương đều nương nơi cây ấy để an trụ, nghĩa là bốn phía cây ấy, trên thì Điểu vương ở, dưới thì Long vương ở.
Bốn mặt cây ấy đều có cung điện, tư vuông đều sáu trăm do tuần, bảy lớp tường thành, bảy thứ xây dựng rất rỡ đẹp.
Noãn sanh Điểu vương, ở phía đông bắc của cây ấy, khi nó muốn ăn rồng, bay lên cành hướng đông, ngó xuống đại hải thủy, liền bèn bay xuống lấy cánh quạt nước biển tự vẹt ra hai trăm do tuần, để bắt rồng mà ăn. Điểu vương này chỉ có thể bắt ăn loài noãn sanh long.
Thai sanh điểu vương, ở phía nam cây ấy, khi muốn bắt long vương, bay lên nhánh phía nam, dòm xuống biển, bay xuống lấy cánh quạt nước vẹt ra bốn trăm do tuần để bắt rồng mà ăn. Điểu vương này ăn được cả hai: noãn và thai long vương.
Thấp sanh điểu vương ở phía tây cây ấy, khi muốn bắt rồng, bay lên nhánh tây… khiến nước vẹt ra tám trăm do tuần, bắt rồng mà ăn, chim này ăn được  ba thứ: noãn, thai, thấp long vương.
Hóa sanh điểu vương ở phía bắc cây ấy, khi muốn bắt rồng, bay lên nhánh bắt, khiến nước vẹt ra một nghìn sáu trăm do tuần, bắt rồng mà ăn. Chim này ăn được cả bốn giống long là noãn, thai, thấp, hóa.
Long vương bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Trong biển này vô số giống rồng, đều bị Kim súy điểu vương thường đến bắt ăn, chúng con ngày đêm e sợ! Nay cầu Phật cứu hộ, khiến được an lành!
Khi ấy, đức Thế Tôn liền cởi cái y màu thâm đương bận trên thân ra, đưa và dặn long vương rằng: Vương đem cái pháp y đây về, chia cho đều đủ khắp giáp, mỗi vị long ít nhất là đeo một rẻo, thì kim súy điểu chẳng dám chạm đụng đến thân.
Có vị hóa long tử, mỗi ngày lục trai, thụ tu giới cấm bát quan trai; từ đây, Điểu vương bắt được vị long ấy, ngậm bay lên trên cây sắc lớn, phía bắc núi Tu -di, mà chẳng ăn đặng, hỏi long tử… mới biết Phật độ rồng nên đến hỏi Phật… đòi ăn vật gì, bởi Phật đã bảo cửu long là món ăn của nó?
Phật dạy thụ ngũ giới… và bảo Sa -môn Thích tử đến bữa ăn đều thí cho kia một phần, để sống thân mạng, nên có cái duyên xuất sanh đây.
Khoáng dã quỷ thần chúng, kinh Đại Bát Niết Bàn nói: Phật bảo quý thầy Tỳ -kheo rằng: Với đời đã qua xưa, bữa nọ ta đi phân vệ (26) nơi một thôn quê, thấy dưới một đại thụ, có vị quỷ thần tên là Khoáng Dã trọn dùng huyết nhục làm món ăn, mỗi ngày đi bắt ăn một nhân mạng. Ta đến vì thuyết diệu pháp, song nó giàu tánh ngu si, chẳng chịu lời khuyên dạy.
Ta liền hóa thân một đại lực quỷ, lay động cung điện nó, khiến chúng quá sợ điếng hồn, lòng chẳng được an; rồi hoàn hình lại, dùng tay từ bi vuốt ve trên thân nó, mới chịu ngồi dậy, nảy lòng thiện tín thụ trì ngũ giới.
Quỷ bạch rằng: Cả bà con tôi, chỉ nhờ ăn huyết nhục mới sống, nay thụ ngũ giới trong đó có cấm sát sanh, thì làm sao sống còn được?
Phật dạy: Để ta bảo các đồ đệ của ta, tùy chỗ tu hành, đến bữa ăn đều thí cho một phần, khiến chúng ngươi đồng đặng no đủ; mà hễ chỗ nào chẳng xuất sanh, phi đệ tử của Phật, nên có cái điều xuất sanh đây.
Quỷ tử mẫu: là tay cự phách (27) giữa loài quỷ La -sát. Tiếng Phạm là Raksasa (La-sát)(28) dịch là Tặc tặc quỷ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/8/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment