Thursday 29 May 2014

Đức Phật dạy người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Đời sống xuất gia là đời sống từ bỏ.
 
Còn đời sống tại gia người cư sĩ có nhiều bổn phận, nhiều trách nhiệm ràng buộc đối với gia đình, xã hội. Sống xuất gia là từ bỏ ràng buộc. Đời sống từ bỏ này rất khó không đơn giản.  Đời sống xuất gia là đời sống nhẹ nhàng, thanh thoát, không ràng buộc bởi nhiều thứ. Trước khi xuất gia, người tại gia do công ăn việc làm nên có ràng buộc. Khi ta xuất gia từ bỏ ràng buộc, từ bỏ những điều bất thiện, ta sống thanh tịnh, tự tại. Đời sống của người xuất gia là đi khất thực, sống khất thực do cúng dường của đàn na tín thí. Ở ngoài đời ta có công việc để làm nuôi ta và cho gia đình. Nhưng khi xuất gia, có đàn na tín thí cúng dường. Vì vậy ta phải quan tâm đến đời sống xuất gia. Nếu không, mình sẽ không xứng đáng là bậc xuất gia có phạm hạnh. Lúc đó tuy ta sống đời sống xuất gia mà giống như kẻ phàm phu.  Còn nếu như mình sống đúng với bổn phận người xuất gia là xả ly: ly tham ta sẽ thanh tịnh, giải thoát.
Một vị tỳ kheo là thấy được đâu là  con đường đi đến niết bàn,  đâu là con đường sanh tử. Cũng giống như người kia bắt con rắn, nếu không khéo sẽ bị rắn cắn. Mình sống xuất gia mà không khéo sẽ giống như ăn cướp, mắc nợ rất nhiều nếu như không giữ được đời sống phạm hạnh GIỚI ĐỊNH TUỆ. Các vị sa di tập sự thọ tỳ khưu giới. Còn các vị tỳ khưu khi đã thọ giới bậc trên thì phải có phạm hạnh.
Bốn điều không nên làm là 4 điều bất công trụ, nếu phạm phải là không còn tăng tướng, không còn phạm hạnh của một vị tỳ khưu, không còn cộng trụ với tăng đoàn, với chư tăng, với các vị tỳ khưu khác đồng phạm hạnh.
 Bốn điều nên làm hết sức quan trọng. Có lúc ma vương thấy chư tăng tu hành đắc đạo quả nhiều nên phá, xúi dục quần chúng không cúng dường chư tăng nữa. Nên  khi chư tăng đi khất thực, không có ai cúng dường. Do vậy, chư tăng rất cực khổ nhưng vẫn tu hành tinh tấn, càng ngày đắc đạo càng nhiều hơn. Các ma vương thấy chư tăng tu hành tốt, đắc đạo nhiều bèn bàn với nhau xúi dục quần chúng cúng dường cho các vị xuất gia thật nhiều. Lúc đó người ta cúng dường vật thực, y phục chỗ ở, thuốc men nhiều . Chư tăng sống rất dễ dàng nên quên không siêng tu hành như trước nữa. Do vậy, chư tăng sống trong đầy đủ nên chẳng có nhiều người đắc đạo quả.
Nên đời sống chân  chánh là đàn na tín thí cúng dường thì người xuất gia được quyền thọ nhận.
Trong thực tế ngày nay, người xuất gia ở thành phố không thiếu y phục nhưng các sư Khmer ở những vùng xa thì thiếu y phục. Các sư ở đây có vị có nhiều bộ y. Mình phải biết cách sử dụng các vật dụng do đàn na tín thí cúng dường. Nếu không có sự cúng dường đó thì mình đi khất thực mà sống.
Lúc Sư ở Huế, đời sống xuất gia rất an vui. Ở Huế, đôi khi đi khất thực chỉ có khoai lang mà thôi. Có gì dùng nấy nhưng Sư cảm thấy rất hạnh phúc. Có một anh chủ nhà hàng ở Pháp về chùa Huyền Không ở Huế xuất gia gieo duyên
Vị đó nói: Con rất cảm động vì con là chủ nhà hàng ăn uống đầy đủ, nhưng khi xuất gia,  đàn na tín thí cúng dường dù cái bánh, cái kẹo, củ khoai, ổ bánh mì  nhưng dùng những món đó con rất hoan hỷ’’.
Đời sống không lệ thuộc vào vật thực ta sẽ an nhiên tự tại.
Y phục nếu có thì mình sử dụng, nếu không mình phải đi lượm vải trong nghĩa địa để may y mà mặc. Do vải lượm nhiều màu nên Phật dạy lấy vỏ cây nấu lên nhuộm lại để thành màu y. Đối với hiện nay thì điều đó vừa dỡ vừa hay. Phật giáo Bắc tông có  chư tăng mặc y màu giống nhau. Nhưng Phật giáo Nguyên thủy thì chư tăng mặc y màu không giống nhau. Nếu nói về đồng phục thì Nam tông không đẹp nhưng nếu theo thời nguyên thủy thì đó là y hoại sắc.Thời Đức Phật, y của chư tăng không ai giống ai. Từ màu xanh lá mạ, màu đậm như màu lưng con rít. Thời đó, các vị tỳ kheo ai cũng biết may y. Miến Điện bây giờ vẫn còn có nơi chư tăng phải tự mình may y để mặc.
Chỗ ở thì nếu đàn na tín thí cúng dường thì người xuất gia được phép dùng, không có thì một vị tỳ khưu vẫn có thể ở nơi gốc cây, ở trú xứ nhưng không đòi hỏi cao sang. Người xuất gia cũng không bắt mình ở nơi quá khổ, ta vẫn có cốc liêu đàng hoàng nhưng đừng quá cầu kỳ, sang trọng.
Thuốc men nếu có sự cúng dường thì cứ thọ nhận nhưng không được phép yêu cầu,  đòi hỏi thiện nam tín nữ phải cúng dường thuốc này thuốc kia theo ý muốn của mình.
Tứ vật dụng là những cái cần nhưng người xuất gia không đòi  nhiều, chỉ là đủ dùng để sống cho tu tập mà thôi.
Đó là bốn điều không nên làm, là những điều Đức Phật đã chế định giới để giúp cho người xuất gia tránh những điều ác. Qúy vị nên ghi nhớ!
Các giới tử đã thành tựu đời sống xuất gia thì hãy thể hiện đời sống này cho xứng đáng, hãy tự giải thoát, giác ngộ cho bản thân mình và giúp cho đàn na tín thí có niềm tin vào Phật Pháp, giúp cho họ giác ngộ, giải thoát thì đó đúng vớ với sứ mạng của một người xuất gia.
Chúc các vị tỳ kheo, sa di, tu nữ mới xuất gia an vui tự tại trong GIỚI ĐỊNH TUỆ và trong BÁT CHÁNH ĐẠO./.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/5/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment