Friday 21 June 2013


Sa Di Luật Giải
SA-DI LUẬT NGHI, Yếu Lược, Tăng Chú, Quyển Hạ.
Luật nghi của Sa -di, lời yếu lược, lời tăng chú, cuốn hạ.
Bồ-TáT GIớI, Đệ Tử, Vân Thê Tự, Sa-Môn Châu Hoằng Tập.
Thụ giới Bồ -tát, đệ tử, chùa Vân Thê, Sa-môn Châu Hoằng chép.
Bồ-Đề Tâm, Tỳ-Kheo, Đảnh Hồ Sơn, Sa-Môn Hoằng Tán Chú.
Thụ giới Bồ -đề tâm, Tỳ-kheo, núi Đảnh Hồ, Sa-môn Hoằng Tán chú giải.
-o0o-

Thiên Sau Môn Uy Nghi
Uy nghi ấy, nghĩa là có uy khá sợ, có nghi khá kính. Do giữ giới thanh tịnh, mà phạm hạnh đầy đủ, sáng rỡ tướng mạo nhà tăng, đức hạnh uy nghiêm, nên khiến người ta khá sợ; khi cử động, lúc yên tịnh, đều hợp quỹ tắc, nghiêm trang khá trông, dung nghi đoan, biểu tượng chính nên khiến người ta khá kính. Đấy, thực là cái đạo phẩm xuất gia, cũng là sư phạm giữa cõi người cõi trời.
Chính chỗ gọi rằng hạnh thanh tịnh thành nơi đạo nghi, ngọc trong trắng tròn nơi giới phẩm, khí tượng như tinh hán, uy nghiêm như phong vân. Trong tâm hoài bảo đức sư tử, ngoài thân hiển hiện uy tượng vương. Hai chúng người, trời khen vâng, tám bộ rồng, thần kính nép.
Nên kinh Hoa Nghiêm nói: “Với uy nghi và giáo pháp, mà thụ trì trọn vẹn, thì hay khiến ngôi Tam bảo chẳng dứt”, thực thế.
Nay đây quyển hạ, cọng có 24 bài, đồng liệt ra trong một môn uy nghi, là cái lằn đường rầy xe của Sa -di, và cái ngõ để noi ra khỏi thế gian.
Phật dạy: Sa-di tuổi đủ 20, đến cái thời mà muốn thụ giới cụ túc, nếu thầy hỏi mà Sa -di chẳng thể đủ đối đáp sự của mình, thì chẳng nên cho thụ giới cụ túc. Thầy phải bảo rằng: Khanh làm Sa -di, mà chẳng biết chỗ bổn phận của Sa -di ra làm, huống với Sa -môn là việc lớn khó làm! Khanh nên lui về học lại cho thuộc, sẽ mỗi đều nghe biết đã, mới nên thụ giới cụ túc, chứ nay trao khanh giới cụ túc, thì người ta cho là với Phật pháp dễ học hành, mà với Sa -môn cũng dễ nhậm tác! Nên chi phải cần hỏi trước.
Sa-di muốn thụ giới cụ túc, Thầy hỏi những sự trong 10 giới, và các thiên uy nghi, mà Sa -di không thể đủ lời đối đáp được, thì chẳng nên trao cho cụ giới.
Khanh: Là xưng hô có nghĩa sang, dường quân chủ hô quần thần.
Chẳng biết chỗ Sa -di ra làm đó, nghĩa là chẳng am hiểu luật nghi của Sa -di chỗ nên ra làm sự này việc nọ gì cả.
Sa-môn việc lớn khó làm đó, nghĩa là với 250 giới của Tỳ -kheo, rất khó giữ và làm!
Học thuộc ấy, nghĩa là chuyên tinh học tập 10 giới, và các thiên uy nghi.
Phải đều nghe biết đó, nghe là rộng hỏi bực tiên tri. Biết là tự tâm mình lão thông.
Người ta cho là dễ hành Phật pháp, dễ làm Sa -môn đó, là bởi chẳng biết đạo Phật là chí diệu, nên nói là dễ hành; không hiểu sự vần đi của tội phước, điều giao lẫn của pháp luật, nên nói là dễ làm. Vậy, phàm là người làm thầy, nên phải lấy đây để hỏi trước.
Nhẫn xuống các điều tắc, là đối trong Sa -di uy nghi, các kinh, và cổ thanh quy, kim Sa-di Thành Phạm mà rút ra mỗi đoạn (tiết). Lại, với Hành Hộ luật nghi của tổ Đạo Tuyên luật sư, dù để răn dạy lớp tân học Tỳ -kheo, có chỗ thông dụng được cũng rút ra mỗi tiết (đoạn).
Bởi vì thời kỳ mạt pháp, tánh người phần nhiều giải đãi, nghe văn nhiều thì chán; bởi thế, nên bớt nhiều dùng dón, nhân phân từ loại, để dễ đọc học. Trong đó, có chỗ nào chưa đủ ý, thì theo nghĩa thêm vào một hai lời.
Nhẫn xuống các điều tắc ấy, nghĩa là pháp tắc cả 24 uy nghi dưới kia.
Sa-di uy nghi, chư kinh ấy, là Sa -di uy nghi, và thập giới pháp, sự sư pháp, nghi tắc kinh...
Cổ Thanh Quy: Bách Trượng Thanh Quy, và các lời châm quy của Cổ đức soạn ra.
Sa-di Thành Phạm là Tiếu Nham Tâm Nguyệt Thiền sư đối với Thập Giới Pháp... rút soạn ra.
Hành Hộ Luật Nghi: Đời Đường, Tổ Đạo Tuyên Luật sư soạn ra. Song, cũng chưa rõ được chắc chắn, sao thế? Là vì ở trong đó có một, hai chỗ chẳng hợp với luậõt văn.
Tiết xuất: rút mỗi đoạn ra, nghĩa là với giữa kinh, luật, thanh quy trên đó, lược rút ra cái nghĩa dón. Nên một chữ “tiết” đây, chính là cái tông trí của bộ “Yếu Lược” này.
Bớt nhiều dùng dón, phiền là nhiều, nghĩa là bởi thời đại nay đương đời mạt pháp, nên Sa -di phần nhiều tánh tình giải đãi, vì trễ nãi, nên nghe nhiềõu thì đâm chán. Do đó, bớt bỏ văn nhiều, mà dùng lời câu cốt dón, lại chia ra làm 24 loại nghi pháp, để cho dễ lớp mới tiến tu tập học.
Bổ nhập: thêm vào, là do nơi thủ bút của Vân Thê đại sư, với trong Uy Nghi Hành Sự, có chỗ nào chưa đủ ý, bèn theo nghĩa loại của nó, mà bổ vào cho đủ.
Vị nào muốn xem hiểu rộng, thì tự phải kiểm duyệt trọn bộ sách kia.
Trong bộ sách “Sa -di Thập Giới Pháp” có cả 72 điều uy nghi, Sa-di nào muốn biết rộng sự nghĩa ấy, thì chính mình cần phải kiểm duyệt toàn văn của sách kia, và sách “Sa -di Chư Luật Nghi...”
Chú THích
Đường đường: rỡ rỡ. Nghĩa là dung mạo rất thạnh. Sách Luận Ngữ nói “đường đường hồ trương dã”: rỡ rỡ ôi phô trương vậy.
Ngung ngung: cái bộ dạng ôn hòa. Kinh Thi nói ngung ngung ngang ngang.
Nghi đoan biểu chánh: nghi biểu, cũng như pháp tắc mình là chỗ để cho người ta bắt chước lấy pháp tắc. Sách Sử Ký chép: Điều thị điều phi gì trong 242 năm qua, để làm nghi biểu cho thiên hạ.
Sư phạm: là nói có thể sư pháp để làm mô phạm.
Đạo nghi: cũng như đạo hạnh, là nết na dung nghi ra người có đạo pháp.
Giới phẩm: với giới cấm mà mình đã thụ, giữ được hoàn toàn thanh tịnh sẽ kết tinh thành giới. Châu: trong trắng như giá tuyết.
Tinh Hán: Tinh: các tinh -; Hán: vân hán, tức sao Thiên Hà. Luật nói: Khí tượng đức hạnh, trác tuyệt cao khiết, trông đạo hạnh như thấu đến Tinh Hán, kêu là “siêu hồ loại, bạt hồ tụy”.
Phong vân: gió mây, là nói uy nghi nghiêm túc, như gió thổi như mây bay, người yếu thường khiếp gió ghê mây. Người có uy nghi chúng nhát sợ, kêu là uy phong lẫm liệt.
-tử đức: -tử là một mãnh thú mạnh hung nhất giữa bách thú, sanh sản ở Châu Phi, và nước Ba Tây bên Nam Mỹ. Thân dài bảy, tám thước đàng đầu tròn bỏ đàng đuôi nhỏ dài, lông màu vàng xám, con đực có râu tóc gáy, con cái giống cọp. Rống tiếng nghe đến vài dặm. Bầy thú nghe đến đều kinh khiếp cả, nên gọi nó là chúa giữa các thú. Nhà Tăng có uy đức tinh tiến, dũng mãnh, tu chứng, hoằng hóa, nên gọi sư tử đức. Phật hiện uy thần thuyết pháp, phát âm thanh lớn, chấn động thế giới, nên gọi sư tử hẩu. Phật là sư tử giữa nhân loại, phàm chỗ Phật ngồi hoặc sàng, hoặc đất, hoặc ghế, đều gọi là sư tử tọa.
Tượng vương oai: Vua giữa loài tượng, tức là con voi chúa đoàn. Dụ tỷ Phật. Kinh Niết Bàn dụ Phật là đại tượng vương. Sách Pháp Uyển Châu Lâm nói: Phật có đủ 80 tướng tốt, nên khi tấn khi chỉ như tượng vương, đi bước như ngỗng chúa, dung nghi như sư tử vương. Kinh Hoa Nghiêm chép: Sư tử hẩu thời phương thảo lục, tượng vương hồi cố lạc hoa hồng...
Khanh: xưng gọi vậy. Từ đời Tần, Hán về sau, vua kêu tôi là khanh. Trật vị ngang nhau cũng gọi là khanh; từ đời Tùy, Đường về sau, quan lớn kêu quan nhỏ là khanh, chồng gọi vợ bằng khanh, vợ kêu chồng cũng bằng khanh; “Vương An Phong phụ, thường khanh An Phong, Phong viết: Phụ nhân khanh tế, ư lễ vi bất kỉnh, hậu vật phục nhĩ . Phụ viết: Thê khanh, ái Khanh, thị dĩ khanh khanh, ngã bất Khanh khanh, thùy đương khanh khanh. Dịch: Vợ ông Vương An Phong, thường gọi An Phong bằng khanh. An Phong không bằng lòng quở rằng: “người vợ mà gọi chồng bằng khanh, là nghĩa chẳng kính đối với lễ, vậy sau nầy đừng gọi thế nữa”. Vợ giải thích rằng: “Thiếp thân gần khanh, ái yêu khanh, sở dĩ gọi khanh khanh, thôi chẳng gọi khanh khanh, còn ai đáng gọi khanh khanh?” Chữ khanh sau nghĩa như chữ nhĩ, chữ nhữ. Nghĩa là thiếp không gọi khanh chàng, chứ ai đáng gọi khanh chàng?
Mạt Pháp: Kinh Đại Bi chép: Thời Chánh Pháp 1000 năm. Thời Tượng Pháp 1000 năm. Thời Mạt Pháp 1 vạn năm (10.000) Nghĩa là, từ năm Phật vào Niết -bàn về sau 1000 năm, gọi là thời Chánh Pháp. Từ đây về sau 1000 năm nữa, gọi là thời Tượng Pháp. Từ đây về sau 1 vạn năm (10.000), gọi là thời Mạt Pháp. Chỉ có kinh Đại Bi nói có thời Mạt Pháp mà thôi, chứ các kinh khác đều không nói đến Mạt Pháp. Chí như, với hai thời Chánh Pháp, Tượng Pháp, các kinh, luận nói chẳng phù hợp với nhau về số năm.
Thanh quy: Là nghi quỹ thanh tịnh vậy. Lập ra Thanh Quy là để thanh tịnh đại chúng, nên gọi là thanh quy. Đời Đường, hiệu Đức Hòa, năm thứ 9, núi Bách Trượng, Hoài Hải thiền sư ban đầu lập quy thức cho thiên hạ Thiền lâm, tức là Bách Trượng Thanh Quy. Đời sau xưng là cổ thanh quy. Có các nghị luận cho là chẳng tuân Phật chế, dường như lễ nhạc chinh phạt do nơi chư hầu đưa ra. Sau, Tổ sư của một gia phái, y theo thời đại, xứ sơ, ỷ chế ra lời tự quy, cũng gọi là thanh quy.
Châm Quy: Quy giới, nghĩa là lời khuôn phép để răn bảo tự chúng.
Tông trí: Như nói Tông thú. Nghĩa là chủ nghĩa đến chỗ tột, gọi là “Trí”; kinh Pháp Hoa Văn Cú Ký cuốn 4 nói “ấy là Tông trí của Pháp Hoa”. Tông: tổ, bổn; Trí: rất, tột.
Sa-di Chư Luật Nghi: Tức là Sa -di Luật Nghi, Tỳ-ni Nhật Dụng, hiệp thêm 3 quyển; Sa-di thập giới nghi tắc kinh 1 quyển; Sa-di thập giới uy nghi lục yếu 1 quyển; Sa-di luật nghi yếu lược thuật nghĩa 2 quyển.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.22/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment