Friday 15 August 2014

Sự khác biệt của các loại giới trong và ngoài Phật Giáo.

Giới tự nhiên
- Trong tự nhiên cũng có những qui luật mà con người cũng cần phải nhận thức và tuân thủ nếu muốn sống hạnh phúc như : ăn uống vừa phải thì tiêu hóa sẽ tốt – ăn uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, bội thực ; hoặc muốn tiếp xúc với vật có mang điện thì ta phải mang bao tay hoặc cầm những vật cách điện..v..v..có thể coi đây là giới tự nhiên và nó không mang tính chất đạo đức.
- Người ta cần phải tuân thủ để có được sự hạnh phúc cho riêng cá nhân mình mà thôi. Nó không ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của người khác.
Giới trong xã hội (Luật pháp)
- Trong một cộng đồng xã hội con người, dưới phạm vi của 1 vùng lãnh thổ nhất định (bộ lạc, quốc gia), thì con người ta cũng chế ước một số qui định được gọi là luật pháp. Những qui định này, con người bắt buộc phải tuân theo, nếu không sẽ bị chế tài theo qui định của luật lệ đó.
- Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
- Pháp luật cũng mang tính chất đạo đức, sống và làm việc theo pháp luật góp phần mang đến một trật tự xã hội trong đó tài sản, sự an toàn của của người dân được pháp luật bảo vệ.
- Như vật, sống trong xã hội thì mọi người dân phải tuân thủ luật pháp, để bảo đảm cho hạnh phúc của cá nhân mình cũng như hạnh phúc của người khác.
Giới luật Phật giáo
- Khác với 2 loại giới trên, giới luật Phật Giáo được đặt nền tảng trên trí tuệ, tự do tư tưởng, tự do tra vấn và luật nhân quả. Không giáo điều, không ép buộc, không đe dọa, không bắt tin theo một cách mù quáng. Phật Giáo lấy Từ (metta), Bi (karuna), Bất hại (ahimsa – không tổn hại) và Nhẫn (khanti) để nuôi dưỡng đạo đức.
- Điều được khuyến khích trong việc dạy dỗ của giới luật Phật giáo là không bóp méo hay linh động để thích ứng với sự xấu ác. Giết hại là một hành động bất thiện (akusala kamma), dù được nhân danh tôn giáo hay Tổ Quốc. Chế tạo và bán vũ khí không thể được coi là chính đáng dù nó đem đến lợi tức lớn lao cho quốc gia. Không ai có thể tha lỗi và xá tội cho những hành động tàn ác của một người dù người đó cầu nguyện bao nhiêu đi nữa (có một số tôn giáo nghĩ như vậy).
- Hành động tốt sẽ đem đến kết quả tốt và hành động xấu sẽ đem đến kết quả xấu, cho dù người đó là ai đi chăng nữa. Cũng vậy, Phật giáo dạy lối sống đạo đức bằng việc nêu gương được coi là cách dạy tốt nhất. Đức Phật là một điển hình. Đó là một nền đạo đức thực tiễn giúp con người cư xử một cách hài hòa và công bằng với mọi người.
- Con người được rèn luyện để cảm thấy có trách nhiệm và giá trị trong những việc làm của mình. Đạo đức Phật giáo hình thành những tiêu chuẩn và nguyên tắc về cách cư xử tốt thể hiện trong lời nói và hành động theo con đường chân chánh và tự chủ.
- Những đức tính này phát triển từ sự tự giác, không từ sự sợ hãi hay hình phạt. Chúng hướng dẫn chúng ta cách làm người, thực hiện những điều tốt và tránh xa những điều xấu.

5. Mục đích của giới luật Phật giáo

- Đặc biệt chúng ta nhận thấy rằng : Bất kỳ xã hội nào muốn phát triển và tồn tại lâu dài trong cuộc đời cần phải có những con người xã hội đứng đắn. Con người xã hội đứng đắn là con người hoàn hảo về ý thức đạo đức cá nhân với sự vắng mặt của tham sân si ở nội tâm. Sự tuân thủ giới luật không phải là một cái gông cùm áp đặt con người làm điều này không làm điều kia, nó chỉ giúp cho con người quay về với ý thức đạo đức cá nhân của chính họ và diệt tận mọi phiền não khổ đau.
- Con người sống trong sự thực hành giới có nghĩa là sống trong ý thức đạo đức của chính mình vì thế, mục đích của giới trong Phật giáo là giáo dục con người trở thành người xã hội gương mẫu, người lý tưởng và người tốt trong xã hội.

6. Quá trình hình thành và phát triển của giới luật Phật giáo

- Luật tạng đã ghi lại rằng đến năm thứ 13 sau ngày Phật thành đạo, giới luật mới thật sự hình thành chứ nó không được hình thành ngay từ năm đầu tiên thành lập giáo hội. Vì trong thời kì đầu tiên, đệ tử Phật đều là những bậc hảo tâm xuất gia, căn cơ xuất chúng, theo chân Phật trong một thời gian ngắn đều chứng được thánh vị, thánh quả. Tăng đoàn thời kì đầu tiên không cần phải chế định giới luật, đại chúng đều thanh tịnh.
- Sau đó, Đức Phật phải thiết lập giới luật khi có những hiện tượng vi phạm đời sống phạm hạnh, gây nên những ảnh hưởng không tốt cho đời sống sinh hoạt của tăng già. Giới điều ra đời là để chận đứng các hiện tượng xấu đã xảy ra trong tăng đoàn và ngăn ngừa nó đừng xảy ra về sau.
- Hơn 100 năm sau khi đức Phật nhập diệt, do sự bất đồng về việc thọ trì giới luật giữa nhóm Tỳ Kheo trẻ ở Bạt kỳ và nhóm trưởng lão Tỳ Kheo nên đã có kì kiết tập lần 2 để minh định lại những gì là đúng với Phật dạy và những gì đi lệch hướng.
- Tuy nhiên, kết quả lại không giải quyết được gì mà Phật giáo lúc đó lại được chia thành 2 bộ phái Đại chúng bộ và Thượng tọa bộ, và từ đó giới luật cũng được phân thành 2 luật của Nam và Bắc truyền luật tạng.

7.   Những lợi ích của giới luật Phật Giáo đối với Tăng chúng

- Ở phần dẫn nhập của các bộ Quảng luật, thường đề cập đến 10 lợi ích của giới như sau:
* Để nhiếp phục tăng chúng
* Để tăng chúng được hoan hỷ
* Để chiết phục những người không biết hổ thẹn
* Để những người biết hổ thẹn được sống yên ổn
* Để những người chưa tin phát sinh lòng tin
* Để những người đã tin càng thêm tin tưởng
* Để diệt trừ các lậu hoặc ô nhiễm trong hiện tại
* Để ngăn ngừa các lậu hoặc trong tương lai
* Để chánh pháp được tồn tại lâu dài.
- Nhưng lợi ích này không chỉ dừng lại ở những điểm trên, mà vai trò của nó ảnh hưởng rất lớn trên nhiều mặt của cuốc sống mà ta sẽ đề cập ở phần sau.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.15/8/2014.

No comments:

Post a Comment