Wednesday 8 February 2012


- Giới thiệu link cho người mới bắt đầu

Kính thưa các bạn, có thể chia Phật Pháp thành 2 mảng chính đó là Pháp Học và Pháp Hành; 2 mảng này như 2 cánh tay hỗ trợ đắc lực để hoàn thành công việc.
I. Pháp Học
Người ta có thể tu tập bằng nhiều đường lối, pháp môn nhưng để đạt THÁNH QUẢ thì chỉ có 1 cách duy nhất đó là THỰC HÀNH BÁT CHÁNH ĐẠO (1*) cho tròn đầy. Pháp tu nào không có liên hệ và xoáy vào BÁT CHÁNH ĐẠO thì pháp tu đó không phải là PHÁP TU NGUYÊN THỦY thời Đức Phật. Những pháp tu đó không thể mang lại THÁNH QUẢ, chúng chỉ đạt được Thiện Nghiệp khi tái sinh. Điều này xin các bạn nhớ thật rõ ràng. Đây là minh chứng:

Ðức Phật dạy rằng:
- Này Subhadda! Trong pháp-luật nào không có bát chánh-đạo không có đệ nhất sa-môn (ám chỉ bậc Thánh Dự-lưu), đệ nhị sa-môn (ám chỉ bậc Thánh Nhất-lai), đệ tam sa-môn (ám chỉ Thánh bậc Bất-lai), đệ tứ sa-môn (ám chỉ bậc Thánh A-la-hán).
Này Subhadda! Trong pháp-luật nào bát chánh-đạo thời đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn.Này Subhadda! Chính trong pháp-luật này có Bát Chánh đạo. (Mahāparinibbāna suṭṭa)
* Nếu bạn mới đến với Phật Pháp, bạn có thể tìm hiểu về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thiền Tứ Niệm Xứ v.v.. Bát Chánh Đạo tức là Giới Định Tuệ, phải được tu tập cùng lúc. Giới là những hành động về thân khẩu ý, những điều nên làm hoặc không nên làm. Định là tập trung trên một đối tượng để phát triển sức mạnh của tâm, làm cho tâm nhu nhuyến, dễ sử dụng, định tĩnh, an lạc. Tuệ là phép quán sát, soi xét mọi vật bằng thực nghiệm của tâm trên 3 pháp ấn Vô Thường, Bất toại nguyện, vô ngã. Giới hỗ trợ Định, Định hỗ trợ Giới, Giới và Định hỗ trợ Tuệ. Tuệ khi ấy làm cho Định và Giới "no tròn" hơn. Giới Định Tuệ như cái kiềng 3 chân, thiếu một cái, bỏ sót một cái thì sự sụp đổ nằm ngay tại chỗ ấy.

*Giới là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Định là Chánh Tinh Tấn, Chánh Định, Chánh Niệm. Tuệ là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy. Từ "Chánh" ở đây PHẢI được hiểu là hướng về Niết Bàn, xuôi về Niết Bàn. Niết Bàn là chiến thắng mọi ràng buộc nơi thân tâm, thoát khỏi mọi qui luật tạo tác, đạt hạnh phúc vô thượng.

Các liên kết sau (link) sẽ cung cấp cho bạn cái hiểu về Phật Pháp rất nền tảng và nâng cao, bạn cũng nên chú ý là chính thực hành sẽ giúp bạn rõ ràng lý thuyết hơn. Thực hành ở đây là Thiền Định và Thiền Tuệ.

37 phẩm hỗ trợ giác Ngộ gồm có:

*Lộ trình tu tập:

Xin bạn lưu ý: Đừng bao giờ đợi thông hiểu lý thuyết Phật Pháp rồi mới thực hành. Hãy thực hành ngay Thiền Định và Thiền Tuệ, bạn sẽ có kinh nghiệm thực hành và hiểu sâu về lý thuyết. !!! (Bát Chánh Đạo tức là Giới Định Tuệ, phải được tu tập cùng lúc. Giới hỗ trợ Định, Định hỗ trợ Giới, Giới và Định hỗ trợ Tuệ. Tuệ khi ấy làm cho Định và Giới "no tròn" hơn. Giới Định Tuệ như cái kiềng 3 chân, thiếu một cái, bỏ sót một cái thì sự sụp đổ nằm ngay tại chỗ ấy.)

Chú ý: Để sử dụng trang blog này hiệu quả, bạn có thể vào trang - Hướng dẫn sử dụng trang Web
II. Pháp Hành
Bước khởi đầu là bạn cần là giữ GIỚI và tu thiền ĐỊNH. Nếu bạn không tu thiền thì coi như bạn đã không thực hành Pháp Phật vì Phật giác ngộ nhờ thiền.
Để tìm hiểu về Giới, bạn có thể vào mục: Giới
Bài cơ bản sau có thể tạm đủ cho bắt đầu:NĂM GIỚI: MỘT NẾP SỐNG LÀNH MẠNH, AN LẠC, HẠNH PHÚC - Thích Minh Châu
Để tìm hiểu về Định, bạn có thể vào mục chuyên sâu: Thiền Định (nguyên thủy), Thiền Nguyên Thủy
Bài này rất tổng quanThiền Định trong Phật Giáo Nguyên Thủy (Viên Minh)
nó có thể giúp cho bạn hiểu những gì là Thiền Định

Đề nghị cho các bạn mới bước vào pháp tu thiền định nguyên thủy là bài Quán niệm hơi thở (Anapanasati) hoặc Định An Chỉ
Quán niệm hơi thở là nền tảng mà mọi vị Phật đều phải trải qua, cho nên nó là thiết yếu nhất cho bạn để thực hành.
* Về Tuệ bạn có thể thực hành thiền Tứ Niệm Xứ tại thư mục Thiên Tứ Niệm Xứ, thư mục này chứa rất nhiều bài (nhiều nhất trên internet); để bắt đầu bạn có tập theo Hướng Dẫn Hành Thiền Minh Sát (Thiền sư U Silananda) hoặc có thể tập theo ngài đại trưởng lão Mahasi Con đường duy nhất (Mahasi) hoặcThiền Minh Sát - Căn Bản Thực Hành (Mahasi - Khánh Hỷ dịch) trong phân mục Thiền sư Mahasi hoặc bạn cũng có thể bắt đầu với Thiền sư Goenka - Giáo trình thực hành vispassana - khóa học 11 ngày .
Thiền Tuệ còn gọi là Tứ Niệm Xứ, Vispassana, Thiền Minh Sát đều là 1 loại thiền, chỉ là tên gọi khác nhau. Thiền Tứ Niệm Xứ này do Đức Phật dạy và được lưu truyền cho đến hôm nay. Chính Thiền Tuệ sẽ bứng nhổ các trạng thái tâm ô nhiễm vĩnh viễn và chứng đạt đạo và quả. Tổng quan về thiền Tuệ, có thể đọc cái này Thiền Tuệ trong Phật Giáo Nguyên Thủy (Viên Minh)

* Theo như kinh nghiệm của chúng tôi, các bạn nên hành Thiền Định một thời gian cho vững rồi hãy thực hành Tứ Niệm Xứ (Minh Sát, Vispassana).
Người ta nói Văn (nghe, đọc), tư (suy nghĩ), tu (thực hành). Do vậy bạn cần có cuốn sổ tay gọi là Cẩm Nang Tu Hành (nhật ký tu hành) riêng của mình để xem lại những gì mình ghi chép và suy nghĩ, cũng như những gì mình đã rút ra từ thực hành.
* Bạn nên biết cách hành nhiều loại thiền như: Thiền Tâm Từ, Thiền Định, Thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Hành (thiền đi bộ), thiền đứng, thiền trong công việc chân tay để có thể lúc nào cũng SỐNG TRONG GIÁO PHÁP.
* Bạn cũng cần có lộ trình tu tập, thời gian biểu xen kẽ các loại thiền: thiền tâm từ, thiền hành, thiền tứ niệm xứ; sự ra quyết định tu tập đạt mục đích.

Thân ái.
http://phatphapchanthat.blogspot.com


===============================================
Phần Ghi chú (Cho người mới bắt đầu)
(1*)
Ngắn gọn, bạn có thể hiểu như sau về Bát Chánh Đạo của Thầy Henepola Gunaratana (tóm tắt):
# Về chánh kiến:
TÓM LƯỢC VỀ CHÁNH KIẾNNhững điều sau đây nhằm giúp ta đạt được hạnh phúc thông qua Chánh Kiến:
- Chánh Kiến giúp ta hành động trong sự hiểu biết về nhân quả và Tứ Diệu Đế.
- Tuân theo luật nhân quả, hành động một cách khôn khéo sẽ đem đến những kết quả tốt đẹp và hành động bất thiện sẽ đưa đến những kết quả xấu.
- Bất cứ hành động nào phát xuất từ tâm tham, sân, hay si đều đưa đến đau khổ, do đó là các hành động bất thiện hay sai trái.
- Bất cứ hành động nào không bị ảnh hưởng của tâm tham, sân, hay si, sẽ đem đến hạnh phúc, do đó là hành động thiện hay đạo đức.
- Tứ Diệu Đế giải thích về khổ, nguồn gốc của khổ, sự chấm dứt của khổ và Bát Chánh Đạo, con đường đưa đến sự chấm dứt của khổ.
- Chấp nhận sự thật về khổ giúp ta nhận ra được chân hạnh phúc.
- Sinh, già, bệnh, chết; phải rời xa những gì ta yêu và phải ở cạnh điều ta ghét; muốn cái ta không được và được cái ta không muốn -tất cả đều là khổ.
- Khổ phát sinh khi ta không chấp nhận vô thường, bản chất khổ, và tính chất vô ngã của vạn pháp.
- Ái dục là nguồn gốc sâu xa của khổ. Ta càng tham ái bao nhiêu, thì càng khổ bấy nhiêu.
- Ta phải chịu trách nhiệm cho lòng tham ái và những hành động có chủ đích của mình.
- Khi biết chấp nhận trách nhiệm đối với hậu quả của các hành động có chủ tâm, thì ta sẽ có thể chuyển đổi hành động của mình.
- Khổ có thể được đoạn trừ.
- Tám bước trên con đường đưa đến hạnh phúc của Đức Phật (Bát Chánh Đạo) chỉ bày cho ta các phương cách để đoạn diệt khổ và đạt được hạnh phúc toàn vẹn.
- Chánh Niệm có thể giúp chúng ta liễu tri Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, con đường đưa đến hạnh phúc.
# Về Chánh Tư Duy:
TÓM LƯỢC VỀ CHÁNH TƯ DUY Như chúng ta đã nhận biết, hành trình trên con đường đưa đến hạnh phúc của Đức Phật đòi hỏi ta phải áp dụng vào cuộc sống thực tại mọi bước trong Bát Chánh Đạo. Chúng ta cần có đối tượng để nhận lãnh những món quà hào phóng của ta. Chúng ta cần có bạn cũng như kẻ thù để khơi động tình bằng hữu. Chúng ta cần những con người đau khổ để phát triển lòng nhân ái của ta. Xã hội loài người cung cấp cho ta một môi trường hoàn hảo để thử nghiệm những điểm chính yếu của Chánh Tư Duy:
- Khi Chánh Kiến đã được phát triển, Chánh Tư Duy sẽ tự nhiên tiếp nối theo sau.
- Tư duy có thể khiến chúng ta hạnh phúc hay đau khổ.
- Đức Phật đã hướng chúng ta đến ba tư tưởng thiện xảo: buông xả hay bố thí trong ý nghĩa cao thượng nhất, tình thương yêu và tâm từ bi.
- Hãy bắt đầu thực hành bố thí bằng cách cho đi những của cải vật chất.
- Bám víu vào bất cứ điều gì -sắc, thọ, tưởng, hành, hay thức- đều đem lại đau khổ.
- Khi tâm sợ hãi phát sinh, hãy quán sát nó phát triển, rồi qua đi như thế nào.
- Tình thương yêu, là cảm giác của sự tương quan với tất cả mọi chúng sanh và là ước muốn chân thành mong tất cả được hạnh phúc, tạo ra những ảnh hưởng rất sâu đậm.
- Sân hận cuối cùng sẽ gây tổn hại cho ta nhiều hơn người khiến ta nổi sân; hãy rèn luyện để chế ngự cơn giận của mình.
- Chánh niệm có thể giúp chúng ta giảm thiểu và dần dần đoạn diệt sân hận.
- Lòng bi mẫn (tâm từ bi) là một cảm giác rung động trong lòng khi thấy người khác đau khổ, cộng với ước muốn giải thoát nỗi khổ cho họ.
- Phát khởi tâm từ bi đối với bản thân, với cha mẹ, con cái và người phối ngẫu sẽ giúp bạn an tĩnh và làm êm dịu trái tim bạn.
- Trong lúc tọa thiền nếu có những tâm pháp bất thiện phát sinh, thì chúng sẽ nhanh chóng qua đi, nếu bạn chỉ chú tâm đến tính chất vô thường của chúng.
- Nếu dòng tư tưởng tiêu cực vẫn lảng vảng trong tâm, dầu chúng ta đã cố gắng hết sức, thì đó là dấu hiệu để chúng ta quán sát nó thấu đáo hơn -để phát triển tuệ giác đối với các thói quen hằng ngày.
- Quán tưởng về những tâm pháp bất thiện là một phần quan trọng trong sự hành thiền.
- Thực hành Chánh Tư Duy khi ngồi thiền có thể giúp chúng ta kiểm soát được sự sợ hãi, sân hận, và tham luyến trong cuộc sống đời thường.
# Về Chánh Ngữ:
TÓM LƯỢC VỀ CHÁNH NGỮĐây là những điều tóm lược để ngăn cản khổ đau bằng phương cách của Chánh Ngữ:
- Chánh ngữ có nghĩa là không được nói dối, không nói lời thô lỗ, cộc cằn và phù phiếm.
- Nói dối bằng cách im lặng thì vẫn là nói dối.
- Nói lời thâm độc là loại ngôn ngữ phá hoại tình bằng hữu của người khác hay làm tổn hại đến thanh danh họ.
- Tấn công bằng lời nói, nói mỉa mai, thô tục, giả dối, chỉ trích hạ nhục quá đáng, tất cả đều thuộc loại lời nói thô lỗ, cộc cằn.
- Lời nói thô lỗ, cộc cằn làm tổn thương người khác và hạ thấp phẩm giá của người nói.
- Nói chuyện người khác, nói chuyện phù phiếm thường dẫn đến tranh cãi, hiểu lầm, làm mất thời gian và khiến tâm bấn loạn.
- Tất cả mọi lời nói không xuất phát từ tâm xả, với tình thương, và lòng bi mẫn đều tai hại.
- Một cách để xét xem bạn có sử dụng Chánh Ngữ hay không, là dừng lại và tự hỏi trước khi nói: "Điều này nói có đúng không? Điều này nói có tử tế không? Điều này nói có ích lợi không? Có làm hại ai không? Có đúng lúc để nói điều đó không?”.
- Sử dụng chánh niệm để củng cố thêm quyết tâm không nói điều gì gây tổn hại và chỉ nói những lời nhẹ nhàng, đã được chọn lọc có thể mang lại sự hòa hợp cho mọi người trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào.
# Về Chánh Nghiệp:
TÓM LƯỢC VỀ CHÁNH NGHIỆP- Bất cứ ai quan tâm đến sự phát triển tâm linh cần phải tuân giữ năm giới: không giết hại, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, và không sử dụng ma túy hay rượu.
- Việc ăn thịt theo định nghĩa không phải là sát sanh.
- Sự giết hại hay sát sanh đòi hỏi phải có chủ đích, có ý thức, có kế hoạch, và hành động theo kế hoạch.
- Khi chúng ta không sát hại, là ta thực hành tâm từ bi và ta không đe dọa mạng sống của chúng sanh nào.
- Trộm cắp nghĩa là lấy của không cho, kể cả tư tưởng, sáng kiến của người khác.
- Khi chúng ta không trộm cắp, chúng ta phát triển lòng tôn trọng đối với nhu cầu của người khác và thực hành tâm hoan hỷ.
- Giới không tà dâm bao gồm cả việc không hãm hiếp, không bắt buộc người khác phải giao hợp khi họ không đồng ý, không lạm dụng tình dục với trẻ em, thú vật, vợ/chồng người khác hay với người không thể tự bảo vệ; kể cả việc gian dối trong một mối liên hệ.
- Khi chúng ta không phạm tà dâm, thì những dục vọng thấp hèn có thể được tiêu diệt. Sự liên hệ tình dục với người phối ngẫu hay bạn tình không bị coi là tà dâm.
- Chúng ta cần tránh tất cả mọi sự cố ý lạm dụng các giác quan. Làm được thế sẽ giúp ta buông xả được lòng tham ái, và qua đó, phát triển được tâm rộng lượng đối với người.
- Nghiện rượu hay ma túy, có thể nhanh chóng xảy mà cũng có thể do tập dần trở thành thói quen; nghiện ngập rất tai hại, tốt nhất là đừng thử sử dụng các chất gây nghiện.
- Khi chúng ta tránh sử dụng các chất gây nghiện, ta có thể duy trì được tâm sáng suốt và tu tập để đoạn diệt các vọng tưởng. Chúng ta có thể phát triển tâm chánh niệm và rèn luyện để hành động đúng theo thực tại.
- Thọ thêm các giới luật khác, hoặc là bát quan trai luật hay tám giới luật trọn đời, có thể là một công cụ hữu hiệu giúp ta thiền định và tiến hơn nữa trên con đường đạo.
- Chánh niệm có thể giúp chúng ta chế ngự được cám dỗ, tránh tranh cãi, và hành động đầy từ bi với những sự vô đạo đức của người cũng như của bản thân ta.
# Về Chánh Mạng
TÓM LƯỢC VỀ CHÁNH MẠNG Đây là những điểm chánh yếu cần ghi nhớ về Chánh Mạng:
- Phương tiện kiếm sống của chúng ta không được ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm linh của ta.
- Chúng ta có thể đánh giá xem một nghề nghiệp có được coi là chánh mạng không bằng phương pháp khảo sát ba cấp bậc.
- Ở bậc đầu tiên, ta xét xem nghề nghiệp đó tự nó có tai hại cho người hay cho bản thân không.
- Ở bậc thứ hai, ta xét xem công việc đó có khiến ta phải phạm vào một trong năm giới luật không.
- Cuối cùng, ta xét xem các yếu tố khác liên quan đến công việc có làm cho tâm khó an tịnh không.
- Tâm từ bi có thể đem lại ảnh hưởng tốt cho một hoàn cảnh công việc khó khăn.
- Nếu ta không chủ tâm làm hại ai, tâm ta sẽ không bị uế nhiễm bởi những hậu quả tiêu cực của công việc.
- Chánh Mạng là mục tiêu tối hậu phải đạt được khi công phu tu tập của ta đã tiến triển.
# Về Chánh Tinh Tấn:
TÓM LƯỢC VỀ CHÁNH TINH TẤN- Chánh Tinh Tấn rất quan trọng trong việc phát triển tâm linh, dầu ít được nhấn mạnh đến.
- Chánh Tinh Tấn có bốn (Tứ chánh cần): Ngăn cản tâm bất thiện sanh khởi, chế ngự tâm bất thiện nếu đã sanh khởi, vun trồng tâm thiện, và duy trì tâm thiện.
- Kiết sử là những khuynh hướng bất thiện đã hằn sâu trong tâm, sanh khởi do tham và khiến những người bị uế nhiễm sống trong đau khổ. Mười kiết sử là thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham, sân, ước muốn được tái sinh trong cõi sắc giới, ước muốn được tái sinh trong cõi vô sắc giới, kiêu mạn, trạo hối, và vô minh.
- Chướng ngại là biểu hiện của kiết sử dưới dạng thô tháo, cao độ. Ta cần sử dụng Chánh Tinh Tấn để kiềm chế và điều phục năm chướng ngại là: tham, sân, thùy miên hôn trầm, trạo cử lo âu và nghi.
- Các phương cách để chế ngự một chướng ngại là: đừng chủ ý đến nó, hướng sự chú tâm đến chỗ khác, thay thế chướng ngại bằng một đặc tính trái ngược với nó, tự lý giải, và cuối cùng, nếu tất cả mọi các cách đều thất bại, thì phải hủy diệt nó với tất cả sức lực của mình.
- Ta chỉ có thể đè nén được các kiết sử, nếu không thể hủy diệt chúng. Các kiết sử có thể bị làm yếu đi bằng tâm chánh niệm và định; hay sự phát triển của các đặc tính đối nghịch với chúng cũng sẽ làm chúng yếu hơn nhiều. Khi các kiết sử cuối cùng bị phá vỡ, là ta đạt được giác ngộ.
- Duy trì chánh niệm để ngăn cản tâm bất thiện phát sinh. Chánh niệm được phát triển qua giới luật, sự thực hành chánh niệm, tri giác, kiên nhẫn, và nỗ lực.
- Để chế ngự tâm bất thiện đã sanh khởi, chỉ nhận biết chúng.
- Nếu ta không thể nhận diện được tâm bất thiện một cách nhanh chóng, thì chúng sẽ tích lũy thêm sức mạnh; lúc đó, ta phải buông bỏ tất cả, để dồn mọi sự chú tâm vào chúng. Cố gắng quán chiếu về sự nguy hại mà chúng có thể mang đến và tính vô thường của bất cứ nhân duyên gì đã phát sinh ra chúng, hay thay thế chúng với các tâm thiện.
- Khi tâm bất thiện đã qua đi, hãy vun trồng tâm thiện bằng cách hồi tưởng lại các tâm thiện này hữu ích như thế nào và bằng cách chủ tâm tạo ra các tâm về tình thương, kiên định, bi mẫn, vân vân. Hãy sử dụng bất cứ phương pháp nào ta biết để phát triển tâm thiện.
- Đừng lạc vào trong các chi tiết của việc thực hành mà quên đi cái nhìn toàn diện. Phải luôn đảm bảo rằng sự nỗ lực của ta thực sự mang lại nhiều thiện pháp hơn.
- Hãy điều chỉnh cách sống để hỗ trợ cho việc duy trì thiện pháp, nên làm những việc như là kết bạn với thiện hữu tri thức, học hỏi, tham khảo kinh sách Phật.
- Không có chánh niệm mạnh mẽ, tâm ta sẽ nhanh chóng trở về với những thói quen cũ; do đó ta phải luôn nỗ lực duy trì tâm thiện hầu giúp ta được hạnh phúc.
# Về Chánh Niệm:
TÓM LƯỢC VỀ SỰ THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM- Chánh niệm là sự chú ý trong từng giây phút đến việc gì đang xảy ra. Tâm chánh niệm rất chính xác, thâm sâu, vững chãi, không tán loạn. Nó giống như một tấm gương phản chiếu trung thực bất cứ vật gì ở phía trước nó.
- Chánh niệm cho ta có được tri giác thể nhập vào ba đặc tính của tất cả mọi hiện hữu: vô thường, khổ, và vô ngã.
- Ta có thể sử dụng bất cứ đối tượng nào để phát triển tâm chánh niệm, miễn là nó sẽ giúp ta đạt được tuệ giác đối với ba đặc tính (tam tướng) trên.
- Mục đích sâu xa của chánh niệm là để khai mở con mắt tuệ, vì tuệ giác về bản chất thực sự của thực tại là bí mật cuối cùng của hạnh phúc và hòa bình vĩnh cửu.
- Tứ niệm xứ là phương pháp quán niệm về thân, thọ, tâm, và đối tượng của tâm.
- Ba cách thực hành chánh niệm căn bản nơi thân là quán niệm về hơi thở, về tư thế, và về các bộ phận của thân.
- Quán niệm về hơi thở có thể giúp ta rèn luyện sự chú tâm, vì ta dễ quán sát hơi thở và lúc nào nó cũng có mặt.
- Hòa hợp tâm với hơi thở là đặt tâm vào giây phút hiện tại. Hơi thở cũng hoạt động như một căn cứ địa để tâm có thể quay về sau khi quán sát các hiện tượng khác.
- Kinh hành, đi từng bước rất chậm rãi và đầy chánh niệm có thể là một phương pháp hành thiền hoàn chỉnh, chứng minh cho ta thấy các tính chất: vô thường, khổ, và vô ngã có mặt trong từng giây phút như thế nào. Phương pháp thiền này cũng có thể được dùng cho các tư thế khác, như là nằm, ngồi, đứng.
- Duy trì chánh niệm về tư thế suốt ngày rèn cho tâm có thể thấy rõ ràng những đặc tính của năm uẩn.
- Quán niệm về thân như là một tập hợp của bốn mươi hai bộ phận và quy trình luôn thay đổi cho ta thấy rằng không có gì thường hằng về cái thân mà ta quá bám víu.
- Lạc thọ hay khổ thọ là do thái độ của bản thân ta, do đó chúng ta có thể dừng lại việc trách móc người khác đối với việc ta cảm thấy thế nào.
- Cả quá trình của khổ đau được dung dưỡng bằng các phản ứng vô minh của tâm đối với ba loại cảm thọ -bám víu vào lạc thọ, tránh né khổ thọ, và trải qua ảo giác về "ngã" trong trạng thái trung tính.
- Các "cảm thọ thế tục" sinh khởi từ việc ta theo đuổi những mục đích tầm thường, chứa đựng các khuynh hướng tiềm ẩn đối với tham, sân, hay si. Các “cảm thọ xuất thế” phát sinh từ tuệ giác, không chứa đựng bất cứ khuynh hướng tiềm ẩn nào.
- Quán niệm về thọ là một phần của sự thực hành thiền minh sát. Thấy được sự vô thường của các cảm thọ, chúng ta tập buông bỏ các trạng thái tiềm ẩn của tham, sân, và si và vun trồng các cảm thọ xuất thế.
- Đức Phật không hề dạy chúng ta "thụ hưởng một cách chánh niệm" các dục lạc. Ngài dạy chúng ta chánh niệm buông xả những ham muốn đối với các dục lạc thế tục và tận hưởng các lạc thọ xuất thế được tạo ra bởi sự buông xả này.
- Khi ta vun trồng chánh niệm về tâm, ta ghi nhận sự phát sinh và qua đi của các trạng thái của tâm như là tham, vô tham, trạng thái tâm hẹp hòi hay cởi mở, vân vân.
- Quán niệm về đối tượng của tâm nghĩa là ghi nhận sự phát khởi và qua đi của năm chướng ngại, mười kiết sử, năm uẩn, tứ diệu đế, và các yếu tố giác ngộ.
- Ta có thể xem các yếu tố giác ngộ như là quả của sự thực hành chánh niệm. Khi chánh niệm của ta sâu sắc, chúng phát khởi theo thứ tự sau đây: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, và xả.
- Khi tất cả các yếu tố giác ngộ đã được viên mãn, ta đạt được niết bàn, hạnh phúc tuyệt đối, thanh tịnh tuyệt đối. Chúng ta có thể đạt được mục đích này ngay trong kiếp sống này.
# Về Chánh Định: Tứ Thiền (Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền): đề mục quán niệm hơi thở.
Xem chi tiết ở các link sau:






No comments:

Post a Comment