Sunday 16 February 2014

Người xuất gia diệt trừ phiền não – SAYADAW ACINNA.


 Này tỳ kheo, 10 điều quán tưởng cần phải được thường xuyên bởi những ai đã bước vào đời sống tu tập với một ý chí và mục đích diệt trừ phiền não. Trước hết, vị xuất gia cần phải quán xét thường xuyên về trạng thái hình tướng của một vị tỳ kheo như sau: “Không còn là một cư sĩ, ta đã trở thành bậc xuất gia với hình tướng đã thay đổi khác”
Có hai sự khác biệt rõ ràng khi đã là một bậc xuất gia : Người thứ nhứt là vị tỳ kheo với bộ y, còn người thứ hai với y phục thế tục và làm việc lặt vặt trong đời thường.
Tiến trình chuyển hóa của thân
Ở đây, chú giải đã nói về tiến trình thay đổi sẽ được thấy như thế nào. Thông thường điều đó có thể dễ dàng thấy nếu ta  soi gương. Nhưng nó lại không phù hợp với tỳ kheo hay nữ tu để sử dụng gương soi. Vì thế, vị đó có thể nhận rõ sự thay đổi của thân này qua sự lưu ý chỗ đầu tóc và râu đã được cạo sạch. Càng chú ý gần hơn, trên đầu tóc  này không còn tóc của tuổi thanh xuân nữa mà giờ đây chỉ còn lại  tóc bạc mà thôi. Khi nhìn vào làn da, vị ấy lại nhận ra nhiều nếp nhăn, và nhiều vùng da bị chùng xuống là dấu hiệu của tuổi già nua.  Ở đó là một tiến trình chuyển hóa liên tục trong thân cho dù ta có cố gắng đến đâu để duy trì tuổi trẻ và hình dáng bên ngoài. Tấm thân mà ta yêu quý và chăm sóc nó biết bao mà nó vẫn đi ngược lại ý muốn giữ lại tuổi trẻ của ta.
Trong nhịp bước của chuyển hóa và chuyển biến nó làm cho thân ta đi dần đến sự tiêu hoại và cái chết. Cho dù nghiệp xấu hay tốt thì ta cũng không thể đảo ngược tiến trình đó được. Bất lực trước sự chuyển hóa này, thân ta luôn ốm đau vặt từ lúc bắt đầu có thân này. Sự lão hóa không ngừng và nhiều bức xúc của cái thân diễn ra hằng ngày. Tiến trình chuyển hóa này cứ đi tới, đi tới mãi và nó không để cho ai thoát cả.  Những điều này phải luôn được quán xét bởi những vị tu hành và những ai đang đi trên con đường tiến hóa tâm linh.
Sự khác biệt về y phục và các thứ trang điểm
Trong đời sống cư sĩ, không có một giới hạn nào. Mọi thứ đều có thể chợt nảy ra. Sự ham muốn và cái tâm buông lung chạy theo nhiều thứ. Một người có thể mặc quần áo  nhiều màu và đủ thứ kiểu dáng, họa tiết khác nhau. Một người cũng có thể chiều chuộng mình ăn ngon với nhiều khẩu vị khác nhau, đựng thức ăn trong  đĩa vàng, đĩa bạc. Như Tôn giả Xá Lợi Phất và Tôn giả Mục Kiền Liên, là hai vị đại đệ tử của Đức Phật, trước khi xuất gia đã dùng nhiều thức ăn thượng hảo hạng đặt trong đĩa bằng vàng và bạc vì các vị ấy vốn xuất thân trong các gia đình quyền quý. một người bình thường có thể ngủ trên một chiếc giường sang trọng và ngồi trong những chiếc ghế đắt tiền đặt trong phòng đầy đủ tiện nghi.  Một cư sĩ cũng có thể sử dụng đủ các loại thuốc bán sẵn ngoài thị trường chưa kể đến chất lượng hay giá trị của nó đa dạng. Đó là đời sống của một cư sĩ.
Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn mang ý nghĩa ngay khi người đó bước vào đời sống xuất gia. Tứ vật dụng mà một vị tu sĩ phải có là  y phục, thực phẩm, chỗ ở và thuốc men thật đơn giản và khiêm nhường. Không có tiện nghi sang trọng và ý muốn vô hạn và luôn chiều chuộng cái tôi. Một vị tăng phải sống đơn giản với tiện nghi tối thiểu vả sống tiết chế trong giới và luật cho phép. Vị ấy phải từ bỏ các tiện nghi và ngũ trần mà mình đã hưởng thụ trước đây.
Y của vị tỳ kheo được lượm từ những đống vải phế thải. Ráp lại từ những miếng vải  bỏ không còn giá trị nữa, được cắt thành hình vuông nhỏ để làm mất giá trị của nó, rồi  may lại và nhuộm bằng vỏ cây nâu trong rừng nhiệt đới như thời cổ xưa. Loại y mà chẳng  còn chút giá trị nào bằng tiền mà cũng không tên trộm nào muốn lấy cắp. Đó là loại y phục của vị tỳ kheo mà không một ai muốn lấy để mặc cả.
Đối với vật thực và  bữa ăn, vị tỳ kheo chỉ được dùng những gì do thiện nam tín nữ bố thí cúng dường. Tất cả những vật thực được đặt trong chiếc bát  làm bằng sắt hay đất sét, và  vị tỳ kheo đó phải dùng thức ăn được trộn lẫn vào nhau trong bát, mà không hề quan tâm đến sở thích riêng của mình.
Đối với vị tỳ kheo và đối với những ai đang đi trên con đường tiến hóa tâm linh, ăn là sự duy trì thân mạng hơn là một hành động chiều chuộng bản thân. Nó phải được tiết chế  tâm tham và luôn giữ chánh niệm tỉnh giác trong khi ăn. Hơn nữa, vị tỳ kheo phải dùng chiếc giường hết sức khiêm nhường và bàn ghế vừa đủ theo nhu cầu cơ bản. Vị ấy không được sử dụng các loại giường ghế sang trọng. Như một điều bắt buộc, vị ấy phải sống đúng và trong sạch theo giới luật được ghi rõ, dùng đệm mây, cỏ hoặc miếng vải lót ngồi bằng da. Chỗ ở dưới bóng cây được khuyến khích dùng làm nhà hoặc nơi hành thiền. 
Đối với thuốc men, vị tỳ kheo phải dùng loại được thảo chế biến tự nhiên. Tất nhiên, cũng có nhiều ngoại lệ cho tứ vật dụng. Tuy nhiên,  cách thức và lế  lối mà vị tỳ kheo sử dụng cho  tứ vật dụng như y phục, thực phẩm và chỗ ở, thuốc men đều rất khác với một cư sĩ . Sự thay đổi này là  để thực hành  giới hạnh của một bậc tu vì vậy Đức Phật đã dạy ta phải thường xuyên quán chiếu sự thay đổi này. Những bậc thiện nhân làm theo lời dạy của Đức Phật là Tôn giả Xá Lợi Phất, Tôn giả Mục Kiền Liên, Tôn giả Maha Kassapa và vô số các vị đại đệ tử khác của Đức Phật. Hầu hết họ đều xuất thân từ những gia đình giàu có quyền quý.
 Một tấm gương mẫu mực về tâm hồn của Tôn giả Xá Lợi Phất
Giữa những vị đại đệ tử của Đức Phật, một tấm gương của Tôn giả Xá Lợi Phất rất đáng được nhắc tới ở đây. Ngài là con của một gia đình quyền quý. Vào những giây phút cuối của cuộc đời, ngài đã trở về nhà mẹ ruột của Ngài để nhập Niết Bàn cũng vào cái đêm ngay tại phòng  nơi mà Ngài đã được sinh ra trong gia đình. Mục đích của Ngài là để giúp mẹ là bà Rupa Sari,  có thể chứng ngộ trước khi Ngài nhập diệt. Khi bà nghe bài Pháp của Tôn giả Xá Lợi Phất, bà đã chứng đắc tầng thánh thứ nhất và trở thành bậc Tu Đà Hoàn. Đây cũng là vòng hoa từ biệt mẹ của Ngài và sự thể hiện đặc biệt lòng tri ân sâu sắc của Ngài đối với mẹ trong những giây phút cuối của đời mình.
Thực hiện xong điều đó, Tôn giả Xá Lợi Phất đã qua đời và nhập diệt Niết Bàn tại đó. Mẹ của Ngài là bà Rupa Sari đã phát triển được niềm tin mới và hết lòng phục vụ Pháp Bảo. Vì thế, như được biết, bà đã sắp xếp nghi thức và lễ hỏa thiêu cho Ngài Tôn giả Xá Lợi Phất bằng cách sử dụng thật sự có ý nghĩa số của cải của bà.
Sau lễ hỏa táng, một những hiện tượng kỳ lạ là tro của bậc giác ngộ, đặc biệt là xương đã biến thành hình hạt nhiều cỡ khác nhau được gọi là Xá Lợi. Ngoài tro của Ngài ra, nhiều Xá lợi đã được tìm thấy tại nơi hỏa thiêu của Ngài Xá Lợi Phất. Tôn giả Cunda, người em của Ngài Xá Lợi Phất, đã mang Xá lợi của Ngài về Kỳ Viên Tịnh Xá tại Thành Xá Vệ và dâng lên Đức Phật khi Ngài còn ngự tại đó.
Ở đây, thật là đặc biệt khi nhắc về Tôn giả Xá Lợi Phất, mặc dù là con của một gia đình giàu có, Ngài đã từ bỏ mọi tiện nghi vật chất và ngũ trần thế gian để bước vào cuộc đời tu tập phạm hạnh. Đức Phật đã đặt Xá lợi tro của Ngài trong lòng bàn tay của Đức Thế Tôn, và điếu tặng cho Tôn giả trước mặt tăng chúng những lời ngợi khen đức  hạnh cao quý của Tôn giả  Xá Lợi Phất với bài thơ như sau :
 (A)  Là vị tỳ kheo trải qua bao kiếp suốt tổng cộng năm trăm kiếp đã chán ngán ngũ trần, buông bỏ mọi thú vui trên thế gian mà nó không còn đủ sức quyến rũ được Ngài.
Hãy kính cẩn nghiêng mình trước một bậc  – lục căn đã hoàn toàn thanh tịnh. Chấm dứt mọi phiền não dính mắc đối với một bậc thánh giác ngộ.
 (B)  Ví như đất luôn vững chãi không lay động vì bất cứ một hành xử nào lệch lạc. Một cái tâm nhẫn nại vô song. Sân hận vị ấy đã hoàn toàn vắng bặt. Chưa bao giờ hành xử sai sót dù là một tốc hành tâm nhỏ. 
Lòng từ luôn thương xót  mọi chúng sanh
Nay vị  ấy đã ra đi
Nhập diệt An lạc Niết Bàn
Hãy kinh cẩn nghiêng mình từ biệt con Người đáng kính ấy.
(C) Như con của người bần cùng, đến thành phố này,
Ăn xin bữa cơm với bát tre trong tay,
Hạnh khiêm cung luôn giữ mình trong sạch,
Thể hiện cung cách khiêm hạ như kẻ hèn mọn
Hỡi, Xá Lợi Phất hạnh quá khiêm cung,
Luôn thực hành khiêm hạ, 
Một đời thánh nhân không cấu nhiễm,
Hãy kính cẩn nghiêng mình từ biệt 
một bậc Thánh đáng kính đã bước vào cõi an tịch tịnh
(D) Như con bò với đôi sừng gãy,
Di chuyển trong rừng hoặc ra nơi thành phố,
Không hại ai trên các lối đi qua
Cũng như Xá Lợi Phất, chưa bao giờ hại ai,
Hãy kính cẩn nghiêng mình chào một bậc Thánh đã bước vào cõi an tịch tịnh.
Nói về cuộc đời của Ngài Xá Lợi Phất, Đức Phật đã thốt ra những lời tán dương mà chưa từng bao giờ trong cung cách của Ngài đối với một người bình thường. Đức Phật đã hết sức tán dương các khía cạnh nổi bật của một vị thánh nhân mà cuộc đời của vị ấy là một tấm gương sáng thể hiện sự hy sinh bền bĩ, một nội tâm tự do, một sự kiên nhẫn dũng mãnh, một đức hạnh trong sạch, tình thương, trí tuệ vô song, vô cùng khiêm hạ và đáng kính. Ngài là một mẫu mực hòan hảo đáng cho chúng ta noi theo. Thật là một kỳ quan vĩ đại khi Tôn giả Sariputta đã từng là một vị tỳ kheo không phải trong kiếp này mà thôi mà trong nhiều kiếp trước tất cả là 500 kiếp . Trong các kiếp này, vị ấy đã từ bỏ một cách cương quyết và hoàn toàn sống tách rời khỏi thế giới ngũ dục và sở hữu vật chất đã kềm giữ ngài trong suốt các kiếp sanh tử luân hồi.
Chính vì vậy mà ngài đã hoàn toàn vươt trội hẳn trong số các đệ tử kiệt xuất của Đức Phật trở thành một vị Đại đệ tử lỗi lạc là Tôn giả Xá Lợi Phất.
Sau khi trở thành vị tỳ kheo, ngài đã hoàn toàn giác ngộ cùng một lúc ngài đã chứng đắc Alahán Đạo và Alahán Quả, loại trừ được mọi phiền não và nội tâm hoàn toàn thanh tịnh. Ngài đã hoàn toàn đạt đến sự an tịnh và giải thoát. Từ sự chứng ngộ đó, một số tâm khởi lên như trí tuệ và sự điềm tĩnh v..v.Lúc đó, tham không còn, sự ghét bỏ cũng không còn và tâm si cũng không còn, tâm của ngài tràn đầy sự định tĩnh, an lành. Tiếp theo tâm sanh ra năng lực xà và nhẫn nại được gọi là đức hạnh nhẫn nại. Hạnh nhẫn nại của Ngài giống như đất vĩ đại mà tất cả các loài, lớn, nhỏ, hữu tình hoặc vô tình đều có thể hiện hữu trên đó. Một cách tự nhiên, đất, vật thanh tịnh hay dơ bẩn như phân uế  quăng liệng trên đất, nhưng đất không bao giờ phản ứng lại. Tương tự như vậy, tâm của ngài Xá Lợi Phất vô cùng kiên định và không hề chao động bởi bất kỳ đối tượng nào do tiếp xúc lục căn.
Nhìn chung với  hành vi người đời là hành động theo ý muốn và nhiều xúc cảm khác nhau. Tôn giả Xá Lợi Phất đã không bao giờ chạy theo ý muốn nảy sinh ra mà  Ngài chỉ làm cái gì thật cần thiết, phù hợp và  thiện nghiệp mà thôi.   Ngài tránh làm những chuyện bất thiện nghiệp và không cần thiết. Ngài chỉ nói những gì cần nói, ích lợi và thiện nghiệp. Điều gì không cần thiết ngài không hề thốt ra dù là một lời. Luôn giữ chánh niệm, Ngài không bao giờ suy nghĩ lan man và bất thiện tâm.Trong suốt cuộc đời của ngài, không có trừơng hợp nào là nói năng bất cẩn hay lôi thôi. Sau đây là một số sự điều lỗi lạc của Đại Đức Sariputta.
Khi Ngài đắc Thiền Tâm Từ, trong tầng thiền ngài đã rải tâm từ cho tất cả các chúng sanh các loài. Không chỉ với thiện chí mà ngài còn bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho những ai mà ngài đi ngang qua. Chính hành động và thiện ý của ngài luôn tác động hỗ tương cho nhau.
Nói về sự khiêm tốn của Ngài Sariputta, Đức Phật đã ví  sự khiêm cung và phong cách đó như đứa con của kẻ bần cùng nghèo khổ. Chúng ta hãy quan sát gần hơn người con của kẻ bần cùng nghèo khổ đi vào thành phố khất thực thế nào. Như con của kẻ nghèo khổ bần cùng, vì lối sống của sự khốn khổ hèn hạ, cuộc sống không có ăn, không có chỗ nương thân. Ngay cả cái bát Ngài dùng cũng làm bằng tre. Tuyệt nhiên không một chút kiêu căng ngã mạn gợn lên trong tâm của Ngài, vì Ngài không hề sở hữu một cái gì để có thể tự hào tự mãn. Ngài chỉ đơn giản hiểu rằng nếu Ngài trông có vẻ kiêu căng ngã mạn hay nóng nảy thì không ai bố thí cho Ngài thức ăn hay vật dụng mà Ngài cần thế thôi.
Như đã đề cập trên, Tôn giả Sàriputta, mặc dù là con trai của một gia đình giàu có, nhưng tâm Ngài luôn nhu thuận và khiêm nhường. Từ khi bước vào đời sống xuất gia,  Ngài rèn luyện theo lối sống khiêm hạ, nhẹ nhàng, trông giống như con trai của một kẻ bần cùng nghèo khó. Ngay cả khi Ngài đi bát từ bên trong Ngài toát lên một vẻ khiêm hạ tột cùng vậy. Theo cách này, nếu như những ai đã bước vào đời sống xuất gia thì cần phải học tập thái độ và phong cách sống tốt đẹp của một bậc thánh giống như Ngài Sariputta. Đây là điều mà Đức Phật muốn nhấn mạnh đối với đời sống phạm hạnh của bậc xuất gia.
Hơn nữa, Đức Phật đã lấy ví dụ con bò đực gãy sừng. Như con bò  gãy sừng khi nó đi đó đây trong khu rừng và đồng ruộng, hoặc làng mạc hay thành phố, không làm tổn hại đến ai, cho dù bất cứ một sinh vật nào. Tương tự vậy, ngài Xá Lợi Phất với tâm từ và đầy lòng trắc ẩn, không bao giờ làm hại ai, hoặc gây đau khổ, buồn phiền cho bất cứ ai trong cả tứ oai nghi trong suốt cuộc đời của Ngài.
Trong điểm này, tôi muốn nói là Đức Phật đã nhấn mạnh yêu cầu với các vị xuất gia phải luôn quán tưởng sự chuyển hóa thân tâm này khi đã là một tỳ kheo. Điều đó có lợi lạc gì? Nếu ai quán tưởng tiến trình chuyển hóa về tứ oai nghi và các thứ sử dụng hằng ngày với tư cách là tỳ kheo, mọi cái sân và kiêu căng ngã mạn sẽ theo đó mà dần tiêu tan và diệt trừ hoàn toàn trong tâm, giải thích bởi Chú giải. Thấy trước kết quả kỳ diệu, Đức Phật đã dạy tất cả các chư tăng quán tưởng điều số một càng nhiều càng tốt là tiến trình chuyển hóa thân rõ rệt khi trở thành một tỳ kheo.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).NIEM PHAT DUONG KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.17/2/2014.TAM THANH.BACH LIEN HOA.

Thursday 13 February 2014

Đại Tạng Số 1425
LUẬT MA HA TĂNG KỲ  .              

-o0o-




















 


HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).NIEM PHAT DUONG KIM LIEN.TAM THANH.BACH LIEN HOA.AUSTRALIA,SYDNEY.14/2/2014.






Theravada VN_LeThoGioi_HuyenKhong1 (+playlist)

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,TAM THANH.BACH LIEN HOA.13/2/2014.

Friday 7 February 2014

Sa Di Luat Nghi Yeu Luoc Thuong Ha - HT Tam Chau Dich - Scribd

vi.scribd.com/.../Sa-Di-Luat-Nghi-Yeu-Luoc-Thuong-...
Jan 11, 2012 - SA DI LUẬT NGHI YẾU LƯỢC THƯỢNG HẠ ... không để ngồi không, tiêu-dùng của tín-thí và uổng-phí thời-gian vậy. .... Trong 36 lỗi 4, chỉ một lần uống rượu liền phạm hết. ..... Nhẹ tay cuốn bức mành mành, phải đỡ tay sau.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.7/2/2014.TAM THANH.BACH LIEN HOA.
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn. Những luật nầy gồm cả những pháp lệnh có căn cứ của Đức Phật về những phương thúc tác phomg và thu thúc những hành động về cả thân và khẩu. Chúng đề cập đến việc vi phạm giới luật, và có nhũng trường hợp khác nhau của thu thúc và sự khiển trách tuỳ theo tính chất của tội.

Chương I: Thế Nào Là Tạng Luật?
a. Bảy Loại Vi Phạm Tội
b. Khi Nào và Lý Do Tại Sao Đức Phật Đặt Ra Giới Luật
c. Chấp Thuận Giáo Đoàn Có Tỳ Khưu Ni
Chương II: Tạng Luật
1. Bất Cộng Trụ
a. Các Tội Bất Cộng Trụ và Những Hình Phạt
b. Mười Ba Tội Tăng Tàn
c. Hai Tội Bất Định
d. Ba Mươi Tội ưng Xả Đối Trị& Những Hình Phạt
2. Ưng Đối Trị
a. Chín Mươi Hai Tội Ưng Đối Trị & Hình Phạt
b. Bốn Tội Ưng Phát Lồ
c. Bảy Mươi Lăm Điều Ưng Học Pháp về Cách Cư Xử Lịch Sự
d. Bảy Cách Dàn Xếp Tranh Tụng
3. Đại Phẩm
4. Tiểu Phẩm
5. Luật Tạng Tập Yếu


Chương I
THẾ NÀO LÀ TẠNG LUẬT?

Tạng Luật - Giới Luật và những Qui tắc tiến hành dành cho Tăng Đoàn

Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật, những người đã được chấp nhận như tỳ khưu, tỳ khưu ni vào Tăng Đoàn. Những luật nầy gồm cả những pháp lệnh có căn cứ của Đức Phật về những phương thúc tác phomg và thu thúc những hành động về cả thân và khẩu. Chúng đề cập đến việc vi phạm giới luật, và có nhũng trường hợp khác nhau của thu thúc và sự khiển trách tuỳ theo tính chất của tội.

(a) BẢY LOẠI TỘI VI PHẠM (tội) - Āpatti

Những điều luật đầu tiên được Đức Phật đặt ra gọi là Mūlapaññatti (quy định cơ bản); những điều được bổ sung sau gọi là Anupaññatti. Cùng với chúng được gọi là những điều học (sikkhāpada). Hành động vi phạm những điều luật nầy, do đó tỳ khưu có tội phải chịu hình phạt nào đó gọi là Āpatti, nghĩa là ' đụng đến, phạm '
Những tội có hình phạt được đặt ra có thể được xếp loại dưới bảy phạm trù tuỳ theo tính chất của chúng:
Bất Cọng Trụ (Pārājika)
Tăng Tàn (Sanghādisesa)
Trọng Tội (Thullaccaya)
Ưng Xả Đối Trị (Pācittiya)
Ưng Phát Lộ (Pātidesanīya)
Tác Ác (Dukkaṭa)
Ác Ngữ (Dubbhāsita)
Tội trong phạm trù thứ nhất là tội Bất Cọng Trụ, được xếp loại như trọng tội (garukāpatti), không thể chữa được(atekicchā), sau đó buộc người phạm tội phải rơi khỏi Tăng Đoàn.
Tội trong phạm trù thứ hai, Tăng Tàn, cũng được xếp loại trọng tội nhưng có thể chữa được (satekicchā). Người phạm tội bị ở vào thời kỳ chuộc tội, suốt trong thời gian đó người đó phải chấp nhận những pháp khó khăn và sau thời gian đó được phục hồi lại địa vị trong Tăng đoàn qua một buổi họp Tăng.
Năm phạm trù còn lại gồm những lỗi nhẹ, có thể chữa được và phải chịu tội bằng cách thú nhận với một tỳ khưu khác đã vi phạm tội nào đó. Sau khi thực hiện hình phạt đã đề ra, tỳ khưu vi phạm được trong sạch hoá lỗi đã vi phạm đó.

(b) KHI NÀO VÀ LÀM SAO GIỚI LUẬT ĐƯỢC ĐẶT RA?
Trong suốt hai mươi năm sau khi thành lập Tăng Đoàn không có những lệnh hay điều luật nào liên quan đến tội Bất Cọng Trụ hay Tăng Tàn. Những thành viên của Tăng Đoàn vào thời kỳ đó đều là các bậc Thánh, người ít tiến nhất cũng là bậc Nhập Lưu, là người đã đắc Đạo và Quả đầu tiên, và do đó không cần đề ra những luật liên quan đến những tội quan trọng.
Chính vì tỳ khưu Sudinna, quê ở làng Kalanda gần Vesālī, đã phạm tội hành dâm với vợ cũ của ông, đó là lý do điều luật Bất Cọng Trụ đầu tiên được ban hành. Điều luật nầy được đặt ra để ngăn cấm chư tỳ khưu đừng phạm tội hành dâm.
Khi nguyên nhân nghiêm trọng như thế đã phát sanh thì việc đặt ra điều luật để nghiêm cấm trở nên cần thiết, Đức Phật triệu tập hội nghị chư tỳ khưu. Chỉ sau khi hỏi tỳ khưu có liên quan và sau khi miễn cưỡng phạm tội như thế đã được sáng tỏ thì một điều luật quy định nào đó được đặt ra để ngăn những trường hợp tái phạm tương tự xảy ra trong tương lai.
Đức Phật cũng theo bộ luật của chư Phật quá khứ. Sử dụng năng lực siêu nhiên, ngài hồi tưởng những luật nào đã được chư Phật quá khứ đặt ra trong những điều kiện đã cho nào đó. Sau đó ngài phỏng theo những quy định tương tự để khi gặp tình huống phát sanh trong thời ngài.

(c) CHẤP THUẬN TĂNG ĐOÀN CÓ TỲ KHƯU NI

Sau khi Giác Ngộ an cư bốn mùa nưa (vassa), Đức Phật viếng thăm thành Kapilavatthu (Ca tỳ la vệ), hoàng thành quê ngài, theo lời thỉnh cầu của phụ vương ngài, Vua Suddhodana. Vào lúc đó, Mahāpajāpati, dì mẫu của Đức Phật thỉnh cầu ngài nhận bà gia nhập vào Tăng Đoàn. Không chỉ một mình bà Mahāpajāpati muốn gia nhập Tăng Đoàn mà còn năm trăm bà hoàng dòng Sakyan mà những hôn phu của họ đã từ bỏ đời sống tại gia cũng mong ước được gia nhập Tăng Đoàn.
Sau khi phụ vương ngài qua đời, Đức Phật trở lại thành Vesālī, từ chối lời thỉnh cầu nhiều lần được gia nhập Tăng Đoàn của bà Mahāpajāpati. Dì mẫu của Đức Phật, goá phụ của đức vua Suddhodhana vừa mới băng hà, cắt tóc và mặc y nhuộm vỏ cây, cùng với năm trăm bà hoàng dòng Sakyan, lên đường đi đến thành Vesalī nơi Đức Phật đang ngự trong rừng Đại Lâm, trong sảnh đường Kūtāgāra.
Đại đức Ānanda thấy họ ngoài cổng đại sảnh Kūtāgāra, chân sưng và lấm đầy bùn, buồn rầu, đầy nước mắt, đang đứng khóc. Vì lòng đại bi mẫn đối với phụ nữ, đại đức Ānanda nhân danh họ khẩn thiết nài xin Đức Phật nhận họ vào Tăng Đoàn. Đức Phật vẫn tiếp tục giữ vững lập trường. Nhưng khi đại đức Ānanda hỏi Đức Phật liệu phụ nữ không có khả năng đắc Tuệ Đạo và Quả hay sao, Đức Phật trả lời rằng quả thật phụ nữ có khả năng làm vậy và cho phép họ từ bỏ đời sống gia đình như nam giới.
Từ đó Ānanda khẩn thiết bạch rằng bà Mahāpajāpati đã từng săn sóc ngài như người bảo hộ và vú nuôi, cho ngài bú mớm khi thân mẫu ngài từ trần. Và như là phụ nữ có khả năng đắc Đạo và Quả, bà sẽ được phép gia nhập Tăng Đoàn và trở thành Tỳ Khưu Ni.
Cuối cùng Đức Phật chấp nhận lời thỉnh cầu khẩn thiết của Đại Đức Ānanda "Ānanda, nếu dì mẫu Mahāpajāpatichấp nhận Bát Kỉnh Pháp (garudhammā), hãy chấp nhận như thế nghĩa là bà được nhận vào Tăng Đoàn."
Bát Kỉnh Pháp là:
1) Một tỳ khưu ni ngay cả một trăm tuổi Đạo (Vassa), phải cung kính một tỳ khưu dù mới xuất gia chỉ một ngày.
2) Một tỳ khưu ni không nên an cư mùa mưa nơi không có tỳ khưu nào.
3) Mỗi mười lăm ngày một tỳ khưu ni phải làm hai việc: hỏi tỳ khưu Tăng ngày Bát Quan Trai Giới (Uposatha), và đến gần tỳ khưu tăng để nhận lời hướng dẫn và sách tấn
4) Khi mãn an cư mùa mưa, tỳ khưu ni phải tham gia lễ mãn an cư mùa mư (pavāranā) do cả hai hội đồng tỳ khưu tăng và tỳ khưu ni thực hiện, trong mỗi hội đồng,tỳ khưu ni phải mời góp ý phê bình về những gì đã thấy, những gì đã nghe hay những gì đã nghi ngờ về tỳ khưu ni đó.
5) Một tỳ khưu phạm tội Tăng Tàn phải thi hành hình phạt nửa tháng (pakkha mānatta), trong mỗi hội đồng tỳ khưu tăng và tỳ khưu ni.
6) Một sa di ni chỉ sau thời gian thử thách rèn luyện hai năm như là ứng cử viên được chấp nhận tu lên bậc trên phải tìm đủ cả hai hội đồng.
7) Một tỳ khưu ni không nên chửi rủa một tỳ khưu tăng trong bất cứ trường hợp nào, không nên ngay cả nói quanh co.
8) Một tỳ khưu ni phải tuân thủ các lời dạy của chư tỳ khưu, nhưng không được dạy hay khuyên bảo các tỳ khưu.
Bà Mahāpajāpati chấp nhận không chút lưỡng lự Bát Kính Pháp nầy do Đức Phật áp đặt và cuối cùng bà được chấp nhận vào Tăng Đoàn.



Chương II

TẠNG LUẬT



Tạng Luật được kết tập từ năm cuốn sách
- Bất Cọng Trụ (Pārājika Pāḷi)
- Ưng Đối Trị (Pācittiya Pāḷi)
- Đại Phẩm (Mahāvagga Pāḷi)
- Tiểu Phẩm (Cūlavagga Pāḷi)
- Luật Tạng Tập Yếu (Parivāra Pāḷi)

1. Bất Cọng Trụ (Pārājika Pāḷi)


Pārājika Pāḷi là cuốn sách thứ nhất của Tạng Luật giải thích chi tiết về những điều luật quan trọng liên quan đến Bất Cọng Trụ và Tăng Tàn, cũng như Bất Định và Ưng Xả Đối Trị là những luật nhỏ

(a) Các tội Bất Cọng Trụ (Pārājika) và những hình phạt


Giới Bất Cọng Trụ gồm bốn loại được đặt ra để ngăn ngừa bốn tội nghiêm trọng. Bất cứ ai phạm phải luật nào trong những điều luật nầy sẽ bị thất bại trong mục đích trở thành tỳ khưu.. Theo cách nói của Luật, tội Bất Cộng Trụ rơi vào người nào thì người đó tự nhiên mất địa vị tỳ khưu; người đó không còn được công nhận như là một thành viên của hội chúng tỳ khưu và không được phép trở thành tỳ khưu lại. Người ấy phải hoặc trở về đời sống tại gia như là cư sĩ hoặc trở lại địa vị của một sa di.
Người đã mất địa vị tỳ khưu vì phạm phải bất cứ luật nào trong những luật nầy giống như người đó đã bị chặt đầu khỏi thân hình ; người ấy không thể sống thậm chí nếu cái đầu được gắn lại trên thân người đó; (ii) như lá lìa cành cây, không thể trở nên xanh lại thậm chí nếu chúng được gắn lại vào cuốn lá; (iii) Như tảng đá phẳng đã bị bửa ra; nó không thể liền lại được; (iv) như cây sồi đã bị chặt ngang thân; nó sẽ không bao giờ mọc lại.
Bốn Tội Bất Cọng Trụ Dẫn Đến Mất Địa Vị Như Là Tỳ Khưu
(i) Bất Cọng Trụ thứ nhất: Bất cứ tỳ khưu nào hành dâm mất địa vị tỳ khưu.
(ii) Bất Cọng Trụ thứ hai: Bất cứ tỳ khưu nào có tác ý lấy cắp những gì không cho sẽ bị mất địa vị tỳ khưu.
(iii) Bất Cọng Trụ thứ ba: Bất cứ tỳ khưu nào có tác ý tước đoạt mạng sống của con người sẽ bị mất địa vị tỳ khưu.
(iv) Bất Cọng Trụ thứ tư: Bất cứ tỳ khưu nào tuyên bố thành đạt mà thực sự không thành đạt, như là đắc thiền hay Tuệ Đạo và Quả sẽ bị mất địa vị tỳ khưu.
Người phạm tội Bất Cọng Trụ là tội rất nghiêm trọng. Người đó không còn là tỳ khưu. Tội của người đó không thể chữa được.

(b) Mười Ba Tội Tăng Tàn và những hình phạt


Điều Luật Tăng Tàn gồm một loạt mười ba điều luật đòi hỏi sự tham gia chính thức của Tăng từ đầu đến cuối trong tiến trình làm cho người đó hết tội vi phạm.
(i) Một tỳ khưu đã phạm những điều luật nầy và muốn hết tội trước tiên phải đến gần Tăng và sám hối tội đã phạm tội. Tăng quyết định tội của người đó và ra lệnh người đó phải thọ nhận hình phạt cấm phòng (parivāsa), hình phạt đòi hỏi người đó phải sống đình chỉ mọi sự thân gần sinh hoạt với số tăng chúng còn lại, trong nhiều ngày bằng với thời gian người đó biết mà che giấu tội lỗi
(ii) Vào lúc chấm dứt hình phạt cấm phòng (parivāsa) người đó phải trải qua một thời gian nhận hình phạt mānattathêm sáu ngày nữa.để được Tăng chấp nhận lại.
(iii) Sau khi đã thực hành hình phạt mānatta, tỳ khưu đó thỉnh Tăng phục hồi lại đầy đủ mọi sự thân gần sinh hoạt với số Tăng Chúng còn lại.
Phẩm hạnh của người nầy được trong sạch như trước, sau khi có cuộc họp Tăng gồm ít nhất hai mươi vị tỳ khưu, tại đây ñatti , động cơ nhằm phục hồi địa vị của người nầy, được đọc theo sau ba lần đọc kammavācā, văn bản thủ tục tiến hành chính thức của Tăng.
Vài ví dụ về những tội Tăng Tàn.
(i) Tội xúc chạm vào thân phụ nữ (Kāyasamsagga):
Nếu tỳ khưu có ý dâm dục tà vạy xúc chạm vào thân người nữ, như cầm tay, vuốt tóc hay sờ chạm vào bất cứ phần nào trên cơ thể người nữ đó, người ấy phạm tội Tăng Tàn do xúc chạm thân người nữ (Kāyasamsagga Sanghādisesa).
(iii) Tội làm mai dong (Sañcaritta)
Nếu tỳ khưu nào nào làm mai dong người nam hay người nữ nào chung sống hợp pháp với nhau như chồng hoặc vợ hay sắp đặt tạm thời như người đàn ông với bà chủ hay người đàn bà với và một tình nhân, người ấy phạm tội Tăng Tàn do làm mai dong (Sañcaritta Sanghādisesa).

(c) Hai tội bất định (Aniyata) và hình phạt


Aniyata nghĩa là bất định, không chắc. Có hai tội bất định tính chất của chúng là không chắc thật vì liệu nó có phải là Bất Cọng Trụ hay Tăng Tàn hoặc Ưng Xả Đối Trị. Nó được quyết định tuỳ theo những sự cung cấp dữ kiện trong những luật sau đây:
(i) Nếu một tỳ khưu ngồi xuống chỗ riêng tư một mình với một người nữ trong một nơi riêng biệt và khuất tầm mắt, và thuận tiện cho mục đích trái đạo đức nào đó và nếu một tín nữ đáng tin (nghĩa là, một bậc Thánh), thấy tỳ khưu đó, buộc tội ông phạm bất cứ tội nào trong ba tội: (1) Bất Cọng Trụ, (2) Tăng Tàn, (3) Ưng Xả Đối Trị, và tỳ khưu đó tự nhận tội rằng ông đã ngồi như vậy, tín nữ đáng tin đó tìm thấy ông phạm một trong ba tội nầy
(ii) Nếu một tỳ khưu ngồi xuống nơi riêng tư một mình với một người đàn bà trong một nơi không khuất tầm mắt và không tiện cho mục đích trái đạo nhưng tiện cho việc nói lời dâm dục đối với người nữ đó, và nếu một tín nữ đáng tin cậy (nghĩa là, một bậc Thánh), thấy tỳ khưu đó, buộc tội ông về một tội nào trong hai tội (1) tội Tăng Tàn (2) Ưng Xả Đối Trị và chính tỳ khưu đó nhận rằng ông đã ngồi như vậy, tín nữ đó tìm thấy tội nào trong hai tội nầy.

(d) Ba mươi tội Ưng Xả Đối Trị và những hình phạt

Có ba mươi điều luật trong phạm trù tội Ưng Xả Đối Trị và những hình phạt được đặt ra để kiềm chế tâm tham quá đáng của tỳ khưu về việc sở hữu những vật dụng như y bát,v.v... Ví dụ, tội đã phạm một trong những luật nầy khi vật dụng không cho phép có được, hay khi vật có được nhiều hơn số lượng cho phép. Hình phạt gồm trước hết từ bỏ những vật đặc biệt về vật mà tội đó bị phạm. Rồi theo sau đó là sám hối về việc vi phạm điều luật, cùng với việc hứa không tái phạm điều luật đó đối với toàn thể Tăng Đoàn, hay đối với một nhóm tỳ khưu hay đối với tỳ khưu nào đó mà vật có được một cách sai trái đã được dâng nộp.
Vài ví dụ về Tội Ưng Xả Đối Trị:
(i) Điều Học Ưng Xả Đối Trị.
Nếu bất cứ tỳ khưu nào giữ số lượng y nhiều hơn cho phép, nghĩa là, y nội, y vai trái và y Tăng Già Lê, vị ấy phạm tội đối với tội đó vị ấy phải dâng nộp y thặng dư và sám hối tội của mình.
(ii) Điều học Cīvara Acchindana
Nếu tỳ khưu nào cho y của mình đến người khác và sau đó, nổi giận hay bất bình bắt buộc trả lại hay bảo người khác lấy lại dùm, người ấy phạm tội Ưng Xả Đối Trị.
Tội Ưng Xả Đối Trị là những tội nhẹ hơn so với những tội nghiêm trọng của Bất Cọng Trụ hay Tội Tăng Tàn.

2. Ưng Đối Trị (Pācittiya Pāḷi)

Ưng Đối Trị là cuốn sách thứ hai của Tạng Luật liên quan đến những tội còn lại của tỳ khưu, đó là Ưng Đối Trị, Ưng Phát Lồ, Ưng Học Pháp, Bảy Cách Dàn Xếp Việc Tranh Tụng và những điều luật tương đương đối với tỳ khưu ni. Mặc dầu Pali gọi là Ưng Xả Đối Trị, nó có tên đặc biệt là 'Suddha Pācittiya' Ưng Đối Trị thường để phân biệt với Ưng Xả Đối Trị như đã đề cập ở trên.

(a) Chín Mươi Hai Tội Ưng Đối Trị và Hình Phạt.

Có chín mươi hai điều luật trong loại nầy được phân thành chín phần. Vài ví dụ về loại tội nầy:
- Cố ý nói láo là tội Ưng đối trị.
- Tỳ khưu ngủ chung dưới một mái nhà và chung các bức tường có người nữ phạm tội Ưng Đối Trị
- Tỳ khưu đào đất hay sai bảo đào đất phạm tội Ưng Đối Trị.
Tội Ưng Đối Trị được chữa bằng cách chỉ nhận tội với một tỳ khưu khác.

(b) Bốn Tội Ưng Phát Lồ và Hình Phạt.

Trong phạm trù nầy có bốn tội và chúng đều liên quan đến tư cách tác phong của tỳ khưu trong việc nhận vật thực được đặt vào bát cho vị ấy. Tỳ khưu vi phạm bất cứ điều nào trong những điều luật nầy, trong việc thú nhận lỗi, phải dùng một công thức đặc biệt kể ra tính chất lỗi của vị ấy.
Luật đầu tiên của tội Ưng Phát Lồ đọc: tỳ khưu thọ dụng vật thực loại cứng, loại mềm đã đưa tay nhận nó từ một tỳ khưu ni mà người đó không có quan hệ gì đến tỳ khưu ấy và tỳ khưu ni ấy đã đi khất thực quanh các nhà, thì nên thú nhận với một tỳ khưu khác bằng cách nói, "Bạn, tôi đã làm việc đáng trách, không hợp và việc ấy nên được thú nhận. Tôi thú nhận đã phạm tội Ưng Phát Lồ."
Những sự kiện dẫn đến việc đặt ra luật đầu tiên trong những điều luật nầy xảy ra tại thành Sāvatthi, nơi vào một buổi sáng chư tỳ khưu và tỳ khưu ni đang đi khất thực. Một tỳ khưu ni nào đó dâng vật thực mà nàng đã nhận đến một tỳ khưu nào đó, người nầy lấy đi hết tất cả vật thực trong bát nàng. Tỳ khưu ni nầy đi không có vật thực cho ngày hôm đó. Ba ngày liên tiếp nàng dâng vật thực đến cùng một vị tỳ khưu, người nầy lại tiếp tục tước đọat hết tất cả vật thực trong suốt ba ngày. Cuối cùng nàng bị đói gần ngất xỉu. Vào ngày thứ tư trong lúc đi khất thực nàng bị ngất và ngã xuống vì quá yếu. Khi Đức Phật nghe được điều nầy, ngài bảo tỳ khưu đó mang tội tà hạnh và đặt ra điều luật trên.
(c) Bảy Mươi Lăm Điều Ưng Học Pháp về Cách Cư Xử Lịch Sự.
Bảy Mươi Lăm Điều Luật nầy được đặt ra từ lúc đầu nhằm cho tỳ khưu cũng như sa di- những người muốn gia nhập Tăng Đoàn ứng xử thích hợp trong mọi tình huống. Đa số những điều luật nầy được đặt ra tại thành Sāvatthi khi có một nhóm lục sư ứng xử vô kỷ luật. Những luật nầy được chia thành bốn nhóm. Nhóm đầu tiên có hai mươi sáu điều liên quan đến tác phong tốt và cách ứng xử khi đi vào thành phố và làng mạc. Nhóm thứ hai có ba mươi điều luật liên quan đến phong cách lịch sự khi nhận vật thực và khi thọ dụng. Nhóm thứ ba có mười sáu điều luật gồm những điều cấm giảng pháp cho những người không tôn kính. Nhóm thứ tư có ba điều luật liên quan đến những cách không hợp khi vào phòng vệ sinh và khạc nhổ.

(d) Bảy Cách Ổn Định Tranh Tụng (Adhikaraṇasamatha)

Cuốn Ưng Đối Trị kết thúc những điều luật dành cho tỳ khưu có một chương về bảy cách dàn xếp(Adhikaraṇasamatha)

Bốn Loại Tranh Tụng:

(i) Tranh tụng liên quan đến tranh cãi (Vivādādhikarana)- những gì là Pháp những gì không phải là Pháp; những gì là Luật những gì không phải là Luật; Những gì Đức Phật tuyên thuyết những gì không phải Đức Phật tuyên thuyết; và những gì là tội những gì không phải là tội..
(ii) Tranh tụng liên quan đến khiển trách (Anuvādādhikaraṇa) - Buộc tội và tranh cãi nổi lên giữa họ liên quan đến đạo đức, pháp hành, quan niệm và cách sống của vị tỳ khưu.
(iii) Tranh tụng liên quan đến tội- (Āpattādhikaraṇa) việc vi phạm bất cứ điều luật nào.
(iv) Tranh tụng liên quan nhiệm vụ (Kiccādhikaraṇa) - Chính thức họp Tăng và quyết định.
Để dàn xếp những sự tranh tụng như thế thỉnh thoảng nổi lên giữa Tăng Đoàn, những phương pháp vắn tắt và chi tiết được đề ra dưới bảy tiêu đề sau:
(i) Hành xử luật có sự hiện diện (Sammukhā Vinaya) - trước khi quyết định, tiến hành điều tra với sự hiện diện cả hai bên chiếu theo luật.
(ii) Hành xử bằng cách ghi nhớ (Sativinaya) - Tăng tuyên bố sự vô tội của vị A la hán chống lại người buộc tội không có bằng cớ, sau khi hỏi vị ấy liệu vị ấy có phạm tội hay không.
(iii) Hành xử luật khi không điên cuồng (Amūḷha Vinaya) - Tăng tuyên bố khi người bị buộc tội được biết là điên.
(iv) Về Phán xử tội đã thừa nhận (Patiññāta Karaṇa)- quyết định sau khi bên liên hệ đã chấp nhận.
(v) Thuận Theo Số Đông (Yebhuyyasika Kamma) - bằng cách bầu phiếu quyết định phiếu đa số.
(vi) Theo Tội Của Vị Ấy (Tassapāpiyasika Kamma) - Tăng quyết định khi người bị buộc tội chứng tỏ không thể tin, chỉ chối, tránh trả lời câu hỏi và nói láo.
(vii) Cách dùng cỏ che lấp (Tiṇavattharaka Kamma) - miễn tất cả các tội ngoại trừ tội Bất Cọng Trụ, Tăng Tàn và những tội liên hệ đến nam nữ cư sĩ, khi các bên tranh tụng được Tăng hoà giải.

(e) Những Điều Luật Của Tỳ Khưu Ni


Những chương kết thúc trong Ưng Đối Trị dành cho những điều giới luật của Tỳ Khưu Ni. Danh sách những điều luật của Tỳ Khưu Ni dài hơn của Tỳ Khưu Luật Tỳ Khưu Ni được kéo dài tương đương với luật Tỳ Khưu Tăng, ngoại trừ hai điều luật Bất Định là không được đặt ra cho Giáo Hội Tỳ Khưu Ni.
 Tỳ KhưuTỳ Khưu Ni
(1) Bất Cọng Trụ
(2) Tăng Tàn
(3) Bất Định
(4) Ưng Xả Đối Trị
(5) Ưng Đối Trị
(6) Ưng Phát Lồ
(7) Ưng Học Pháp
(8) Ổn Định Tranh Tụng
4
13
2
30
92
4
75
7
8
17
-
30
166
8
75
7
Tổng cộng:227311
Tám phạm trù giới luật nầy dành cho Giáo Hội Tỳ Khưu và Tỳ Khưu Ni được đề cập chi tiết trong hai cuốn sách đầu tiên của Tạng Luật. Mỗi luật đều có mỗi bản nói rõ nguyên nhân Đức Phật đề ra điều luật nầy kèm theo lời sách tấn của ngài chấm dứt với câu "Tội nầy không dẫn đến phát sanh đức tin trong những ai không được thuyết phục trong Giáo Pháp, cũng chẳng tăng trưởng đức tin trong những ai đã được thuyết phục." Sau lời sách tấn của Đức Phật ở luật đặc biệt, tiếp theo là chú giải từng chữ về điều luật ấy.

3. Đại Phẩm (Mahāvagga Pāḷi).

Hai cuốn sách kế, đó là, Đại Phẩm là cuốn thứ III và Tiểu Phẩm là cuốn thứ IV của Tạng Luật, đề cập đến những vấn đề liên quan đến Tăng mà không được đề cập trong hai cuốn đầu.
Đại Phẩm, được chia thành mười phần được biết như Khandhakas, mở đầu bằng lịch sử về Đức Phật đã Giác Ngộ Tối Thượng tại gốc cây Bồ Đề, ngài khám phá ra Luật Duyên Khởi, ngài thuyết bài Kinh đầu tiên cho Nhóm Năm Ẩn sĩ về việc khám phá ra Tứ Diệu Đế, đó là bài Kinh Chuyển Pháp Luân. Tiếp theo bài nầy là bài Kinh Vô Ngã Tướng. Hai bài Kinh nầy có thể được mô tả như bản Trích Yếu của Phật Pháp.
Phần đầu tiếp tục mô tả về tích chuyện những thanh niên trong gia đình giàu có như Yasa tìm đến quy y ngài như một vị Phật và theo giáo pháp của Ngài; về Đức Phật bắt đầu sứ mạng hoằng truyền Giáo Pháp vô tiền khoáng hậu 'vì lợi ích và hạnh phúc của nhiều người' khi ngài đã có được quanh ngài sáu mươi vị đệ tử - những người đã an trú trong Pháp và trở thành A La Hán; ngài bắt đầu lập Tăng Đoàn phục vụ như một ví dụ sống động của Chân Lý ngài thuyết giảng; và những đệ tử nổi tiếng của ngài như Sāriputta, Moggallāna, Mahā Kassapa, Ānanda, Upāli, Angulimāla là thành viên của Tăng Đoàn. Sau đó cũng trong phần nầy là những điều luật cho việc chính thức được nhận vào Tăng Đoàn, Upasampadā, cho những điều kiện rõ ràng chính xác phải thực hiện trước khi người nào đó được sự chấp thuận của Tăng Đoàn và tiến trình được thi hành cho mỗi người khi thọ cụ túc giới.
Đại Phẩm đề cập thêm tiến trình buổi lễ Thọ Cụ Túc Giới, họp Tăng vào mỗi ngày rằm và mười bốn hay mười lăm ngày trăng khuyết của âm lịch khi Biệt biệt Giải Thoát Giới (Pātimokkha), bản tóm tắt Tỳ Khưu, được tụng đọc. Sau đó có nhiều điều luật được thọ trì vào an cư mùa mưa (vassa) cũng như cho ngày lễ chính thức của Pavāranā(Tự Tứ) kết thúc, trong đó một tỳ khưu mời chư huynh đệ phê bình liên quan đến những gì được thấy, nghe hay nghi ngờ về phẩm hạnh của vị ấy.
Cũng có nhũng luật liên quan đến tỳ khưu bệnh, dùng giày dép da và bàn ghế tủ giường, các vật dụng như y và những thứ liên quan đến thuốc và thực phẩm. Một phần riêng biệt đề cập đến lễ Dâng Y Kathina được tổ chức hằng năm để dâng cúng Y.

4. Tiểu Phẩm (Cūlavagga Pāḷi)

Tiểu Phẩm là cuốn sách thứ tư của Tạng Luật đề cập đến nhiều điều luật hơn và những tiến trình đối với những phận sự trong tự viện gọi là Sanghakamma. Mười hai phần trong chương nầy liên quan đến những điều luật đối với những tội như Tăng Tàn cần phải họp Tăng để giải quyết; những điều luật phải làm để chuộc tội như Parivāsa và Mānattavà những qui luật để phục hồi địa vị của một tỳ khưu. Cũng có những luật về tư cách liên quan đến tắm, vận y, chỗ ở, đồ đạc và những qui luật liên quan đến việc cư xử với khách Tăng, và bổn phận của giáo thọ sư và sa di. Vài điều luật quan trọng được ban hành liên quan đến hành động chính thức chỉ trích của Tăng chống lại những tỳ khưu gây rối, cãi lộn, tranh tụng, , những ai kết hợp thân mật với gia đình và những ai nói lời khinh chê Phật, Pháp và Tăng (Tajjanīya Kamma); Ukkhepanīya Kamma, hành động chính thức Đình chỉ được dụng cho những ai phạm tội mà không muốn nhận tội; và Pakāsanīya Kamma được sử dụng để công bố rằng "Những gì Devadatta làm bằng hành động hay lời nói, nên được thấy như do tư ý Devadatta và không có gì liên quan đến Phật, Pháp và Tăng." Bản nêu rõ nguyên nhân đưa đến hành động nầy có kèm theo sự tích về Devadatta ba lần mưu toan sát hại Đức Phật và âm mưu chia rẽ Tăng của Devadatta.
Trong phần mười có sự tích về Bà Mahāpajāpati, dì mẫu của Đức Phật, thỉnh Tăng Đoàn nhận vào; Trước tiên Đức Phật từ chối và cuối cùng ngài chấp nhận lời khẩn cầu mà Ānanda đã thay mặt bà xin giúp.
Hai phần cuối mô tả những sự kiện lịch sử quan trọng, đó là tổ chức Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ I tại thànhRajāgaha (Vương Xá) đại hội kết tập lần thứ II tại Rừng Vesāli (Trúc Lâm).

5. Luật Tạng Tập Yếu (Parivāsa Pāḷi)

Luật Tạng Tập Yếu là cuốn thứ V và là cuốn cuối của Luật Tạng phục vụ như một loại sách giáo khoa.. Nó được biên soạn trong hình thức sách giáo lý vấn đáp, có thể làm cho người đọc có một cái nhìn khái quát có phân tích về Tạng Luật. Tất cả những điều luật, những hoạt động chính và những vấn đề khác của Luật được phân loại dưới những phạm trù riêng theo chủ đề liên quan.
Luật Tạng Tập Yếu giải thích làm sao những điều luật của Giáo Hội được rút ra để chỉnh đốn phẩm hạnh của tỳ khưu cũng như những công việc hành chính của Giáo Hội. Những tiến trình rõ ràng và chính xác được đặt ra để dàn xếp những vụ tranh tụng và xử lý những vấn đề về luật, nhằm hình thành toà án Tăng Sự, gồm các vị tinh thông giới luật(Vinayadhara), nghe và quyết định mọi loại tranh tụng liên quan đến tu sĩ hay tự viện.
Luật Tạng Tập Yếu cung cấp những nguyên tắc chung và hướng dẫn trong tinh thần mà nhờ đó nghi thức Sangha Vinicchaya được thực hiện nhằm ổn định những vụ tranh tụng liên quan đến tu sĩ hay tự viện.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.7/2/2014.TAM THANH .BACH LIEN HOA.
Sa Di Luật Giải

SA-DI LUẬT NGHI, Yếu Lược, Tăng Chú, QuyểN Thượng.
Luật nghi của Sa -di, lời yếu lược, lời tăng chú, cuốn thượng.
Bồ-TáT GIớI, Đệ Tử, Vân Thê Tự, Sa-Môn Châu Hoằng Tập.
Thụ giới Bồ -tát, đệ tử, chùa Vân Thê, Sa-môn Châu Hoằng chép.
Bồ-Đề Tâm, Tỳ-Kheo, Đảnh Hồ Sơn, Sa-Môn Hoằng Tán Chú.
Thụ giới Bồ -đề tâm, Tỳ-kheo, núi Đảnh Hồ, Sa-môn Hoằng Tán chú giải.
-o0o-







Nay một sách “Yếu lược” nầy đây, chính tổ Vân Thê đại sư, Ngài do trong kinh Sa Di Thập Giới và các kinh khác, mà rút ra để chép thành bộ nầứy, nghĩa lý thiết yếu, mà câu văn dón gọn, để tiện cho lớp sơ cơ Sa -di tập học, rõ như xem trái “am -ma-lặc” (àmra) để trong bàn tay.
Xét ra, có ba phẩm Sa -di:
1- Từ 7 tuổi đến 13 tuổi, tên là “Khu ô Sa -di”, nghĩa là tuổi người còn trẻ con, chưa xiết tự làm việc chi được, nên chỉ khiến thay vì chúng tăng để giữ gìn lúa bắp, và các chỗ nhà ăn, nhà trù, nhà tọa thiền mà xua đuổi chim quạ, đặng có chút công thay nhọc, gồm sanh phước lành, chẳng đến đỗi ngồi không, ăn tiêu của tín thí, bỏ trống qua tấc sáng bóng của ngày giờ.
2- Từ 14 đến 19 tuổi, tên là “ứng pháp Sa -di”, nghĩa là tuổi người chính cùng tương ứng với hai pháp nầy: một, có thể phụng sự thầy, và chịu nhọc làm việc được; hai, cũng có thể tu học tham thiền, tụng kinh được.
3- Từ 20 đến 70 tuổi, tên là “Danh tự Sa -di”, nghĩa là người đã đủ hai mươi, thì lẽ ra phải thụù giới Cụ túc, nhưng, hoặc vì căn tánh ám độn, hoặc vì tuổi đã xế mới xuất gia. Bởi hai cớ đó, mà chẳng thể liền giữ đủ các giới. Thì ra, tuy tuổi tác đã lên cỡ Tỳ -kheo mà địa vị còn là lớp Sa -di, nên gọi là Danh tự Sa -di.
Với phẩm số tuy phân làm ba hạng, mà cả ba đều bẩm thụ mười giới, gồm chung làm một tên là “Pháp đồng Sa -di”.
Ngoài ra, nếu người đã cạo bỏ râu tóc, mà chẳng thụ được mười giới, thì tên là “Hình đồng Sa -di”, vì tuy đồng cái hình tướng cũng viên đảnh phương bào (đầu tròn, áo vai vuông), mà chẳng có mười giới để thâu nhiếp, tức phi dự số năm chúng, nên nay đây lại chừa Hình đồng Sa -di ra, mà chỉ thâu lấy Pháp đồng Sa -di vào năm chúng.
Tiếng Phạm Samanera (Sa-di), dịch tức từ, nghĩa là dứt dữ làm lành, tức là dứt điều nhiễm thói đời, mà thương giúp chúng sanh. Cũng gọi Cần sách, cũng rằng Cầu tịch.
Phạm ngữ ấy, nghĩa là tiếng của người Thiên Trúc, không khác với tiếng nói của trời Phạm, nên gọi là Phạm ngữ. Chính bởi thế giới Ta -bà hồi mới thành, chưa có loài người ở, đất đai còn mới, có ánh sáng suốt lên, chúng trời Phạm Quang âm Thiên ở cõi Sắc, tìm theo ánh sáng, xuống coi trái đất mới, rồi bị ăn lấy địa vị, liền mất cái phép thần túc thông và ánh quang minh của thân trời đi, nên không thể bay lên trở về trời được, thành thử ở lại làm gốc (tổ) đầu tiên của loài người, đời bấy giờ ở tại Thiên Trúc. Từ đó về sau, người ta tùy hoàn cảnh di chuyển đến mỗi địa phương khác tùy theo thủy thổ, nên tiếng nói đều khác, chỉ chính người sanh đẻ tại Thiên Trúc là còn nguyên tiếng của Phạm thiên, nên chi tiếng nói là giọng Phạm thiên, chép sách là chữ trời Phạm, ngoài ra, các quốc độ dân tộc khác đều không có thứ tiếng - chữ Phạm ấy.
Thử vân ấy, là dùng lời “tức từ” của Đông Hoa ở phương đây để phiên dịch hiệu “Sa -di” của Thiên Trúc kia. Nghĩa trên đó rút ra ở truyện Da -xá.
Rằng “dứt dữ làm lành” đó, là để giải thích rõ hai chữ “tức từ”, nhưng còn e kẻ sơ học chưa biết dứt điều dữ chi, hành việc lành gì? Nên lại dùng câu “dứt sự nhiễm thói đời, mà làm lành giúp chúng sanh” để cho rõ thêm đó.
Số là, bởi chúng phàm phu từ vô thỉ lại nay, bị cái hoặc vô minh, che mờ chân tánh dấy lên các điều vọng tưởng, vín leo theo cảnh sáu trần, tình thức đắm nhiễm vào năm dục lạc của thế gian, do thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp tạo tác ra các điều quấy lỗi, rồi đọa lạc xuống tam đồ, luân hồi sáu thú, không có ngày hẹn ra!
Đức Như Lai thương đến chúng ấy, nên chế tác ra mười giới, khiến chúng thôi dứt các điều quá ác của thân khẩu ý, để chứng được đạo thánh, nhập tịch diệt Niết -bàn.
Nhưng, với mười ác nơi thân, khẩu, ý của mình dù đã dứt thôi mà không phát cái tâm từ mẫn, thì không thể chân tu thực học pháp lục độ, để khắp giúp bốn loài, rồi phải đọa về bực Tiểu thừa thiên lệch, thế thì chưa đặng gọi là trọn lành; huống nữa đâu có thể thành bực chánh giác, tỏ tâm đại Bồ -đề. Thế nên, khiến chúng thực hành cái tâm từ tế, để tròn muôn hạnh, tiến ngay đến bửu sở, chẳng sa nơi hóa thành.
Sách chỉ quán nói: “Phải biết rằng kiếp sanh tử của chúng sanh và quả Niết -bàn của Thanh văn, đều là ác cả; Bồ-tát hành lục độ, lòng từ bi gồm giúp, đấy mới gọi là trọn lành”. Đó, với nghĩa của hai chữ “tức từ” đây gọi thế chăng?
Cũng gọi “cần sách”, cũng rằng “cầu tịch” đó, tiếng Phạm là Nirvàna (Niết-bàn), dịch Viên tịch, do vì trí đức đều đủ gọi là Viên; kiến hoặc, tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc, tập khí, phiền não chướng, sở tri chướng, đều sạch hết, gọi là Tịch. Nghĩa là Sa -di từ khi mới phát tâm xuất gia, vâng chịu mười giới, cần phải siêng tu gắng sức, dứt hẳn các điều phiền não là ba hoặc, và tập khí, cả hai chướng đã kể trên, để cầu chứng quả mầu Niết -bàn, nên gọi là Cần sách, Cầu tịch.
Luật nghi là mười giới luật và các thiên uy nghi vậy.
Bắt đầu từ thứ nhứt là giới bất sát, đến giới thứ mười là bất tróc trì kim ngân bửu vật, gọi là mười giới luật; sau đó kể sắp ra hai mươi bốn sự, gọi là chư oai nghi.
 
Chú Thích
Sa-di luật nghi: Sa-di là nhân, luật nghi là pháp, Sa-di là người năng học, luật nghi là pháp sở học. Dùng cả nhân, pháp, năng, sở làm đề mục, nên rằng “Sa -di luật nghi”.
Yếu lược: Yếu, dón mà phi rộng; lược, xổi lấy phần thô đại, bỏ bớt phần phiền tế. Đấy là tổ Vân Thê, Ngài rút lấy lời kinh luật trong Đại tạng ra, chép thành bộ luật nầy, để cho kẻ mới tập học, được dón gọn dễ dàng, nên gọi rằng yếu lược.
Tăng chú: Đức Tại Tham Hoằng Tán chú thích thêm nghĩa bổ vào, để cho chỗ thiếu khuất ý nghĩa, được rõ ràng thêm.
Sa-môn: Tiếng Phạm Srmana, dịch Cần tức, nghĩa là siêng tu giới định huệ, dứt diệt tham sân si.
Bồ-tát giới: Gọi đủ là Bồ -ñeà-tát-đỏa (Bodhisattoa), dịch Giác hữu tình. Lại, Bồ-đề là trí, nghĩa, với trên thì cầu chứng đạo Phật, đó là phần tự lợi; tát-đỏa là bi, nghĩa, với dưới thì hóa độ chúng sanh, đó là lợi tha. Giới là tam tụ tịnh giới, tức là “Ba -la-ñeà-mộc-xoa”, dịch Bảo giải thoát, nghĩa là người mà hay giữ giới đây thì được đức Như Lai bảo đảm cho đặng giải thoát phiền não sanh tử, chứng giác đạo Niết -bàn.
Đệ tử: Học ở sau thầy là đệ; rõ nhờ thầy sanh là tử. Kinh Pháp Thân Tử nói “Từ miệng Phật sanh ra, từ nơi pháp hóa sanh”. Tổ Vân Thê học pháp xuất thế, lấy giới làm thầy, nguyện đồng Bồ -tát bi trí viên mãn.
Vân Thê tự: Cũng gọi Ngũ Vân Sơn. Nhân xưa có áng mây lành năm màu vần vũ trên đỉnh núi giây lâu mới tan; bấy giờ người ta lấy làm điềm lạ mà đặt tên đó, chính là chỗ đạo tràng của Tổ trung hưng, xương minh Phật giáo. Tự: Nối dõi, nghĩa: Kẻ xuất gia làm đệ tử, ở trong đó, phụng sự giáo pháp Phật tượng, ở nơi giới luật để hòa hợp, đặng mà tiếp tục nối dõi đạo Phật vậy.
Châu Hoằng: Pháp danh của Tổ là Châu[1] Hoằng, pháp tự là Phật Huệ, pháp hiệu là Liên Trì. Con nhà họ Thẫm, năm lên 17 tuổi thi đậu cử nhân, năm lên 23 tuổi, cha mẹ đều thất lộc. Nhân đó, giác ngộ thế tướng vô thường, nên xả tục xuất gia, đầu cơ nơi ngài Vô Môn Đổng - Tánh Thiên - Lý Hòa thượng, thụ giới cụ túc nơi giới đàn Địa Dũng. Sau khi phổ biến tham học, trở về cố hương, nhân thấy cảnh Vân Thê: sơn thủy u tịch, bằng dựng am tranh ở đó, dần dần thành đại tùng lâm, đạo đức khắp đồn, kẻ tri người tố, đến học chật chùa, được quốc mẫu cúng dâng y bát. Tổ sanh ngày 22 tháng Giêng, năm ất Vị, niên hiệu Gia Tĩnh (1535, nhằm năm Gia Tĩnh 14, nhà Minh bên Tầứu), thị tịch ngày 4 tháng 7 năm ất Mão (1615, nhằm năm Vạn Lịch 33, nhà Minh bên Tầu), tuổi đời 81, tuổi tăng lạp 50.
Bồ-đề tâm: Tức Bồ -đề tâm giới, mà là tên riêng của “Tam -muội-da giới”. Nghĩa là lấy cái tự tánh thanh tịnh của “Bồ -đề tâm” để làm giới tánh vậy. Thế mà người ta cắt nghĩa là phát tâm Bồ -đề là sái hẳn! Đây: Tam muội da giới, một tác pháp chỗ trao trước khi truyền pháp quán đảnh, vì nó có nghĩa chẳng trái vượt. Trong sách “Chư nghi qui quyết ảnh” nói: “Cách tu hành bên Mật giáo, trước thụ “Tam -muội-da giới”, nay tu pháp tứ độ gia hạnh rồi, trong khi truyền pháp quán đảnh, trước phải thụ Tam -muội-da giới, nghĩa là Tam -muội-da giới là lấy ba món Bồ -đề tâm làm giới vậy.”
Đảnh Hồ Sơn: Tại tỉnh Việt (Quảng Đông) có núi Đảnh Hồ, ở dưới sông Đoan, cách phủ lỵ Triệu Khánh hơn bốn mươi dặm. Cao hơn ngàn nhẫn[2], chính giữa có chùa xưa hiệu Bạch Vân; hoặc gọi là chùa Đảnh Hồ. Có hai ngọn Trung Phong Viên Tử đứng đối diện tả hữu. Các chót núi đồng hội, ba chi riêng ra, trông dường cái đảnh đứng sững. Trong hang có cái đảnh hồ, đã có sách Sơn Chí riêng biên...
Hoằng Tán: Là trú trì thứ hai chùa Đảnh Hồ, ngài Tại Tham thiền sư, pháp danh là Hoằng Tán, pháp hiệu là Tại Tham, con nhà họ Châu, ở đất Tân Hội. Cha tên là Bích Cù, có tài phẩm, thường dạo chơi nơi xứ Dương Giang, cùng thân với Lý tiến sĩ, nhân ở lại đó. Tổ là bực dĩnh ngộ, xương nơi hai bên gò má nổi cao, cặp con ngươi như sao lóng lánh, có đường lằn như hoa cúc. Đến ngày 22 tháng 5 năm Bính Dần, bảo thị giả trải tọa cụ mà ngồi. Đại chúng yêu cầu rằng: Xin Hòa thượng còn cửu trụ. Tổ bảo đem giấy bút, Tổ viết rằng: năm nay bảy mươi lăm tuổi, sanh tử như giấc mộng hôm qua, tại đây tức giải thoát, hiểu lầm đọa đến vô cùng! Viết rồi vẫn vui như thường, mà thị tịch. Ngược lại năm Tổ sanh, là năm Tân Hợi, niên hiệu Vạn Lịch, vua Thần Tôn nhà Minh (1573-1619), tuổi đời được bảy mươi lăm, tuổi hạ được năm mươi ba, tháp toàn thân tại phía hữu Khánh Vân thiền viện chùa Đảnh Hồ. Ngồi trú trì ba đạo tràng. Đệ tử đắc độ chẳng thể xiết kể, đệ tử truyền pháp thì có Huệ Cung Huýnh làm thượng thủ.
Chưởng quả: Kinh Duy Ma phẩm Đệ Tử nói: “Ta thấy cõi nước của Phật Thích -ca Mâu -ni, ba ngàn cả ngàn thế giới, như xem quả Am -ma-lặc để trong bàn tay”.
Sa-di: Cựu dịch là Sa -di; tân dịch thì khác, bộ Sức Tông Ký chép, Đường Tam Tạng nói “Thất -la-ma-noa-lạc-ca (Sràmaneraka), dịch “cần sách nam”, do vì đại tăng mà phải cần gia gắng sức”. Truyện Ký Qui nói: “Thất -la-mạt-ni-la”, dịch là cầu tịch, rằng: “Muốn cầu đến chỗ Niết -bàn viên tịch. Cựu dịch rằng “Sa -di” đó, lời thiếu mà tiếng sai! Còn dịch nghĩa là Tức từ đó, thì ý sơ mà vô căn cứ!
Sa-di Ni: Sràmanerikà (tân dịch: Thất-la-ma-noa--ca), dịch nghĩa là Cần sách nữ, tiếng “lý” là nữ tánh (trên kia tiếng “lạc” là nam tánh) cựu dịch: Sa-di Ni là sai. Bên Nhật Bản, người có vợ con, hay chồng con, mà chỉ xuống tóc và râu để tu hành đó, gọi là Sa -di...
Năm dục: 1- Tài dục: Tham muốn tiền tài. 
2- Sắc dục: Tham muốn sắc đẹp.
3- Danh dục: Tham muốn danh vọng.
4- Thực dục: Tham muốn thức ăn cho ngon.
5- Thùy dục: Tham muốn chỗ ngủ cho sang.
Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là sáu cảnh trần, bởi đối tượng với căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; rồi sáu thức rước sáu trần vào thân làm ô nhiễm tịnh tâm, nên gọi là trần. Nghĩa là sáu trần nó làm nhiễm ô thức tình, nên gọi chung là trần.
Vô minh: Tiếng Phạm Avidya (A-vỉ-nễ), nghĩa là cái tâm bị ám độn không cái huệ sáng để soi rõ cả sự và lý của các pháp, tức là cái tên riêng của si mê, nên gọi là vô minh.
Niết-bàn: Dịch diệt độ, nghĩa là với cái đại hoạn, đã vĩnh viễn diệt rồi mà siêu độ qua bốn lưu: 1- Tham dục lưu. 2- Chấp hữu lưu. 3- Kiến tư hoặc lưu. 4- Vô minh lưu.
Tiểu thừa thiên lệch: Sau khi thành đạo, Phật thuyết pháp trong mười hai năm đầu, đối với pháp nói trong thời gian đó, nhà Đại thừa cho là “thiên tiểu”, nghĩa là cái lý sở thuyết ấy, nó thiên lệch về bên không, mà pháp môn đó, nó nhỏ hẹp lắm, vì chỉ tự độ lấy một mình mình thôi.
Bảo sở: Đức Như Lai, ban sơ mở ra nói ba thừa, để rõ nhứt thực đến hội Pháp Hoa, bỏ tam thừa quyền pháp, lập nhứt thừa thực pháp, nghĩa là bực Nhị thừa dứt rồi kiến hoặc, tư hoặc, ra ngoài tam giới, lại còn phải dứt trần sa hoặc, vô minh hoặc, để cầu chứng lên cực quả vô thượng giác, thì “quả Phật vô thượng” đó, gọi là “bảo sở”. Sách Chỉ – Quán nói: “Với đạo phẩm như thế, đi ngay tới bảo sở”.
Hóa thành: Hóa thành (Thí Dụ) là đức Như Lai dùng phương tiện giáo hóa Nhị thừa, để họ dứt kiến hoặc, tư hoặc, khiến cho tạm quyền chứng cái pháp chân không Niết -bàn, chỗ Niết -bàn đó gọi là Hóa thành. Giới sớ nhứt chỉ nói: ? với độn tánh, dẫn lấy cái quả báo thế gian, tạm quyền chỉ ra cảnh hóa thành với lợi tánh, chỉ lấy cái huệ giúp nên, đến ngay chốn bảo sở.
Thiện, bất thiện, sanh tử, Niết-bàn đều ác: Bực Nhị thừa đã lìa được các khổ của tam giới, nên gọi là thiện; song, chỉ mới tự độ, chứ chưa độ tha, nên cũng gọi là ác. Vì đắm nơi không, ưa nơi vắng, để tự vui lấy một mình mình thôi, kêu bằng “Niết -bàn tử”! Đại luận bảo: “Thà khởi cái tâm niệm làm con dã hán bị bệnh lác, chứ chẳng sanh cái ý muốn làm Thanh văn, Duyên giác. Nên nói “Sanh tử của lục phàm, Niết-bàn tử của tứ quả đều ác”. Đại thừa Bồ -tát lòng từ bi phổ độ, rõ sanh tử tức Niết -bàn, biết phiền não tức Bồ -ñeà, lấy việc lợi tha làm kỷ nhậm (trách nhiệm mình), đó mới tức là toàn thiện.
Kiến hoặc, tư hoặc: Kiến hoặc là sự nhận thấy mê lầm. Như đối với đạo lý, ý thức sanh ra các điều vọng kiến, phân biệt so đo tà vạy, rồi khởi lên cái ngã kiến, biên kiến, cả các điều vọng hoặc. Tư hoặc là ý thức khởi lên các điều mê tình, như tham lam, sân khuể, si mê, để lo nghĩ những sự vật giữa thế gian, mà sanh ra lắm điều vọng. Do kiến hoặc là mê nơi vô thường, vô ngã các đạo lý chân đế, mà khởi lên thường kiến, ngã kiến các tà tưởng. Còn tư hoặc là mê nơi: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp các sự vật giữa thế gian, mà khởi lên tham dục, sân khuể các vọng tình. Đó, mê nơi lý, mê nơi sự mà phát ra kiến hoặc, tư hoặc.
Trần sa hoặc: Là cái hoặc của các thánh bị ở ngoài tam giới, đấy không phải là cái hoặc của tự mình, mà chỉ nhân cái hoặc của kẻ khác làm chướng ngại sự hóa đạo của mình đó thôi. Nghĩa là đã đắc quả A -la-hán, tự thấy kiến tư hoặc của mình đã dứt, tự tâm chân trí sáng suốt, thấy được kiến tư hoặc của người khác nhiều như vi trần, như hà sa, mà sanh tâm thối lui, bỏ cái ý hóa đạo, vào giữ lấy cảnh chân không Niết -bàn.
Vô minh hoặc: Tự tâm không sáng hiểu, gọi là vô minh, lại tên căn bản vô minh. Cũng tên là ngã si, vì ngu nơi cái tướng của ngã, mà mê nơi cái lý vô ngã, thể của vô minh hoặc nầy cực kỳ vi tế, Bồ-tát phá trần sa hoặc rồi, tiến lên bực Đẳng giác, khởi cái Kim cương quán trí, để phá một phần sau tướng vô minh (rốt sau) sạch hết rồi, mới chứng lên quả Vô Thượng Diệu Giác.
 
THIÊN TRƯỚC MÔN GIỚI LUẬT
Nguyên tổ Vân Thê, Ngài chép bộ luật yếu lược đây, lối hành văn chia ra làm thượng thiên và hạ thiên. Nay ta bắt đầu giải thích vềừ thượng thiên là môn giới luật.
Thiên tức là giản thiên (thẻ tre, cuốn sách), lại, thiên là khắp vậy, nghĩa là rõ lý bày sự, minh bạch mà phổ biến ra.
Giới là điều cấm giới, luật tức pháp luật. Giới đồng tên với luật mà với nghĩa thì có khác chút đỉnh. Như ngừa quấy dứt dữ là Giới, còn xử đoán tội khinh tội trọng, điều mở cho, điều ngăn cấm, sự trì giới, sự phạm giới, thì gọi rằng Luật.
Môn nghĩa là năng thông qua, nghĩa là từ giới bất sát đến cả mười giới pháp, đồng kể thông qua một môn giới luật. Với môn nầy, cả thánh chúng giữa tam thừa, đều bước vào đi thông qua, để đạt đến thành Niết -bàn. Thế biết rằng mười giới đây, hẳn là thềm thang của chúng ra khỏi thế gian, mà cũng là do nơi cửa giới luật đây để tiến tới cảnh giới Niết -bàn.
Phật chế luật: Kẻ xuất gia, với năm hạ trước phải chuyên cần học cho tinh thông giới luật, với năm hạ sau mới cho nghe giáo nghĩa và học pháp tham thiền.
Đây, nói rõ thứ lớp của ba pháp học vô lậu là Giới, Định và Huệ. Nếu học mà vượt qua thứ lớp đó, thì, Định và Huệ không do đâu phát sinh ra được.
Phật là tiếng tôn xưng của Đại giác đức Thích -ca Như Lai. Như Lai, Ngài giáng sanh tại Trung Thiên Trúc, nước Ca -tỳ-la-vệ, trong cung vua Tịnh -phạn, sanh vào lúc rạng sáng ngày 8 tháng 4 năm Giáp Dần, nhằm năm 24 triều Chiêu Vương nhà Châu Trung Quốc; năm lên mười chín tuổi, vượt thành xuất gia, đến năm ba mươi tuổi thành đạo; diệt độ vào ngày 15 tháng 2 năm Nhâm Thân, nhằm năm 53 triều Mục Vương đời Châu.
Với thời gian bốn mươi chín năm, Phật thuyết pháp, để giáo hóa cả thánh chúng ba thừa; Phật ngài chế thư ra các giới luật, khiến các thầy Tỳ -kheo với năm hạ trước, phải nương nơi bổn sư để học bộ luật, nhẫn đến một đêm chẳng được rời thầy ở riêng. Đến chừng học đã thông suốt tạng luật rồi, thì với năm hạ sau, mới cho tập học giáo nghĩa và tham thiền, tụng kinh.
Trên đó là nói về lớp “Tân học Tỳ -kheo”, còn nếu là “lớp Sa -di” thì còn phải trọn đời y chỉ nơi bổn sư, phi luận số năm hạ trước hay năm hạ sau, ghi rõ như trong bộ Đại Luật đã dạy. Dù rằng là việc (năm hạ trước chuyên học luật) của Tỳ -kheo, nhưng Sa -di chẳng thể chẳng biết đến.
Rằng “chế” ấy, ý nói đức Như Lai là ngôi Pháp Vương, đã tự tại giải thoát giữa vạn pháp, biết cùng tận cả nghiệp tánh của chúng sanh, nên chế sách ra các giới luật, khiến các đệ tử, phải tuân y phụng hành theo thì mới có thể giải thoát được sanh tử của lục phàm. Vậy, phi các thánh Thanh văn, Bồ-tát kia, xiết làm được việc chế luật nầy đâu!
Tỷ như lễ nhạc của thế pháp (đời quân chủ), phi thiên tử, thì không chế sắc được; với Hồng qui của pháp xuất thế, phi Phật thì chẳng lập đặng! Thế biết rằng Luật, chính đức Như Lai đích chế, từ các thánh Thanh văn, Bồ-tát thì chỉ noi theo thuật lại mà thôi, chứ chẳng chế tác được, thành thử từ Văn -Thù nhẫn xuống, chẳng cho bớt hay để một lời, ưu-ba-ly kết tập tạng luật chẳng dám dài rộng thêm một chữ. Từ giữa cõi người đến trên cõi trời, các Thánh nhiều đến vô số vô biên, chỉ đồng một luật, chung cùng vâng giữ. Thế nên chúng ta phải đặc biệt tôn trọng!
Rằng xuất gia đó, có hai hạng
1- Cắt tình ái, từ nghĩa thân, bỏ nhà tục, vào nhà đạo, cạo râu tóc, nhuộm áo nạp, gọi là ra khỏi nơi nhà thế tục (sự xuất gia).
2- Dứt bỏ điều vọng hoặc (kiến hoặc, tư hoặc), chứng quả vô sanh, gọi là ra khỏi nhà tam giới (lý xuất gia), mới thực là xuất gia. Nên kinh Tịnh Danh nói “Xét, kẻ xuất gia, là vì pháp vô vi” thực thế.
Rằng “hạ” ấy, nghĩa là người xuất gia đã vượt khỏi tục lệ rồi chẳng còn dùng theo năm của đời để làm tuổi nữa; nên với ba tháng mùa hạ siêng năng, gia công gắng tiến, hoặc thêm pháp tam học, hoặc chứng quả tứ thánh, do nơi công học tu đó, mà tưởng thưởng thêm đức hạnh, nên chịu cái danh tuổi hạ, tức là lấy ngày rằm tháng bảy làm ngày lạp trừ, tức cũng như ngày trừ tịch là ngày ba mươi tháng chạp của thế gian vậy.
Rằng “chuyên tinh” đó, chuyên nghĩa là trọn một việc học luật, chứ không xen các thứ học khác, tinh là xem câu văn hiểu rõ nghĩa mới hết lẽ tối nhiệm. Nên khiến đối trong năm hạ (sau khi mới thụ giới Cụ túc) cần phải nghiên cứu luật Tỳ -ni (bộ Đại Luật), hầu khéo thạo cả sự khai, sự giá, điều trì, điều phạm, và danh, chủng, tánh tướng của các giới.
Đại luật nói “Dẫu đã đắc tam minh, lục thông, mà năm hạ chưa đầy đủ, còn phải y chỉ sát bên bổn sư; còn như năm hạ dù đã đủ mà chẳng biết các trường hợp khai, giá, tánh, chế thì cũng còn phải trọn đời nương ở bên Bổn sư.”
Bởi thế, ngài Đạo Tuyên luật sư, với mười pháp tịch, đều thân đến nghe học mãi luật Tỳ -ni, ông Huệ Hưu pháp sư trọn đời chỉ học bộ luật. Thế, chúng ta là người hạng nào, mà liền toan thôi học luật và xa Bổn sư?
Chừng nào đã thông tột tạng luật, năm hạ giáp đủ, mới cho nghe học giáo nghĩa và tập pháp tham thiền.
Thính: theo thầy chịu cái sự nghiệp học tu. Giáo: là đối với pháp của Như Lai thuyết ra bốn mươi chín năm đó, phân làm mười hai phần (mười hai bộ kinh). Số là chúng sanh bị bịnh đã chẳng một chứng, mà pháp dược bố thí có nhiều phương. Nên với cả giáo pháp từ bộ, từ loại, mở ra làm mười hai phần.
1- Phần khế kinh: Tức là những văn trường hàng trong các kinh chỉ nói ngay một bài dài, thế nên nói là trường hàng.
2- Phần trùng tụng: Phàm trong các kinh, những bài mà trùng tuyên lại nghĩa của văn trường hàng đó, thì gọi là trùng tụng.
3- Phần thụ ký: Vì các chúng đệ tử, mà đức Như Lai trao lời ghi cho qua đời sau được thành Phật.
4- Phần Già -ñaø: Tức là những bài kệ tụng trong các kinh.
5- Phần vô vấn tự thuyết: Không người thưa hỏi chi hết, mà được Phật ngài xem xét theo căn cơ của chúng sanh, rồi tự Ngài nói pháp ra.
6- Phần nhân duyên: Tức trong các kinh, luật, chỗ mà Phật ngài nhân nơi cái duyên do của người khởi sự, mà Ngài vì thuyết pháp ra.
7- Phần bổn sanh: Phật ngài nói về chỗ gốc tích xưa của các vị Bồ -tát đã tu hành, từng làm những sự chi.
8- Phần bổn sự: Phật nói về sự tích đời trước của các hàng Thanh văn đệ tử, đã tu hành như thế nào.
9- Phần phương đẳng, cũng gọi là phương quảng: Các kinh điển của Đại thừa, nghĩa lý rộng lớn, cái lượng đồng với cõi hư không.
10- Phần hi hữu: Trong các kinh, những chỗ mà Phật nói về pháp rất ít có công đức. Nghĩa là: Với công đức ấy, ít người có được.
11- Phần thí dụ: Phật vì thuyết pháp cho chúng sanh căn tánh chậm lụt, phải mượn lời nói thí dụ, để chỉ rõ ra.
12- Phần luận nghĩa: Đối với các lời hỏi, Phật ngài đáp lại, giảng rộng nghĩa ra, thực thế.
Rằng “Thiền” ấy Pháp môn nầy có nhiều đến vô lượng, dón lại mà nói, thì, duy chỉ hai môn nầy: 1- Tu quán, 2- Trực chỉ. Nay đây nói chữ “Tham” đó, tức là môn “Trực chỉ thiền”, nghĩa là chỉ ngay cái tâm của người, để người được thấy tánh thành Phật vậy.
Luật Tư Trì dẫn lời luật Thập Tụng nói “Phật chế luật dạy rằng: Các Tỳ -kheo! Năm hạ trước, chuyên môn học bộ luật cho tinh thông, như đã định được việc trì giới, việc phạm giới, biện biệt được việc Tỳ -kheo, nhiên hậu mới cho học đến tạng kinh, tạng luận”.
Đời nay, người mới thụ giới cụ túc, đã vượt bỏ lớp học luật, thế, việc học hành đã mất thứ tự, thì không do đâu chứng ngộ vào đạo quả, đức Đại thánh quở trách, người mà như thế phi học trò của Phật rồi!
Thời đại ngày nay, người vừa mới thụ giới (Sa-di, Tỳ-kheo chẳng hạn) liền bèn nghe giáo nghĩa (kinh luận) học tham thiền, thế, làm nhà tăng mà với tế hạnh, uy nghi, không hiểu được một điều nào!
Huống lại, có người khinh lướt giới kiểm, chê bai tạng Tỳ -ni, biếm nhẻ cho người học luật là Tiểu thừa, khi dể kẻ trì giới là chấp tướng. Chưa tột ý Phật, hiểu lầm chơn thừa.
Vả lại với giới ắt có thể khinh được, ngươi sao lên giới đàn mà thụ? Với luật ắt có thể hủy được, ngươi sao xuống tóc nhuộm áo pháp? Thế thì, khinh giới đó, toàn là tự khinh, hủy luật đó, lại là tự hủy. Vọng tình dễ quen, chí đạo khó thông, nên chi, với hạng, “khỏi tục vượt bầy”, vạn người xuất gia, không được một! Thôi, xin rõ lời Phật dạy, thì ai lại không thể không theo ư?
Thế nên, người mới xuống tóc làm Sa -di, trước phải thụ lãnh mười giới, sau thì lên giới đàn thụ giới Cụ -túc. Mà nay được cái danh là Sa -di, là do cái gốc thụ mười giới. Đứa ngu lù mù chẳng biết, kẻ cuồng khinh dể chẳng học, liền toan vượt bực, mơ tính cao xa, cũng khá thương vậy!
 “Thế nên” ấy, là vâng văn trên, dấy văn dưới. Nghĩa là ba pháp học vô lậu (giới, định, huệ), lấy luật nghi làm đầu, xuất gia năm chúng, dùng mười giới làm trước. Nên với người mới xuống râu tóc, liền khiến phải vâng chịu mười giới để tu, do phạm hạnh (tịnh hạnh) không kém, sau mới cho lên đàn truyền giới để thụ cụ túc.
 “Đàn” tức trường truyền giới. Với trường ấy, chúng tăng đều  chung vâng pháp “bạch tứ yết ma” mà thành được giới thể; nếu phi có trường ấy, thì không do đâu để đắc giới.
 “Cụ” là giới Cụ túc, nghĩa là thụ lãnh giới Tỳ -kheo, kể có 250 điều cấm, tức là liền đủ cái nhân tốt quả Niết -bàn. cũng gọi là Cận viên, viên tức là viên tịch, nghĩa là Đại giới đây, cùng với quả Niết -bàn cách nhau chẳng bao xa nữa.
 “Nay đắc cái danh là Sa-di, là do cái gốc chỗ thụ mười giới đó”, ấy là trương nơi “bổn”, mà đặng nơi “danh”, do bổn thụ mười giới, mà nay được cái danh Sa -di. Danh đã do bổn, thì nên phải tập học giữ gìn. Nếu mà chẳng học chẳng giữ, là do có hai hạng người, 1- ngu, 2- cuồng. Bởi ngu không có con mắt huệ, nên chẳng soi xét điều thị điều phi, thành thử đối với các giới tướng, lù mù chẳng biết; cuồng vọng tà kiến, chẳng noi theo ngôi thứ, nên với lời thánh chế của Như Lai, khinh dễ mà chẳng học.
 “Liền toan vượt bực” đự, vượt, nhảy vọt qua vậy. Bực là cấp bực. Thiên Học Ký nói “Đứa trẻ nghe mà chẳng hỏi, học chẳng vượt bực”. Vì là trẻ con, đã biết gì đâu mà hỏi mà bực! Chứ đã xuất gia nếu chẳng tuân theo ngôi thứ, liền muốn nhảy vọt để tiến tới, chính chỗ người ta bảo rằng: Sớm mai mới được cái đầu tròn, đến chiều vượt lên bực đại tăng, thực thế!
Đấy, bởi kiến thức điên cuồng, chẳng biết thứ tự của giới phẩm pháp tướng, nên mới quấy toan nhảy vọt, muốn bằng bực với tiên triết.
Như kinh Bách Dụ nói “Xưa có một người ngu, thấy ngôi nhà của phú hộ kia, ba tầng lầu gác, cao rộng rực rỡ; y liền về nhà, kêu thợ mộc đến, bảo tạo một nóc lầu tầng thứ ba như tầng rốt trên của phú hộ kia. Thợ hỏi:
- Làm gì có cái lẽ chẳng tạo tầng rốt dưới, mà có thể tạo được tầng thứ hai? Chẳng tạo tầng thứ hai, mà có thể tạo được tầng thứ ba?
Người ngu vẫn nói:
- Ta không cần dùng hai tầng dưới, vậy thợ ắt vì ta chỉ tạo tác một nóc lầu tầng rốt trên đó thôi.
Nhân sĩ đương thời nghe biết như thế, bèn sanh lòng chê quái gỡ.
Ví như bốn chúng đệ tử của Phật, chẳng siêng tu kính Tam Tôn, biếng nhác trễ nãi, mà lại muốn cầu chứng đạo quả, vả chẳng muốn ba quả dưới, mà lại chỉ muốn cho được “Vô sanh quả” thứ tư, thế cũng bị thời nhân xì cười, như người ngu kia đồng một thứ không khác.
Người học Phật, nếu chẳng y theo thứ lớp ba thừa, mà trước học Đại thừa đó, cũng lại như người ngu kia!
Kinh Phật Tạng nói “Người mà chẳng học Tiểu thừa trước, mà học Đại thừa trước, thì phi đệ tử của Phật.”
Nay đây, chẳng học luật Sa -di, mà muốn đặng giới Cụ -túc, chẳng giữ giới thanh tịnh, mà muốn đắc đốn ngộ, thì cũng có khác gì với người ngu kia ư!?
 “Mơ tính cao xa, cũng khá thương” đó, mơ tính là bộ dạng không biết, nghĩa là mờ tối không biết rằng mơ tính, quấy bằng bực tiên triết rằng cao xa. Xét, cao là chỉ về giới Tỳ -kheo, xa là chỉ về giới Bồ -tát, thương là lời xót than. Lại, cao xa cũng là chỗ sở chứng của Phật Tổ.
Bởi điên cuồng chê học, nên mất sáng suốt; do mất sáng suốt, nên không chỗ biết; do không chỗ biết, nên chẳng biết giáo,, hạnh, quả là lớp lang của tam học (giới định huệ). Quấy vọt lên cao xa để sánh đồng với Phật Tổ, thực khá cảm thương! Nên nói “diệc khả khái hỷ”.
Nhân dùng mười giới, dón giải vài lời.
Dón mà phi rộng, nên nói là vài lời.
Khiến kẻ mông học biết chỗ hướng phương.
Người mới vào đạo, nên rằng mông học (lớp học đồng mông). Do vì thương chúng cuồng ngu, chưa hiểu giới pháp, nên đối với trong kinh Sa Di Luật Nghi, ngài Vân Thê sao lục lấy mười giới, vì sơ lược giải thích, răn bảo kẻ chưa nghe kia, lìa khỏi cái khổ không biết; khiến người mới vào nhà đạo, có chỗ để tâm, nên nói là hướng phương.
Đại Luận nói “Cả ba đường ác, chúng sanh ở địa ngục, thân bị đốt cháy; chúng sanh ở bàng sanh, như lạc đà, lừa, ngựa, thì bị chở nặng; chúng sanh ở ngạ quỉ, thì bị đói khát, đều chưa đáng gọi là khổ, chỉ có người mà ngây tối không nghe hiểu gì cả, chẳng biết phương hướng mới đáng gọi là khổ hơn hết!” Thực thế.
Người mà hảo tâm xuất gia, lòng rất vâng làm, dè dặt chớ trái phạm.
Chẳng bị uy lực của nhà vua ép bức, chẳng vì lòng tà tham cầu để sống thân mạng, chẳng vì lánh tai nạn, chẳng vì trốn nợ nần, nghĩa là không vì các điều trên mà đi tu; mà chính vốn vì hi cầu chánh pháp, đem lòng thành tín, tiến vào pháp môn, nên nói là “hảo tâm xuất gia”.
Nếu đã vì thoát ly đường sanh tử, chịu giữ điều cấm giới, nên mới có thể hết lòng vâng giữ phụng hành. Vì “giới” là tỷ như cái đãy nổi vượt qua bể khổ; cũng là cái chuỗi ngọc anh lạc để trang nghiêm pháp thân; nên cần phải gìn dè, chớ cho có chỗ kém phạm một hào một li nào.
Nhiên hậu, với gần thì mười giới đây làm thềm thang cho giới Tỳ -kheo, với xa nó cũng làm căn bản cho giới Bồ -tát.
Nhiên hậu là do đoạn trên xuống đoạn dưới, nghĩa là mười giới, nó là thềm thang lên giới Tỳ -kheo, và làm gốc rễ cho giới Bồ -tát. Dường nhà ba lớp từng, nên rằng “thềm thang”, như đầu cây bối -đa-la (cây thốt lốt) nên nói “gốc cội”. Giới Sa -di gần lớp giới Tỳ -kheo, gọi đó là “gần”, còn cách giới Bồ -tát, gọi đó là “xa”. Nếu cấp nhứt bị hư rồi, thì bước kế đó khó làm. Cũng như cội gốc một phen kém rồi, thì nhánh lá bông trái, thảy đều rụng đổ!
Nên kinh nói “Nếu phá một giới trọng nào giữa năm giới, trở lại chịu năm giới khác, nhẫn đến thụ giới Bồ -tát, không có luật nào cho thế; hoặc phạm một giới trọng nào trong mười giới, trở lại thụ mười giới khác nữa, nhẫn đến thụ Tỳ -kheo giới, Bồ-tát giới, cũng không chỗ nào có lẽ đó.
Tâm nhân giữ giới sanh định, nhân định phát huệ, ngõ hầu trọn nên thánh đạo, mới chẳng uổng chí xuất gia.
Ngõ hầu lời rằng gần được. Do vì giữ được thanh tịnh, mà cái định tánh nó hiện tiền thì có cái huệ vô lậu phát minh ra, lấy cái huệ đó để xét tìm, dứt các điều hoặc chướng (3 chướng 4 hoặc) đem cái bổn tánh tịnh minh trở lại, nên nói là “trọn nên thánh đạo”. Đấy là ba học giới, định, huệ giúp nhau, như cái đảnh có ba chân, nên có thể trọn nên thánh đạo.
Thánh đạo tức là quả thánh của tam thừa Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát. Người xuất gia vốn cầu lên quả thánh, mà nhờ ba học được phần tăng thượng, thì cách với thánh đạo chẳng xa, nên với cái chí xuất gia chẳng uổng vậy.
Đàm Nhất luật sư nói “Với cả Phật pháp ba đời, chỉ “giới” làm căn bổn, mà với căn bổn đó không lo tu, thì xa cách với thánh đạo lắm ru!
Nếu ưa rộng xem, thì phải tự xét trọn bộ sách trong tạng luật.
ưa: muốn; xem: coi; xét là kiểm duyệt, xem cho khắp vậy.
 “Trọn bộ sách trong tạng luật” tức là “Sa-di thập giới pháp” cùng là “Uy nghi”… Còn nay đây là bộ “Yếu lược”, vì để tiện cho kẻ sơ tấn tập học, hầu biết cái thô tướng của trì giới, phạm giới mà thôi; còn ai muốn biết hết giới vi tế để hành trì, thì tự mình phải rộng xét trọn bộ Đại Luật.
Mười giới sau đây, rút ra ở kinh Sa -di Thập Giới, Phật bảo Xá -lợi-phất vì nói truyền cho La -hầu-la-đa.
Mười giới sau ấy, là bắt đầu từ giới “Bất sát sanh”, đến giới thứ mười là “Bất tróc trì sanh tượng”, thực thế.
Rằng “Rút ra ở kinh Sa -di Thập Giới” đó, là rõ phi đức Vân Thê Ngài đem lời trong hung ức mà nói ra, và cũng phi rút nơi các kinh khác.
Phật tức là đức Thích -ca Như Lai. Chữ “sắc” bảo, như chế thư mạng lịnh của thiên tử. Phật ngài làm vị Pháp vương, nên chế ra giới luật, khiến ông Xá -lợi-phất vì nói mười giới đây để truyền trao cho ông La -hầu-la-đa.
Tiếng Phạm là Sariputra (-lợi), dịch: thân, cũng dịch rằng thu. Chữ “phất” nghĩa như chữ “tử” là con, thân phụ tên là Đề -, làm chủ Luận sư, dòng Bà -la-môn, nước Thiên Trúc. Thân mẫu tên Xá -lợi, có cái thân hình tốt đẹp, mắt bà sáng như mắt chim thu (loại thủy điểu, giống con hạc), theo tên mẹ mà chịu xưng hô, nên tên là Xá -lợi Tử, nghĩa là con bà Xá -lợi. Theo Phật xuất gia, chứng quả vô sanh, giữa chúng đệ tử Phật, ông được số đặc biệt là “trí huệ đệ nhứt”.
La-hầu-la, dịch phúc chướng (úp che), cũng rằng “chấp nhựt” (che mặt nhựt), con của Phật hồi còn làm thái tử; khi sanh ông gặp lúc thần A -tu-la lấy tay che mặt nhựt, nhân đó đặt tên là Chấp Nhựt. Thuở Phật còn làm thái tử, thưa vua cha đi xuất gia. Phụ vương không bằng lòng mà hứa rằng “Chớ dứt con nối của nước ta, nếu chừng nào thái tử có con, cha mới cho thái tử xuất gia”.
Thái tử liền lấy tay chỉ vào bụng của Da -thu-ñaø-la phu nhân mà giới thiệu, thì vua mới biết dâu đã có thai. ở trong thai sáu năm mới sanh, nhân đó cũng tên là Phúc Chướng.
Tuổi đã khôn lớn, Phật bèn độ cho xuất gia, sắc mạng cho ông Xá -lợi-phất vì nói mười giới, mà Phật chẳng vì làm Hòa thượng, hay A--lê đó, là do giữa Tam Bảo có riêng ngôi. Nghĩa là đức Như Lai là ngôi Phật bảo, nên chẳng cùng người vì làm Hòa thượng; Hòa thượng là ngôi Tăng bảo; mười giới pháp là ngôi Pháp bảo. Nên Phật sắc mạng cho Xá -lợi-phất vì làm Hòa thượng, là để cho ngôi Tam Bảo không lộn xộn với nhau. Người xuất gia giữa chúng Sa -di, thì La-hầu-la là trước nhứt.
Kinh Vị Tằng Hữu nói “La -hầu-la (Rahula) năm lên chín tuổi, xuất gia làm Sa -di,-lợi-phất làm Hòa thượng, Đại-mục-kiền-liên làm A --, để cùng trao mười giới.
Sau khi La-hầu-la xuất gia, chưa đầy ba năm, bà Da -thu-ñaø-la cũng xả tục đi xuất gia.
 
Chú Thích
Giản thiên: Giản: điệp, thẻ bằng tre, xưa chưa có giấy, chép chữ vào thẻ tre, gọi là giản trác. Thiên: phàm văn tự đầu đuôi đủ ý nghĩa, gọi là một thiên, như sách Luận Ngữ 20 thiên; một thiên, như ngày nay gọi một quyển. Kinh Thi 300 thiên; một thiên, như nay gọi là một bài vậy.
Khai: mở ra, cho làm; giá: ngăn lại, chẳng cho đi tới; trì: giữ làm mãi; phạm: phạm đến phép cấm; danh: tức danh tự, là tên của mỗi giới phẩm; chủng: tức là chủng loại, như 5 thiên 7 tụ tánh: tức là gốc của giới tánh; tướng: tức là hành tướng của giới thể. Đủ có các điều chế theo mỗi trường hợp trên, rõ như Đại luật. 
Giai: thềm, từng bực lên nền nhà; thê: thang, như tầng nấc thang lên lầu, nấc thang lên cây.
Ngũ hạ: Trong luật Phật dạy các vị Tỳ -kheo, từ 15 tháng tư, đến hợp một chỗ, kết hạ an cư, đến rằm tháng 7 giải chế ra hạ, gọi làm hạ lạp, tức là chịu một tuổi hạ. Đó là tuổi giới lạp của Tỳ -kheo, còn Sa -di thì chỉ tòng sự đại tăng mà thôi, chứ chưa được xưng hạ lạp.
Tam minh: ở nơi Phật, gọi là tam đạt, ở nơi A -la-hán, gọi là tam minh, có cái trí biết các pháp rõ ràng, nên gọi là minh. 1- Túc mạng minh: biết cái tướng sanh tử từ đời trước của thân mình và thân người. 2- Thiên nhãn minh: biết cái tướng sanh tử về đời sau của tự thân, tha thân. 3- Lậu tận minh: có trí biết khổ tướng đời hiện tại mà dứt tất cả phiền não.
Hỏi: Giữa sáu thông, ba cái kia sao chẳng gọi là minh?
Đáp: Thân như ý (thân cảnh thông) chỉ hay về công xảo; thiên nhĩ thông, chỉ hay về nghe tiếng; tha tâm thông, chỉ biết về cái tâm niệm của người khác; nên ba pháp trên đây, chẳng ghi là minh. Còn ba pháp kia sở dĩ ghi là minh đó, là thiên nhãn minh, thì biết cái khổ vị lai; túc mạng minh thì biết cái khổ quá khứ; đều hay nhàm lìa sanh tử. Lại, lậu tận minh hay làm chánh quán mà dứt phiền não.
Khai giá tánh chế: khai giá đã giải ở trên. Tánh tức là tánh tội, như sát, đạo, dâm, vọng. Bốn điều đây tự tánh người tạo ra tội, nên gọi là tánh tội; còn các giới sáu, bảy về sau là những điều bên ngoài làm ra tội nên Phật chế cấm, không cho người tham nhiễm đến, nên gọi là chế tội.
Năm chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Thức-xoa-ma-na ni, Sa-di, Sa-di Ni là xuất gia ngũ chúng vậy.
Bĩnh pháp Yết -ma: Dịch tác pháp biện sự, làm phép phân việc. Nghĩa là cả các pháp sự, đều do Yết -ma đây mà biện thành. Yết -ma có bốn pháp: 1- Pháp: chính cái tác pháp cử hành. 2- Sự: hoặc sự phạm tội, hoặc sự sám hối, các việc chia ra làm của Yết -ma. 3- Nhân: đến làm pháp Yết -ma mà định số người. 4- Giới: là kiết giới làm Yết -ma.
Tứ bối đệ tử: tức tứ chúng Tỳ -kheo, Tỳ-kheo Ni, ưu--tắc, ưu--di.
Xuy tiếu: xì cười, là cười bằng cách xì hơi nơi lỗ mũi, chưa phì cười ra tiếng nơi miệng.
Giáo, hạnh,, quả: Giáo: 12 phần giáo cả Đại, Tiểu thừa; hạnh: lục độ, vạn hạnh, mỗi mỗi diệu nhân;: tâm đủ vạn pháp, tự tánh tròn sáng; quả: tròn chứng quả vị.
Ñaø-: còn gọi thác -ñaø, con lừa. Thác -đà trạng giống ngựa, đầu giống dê, cổ dài, tai xủ xuống, lưng có nhục yên nổi cao, chở nặng mới chịu đi, một ngày đi ba trăm dặm, chở nặng ngàn cân. Lừa hình giống ngựa, cổ dài, trán rộng, đuôi dài, cũng chịu chở nặng.
Phù-nang: đãy nổi, hoặc dùng da bơm hơi cho đầy, hoặc dùng bằng cái bầu, ống tre... là đồ để nương nổi lội qua sông biển.
Hào ly: 10 ty là 1 hào; 10 hào là 1 ly; 10 ly là 1 hộc.
Bối-đa-la (Sala): cây thốt lốt, tương tự cây kè; cây thốt lốt nếu bị chặt đứt, không còn nảy chồi sống nữa, cũng như cây cau, đứt ngọn thì chết. Trong luật Phật tỷ dụ: nếu phạm đến một giới nào của bốn giới ba -la-di, thì giới thân chết rồi không sống được nữa, tỷ như cây đa -la bị chặt đứt...
Da-thu-ñaø-la (Yacôdhara): Kinh Tỳ -ni Mẫu chép: Da-thu-ñaø-la, dịch Liên Hoa Sắc, vợ của thái tử Sĩ -đạt-ta. Kiếp trước bà làm vị thần ở núi Tu -di, tên là Thiện Nhạo Hoa, có chí nguyện thâm trọng yêu Phật và nguyện đời đời hễ Phật giáng sanh, khi còn làm thái tử thì bà làm vợ, khi xuất gia thành Phật, thì bà cũng xuất gia làm Tỳ -kheo Ni...
A--(Acarya): Cựu dịch A --, tân dịch A -cha-lợi-dạ. Dịch nghĩa là Quỹ phạm chính hạnh, tức là kiểm chính lại hành vi của các đệ tử. Lại dịch là Quỹ phạm sư, là hay làm cách thức để dạy các đệ tử.

[1] Nguyên pháp danh của Tổ là “Thù Hoằng” tức chữ Thù là chữ thứ mười hai trong bài kệ của dòng Qui Ngưỡng, xin lục ra dưới đây:
 “Sùng phước phát đức huệ
            Văn Thù quảng đại trí
            Phổ Hiền hạnh nguyện thâm
            Thành đẳng chánh giác quả”.
Nay dưới hội Vân Thê đều dùng bài kệ trên để cho pháp danh tiếp dõi một hệ thống, kêu là “Thượng hữu sư chứng, hạ hữu sư truyền”, chứ chẳng phải như ai kia bỏ mất dòng dõi của Thầy Tổ!
Nguyên Tổ nghĩ: Vua nhà Minh là họ Châu (châu: đỏ), bên chữ châu chớ nên thêm chữ ác (bộ ác), hiệp với chữ châu đỏ, thành chữ thù, nên đổi bộ ác thay bộ y (áo) vào thành chữ châu (châu: áo đỏ), nên gọi là Châu Hoằng.
Đó là Tổ, Ngài thận trọng đối với vua đương thời nhà Minh, thì có thể gọi Châu Hoằng được; chứ ngày nay đời Minh đã qua rồi, huống nữa ta là người Việt Nam thì cứ do theo pháp phái, mà viết và đọc là Thù Hoằng cho đúng, chớ còn quý kính vua nhà Minh bên Tầu chi nữa!?
[2] 1 nhẫn = 8 thước.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.7/2/2014.TAM THANH.BACH LIEN HOA.