Sunday 30 June 2013

An cư - Bốn chúng cùng tu


GN - Truyền thống an cư được chư Tăng Ni gìn giữ làm nòng cốt cho sự tu học.
Sau lễ kỷ niệm Đức Phật đản sinh, chư Tăng Ni theo truyền thống Phật  giáo Bắc tông các nơi bước vào mùa an cư kiết hạ (chư Tăng Phật giáo Nam tông an cư từ 16-6 đến 16-9 âm lịch), nối tiếp truyền thống ngàn đời của Phật giáo.
PHAT HOC 696 (1).JPG
Chư Tăng tịnh xá Trung Tâm tọa thiền trong mùa an cư - Ảnh: Bảo Toàn
Ba tháng an cư kiết hạ có ý nghĩa rất lớn đối với hàng xuất gia lẫn tại gia. Đó là thời điểm chư Tăng Ni dành trọn thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trau giồi Giới Định Tuệ, đồng thời cũng là cơ hội cho hàng Phật tử tại gia phát tâm gieo trồng ruộng phước thông qua việc cúng dường, ngoại hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng Tăng an cư tu học.
Hàng năm đến mùa an cư, chư Tăng Ni tạm gác lại các Phật sự bận rộn như du hóa, hoằng pháp, hoạt động xã hội, từ thiện, vân tập về một trú xứ để chuyên tâm tu học. Trong ba tháng an cư không tiếp xúc bên ngoài, không bị ngoại duyên chi phối hay làm ảnh hưởng. Những hành giả xuất gia thực hiện phận sự an cư tinh tấn trong việc học pháp, hành pháp, nghiêm trì giới luật sẽ khiến cho công đức, giới hạnh, đạo lực tăng trưởng, xứng đáng là nơi nương tựa và là phước điền của hàng Phật tử tại gia.
Tuy việc hoằng pháp, từ thiện, lợi tha là sứ mệnh của người xuất gia, nhưng không vì thế mà chư Tăng Ni không chú trọng đến sự nghiệp trí tuệ và mục đích cứu cánh giải thoát (tự độ) của mình. Nếu không có đầy đủ trí tuệ và công đức phước báo thì khó có thể làm nơi nương tựa, làm ngọn đuốc soi đường cho hàng Phật tử tại gia. Vì thế người xuất gia luôn hướng đến sự song hành giữa tự độ và độ tha, giữa tự giác và giác tha để thành tựu giác hạnh viên mãn là đức tính của chư Phật.
Từ thời Phật còn tại thế, hàng năm Tăng đoàn đều an cư vào mùa mưa với nhiều lý do, như khó thực hiện công việc du hóa hoằng pháp trong mùa mưa (mưa gió, thời tiết khắc nghiệt, đường sá bùn sình lầy lội, ngập nước khó đi, nhiều loài côn trùng, bò sát sinh sôi nảy nở có thể gây hại, không có nơi trú ngụ khi mưa gió trên đường khất thực, du hóa…); vì lòng từ bi thương tưởng đến các loài côn trùng, các sinh vật nhỏ bé sinh trưởng trong mùa mưa nên không đi lại để tránh giẫm đạp gây hại cho chúng; tránh những chỉ trích và đàm tiếu của ngoại đạo; nhưng điều quan trọng nhất vẫn là mục đích thúc liễm thân tâm, trau giồi tam vô lậu học Giới Định Tuệ, tấn tu đạo nghiệp.
Bình thường chư Tăng Ni được phân bố đi khắp nơi để hoằng hóa, ngày ngày các vị ấy trì bình khất thực trong làng mạc, phố thị, đến từng nhà, không phân biệt nhà nào, không phân biệt giai cấp, thành phần nào trong xã hội để quảng kết thiện duyên và làm phước điền cho những ai phát tâm, đồng thời thuyết pháp độ sinh, mang lại niềm tin thanh tịnh và trí tuệ giải khổ cho mọi người. Thời gian còn lại các vị ấy dành cho việc nghe Đức Phật hoặc các vị trưởng lão giảng pháp và tu tập thiền định, trí tuệ. Có nhiều vị được Đức Phật phái đi truyền pháp ở những nơi xa, thuộc xứ khác hoặc quốc gia khác. Cũng như ngày nay, ngoài việc tu học, chư Tăng Ni còn làm các công tác hoằng pháp trong nước hoặc nước ngoài như tổ chức các khóa tu, thuyết pháp, giảng kinh, phiên dịch, in ấn phổ biến Chánh pháp, hoạt động từ thiện, an sinh xã hội v.v…
Đến kỳ an cư, chư Tăng Ni từ khắp nơi dừng việc du hóa, quay về một trú xứ mà ngày nay gọi là “Tịnh nghiệp đạo tràng” hay ‘Đạo tràng an cư kiết hạ”, đó là một ngôi tùng lâm, già lam, tịnh xá, tu viện để tu học. Trong thời gian an cư, chư Tăng Ni không đi khất thực, các cận sự nam, cận sự nữ là hàng Phật tử tại gia dâng y, thuốc men (nếu có vị Tỳ-kheo bị bệnh) và sớt bát cúng dường thức ăn mỗi ngày. Nói chung là hàng Phật tử chăm lo việc tứ sự (cơm nước; y phục; chỗ ngồi, giường nằm; thuốc men trị bệnh là các nhu cầu cơ bản cần thiết nhất của con người), tạo mọi điều kiện thuận tiện cho chư Tăng Ni an tâm tu học. Hàng ngày chư Tăng Ni dành tất cả thời gian cho việc nghe pháp, hỏi pháp và tu tập thiền định. Chư Tăng Ni sống trong khuôn khổ của Pháp và Luật, sống trong tinh thần hòa hợp thanh tịnh dưới sự quan tâm, dẫn dắt của Đức Phật và các vị trưởng lão đã chứng đạo quả hoặc có nhiều kinh nghiệm trong tu học. Sau mỗi mùa an cư đều có vị chứng đắc các Thánh quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm hoặc A-la-hán. Việc an cư tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự tiến bộ trong tu học và giúp người tu dễ dàng thành tựu đạo quả, đăng cao Thánh vị.
An cư kiết hạ cũng là hoạt động củng cố và duy trì nguồn nội lực sau những ngày tháng dấn thân phụng sự đạo pháp, phụng sự chúng sinh. Trong những tháng ngày cấm túc an cư, chư Tăng Ni chẳng những được bồi dưỡng, phát triển trình độ tu học Phật pháp, tăng trưởng công đức, giới hạnh, đạo lực, mà còn có dịp thực hành đời sống tập thể theo tinh thần lục hòa, có cơ hội trao đổi sẻ chia những kiến giải, kinh nghiệm tu hành, đồng thời thể hiện tình huynh đệ, tinh thần hòa hợp như nước với sữa.
Truyền thống an cư được chư Tăng Ni gìn giữ cho đến ngày nay để làm nòng cốt cho sự tu học và duy trì nội lực Chánh pháp. Đây cũng là một hoạt động mang tính đặc trưng của đạo Phật. Một số tôn giáo, giáo phái khác từ xa xưa và hiện nay cũng có thời điểm “bế quan”, “cấm túc” để tịnh tu trong một thời gian nhất định theo định kỳ hoặc không định kỳ, tuy nhiên về hình thức và nội dung của hoạt động đó không có nhiều ý nghĩa và nội hàm như an cư kiết hạ của người tu Phật.
Giá trị của sự tu tập, trau giồi giới đức, phạm hạnh và tăng trưởng đạo lực bên cạnh việc thể nghiệm chân lý thật khó có thể nghĩ bàn. Ngay cả Đức Phật và các vị Thánh đệ tử, những bậc đã chứng đạo, thành tựu mục tiêu rốt ráo là giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn, luôn luôn an trú trong chánh niệm, thiền định và sống bằng tuệ giác, các Ngài vẫn thường quan tâm đến nền nếp đạo đức và làm tấm gương nghiêm trì giới pháp, luật nghi, tinh tấn thực hành đạo đức, phạm hạnh cho hàng Phật tử noi theo, làm nơi nương tựa cho quần chúng, dùng thân giáo, khẩu giáo để phát huy tinh thần hoằng pháp, lợi lạc chúng sinh. Thời Phật còn tại thế, dù Tăng đoàn được sự dẫn dắt trực tiếp của Đức Phật và các vị Thánh tăng đại đệ tử, song chư Tăng Ni thời bấy giờ vẫn không xem nhẹ tác dụng, ý nghĩa, giá trị của việc an cư cấm túc hàng năm, của việc khép mình trong nền nếp Pháp và Luật, chuyên tu Giới Định Tuệ.
Noi theo đường hướng mà Đức Phật đã vạch ra, trên tinh thần ‘Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”, chư Tăng Ni ngày nay tinh tấn tu hành trong mùa an cư kiết hạ để vun bồi công đức, phước báo, trí tuệ, nhằm thành tựu đạo quả giải thoát hầu làm nơi nương tựa cho đời, nâng cao năng lực hoằng hóa, rộng mở con đường lợi sinh. Trên tinh thần hộ trì Tam bảo, học tập Phật pháp để tiến tu và vun trồng công đức, phước báo làm nền tảng cho an lạc hạnh phúc đời này và đời sau, hàng Phật tử tại gia, thiện nam, tín nữ hết lòng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho chư Tăng Ni an cư kiết hạ tu hành. Tất cả những việc làm của chư Tăng Ni và nam nữ Phật tử trong mùa an cư đều góp phần quan trọng trong việc duy trì mạng mạch Phật pháp và lợi lạc chúng sinh. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/7/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
 Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu .

Đại đức  THÍCH KHẾ ĐỊNH giảng tại TVTL Đàlạt.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1.7.2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
Số Thứ TựThời gian Dung LượngDownload  Nghe Pháp
File  0120:1802:90 MB  
File  0219:0002:71 MB  
File  0327:5403:99 MB  
File  0419:5002:83 MB  
File  0512:4701:83 MB  
File  0617:5302:56 MB  
File  0717:2402:48 MB  
Phần: 24 OAI NGHI

Đại đức  THÍCH KHẾ ĐỊNH giảng tại TVTL Đàlạt.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/7/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
 
Số Thứ TựThời gian Dung LượngDownload  Nghe Pháp
File  0145:4606:54 MB
File  0244:3306:37 MB
File  0344:3606:38 MB
File  0435:1805:05 MB
File  0543:4006:24 MB
File  0635:1405:04 MB
Thiên thứ năm: Sa Di Thập Giới Và Thức Xoa Lục Pháp
Chương 4: Sa Di Thọ Giới Và Trì Phạm Oai Nghi

I. THỨ LỚP CỦA SỰ THỌ GIỚI
Sa di xuất gia sau khi thay đổi trang phục, cần phải bàn đến vấn đề thọ giới. Sa di giới tuy lấy thập giới làm chủ yếu, nhưng trước tiên phải thọ tam quy ngũ giới rồi sau đó mới thọ thập giới. Ngũ Phần Luật và Thập Tụng Luật đều nói: “Trước truyền ngũ giới sau truyền thập giới”. Luận Tát Bà Đa cũng nói: “Trước dùng ngũ giới điều phục thân tâm, lòng tin ưa dần dần tăng thêm, mới truyền thập giới. Nếu không thọ ngũ giới mà lại thọ ngay thập giới, vị tăng truyền giới đắc tiểu tội. Nhân vì thất chúng giới là tiệm thứ giới phải thọ theo thứ tự, không được một phen tiến vào cửa Phật xuất gia liền thọ Sa di thập giới; đây là e ở trên tâm lý, người thọ giới chuẩn bị không kịp. Nhưng cũng có người mang ý kiến ngược lại, cho rằng ngũ giới là giới tại gia, đâu cần sau khi xuất gia lại phải thọ ngũ giới này. Kỳ thật, thọ thêm một lần chẳng phải là càng tốt sao? Trong luật đã có quy định như thế tại sao lại sợ phiền? Lại nữa, giới luật của Phật giáo là y theo quan niệm luân lý của xã hội loài người làm cơ sở xuất gia, giới có quan hệ đến luân lý và cũng là một thứ thăng hoa của yêu cầu ấy, nếu trước tiên không bắt đầu từ việc thọ ngũ giới, ấy là không có nền tảng. Căn cứ trong Tứ Phần Giới Bổn Tùy Giảng Biệt Lục của Đại sư Hoằng Nhất nói: “Cạo tóc xong, trước thọ ngũ giới điều phục thân tâm, suốt sáu tháng hầu hạ chúng tăng, lòng tin ưa dần dần tăng thêm… Đợi mãn hạn, Hòa thượng cho thọ thập giới”. Đây là càng nghiêm khắc hơn, trước thọ ngũ giới, sau nửa năm mới thọ Sa di thập giới.
Nhưng tại Trung Quốc, tiểu Hòa thượng vào chùa tư xuất gia rất ít khi cử hành nghi thức xuất gia đúng như luật, lại thiếu nghi thức thọ giới. Bất luận ngũ giới, thập giới, Tỳ kheo giới, toàn bộ đều giao vào tay của đạo tràng truyền giới chăm lo. Đạo tràng truyền giới của Trung Quốc cũng chỉ chiếu theo bộ sách “Truyền Giới Chánh Phạm” làm các việc xướng niệm, quỳ lạy trong mấy mươi ngày giống như diễn kịch y theo kịch bản làm một tuồng, kể là truyền giới đắc giới. Đạo tràng truyền giới chỉ chú ý sự quỳ lạy xướng niệm chỉnh tề đẹp mắt của số đông giới tử, mà không chú ý xem các giới tử có lãnh hội được ý nghĩa của sự thọ giới hay không? Có đắc giới hay không? Đến như tư cách của Giới sư có hợp với yêu cầu thấp nhất ở trong luật hay không, đó lại là điều không hỏi tới.
Nhân vì thầy thế độ của Trung Quốc không lo việc truyền giới căn cứ theo giới luật, thầy thế độ không phải là Thân giáo sư (Hòa thượng) mà chỉ đồng như Y chỉ sư hoặc Giáo thọ sư. Trên thực tế, Sa di thọ ngũ giới, thập giới là đều việc rất giản đơn. Tại sao các thầy thế độ của Trung Quốc lại bỏ một quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng này?
II. NGHI THỨC THỌ GIỚI CỦA SA DI THẬP GIỚI
Trong quyển Truyền Giới Chánh Phạm của Đại sư Độc Thể biên đính, Sa di giới là trình tự của nghi thức sơ đàn. Nhân vì muốn dùng để thích hợp với sự truyền giới tập thể, thế nên phô trương hình thức rất lớn, nghi tiết cũng rất phiền phức. Kỳ thật, hình thức thọ Sa di thập giới không cần phải lớn đến thế ấy. Theo trong luật, truyền thọ Sa di thập giới chỉ cần một vị Hòa thượng, một vị Giáo thọ sư là đủ. Trong Tát Bà Đa Tỳ Ni Tỳ Bà Sa quyển 1 nói: “Lúc thọ thập giới, Hòa thượng vắng mặt, cũng đắc thập giới. Nếu lúc thọ giới Hòa thượng chết, nếu nghe biết chết, giới thọ không đắc”. Đây là ý nói khi chúng ta thọ thập giới, Hòa thượng có thể vắng mặt. Nếu Hòa thượng đã chết mà không biết Ngài chết, người thọ thập giới vẫn được đắc giới. Lúc thọ thập giới Hòa thượng ở trước mặt, cố nhiên là đúng như pháp; đặc biệt Hòa thượng đi vắng, chỉ cần có một A xà lê cũng thọ được thập giới. Đây là một Phật sự cực kỳ giản đơn mà chư Tăng Trung Quốc thời gần đây lại xem nó là Phật sự lớn, thật là việc nhỏ mà xem thành việc lớn!
Trong thiên Sa di Biệt Hành của Hành Sự Sao, Luật sư Đạo Tuyên đối với sự biên đính nghi thức thọ thập giới cũng giản đơn như thế, phân ra làm ba môn:
1. Nhân duyên thọ giới: Như thỉnh được hai thầy, người xuất gia trước thọ tam quy ngũ giới rồi hỏi giá nạn (tội ác chướng giới).
2. Nói về giới thể: Dùng tam quy nạp thọ giới thể.
3. Nói về giới tướng: Tuyên nói điều văn của Sa di thập giới. Sau đó nói ngũ đức và thập số. Nghi thức thọ giới bèn viên mãn.
Nếu y chuẩn thông lệ của Phật sự Đại thừa, thêm phần phát nguyện hồi hướng là xong. Gần đây, Pháp sư Tục Minh chiếu theo trình tự này biên đính một nghi quỹ thọ thập giới rất sáng sủa và giản dị thiết yếu, hiện được in trên sách “Giới Học Thuật Yếu” do Pháp sư Tục Minh trứ tác, tôi xin chép ra đây để cùng tham khảo:
Cạo tóc và thọ ngũ giới rồi, người thọ giới ở trước Phật chí thành sám tội:
                   Trước kia đã tạo các nghiệp ác
                   Đều do vô thỉ tham sân si
                   Từ thân miệng ý mà sinh ra
                   Nay đối trước Phật đều sám hối”.
                                                       (nói 3 lần, lạy 3 lạy)
Sau khi sám tội, người thọ giới đến trước Hòa thượng Giới sư bái lễ, rồi quỳ gối chắp tay. Giới sư bèn hỏi giá nạn:
- Thiện nam tử lắng nghe! Bây giờ là lúc chí thành, lúc nói thật. Ta nay sẽ hỏi ông, ông phải đáp đúng sự thật.
- Ông có phạm biên tội chăng?
Đáp: Không.
- Ông có ô Tỳ kheo ni (Ni thì ô Tỳ kheo Tăng) chăng?
Đáp: Không.
- Ông có phải tặc trụ nhập đạo chăng?
Đáp: Không.
- Ông có phải huỳnh môn chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải giết cha chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải giết mẹ chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải giết A la hán chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải phá tăng chăng?
Đáp: Không phải.
-Ông không phải ác tâm làm thân Phật ra máu chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải là phi nhân chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải là súc sinh chăng?
Đáp: Không phải.
-Ông không phải người hai hình chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông tên gì?
Đáp: Con tên…
- Hòa thượng của ông là ai?
Đáp: Đại Hòa thượng, thượng…, hạ…
- Ông bao nhiêu tuổi?
Đáp: Con… tuổi.
- Y bát của ông đầy đủ chăng?
Đáp: Đủ
- Cha mẹ (Ni thì thêm chồng) của ông có cho xuất gia không?
Đáp: Cho.
- Ông không phải là kẻ thiếu nợ người chăng?
Đáp: Không phải.
-Ông không phải là quân nhân, quân công hiện chức chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông là trượng phu có các bệnh cùi, ung thư, tiểu đường, điên cuồng (Ni thêm vào hai đường tiểu tiện hợp chung, âm đạo nhỏ, đại tiểu tiện thường rỉ chảy, nước mũi, nước miếng chảy) chăng?
Đáp: Không.
Hỏi xong giá nạn, Giới sư bèn nói với người thọ giới rằng:
- Lục đạo chúng sinh phần nhiều bị giới chướng, con người tuy được thọ, nếu có giá nạn cũng không được thọ. Ông không có giá nạn nhất định được thọ giới. Ông phải phát tâm tăng thượng thệ độ tất cả chúng sinh. Giới là cội gốc của các thiện; hay làm chánh nhân của tam thừa. Giới là của báu trong Phật pháp hay hộ trì thiện pháp khiến chánh pháp trụ lâu ở đời ông nên nhất tâm lãnh thọ. Hãy bạch theo tôi:
- Con là… quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Con nay theo Phật xuất gia, Ngài… làm Hoà thượng. Như Lai chí chân Đẳng giác là Thế Tôn của con (nói 3 lần, lạy 3 lạy, bèn đắc giới).
Dưới đây là tam kết:
Con là… quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi, Ngài… làm Hòa thượng. Như Lai chí chân Đẳng chánh giác là Thế Tôn của con (nói 3 lần, lạy 3 lạy).
Đã phát giới rồi, tiếp theo là nói giới tướng và vấn đáp:
- Suốt đời không sát sinh là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không trộm cướp là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không được dâm là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không vọng ngữ là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không uống rượu là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không đeo tràng hoa thơm, không xoa dầu thơm vào thân là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không ca múa và biểu diễn các bộ môn nghệ thuật, không cố ý đến xem nghe là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không nằm giường lớn cao rộng là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không ăn phi thời là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không cầm giữ vàng bạc vật báu là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Nói giới tướng xong, tiếp theo nói ngũ đức của Sa di. Kinh Thỉnh Tăng Phước Điền nói: Sa di phải biết ngũ đức:
1.     Phát tâm xuất gia vì ôm lòng mộ đạo.
2.     Hủy bỏ hình thể đẹp đẽ ứng hợp với pháp phục.
3.     Cắt đứt vĩnh viễn sự thân ái vì không có thân sơ.
4.     Liều bỏ thân mạng vì tôn sùng đạo.
5.     Chí cầu đại thừa vì độ mọi người.
Sa di phải biết thập số:
1.     Tất cả chúng sinh đều y vào thức ăn (phá ngoại đạo chủ trương tự nhịn đói)
2.     Danh sắc (phá ngoại đạo tự nhiên)
3.     Tưởng đau nhức (phá ngoại đạo chủ trương Phạm Thiên là nhân).
4.     Tứ đế (phá vô nhân quả ngoại đạo).
5.     Ngũ ấm (phá thần ngã ngoại đạo).
6.     Lục nhập (phá nhất thức ngoại đạo).
7.           Thất giác ý (phá ngoại đạo chủ trương không tu).
8.     Bát chánh đạo (phá tà nhân ngoại đạo).
9.     Cửu chúng sinh cư (phá sắc, vô sắc thiên chấp Niết bàn ngoại đạo).
10.  Thập nhất thiết nhập (phá sắc không ngoại đạo).
Mười điều này quan hệ đến danh số pháp tướng, người sơ học không dễ gì hiểu nên tôi cũng lược bớt.
Sau cùng phát nguyện hồi hướng:
Thọ giới công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước đều hồi hướng
Nguyện khắp các chúng sinh chìm đắm
Chúng sinh mười phương tịnh độ Phật
Thập phương tam thế tất cả Phật
Hết thảy Bồ Tát Ma ha tát
Ma ha Bát nhã Ba la mật.
Phật sự thọ giới hoàn tất, người thọ giới lể tạ hai thầy và tiếp thọ sự đảnh lễ chúc mừng của thân bằng quyến thuộc và các cư sĩ xem lễ.
Hiện tại cần phải giải thích nội dung của giá nạn. Trong đó giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá tăng, làm thân Phật chảy ra máu, là tội ngũ nghịch ở trong thiên ngũ giới đã nói qua, không cần giảng lại.
Phi nhân là quỷ thần biến hóa. Súc sinh là rồng súc biến hóa. Hai hình là gồm cả hai bộ phận sinh dục của nam và nữ. Điều mười một từ “ông tên gì” trở xuống, văn nghĩa rõ ràng không cần giải thích. Cần phải giải thích là năm điều đầu tiên:
- Biên tội: Là chỉ người thọ Phật giới không xả giới mà lại phạm một trong bốn giới: Giết người, hành (tà) dâm, trộm cướp (5 tiền trở lên), vọng ngữ (tự xưng là Thánh hiền); bị bỏ ra ngoài biển lớn Phật pháp, không được thọ giới lại.
- Ô Tỳ kheo ni: Là chỉ cho người đã từng phá hoại giới phạm hạnh của Tỳ kheo ni thanh tịnh. Điều này ở trong Thiện Kiến Luật quyển 17 có nói kỹ càng: “Ở ba chỗ miệng, âm đạo, hậu môn” của Tỳ kheo ni hành dâm, đều gọi là hoại Tỳ kheo ni, nếu vuốt ve, xúc chạm Tỳ kheo ni thì không chướng xuất gia. Nếu đem y phục thế tục rồi ép Tỳ kheo ni mặc rồi hành dâm cũng gọi là hoại Tỳ kheo ni, chẳng được xuất gia. Nếu Tỳ kheo ni thích mặc y phục thế tục hành dâm thì không chướng xuất gia. Người đã ô hoại Tỳ kheo thanh tịnh cũng thành giới chướng.
- Tặc trụ nhập đạo: Là chỉ cho người lúc còn ở thế tục đã từng nghe trộm pháp yết ma của Tỳ kheo (hoặc Tỳ kheo ni), gọi là tặc trụ, không cho xuất gia.
- Phá nội ngoại đạo: Chỉ cho người vốn là ngoại đạo đến trong Phật pháp cầu độ xuất gia, sau trở lại làm ngoại đạo, bây giờ lại đến trong Phật giáo cầu xuất gia nữa với mục đích là tìm lấy khuyết điểm của Phật giáo, sưu tập tư liệu của Phật giáo để làm công tác phá hoại Phật giáo, vì thế không cho xuất gia.
- Huỳnh môn: Vốn là chức vụ hoạn quan trong cung cấm đời Đông Hán. Kinh Phật dùng danh từ này để chỉ cho người lúc nam lúc nữ, người chẳng phải nam chẳng phải nữ, người vừa nam vừa nữ. Nếu thu nhận họ xuất gia thì không thể xếp họ vào hàng ngũ Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni được; vì thế, hạng người này không được xuất gia.
Thọ trì Phật giới đều có chướng giới, đều có điều kiện, nhưng điều kiện của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni rất nghiêm, yêu cầu rất cao, giới chướng rất nặng, giá nạn rất nhiều. Sa di, Sa di ni là cơ sở của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, vì thế trước khi thọ Sa di thập giới phải hỏi những giá nạn của sự xuất gia này.
III. PHẠM VI VÀ TRÌ PHẠM CỦA SA DI GIỚI
Đoạn trước đã nói qua, Sa di giới tuy chỉ mười điều nhưng đối với Cụ túc giới của Tỳ kheo (Tỳ kheo ni) cũng được tùy tùng học tập và thủ trì. Ở chỗ này có một vấn đề là Sa di chưa thọ Cụ túc giới do đâu mà học Tỳ kheo giới? Vấn đề này dường như từ trước đến nay chưa có người hỏi tới. Tiểu chúng không được nghe thuyết giới và yết ma của đại chúng, vì thế Cổ đức phần nhiều đều nhận định người chưa thọ Cụ túc giới cũng không được duyệt học Đại giới, bằng không thì thành tặc trụ chướng thọ Đại giới, đã không được nghe cũng không được đọc, thì do đâu mà học tập? Cũng có người có thể từ trong sinh hoạt của Tăng đoàn thể nghiệm học hỏi, nhưng điều đó rốt cuộc không thành.
Thường thường Tỳ kheo mỗi nửa tháng nghe tụng giới một lần, cũng phải trải qua thời gian 5 năm mới có thể học tốt về giới luật, hà huống là Sa di. Vì thế tôi nghĩ, nguyên nhân người chưa thọ Cụ túc giới không được nghe giới, chủ yếu là phòng ngừa, nhân vì có Tỳ kheo phạm giới trong lúc thuyết giới yết ma phát lồ sám hối xuất tội, bị tiểu chúng hoặc người tục nghe rồi sinh ra tội khinh khi phỉ báng. Đến như điều văn giới tướng của Đại giới ít nhất đối với Sa di là có thể đọc, ngoại đạo và người tục không có chánh tín không nên cho họ đọc. Người thế tục ở các quốc gia Nam truyền có thể nghiên cứu Đại Luật, nguyên nhân khai lệ có lẽ cũng là căn cứ vào một quan niệm này.
Nhưng trong Tăng Kỳ Luật quy định Tỳ kheo nếu nói tên của ngũ thiên thất tụ cho người chưa thọ Cụ túc giới nghe, phạm tội Việt tỳ ni. Đây là một căn cứ có quyền lực, Tỳ kheo không nên cổ động tiểu chúng và người thế tục xem Đại Luật.
Nhưng, Cụ túc giới đối với Tỳ kheo, tỳ kheo ni phân làm ngũ thiên thất tụ, cũng là 7 loại tội hạnh của 5 thứ tội danh; đối với Sa di, Sa di ni chỉ có một thứ tội danh gọi là Đột kiết la, phạm tội Đột kiết la của Đại giới là Đột kiết la, phạm tội Ba la di của Đại giới cũng là Đột kiết la. Duy phạm Đột kiết la của 4 giới căn bản đầu của thập giới đáng bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn gọi là Diệt tẩn. Nếu phạm giới “Khởi ác kiến” (cho rằng Phật nói hành dâm không phải là pháp chướng đạo) trong tội Ba dật đề của Đại giới, Tỳ kheo khuyên can Sa di ấy ba lần mà vẫn không bỏ ác kiến, cũng bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn. Nếu phạm các giới khác đều có thể dùng Đột kiết la sám trừ.
Nhưng căn cứ vào Thiện Kiến Luật quyển 17 nói: Sa di có 10 điều ác phải bị diệt tẩn. Những gì là mười? Sát sinh, trộm cắp, dâm dục, dối trá, uống rượu, hủy báng Phật Pháp Tăng, tà kiến, hoại Tỳ kheo ni. Duy phạm 9 điều ác trước, nếu chí thành sám hối, khẩn thiết sửa lỗi, vẫn được thọ Tỳ kheo giới. Người “hoại Tỳ kheo ni” trong giá nạn là phạm 4 điều ác đầu trong 10 điều ác này, ở đây dường như nói: Phạm 4 biên tội, nếu chí thành khẩn thiết sửa lỗi tuy phạm biên tội vẫn có thể thọ Tỳ kheo giới.
Tiểu chúng tuy học Đại giới, nhưng cũng không phải là tùy học toàn bộ. Trong Thọ Giới Quy Tắc ghi ở Ký Quy Truyện quyển 3 của Tam Tạng Nghĩa Tịnh nói: “Chỉ cần nơi Luật  tạng không phạm 12 điều. Những gì là mười hai?
1.     Không phân biệt y
2.     Lìa y ngủ
3.     Nhóm lửa
4.     Túc thực
5.     Hại sanh chủng
6.     Bỏ đồ bất tịnh trên cỏ tươi
7.     Tự leo lên cây
8.     Cầm nắm vật báu
9.     Ăn đồ ăn dư cách đêm
10. Đào đất
11. Không thọ thực
12. Nhổ cỏ chặt cây”.
Lại nói: “12 điều này hai chúng Sa di, Sa di ni không trì không lỗi, còn chánh học nữ không trì 5 điều sau thì phạm”.
Ở đây cần phải giải thích thêm:
1. Tỳ kheo có 3 y, Tỳ kheo ni có 5 y, vì thế có phận biệt trong trường hợp nào nên mặc đắp y nào. Sa di chỉ có 2 mạn điều; một là y trên, hai là y dưới, không có phân biệt.
2. Tỳ kheo, Tỳ kheo ni không được lìa 3 y ngủ, chủ yếu tại đại y. Sa di không có đại y vì thế không phạm.
3. Tỳ kheo không được nhóm lửa nấu ăn, Sa di có thể nhóm lửa nấu cháo cho Tỳ kheo bệnh ăn cho đến nấu cơm cho đại chúng dùng.
4. Tỳ kheo giả sử sau khi đã ăn bữa ăn chính từ sớm rồi, vẫn chưa đến chính ngọ, thí chủ có đem đồ ngon đến cúng dường, trong bụng có thể ăn thêm cũng không được ăn nữa, đây gọi là “Túc thực”. Nếu như nhất định muốn ăn phải nhờ một Tỳ kheo khác chưa ăn no làm pháp dư thực bằng cách nhờ Tỳ kheo kia ăn trước một miếng rồi sau đó mình mới được ăn. Sa di tuổi nhỏ không chịu đói nổi vì thế không bị sự hạn chế của túc thực.
5. Sanh chủng là hạt giống và ngũ cốc, Tỳ kheo không được làm tổn hại, Sa di có thể thay đại chúng xử lý.
6.     Bất tịnh là chỉ cho các vật nhơ bẩn như đại tiểu tiện và đàm dãi.
7.     Leo cây cao làm mất oai nghi.
Hai điều trên được chế định là phòng ngừa người tục chê bai.
8.     Tỳ kheo chẳng được cầm nắm vật báu, Sa di có thể thay đại chúng cầm giữ.
9. Đồ ăn còn thừa để cách đêm gọi là tàn thực. Tỳ kheo chẳng được ăn lại, Sa di có thể ăn lại.
10. Tỳ kheo không được đào đất và sai người đào đất. Sa di có thể vì đại chúng, vì Tam bảo đào đất.
11. Các vật thực không do người khác đưa cho, Tỳ kheo không được ăn. Sa di không bị sự hạn chế này và làm người dâng vật thực cho Tỳ kheo.
12. Mầm cây là loại cỏ cây, cỏ cây là chỗ quỷ thần nương ở, vì thế, Tỳ kheo không nhổ cỏ, không chặt cây. Sa di không bị sự hạn chế này.
Chánh học nữ là dịch ý của Thức xoa ma ni, ở trong 12 điều này, 7 điều trước không trì không phạm, đây là chỗ bất đồng với Sa di và Sa di ni.
IV. OAI NGHI CỦA SA DI VÀ SA DI NI
Quan hệ đến Sa di và Sa di ni, trong Đại Chánh Tạng có 5 bộ sách sau đây có thể dùng nghiên cứu tham khảo:
1.     Sa Di Thập Giới Tinh Oai Nghi (1 quyển)
2.     Sa Di Oai Nghi (1 quyển)
3.           Kinh Phật Thuyết Sa Di Thập Giới Nghi Tắc (1 quyển)
4.     Sa Di Ni Giới Kinh (1 quyển)
5.     Sa Di Ni Ly Giới Văn (1 quyển)
Nhưng vì nội dung của năm bộ sách này trước sau trùng lặp, không có cương lãnh thống nhất, người sơ học rất khó nắm được đầu mối, vì thế cuối đời nhà Minh có Đại sư Liên Trì chỉnh lý và biên tập thành một quyển Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, về sau lại có Ngài Hoằng Tán làm chú thích thêm. Cuối đời nhà Minh còn có Đại sư Ngẫu Ích biên tập thành quyển Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu. Quyển trước kỷ càng,quyển sau giản dị sáng sủa, mỗi quyển đều có chỗ hay, đều có giá trị, đáng cho chúng ta tham khảo duyệt học. Hiện nay Đài Loan Ấn Kinh Xứ có bản đơn hành lưu động.
Trong Sa Di Thập Giới Tinh Oai Nghi nói: “Sa di 72 oai nghi gồm có 14 việc”. Trong Sa Di Ni Ly Giới Văn nói: “Oai nghi 70 sự kiện”. Trừ những oai nghi có quan hệ riêng cho nam nữ bất đồng ra, oai nghi của Sa di, Sa di ni phần nhiều tương đồng. Nay tôi xin đem một, vài oai nghi được xem là trọng yếu phân làm hai tổ nam nữ trích lục như sau:
A. Oai nghi của Sa di
1. Pháp thầy dạy Sa di: Phải kính Đại Sa môn, không được kêu tên của Đại Sa môn. Lúc Đại Sa môn thuyết giới kinh không được lén nghe. Không được tìm điều hay dở của Đại Sa môn. Đại Sa môn có lỗi lầm không được nói với người khác. Không được nói xấu Đại Sa môn khi vắng mặt. Không được khinh dễ cợt cười cợt trước Đại Sa môn và nhái theo ngôn ngữ hình tướng của Ngài. Thấy Đại Sa môn phải lập tức đứng dậy, trừ khi đọc kinh, ăn cơm, công tác. Giữa đường gặp Đại Sa môn, phải đứng nép qua một bên. Nếu lúc chơi đùa thấy Đại Sa môn liền phải ngưng ngay.
2. Pháp Sa di thờ thầy: Phải xem thầy như cha, phải dậy sớm. Muốn vào cửa phòng thầy trước phải búng ngón tay ba lần. Phải chuẩn bị đồ súc miệng rửa mặt cho thầy. Phải rải nước khi quét đất. Phải xếp y phục, dọn dẹp lau quét giường chiếu cho thầy. Thầy đi chưa về, không được bỏ phòng ra đi. Nếu có lỗi thầy răn dạy không được cãi lại, phải cúi đầu lắng nghe lời thầy và nghĩ nhớ để vâng làm. Đi ra phải đóng cửa lại cẩn thận.
3. Pháp Sa di bạch thầy: Ngoại trừ 5 việc: Súc miệng, uống nước, đại tiện, tiểu tiện và lễ kính tháp Phật trong vòng 49 tầm (mỗi tầm 8 thước tàu) của phạm vi kiết giới, có làm việc gì đều phải bạch với thầy.
4. Pháp Sa di nhập chúng: Phải học cho rõ, phải tập làm việc. Phải vì chúng phục vụ. Phải vì Đại Sa môn mà đưa vật dụng. Phải lễ Phật. Phải lễ Tỳ kheo Tăng. Phải chào hỏi bậc Thượng tọa, Hạ toạ. Phải nhường chỗ ngồi cho bậc Thượng tọa, không được tranh dành chỗ ngồi, không được ở trên tòa ngồi kêu gọi cười giỡn. Không được luôn luôn đứng dậy đi ra ngoài. Nếu trong chúng có gọi đến tên mình thì liền dạ. Tỳ kheo chấp sự có sai làm việc gì trước phải bạch thầy.
5. Pháp Sa di làm trị nhật: Phải tiếc vật của chúng Tăng. Chẳng được ở giữa đường làm việc. Làm việc chưa xong chẳng được giữa chừng bỏ đi. Đang lúc làm việc, nếu bị thầy gọi phải thưa cho Tỳ kheo chấp sự biết. Phải phục tùng sự chỉ đạo và giáo lệnh của thầy Tỳ kheo chấp sự, chẳng được trái nghịch.
6. Pháp Sa di vào phòng tắm: Phải cúi đầu vào nhà tắm. Trong nhà tắm phải tránh chỗ của bậc Thượng toạ. Không được đùa giỡn tạt nước lên nhau. Không được tạt nước cho lửa tắt. Không được cười giỡn. Không được làm hư hại vật dụng trong nhà tắm. Không được dùng nước quá phí. Không được để nước và xà bông đổ vào hồ tắm.
7. Pháp Sa di vào cầu xí: Muốn đại tiểu tiện phải đi liền. Lúc đi, không được liếc ngó hai bên. Đến cửa cầu xí trước hết phải búng tay ba lần cho người bên trong biết, chẳng được hối thúc người trong cầu ra. Bước lên cầu tiêu rồi lại búng ngón tay ba lần nữa để cho quỷ thần ăn phẩn biết mà tránh. Không được cúi đầu nhìn xuống bộ phận sinh dục. Không được rặn lớn tiếng. Không được nhổ nước miếng đàm dãi làm dơ vách. Không được vẽ lên vách hoặc dưới đất. Không được ngồi lâu trong cầu xí. Trong lúc đi cầu xí gặp người không làm lễ, phải lánh đường đi. Lúc ra khỏi cầu xí phải rửa tay, không được cầm đồ vật. Phải lấy nước rửa đường đại tiểu tiện, gọi là tẩy tịnh. Không tẩy tịnh không được lễ Phật. Phải dùng nước trong súc miệng, không súc miệng chẳng được tụng kinh.
8. Pháp Sa di lễ thầy: Thầy tọa thiền không nên làm lễ, thầy kinh hành không nên làm lễ, thầy đang ăn không nên làm lễ, gặp bên tay trái thầy không nên làm lễ, không nên làm lễ thầy nằm bệnh, đất nhơ không nên làm lễ.
9. Pháp Sa di vào nhà cư sĩ: Đến cửa nhà, phải tự xét oai nghi của mình, cũng không được thấy người mà làm oai nghi. Nhà không có người nam không được vào cửa. Nhà có thờ Phật, lúc bước vào, trước tiên phải lễ Phật. Vào nhà, nếu ngồi, trước phải xem: Chỗ có binh khí không nên ngồi, chỗ có vật báu không nên ngồi, chỗ có y phục trang sức phụ nữ không nên ngồi. Không được ngồi nói chuyện một mình với người nữ ở chỗ có ngăn che. Không được cố đùa giỡn với trẻ con. Không được nói nhiều, không được đùa cợt. Phải ngồi yên lặng, phải ngồi ngay thẳng. Không được kết thân với cư sĩ làm cha mẹ chị em.
10. Pháp Sa di vào chợ: Phải cúi đầu đi thẳng đến nơi và đi thẳng về. Không được cùng người nữ trước sau đi theo nhau. Không được đi ngó qua ngó lại. Không được cố nhìn người nữ. Không được đến xem chỗ náo nhiệt. Mua đồ không được tranh dành đắt rẻ, không được ngồi trong cửa hàng của người nữ. Nếu bị người dành phải khéo lánh đi, đừng theo trả giá. Nếu đã mua vật ở chỗ A đắt, chỗ B tuy rẻ cũng không được bỏ chỗ A mà mua chỗ B, làm cho chỗ A sinh giận.
11. Pháp Sa di vào chùa Ni: phải có đông bạn vào chùa Ni. Vào chùa trước phải lễ Phật. Nếu không có chỗ dành riêng cho khách thì không được ngồi. Không được thuyết pháp không hợp thời. Nếu từ chùa Ni trở về, không được nói sự đẹp xấu của chùa Ni. Không được thư từ qua lại với Ni. Không được nhờ may vá và giặt giũ quần áo.
B. Oai nghi của Sa di ni
1. Pháp Sa di ni đi ra ngoài: đi ra ngoài không được đi một mình, phải cùng với Đại Ni hoặc 2, 3 Ni cùng đi. Nếu không có Ni phải cùng với thân tín Ưu bà di đồng đi. Phải nhìn thẳng 6 thước (2m) phía trước nà đi. Không được đi cùng người nam hoặc theo sau đi chung đường.
2. Pháp Sa di ni ngủ: Không được nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng bên trái; phải nằm kiết tường nghiêng bên phải. Không được để lộ vai, ở trần. Không được đặt tay ở chỗ âm hộ.
3. Pháp Sa di ni vào nhà cư sĩ: Không được vào phòng của phụ nữ nói cười. Không được ngồi ăn dưới bếp. Không được cùng người giúp việc nói chuyện riêng. Không được đi một mình đến cầu xí. Không được lên chỗ cầu xí của người nam. Không được lấy tay trao đồ vật cho người nam, phải để ở trên đất (hoặc chỗ thích đáng) để người đó tự lấy. Không được đùa giỡn với trẻ con.
4. Pháp sa di ni vào nhà tắm: Không được lõa lồ tắm chung với Ưu bà di. Không được bàn luận về việc tắm rửa. Không được cùng Ưu bà di kỳ cọ lẫn nhau. Không được tắm chung với trẻ con. Không được dùng nước rửa của người khác đã rửa. Không được tự nhìn chỗ kín của thân thể.
5. Pháp Sa di ni vào chùa tăng: Phải theo Đại ni hoặc 2, 3 người cùng đi. Vào chùa trước phải bạch Trị sự tăng. Không được cùng Tỳ kheo ngồi chung một nhà. Không được cùng Tỳ kheo ngồi chung một tòa. Không được cùng Tỳ kheo cười đùa. Không được ngồi nằm trong mền nệm của Sa di. Không được cùng Tỳ kheo ăn chung bát. Không được mặc lầm y Tỳ kheo.
Trên đây là tóm lược oai nghi của Sa di , Sa di ni , thật ra cũng là toát yếu oai nghi của Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Sa di ni cũng phải đồng học những phần chung của oai nghi Sa di. Ngày lục trai, cư sĩ cũng nên học trì oai nghi Sa di. Đây là điều cần phải biết.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.1/7/2O13.THICH NU CHAN TANH.MHDT,

Friday 28 June 2013

THÀNH DUY THỨC LUẬN
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch : Hòa Thượng Thích Thiện Siêu 
Mùa An cư P.L. 2539 – 1995
 IX. CHỨNG MINH CÓ THỨC THỨ TÁM
- Làm sao biết ngoài nhãn thức v.v... riêng có tự thể thức thứ tám? 
Lấy Thánh giáo và chánh lý làm định lượng mà biết có. Như trong Khế kinh Ðại thừa A tỳ đạt ma nói:
Giới từ vô thỉ lại,
Hết thảy pháp đều nương,
Do đó có các thú,
Và Niết bàn chứng đắc.
Thức thứ tám này, tự tánh vi tế cho nên lấy tác dụng để chỉ bày nó. Nữa bài tụng đầu chỉ rõ thức thứ tám có tác dụng làm nhân duyên. Nữa bài tụng sau chỉ rõ thức thứ tám có tác dụng làm chỗ nương tựa, chấp trì lưu chuyển (các thú) và hoàn diệt (Niết bàn). Chữ "giới) có nghĩa là nhân, tức là chủng tử thức, từ vô thỉ lại, lần lượt tiếp nối, đích thân sanh ra các pháp, cho nên gọi là nhân (giới). Chữ "nương" (y) nghĩa là duyên, tức là thức chấp trì. Thức này từ vô thỉ lại làm chỗ nương tựa một cách bình đẳng cho hết thảy pháp, cho nên gọi là duyên. Nghĩa là vì nó chấp trì (trì) các chủng tử, và làm chỗ nương (y) cho các pháp hiện hành, do chủng tử mà biến ra pháp hiện hành kia và do chấp trì mà làm chỗ nương cho pháp hiện hành kia.
Biến ra pháp kia là biến ra khí thế giới và thân có các căn. Làm chỗ nương cho pháp kia là làm chỗ nương cho các chuyển thức. Vì thức chấp thọ năm sắc căn, mà khiến cho năm thức nhãn, nhĩ, v.v... nương căn đó chuyển hiện; lại làm chỗ nương cho thức Mạt na, và ý thức thứ sáu nương Mạt na đó chuyển hiện. Vì Mạt na và ý thức đều thuộc chuyển thức, nên giống như nhãn thức v.v... phải nương nơi căn câu hữu mới phát khởi được. Thức thứ tám vì là thức tánh, nên cũng lấy thức thứ bảy làm câu hữu y. Ðây là nói về cái dụng làm nhân duyên của thức thứ tám.
Trong bài tụng chữ "đo đó có" là do có thức thứ tám này. Chữ "có các thú: là các cõi thiện ác. Nghĩa là do có thức thứ tám này chấp trì tất cả pháp thuận với luân hồi lưu chuyển; mà khiến các hữu tình phải lưu chuyển trong sanh tử. Tuy hoặc, nghiệp và sanh (tứ sanh), đều là lưu chuyển, nhưng "thú" (đường) là quả, vì trọng yếu hơn nên nói nhấn mạnh (các thú). Hoặc chữ "chư thú" xuyên suốt cả năng thú và sở thú. Vì đồ tư dụng (tức hoặc và nghiệp) của các thú, cũng gọi tên là thú.
Các hoặc, nghiệp và sanh, đều nương nơi thức này. Ðó là thức này có tác dụng làm chỗ y trì cho sự lưu chuyển.
Câu "Và Niết bàn chứng đắc" là do có thức thứ tám này, cho nên có Niết bàn chứng đưọc, nghĩa là do có thức thứ tám này chấp trì tất cả pháp thuận với sự hoàn diệt, khiến kẻ tu hành chứng đắc Niết bàn. Trong đây chỉ nói đạo chứng đắc, vì Niết bàn không dựa nới thức này mà có. Hoặc đây chỉ nói Niết bàn sở chứng, vì nó chính là điều mà kẻ tu hành mong cầu.
Hoặc ở đây nói chung cả Niết bàn (Diệt đế) và đạo (Ðạo đế) đều là nhiếp thuộc vào phẩm loại hoàn diệt. Nghĩa là Tụng nói chữ "Niết bàn" là biểu thị cảnh tịch diệt được chứng. Còn Tụng nói chữ "chứng đắc" tiếp sau, là biểu thị đạo năng đắc. Do đạo năng đoạn (vô gián đạo) mà đoạn đưọc lậu hoặc sở đoạn, đến địa vị cứu cánh chứng đắc Niết bàn. Ðạo năng đoạn, lậu hoặc ở đoạn, đạo năng chứng, Niết bàn sở chứng đều nương nơi thức này. Ðó là thức này có tác dụng làm chỗ y trì cho hoàn diệt.
Lại, trong bài tụng trên, câu đầu là hiển thị tự tánh của thức này hằng có từ vô thỉ. Ba câu sau là hiển thị nó làm chỗ y chỉ hoặc tổng, hoặc biệt cho hai pháp tạp nhiễm và thanh tịnh. Pháp tạp nhiễm là Khổ đế, Tập đế, tức là sở thú và bốn loài sanh, và năng thú là hoặc, nghiệp. Pháp thanh tịnh là Diệt đế, Ðạo dế, tức Niết bàn sở chứng và đạo năng chứng. Niết bàn và đạo, cả hai thứ kia đều nương thức này mà có. Còn nếu nương chuyển thức thì không thành.
Hoặc câu đầu của bài tụng hiển thị thức thể từ vô thỉ tiếp nối, ba câu sau hiển thị làm chỗ y chỉ cho ba thứ tự tánh, là Y tha khởi tánh (câu tụng hai), Biến kế sở chấp tánh (câu tụng ba) và Viên thành thật tánh (câu tụng bốn). Theo thứ lớp như thế nên biết.
- Những nghĩa được nói trong bài tụng trên, nếu lìa thức thứ tám thì các nghĩa ấy không thành. Chính trong kinh Ðại thừa A tỳ đạt ma kia còn nói:
Do thức nhiếp tàng hết,
Chủng tử của các pháp, 
Nên gọi A lại da. 
Ta chỉ dạy người thắng. 
  Do bản thức thứ tám này đầy đủ các chủng tử, cho nên có thể nhiếp tàng các pháp tạp nhiễm, để nương theo nghĩa ấy mà đặt tên thức thứ tám này là A lại da, chẳng phải như "Thắng tánh" của phái Thắng luận chấp nó chuyển biến thành Giác đại v.v... ở đây, thể chủng tử với quả của chủng tử chẳng phải một, vì năng y chỉ và bị y chỉ đều cùng sanh, cùng diệt.
Vì nó cùng với pháp tạp nhiễm nhiếp tàng lẫn nhau, đồng thời nó là nơi bị loài hữu tình chấp tàng làm ngã, cho nên thức này tên là A lại da.
- Các vị Bồ tát đã vào kiến đạo được chơn hiện quán, gọi đó là người thắng. Các vị này có thể chứng biết thức A lại da, cho nên đức Thế Tôn ta chính thức vì họ khai thị dạy bảo. Hoặc tất cả Bồ tát trước mười địa đều được gọi là người thắng. Tuy trước khi vào kiến đạo, họ chưa thể chứng biết thức A lại da, nhưng có thể tin biết lý Duy thức để cầu được quả chuyển y nó, nên Phật cũng dạy cho. Các chuyển thức không thể có được các nghĩa đó.
- Kinh Giải Thâm Mật cũng nói như vầy:
Thức A đà na rất thâm tế, 
Các chủng tử như dòng nước dốc, 
Ta không chỉ dạy hàng phàm phu, 
Sợ chúng phân biệt chấp làm ngã. 
Vì có khả năng chấp trì chủng tử các pháp, lại có khả năng chấp thọ năm sắc căn và thân của sắc căn nương, cũng có  khả năng chấp thủ uẩn nghiệp kiết sanh tiếp nối, cho nên nói thức này tên là A đà na. Hạng hữu tình không có chủng tánh giác ngộ thì không thể biết cùng căn để của nó, nên nói là rất sâu; còn hạng có chủng tánh Nhị thừa thú tịch thì không thể thông đạt, nên nói là rất tế. Ðây là chủng tử thật của hết thảy pháp, hể gặp duyên kích thích thì liền hiện sanh các sóng mòi chuyển thức, và thường hằng không gián đoạn, như dòng nước dốc. Trong bài tụng, nói "phàm" tức chỉ hạng người không có chủng tánh giác ngộ; nói "ngu" tức chỉ cho hàng Nhị thừa thú tịch. Vì sợ hai hạng đó đối với thức này khởi tâm phân biệt, vọng chấp làm ngã mà bị đoạ vào đường ác, chướng ngại cho sự sanh vào Thánh đạo, nên đức Thế Tôn ta không chỉ dạy cho họ.
Chỉ có thức thứ tám mới có đủ các tướng như thế.
- Kinh Nhập Lăng già cũng nói như vầy:
Như biển gặp duyên gió, 
Khởi đủ thứ sóng mòi, 
Sanh tác dụng hiện tiền, 
Không lúc nào gián đoạn 
Biển Tạng thức cũng thế, 
Gió cảnh giới kích động, 
Thường khởi các sóng thức, 
Sanh tác dụng hiện tiền. 
Các thức nhãn, nhĩ, v.v... không thể giống như biển lớn, thường tiếp nối chuyển biến khởi lên các sóng thức, cho nên biết phải riêng có thức tánh thứ tám.
Trong vô lượng kinh Ðại thừa đều nói riêng có thức thứ tám này. Mà các kinh Ðại thừa đều là thuận với lý vô ngã, và trái với sát thủ thứ (hữu tình ngã), là kinh có lý lẽ trái bỏ lưu chuyển sanh tử, thú hướng hoàn diệt Niết bàn, tán thán Phật, Pháp, Tăng, hủy báng các ngoại đạo, biểu thị các pháp uẩn, xứ, giới, ngăn ngừa thắng tánh của ngoại đạo. Cho nên người ưa thích Ðại thừa đều chấp nhận kinh Ðại thừa có thể hiển bày nghĩa lý không điên đảo, vì nó nhiếp thuộc vào Khế kinh, ví như kinh Tăng Nhất v.v... đều là thuộc vào chí giáo lượng.
Lại, Thánh Từ Thị dùng bảy nhân sau đây để chứng minh kinh Ðại thừa thật là do Phật nói:
1. Vì trước đó Phật không thọ ký – Nêú kinh Ðại thừa là do những người sau khi đức Phật diệt độ, muốn phá hoại Chánh pháp mà nói ra, thì tại sao Thế Tôn không dự ký trước, như Ngài từng dự ký các việc bố ủy sẽ xảy ra?
2. Vì vốn cùng lưu hành – Kinh Ðại, Tiểu thừa giáo trước đến nay cùng lưu hành, vậy thì làm sao biết riêng kinh Ðại thừa là không phải của Phật nói.
3. Vì không phải cảnh giới của người khác – Giáo lý Ðại thừa rộng lớn rấtr sâu, không phải là cảnh giới của hàng ngoại đạo tư lường biết đến đưọc, trong kinh luận của họ chưa từng nói đến giáo lý Ðại thừa, dẫu có nói cho họ nghe, họ cũng không tin thọ. Cho nên kinh Ðại thừa chẳng phải là người không phải Phật nói được.
4.. Vì nên công nhận - Nếu bảo giáo lý Ðại thừa do các đức Phật khác nói chứ không phải do đức Thích Ca nói, thế thì giáo lý Ðại thừa là Phật nói, lẽ đó rõ ràng phải công nhận.
5. Vì lẽ có, không có - Nếu chấp nhận có giáo lý Ðại thừa, thời nên tin giáo lý ấy là do Phật nói, vì ngoài kinh Ðại thừa thì không có giáo lý Ðại thừa. Nếu bảo không có giáo lý Ðại thừa, thì giáo lý Thanh văn thừa cũng không có, vì ngoài Ðại thừa giáo thì quyết định không biết nương vào đâu để thành Phật. Không Phật thì ai ra đời giảng giáo lý Thanh văn thừa. Cho nên chỉ chấp nhận Thanh văn thừa giáo là Phật nói, mà chê bai Ðại thừa giáo là không đúng lý.
6. Vì đối trị - Những người y theo Ðại thừa giáo siêng năng tu hành, đều có thể đạt đến trí vô phân biệt, có khả năng chính thức đối trị tất cả phiền não. Thế nên tin kinh Ðại thừa là Phật nói.
7. Vì nghĩa khác văn – Giáo lý Ðại thừa ý thú rất sâu sắc, không thể theo văn thủ nghĩa nói, rồi sanh tâm phỉ báng cho là không phải Phật nói.
Do các lý như trên nên biết kinh Ðại thừa thật do Phật nói. Như trong luận trang nghiêm có bài tụng tóm tắt nghĩa trên:
Trước chẳng ký, cùng lưu hành 
Không phải cảnh giới ngoại đạo. 
Ðồng công nhận có, không có, 
Ðối trị, và nghĩa khác văn. 
 Trong kinh thuộc các bộ phái Phật giáo cũng mật ý nói riêng thức A lại da, như trong kinh A cấp ma (A hàm) của Ðại chúng bộ, có chỗ mật ý nói thức này gọi là Căn bản thức, là chỗ nương của nhãn thức v.v... ví như cội cậy là gốc của nhánh lá, chứ không phải nhãn thức v.v... có được nghĩa đó.
- Trong kinh thuộc phái Thượng tọa bộ và Phân biệt luận giả, đều có mật ý nói thức này gọi là Hữu phần thức. Hữu là tam hữu (ba cõi), phần là nhân. Chỉ có thức này thường hằng cùng khắp mới có thể làm nhân của Tam hữu.
- Hóa địa bộ nói thức này là Cùng sanh tử uẩn. Lìa thức thứ tám không thể riêng có pháp uẩn nào đi đến tận cùng ngằn mé sanh tử, không bao giờ gián đoạn. Nghĩa là ở cõi trời Vô sắc bị gián đoạn, ở cõi trời Vô tưởng thì các tâm khác bị diệt mất, còn tâm Bất tương ưng hành pháp thì lìa sắc và tâm không thể tự có. Ðó là điều đã được công nhận. Cho nên biết chỉ có thức A lại da này mới gọi là Cùng sanh tử uẩn.
- Trong kinh Tăng Nhứt thuộc phái Thuyết Nhất thiết Hữu bộ cũng mật ý nói: Thức này gọi là A lại da như nói ái A lại da, lạc A lại da, hân A lại da, hỷ A lại da, nghĩa là lòng tham của Mạt na đối với A lại da (Àlya - rãma, Àlya - rata, Àlya - sammudita) trong ba đời tổng có và biệt khác nhau, nên lập ra bốn tên ấy. Loài hữu tình chấp nó làm tự nội ngã thật, cho đến khi chưa chấm dứt cái chấp đó, thì luôn luôn sanh tâm ưa đắm nó. Cho nên A lại da thức mới là chỗ thật đáng ưa đám, chứ không chịu chấp "năm thủ uẩn", vì khi sanh vào chỗ thuần chịu khổ thì không ưa đắm thân năm thủ uẩn ở đó, mà thường xuyên chán ghét thân năm thủ uẩn đó, nghĩ rằng ta lúc nào sẽ xả bỏ được mạng căn năm thủ uẩn này, chúng đồng phận này, thân tâm đau khổ này, để cho ta được tự tại hưởng khoái lạc.
Năm dục cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là người lìa dục, tuy họ không còn tham ưa năm dục, nhưng họ vẫn ưa cái ta của mình.
Lạc thọ cũng không phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là người xa lìa tạp nhiễm đệ Tam Thiền, tuy họ chán lạc thọ của đệ Tam Thiền, nhưng họ vẫn ưa cái ta của mình.
Thân kiến cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là những người không phải là bậc vô học nhưng tin lý vô ngã, tuy họ không sanh lòng ưa đắm thân kiến, song đối với cái ta bên trong họ vẫn ưa đắm.
Các chuyển thức cũng chẳng phải cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là những người không phải vô học nhưng cầu diệt Tâm, tuy họ chán ghét các chuyển thức, nhưng họ vẫn ưa cái ta của mình.
Sắc thân cũng chẳng phải cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là những người lìa sắc ô nhiễm, tuy họ chán ghét sắc thân, nhưng họ vẫn ưa cái ta của mình.
Bất tương ưng hành pháp lìa Sắc và Tâm không thể tự có cho nên cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm.
Kẻ Dị sanh, hàng Hữu học trong khi khởi ngã ái, tuy đối với các uẩn khác hoặc có ái, không ái, nhưng đối với thức thứ tám này luôn luôn vẫn ưa chấp đó làm ngã.
Cho nên chỉ có thức thứ tám này là chỗ thật đáng ưa đắm. Do đó trong kinh Tăng Nhất nói đến tên A lại da chính để hiển thị thức A lại da này vậy.
- Trên đây đã dẫn Thánh giáo làm chứng có thức A lại da. Bây giờ sẽ hiển bày chánh lý làm chứng.
1. Khế kinh nói: Chỗ tập hợp và phát khởi chủng tử các pháp ô nhiễm, thanh tịnh đó gọi là tâm. Nếu không thức này thì cái Tâm giữ gìn chủng tử kia không có được. Các chuyển thức khi ở Diệt tận định v.v... bị gián đoạn. Các căn, các cảnh, tác ý, thiện tâm v.v... chủng loại khác nhau, dễ sanh, dễ mất như điền chớp, không chắc chắn, không thể huân tập, không thể giữ gìn chủng tử, nên chẳng phải là cái tâm tập hợp và phát khởi các chủng tử nhiễm tịnh. Chỉ có thức thứ tám này, một loại trước sau tương tục không gián đoạn, có tánh kiên trụ và có thể chịu huân tập như mè, là tương đương với nghĩa chữ Tâm của kinh nói. Nếu không chấp nhận có Tâm giữ gìn chủng tử thì không những trái kinh mà cũng trái với chánh lý. Vì các pháp nhiễm tịnh được khởi lên không do được huân tập. Không huân tập thành chủng tử, thì sự khởi lên đó chỉ là uổng công. Khi pháp nhiễm tịnh khởi lên đã không nhân nơi chủng tử, thời đồng như ngoại đạo chấp tự nhiên sanh.
- Sắc và pháp Bất tương ưng hành không phải là Tâm, ví như tiếng vang, như ánh sáng, không phải là chỗ của pháp nhiễm tịnh bên trong huân tập, thì nó đâu có thể giữ gìn chủng tử. Lại những pháp Sắc và Bất tương ưng này lìa thức không thể tự có, thì làm sao chấp nó làm chỗ nương cho chủng tử bên trong?
Các Tâm sở pháp tương ưng với chuyển thức, nó như chuyển thức có gián đoạn, dễ khởi dễ mất, không tự tại, không phải Tâm, nên không thể giữ gìn chủng tử, cũng không chịu sự huân tập. Cho nên đúng lý phải có cái Tâm giữ gìn chủng tử riêng.
- Có thuyết cho rằng sáu thức từ vô thỉ, nương nơi căn và cảnh có phận vị trước sau, thức thể tùy ba tánh chuyển biến, song đồng một loại, nên có thể chịu sự huân tập và giữ gìn chủng tử. Do đó thành nhân quả nhiễm tịnh, chứ cần gì phải chấp có thức thứ tám?
- Lời nói đó vô nghĩa. Vì sao? Vì nếu chấp thức loại có thật thì đồng với ngoại đạo Thắng luận. Nếu chấp thức loại là giả thì không có tác dụng mạnh mẽ, nên không thể giữ gìn chủng tử thật của nội pháp.
Lại chấp thức loại đó, nó nhiếp thuộc tánh gì? Nếu là tánh thiện, ác, thời không thể chịu sự huân tập, vì nó thuộc hữu ký, giống như Trạch diệt vô vi. Nếu nó là vô ký, thì khi tâm thiện hoặc ác nổi lên, là không có tâm vô ký, thức loại ấy tát phải đoạn, không thể nói sự thể của thức có thiện, có ác mà loại chỉ là vô ký, vì loại khác nhau thì cũng đồng như tánh thể thức khác nhau.
Loại ở địa vị vô tâm, thức loại này quyết không có. Ðã có gián đoạn, tánh không kiên trụ, thì làm sao chấp nó có thể giữ gìn chủng tử và chịu sự huân tập.
Lại A la hán  hoặc tâm loài Dị sanh, sáu thức loại đồng là vô ký, thể thời có thể A la hán huân tập các pháp nhiễm, loài Dị sanh lại huân tập pháp vô lậu. Chấp nhận thế thì có lỗi.
Lại các căn nhãn, nhĩ v.v... hoặc các pháp khác cùng với nhãn thức, mà loại của căn,loại của pháp và loại của thức đó đồng là vô ký, thì nó nên huân tập lẫn nhau. Nhưng các ông không chấp nhận như thế. Thế nên, không nên chấp thức loại chịu sự huân tập.
Lại sáu thức, hoặc tự thể hoặc chủng loại của nó trước sau hai niệm đã không cùng khởi một lần, như cách nhiều niệm trước sau thì không thể huân tập nhau, vì năng huân và sở huân phải đồng thời.
Ðối với người chấp "sáu thức cùng lúc sanh khởi có thể huân nhau", (năm thức trước cùng lúc huân thức thứ sáu) thì do ý thú đã nói trên mà biết thức thứ sáu đã không phải sở huân, nên nó cũng không thể giữ gìn chủng tử.
 - Có người chấp Sắc, Tâm, tự loại không gián đoạn, niệm trước làm chủng tử cho niệm sau, lý nhân quả được thành. Cho nên lời nói trước đây (nói tập khởi gọi là Tâm để chỉ thức A lại da) làm chứng không thành.
- Lối chấp kia phi lý, vì không có sự huân tập. Nghĩa là tự loại niệm trước sau kia đã không có sự huân tập, thì làm sao chấp niệm trước làm chủng tử cho niệm sau? Lại nữa, tự loại có gián đoạn thì không thể sanh trở lại, và hàng Nhị thừa vô học không có thân ngũ uẫn đời sau, vì ngưòi kia lấy sắc tâm khi chết làm chủng tử cho thân sau.
Cũng không nên chấp Sắc, và Tâm lần lượt làm chủng tử sanh ra nhau, vì chuyển thức và sắc đều không chịu sự huân tập, như trước đã nói rồi.
- Có thuyết cho rằng các pháp ba đời đều có nhân chiêu cảm quả, quả thù đáp nhân, chứ nhọc gì phải chấp có thức thứ tám giữ gìn chủng tử. Nhưng Khế kinh sở dĩ nói tâm là chủng tử, vì tâm có công dụng thế mạnh khởi lên pháp nhiễm tịnh.
- Lời nói các pháp ba đời đó phi lý. Vì qúa khứ và vị lai chẳng phải thường, chẳng phải hiện có, giống như hoa đốm giữa không, không phải thật có. Lại nói không có tác dụng, không thể chấp nó làm nhân duyên được. Nếu không có thức thứ tám giữ gìn chủng tử nhiễm tịnh, thì lý nhân quả không thành.
- Có người chấp lý "không, vô tướng" của Ðại thừa là rốt ráo, chỉ nương theo tợ tỷ lượng mà bác sạch hết, chẳng những không có thức này cũng không có hết thảy pháp. Những người này chỉ làm trái hại lời kinh đã dẫn ở trước, đối với việc tri Khổ, đoạn Tập, chứng Diệt, tu Ðạo, nhân quả nhiễm tịnh, họ đều chấp cho là không thật, thời thành đại tà kiến. Ngoại đạo hủy báng nhân quả nhiễm tịnh, cũng không bảo là hoàn toàn không có, mà chỉ chấp cho là không phải thật. Nếu hết thảy đều không thật có, thời các Bồ tát không nên vì xả bỏ sanh tử không thật có mà tinh cần tu tập tư lương Bồ đề không thật có. Ai là ngưòi có trí lại đi tìm đứa con của người con gái đá, lập đội quân để đánh địch mộng huyễn?
Cho nên, nên tin có có tâm giữ gìn chủng tử, mà dựa vào đó kiến lập nhân quả nhiễm tịnh. Và tâm kia tức là thức thứ tám này vậy.
2. Lại Khế kinh nói: Có tâm Dị thục do nghiệp thiện ác chiêu cảm. Nếu không có thức thứ tám này thì tâm Dị thục kia không thể có. Vì nhãn thức v.v... có gián đoạn không phải lúc nào cũng là nghiệp quả (khi nó vô ký là nghiệp quả, khi nó khởi thiện, ác, thì không phải nghiệp quả), ví như điền chớp, nên chẳng phải là tâm Dị thục, tâm Dị thục không thể dứt rồi lại nối, vì mạng căn (Dị thục) không có việc ấy.
Sáu thức nhãn, nhĩ, v.v... do nghiệp chiêu cảm, ví như âm thanh không phải hằng số tiếp nối, nó là Dị thục sanh chứ không phải chơn Dị thục.
Quyết định phải chấp nhận có tâm chơn Dị thục thù đáp lại dẫn nghiệp, biến khắp không gián đoạn, biến hiện căn, thân, khí giới làm chỗ nương cho hữu tình, vì căn thân khí giới lìa tâm Dị thục không thể có được. Bất tương ưng hành pháp thì không có thật thể; các chuyển thức thì không phải hằng có. Nếu không tâm Dị thục này thì cái gì biến ra căn thân khí giới; lại nương nơí pháp gì mà luôn có loài hữu tình.
Lại khi ở trong định không tư lự gì hết, hoặc khi không ở trong định thì có tư lự chuyện khác, vẫn thường khởi lên nhiều sự cảm thọ nơi thân. Nếu không có tâm Dị thục chấp giữ cảm thọ đó thì không thể lúc sau đó thân có sự vui thích hoặc lao tổn. Nếu không hằng có tâm Dị thục thì làm sao khi ra định lại có sự cảm thọ nơi thân này?
Ở điạ vị những loài hữu tình không phải là Phật, khởi lên các tâm thiện khác, chắc phải tâm chơn Dị thục đồng thời hiện khởi.
Hỏi: Sao riêng Phật không có tâm Dị thục? 
Ðáp: - Như chấp nhận khi khởi lên tâm chơn Dị thục kia, thì đó là các loài hữu tình chứ chẳng phải Phật.
Do đó các hữu tình thường có tâm chơn Dị thục và tâm ấy chính là thức thứ tám này.
3.Lại Khế kinh nói: Loài hữu tình lưu chuyển trong năm thú bốn loài sanh. Nếu không có thức này thì cái thể của năm thú bốn loài sanh (giới thú sanh thể) kia không thể có được. Nghĩa là phải có đủ bốn nghĩa là thật có, hằng thường, biến khắp, không lộn xộn mới có thể lập chính cái pháp đó làm thể của năm thú, bốn loài sanh. Nếu pháp không phải Dị thục, thì thể thú sanh sẽ rối loạn, trụ ở đây mà khởi lên pháp nơi thú sanh khác.
Các sắc Dị thục và một phần do nghiệp cảm ở trong năm thức, nó không biến khắp thú sanh, vì ở trong cõi vô sắc, hoàn toàn không có sắc và không có năm thức hiện hành. Các điều thiện sanh ra đã có (báo đắc) và những điều do nghiệp cảm ở trong ý thức tuy khắp thú sanh, khởi lên không rối loạn, nhưng không hằng có.
Bất tương ưng hành pháp không có thật thể. Tất cả pháp nói trên đều không thể lập làm thật thể chính thức của ngũ thú, tứ sanh.
Chỉ có Dị thục tâm và tâm sở của nó thật có, hằng thường, biến khắp, không tạp, mới chính thức chơn thật làm thật thể của thú sanh. Nếu không có tâm Dị thục này thì khi sanh cõi Vô sắc (không có sắc và năm thức, chỉ có ý thức) ở vị trí khởi lên thiện tâm, tất không phải thể thú sanh. Giả sử chấp nhận đó là thể thú sanh thu nhiếp các pháp hữu lậu, thì các vị A na hàm khi sanh vào cõi Vô sác, khởi lên tâm vô lậu, thì không phải thể thú sanh. Nói vậy là trái lý.
Ðể tránh khỏi lỗi trước và lỗi này, nên biết chỉ có pháp Dị thục mới chính thức chơn thật là thể của thú sanh. Do vậy mà đức Như Lai không nhiếp vào thể thú sanh, vì Phật không còn có pháp Dị thục vô ký, và Phật cũng không nhiếp thuộc vào cõi nào, vì Phật không còn có ba lậu, và vì Thế Tôn đã xả bỏ Khổ, Tập đế. Các chủng tử hý luận nơi Ngài dã vĩnh viễn dứt sạch.
Thể của thú sanh đích thực là chỉ có tâm Dị thục và tâm sở của nó, nhưng tâm và tâm sở  của nó này lìa ngoài thức thứ tám là không thể có được. Thế nên biết riêng có thức thứ tám này.
4. Lại Khế kinh nói: "Thân có sắc căn là cái có chấp và thọ, nếu không có thức thứ tám này thì cái khả năng chấp thọ thân có sắc kia không có". Nghĩa là năm sắc căn và chỗ nương của nó chỉ trong đời hiện tại là có chấp thọ, tất nó phải do tâm có khả năng chấp thọ nó, mà tâm ấy chỉ là tâm Dị thục do nghiệp trước dẫn đến, chứ không phải pháp thiện và nhiễm, hay một lại vô ký nào có  khả năng biến khắp tiếp nối chấp thọ thân có sắc căn. Các chuyển thức nhãn, nhĩ v.v... cũng không có được  khả năng như vậy.
Lời nói "Chỉ có tâm Dị thục chấp thọ căn thân" này ý muốn chỉ rõ các chuyển thức nhãn, nhĩ v.v... dều không có tính cách nhất loại có khả năng biến khắp tiếp nối chấp thọ thân có sắc căn bên trong của mình, chứ không phải nói năng chấp thọ chỉ là tâm Dị thục, (vì vô cấu thức cũng chấp thọ) đừng cho rắng sắc thân vô lậu của đức Phật không có chấp thọ (sắc thân của Phật có vô cấu thức chấp thọ). Nhưng đây nói chấp thọ sắc thân hữu lậu thì chỉ là tâm Dị thục.
Các chuyển thức thì theo duyên hiện tại khởi lên, như tiếng, như gió. Còn tâm thiện, tâm nhiễm không phải do nghiệp dẫn đến ví như Phi trạch diệt. Dị thục sanh không phải là chơn Dị thục, không phải là chỗ nương cho khắp các pháp, không tiếp nối, ví như điển chớp không có  khả năng chấp thọ sắc thân hữu lậu.
- Nói các Tâm thức là gồm luôn Tâm sở trong đó, vì nó quyết định tương ưng nhau, ví như nói chữ "Duy thức" (gồm luôn cả Tâm sở).
Không phải các "Sắc căn" và "Bất tương ưng hành" có  khả năng chấp thọ thân có sắc căn, vì không có sở duyên, ví như hư không.
Cho nên cần có có tâm chấp thọ riêng, và tâm ấy chính là thức thứ tám này.
5. Lại Khế kinh nói: Ba pháp Thọ, Noãn, Thức, nương tựa duy trì lẫn nhau mà được tồn tại liên tiếp. Nếu không có thức này thì cái thức có khả năng giữ gìn Thọ và Noãn kia được trụ lâu, không thể có được". Nghĩa là các chuyển thức có gián đoạn, có biến chuyển như gió và tiếng, không có tác dụng thường xuyên giữ gìn, không thể lập "chuyển thức" làm cái thức giữ gìn Thọ, Noãn. Chỉ có thức Dị thục không gián đoạn, không biến chuyển như Thọ và Noãn, mới có tác dụng thường xuyên giữ gìn, nên có thể lập thức Dị thục này làm cái thức giữ gìn Thọ và Noãn. Kinh nói ba thứ ấy nương tựa gìn giữ lẫn nhau, nếu chỉ Thọ và Noãn là nhất loại tiếp nối, còn thức thì không, là không hợp chánh lý.
Hỏi: - Tuy nói ba pháp Thọ, Noãn, Thức nương tựa giữ gìn lẫn nhau, nhưng chỉ chấp nhận Noãn là không biến khắp ba cõi (cõi Vô sắc không có Noãn). Sao không chấp nhận riêng "Thức" có gián đoạn, chuyển biến? 
Ðáp: - Ðiều này đối với lý lẽ trước kia chẳng phải là điều sai lầm đáng cật nạn. Nghĩa là nếu ở chỗ đó có đủ ba pháp không gián đoạn chuyển biến là có thể thường xuyên giữ gìn lẫn nhau. Nếu không như vậy, thì không có tác dụng thường xuyên giữ gìn nhau.
Trước đây dùng lý này để chỉ rõ cái thức được nói trong ba pháp Thọ, Noãn, Thức , không phải là chuyển thức. Nên nếu cho Noãn không biến khắp ba cõi, thì đâu có phá hoại lý lẽ trước kia? Cho nên như trước nói, lý nghĩa là rốt ráo được thành.
Lại trong ba pháp, Thọ và Noãn chỉ là hữu lậu, cho nên biết Thức giữ gìn Thọ, Noãn kia cũng là hữu lậu. Khi sanh cõi Vô sắc, khởi lên tâm vô lậu, bấy giờ không có tâm Dị thục thì thức nào duy trì thọ mạng ở cõi Vô sắc kia? Do đó nên biết có thức Dị thục nhất loại hằng thường và biến khắp, duy trì Thọ, Noãn và Thức đó là thức thứ tám vậy.
6. Lại Khế kinh nói: "Các loại hữu tình, trong khi thọ sanh và khi mạng chung, chắc chắn ở trong hữu tâm tán loạn, chứ không ở trong định vô tâm. Nếu không có thức Dị thục này thời cái tâm trong khi sanh và khi chết đó không thể có". Nghĩa là khi sanh và khi chết, thân tâm hôn muội, như ngủ mê không chiêm bao, mê man, khi đó các chuyển thức minh mẫn chắc chắn không hiện khởi. Lại ở trong vị trí sanh và chết đó, hành tướng và sở duyên của sáu chuyển thức đều không thể biết, giống như ở vị trí vô tâm, chuyển thức chắc chắn không hiện hành. Hành tướng và sở duyên của sáu chuyển thức nếu có hiện hành thì chắc sẽ được biết rõ như những lúc khác, không phải như lúc mới sanh hay lúc sắp chết. Hành tướng và sở duyên của chơn Dị thục thức quá vi tế không thể rõ được. Nó là quả báo do nghiệp dẫn, tiếp nối trong một thời gian, hằng không chuyển biến. Chính cái hữu tâm tán loạn đó, gọi là tâm khi sanh tử. Không trái với chánh lý.
- Có thuyết cho rằng: "Ngũ thức ở vị trí thọ sanh đó quyết không có, thì ý thức thủ cảnh hoặc nhân ngũ thức, hoặc nhân tha giáo và nhân định lực mà khởi lên, các nhân đó khi thọ sanh đã không có được, nên ở vị trí thọ sanh, ý thức cũng không có (thuyết này chỉ năm thức làm nhân sanh ý thức, nên nói như vậy)".
- Nếu vậy, hữu tình sanh cõi Vô sắc, sau đó lẽ ra ý thức vĩnh viễn không sanh ra được (vì ở Vô sắc không có năm thức); vì định tâm chắc phải do từ ý thức tán loạn dắt dẫn, mà ngũ thức và tha giáo ở cõi Vô sắc không có, thì tâm tán loạn dẫn khởi lên định tâm không do đâu có được.
Nếu bảo định kia do sức tập quán từ trước; sau đó bỗng nhiên hiện ra. Nếu vậy, sao trong khi mới sanh cõi kia không hiện khởi?
Lại ở cõi Dục, cõi Sắc khi mới thọ sanh, ý thức tập quán cũng nên hiện khởi. Nếu do vì hôn muội nên lúc ban sơ chưa hiện tiền được, thì đấy chính là nguyên nhân vì hôn muội không hiện khởi, phải do chủng tử trong bổn thức mới hiện khởi. Ðã được công nhân trước kia, cần gì lại phải nhọc công nói do ba nhân khác (là nhân năm thức, nhân tha giáo, nhân định lực).
- Có các bộ phái khác chấp: "Ở vị trí khi sanh và khi chết, có một loại ý thức vi tế, mà hành tướng và sở duyên của nó đều không thể biết rõ". nên biết loại ý thức vi tế ấy chính là thức thứ tám đây; vì đã công nhận ý thức thô hiển không phải là một loại vi tế khó biết như vậy.
Lại khi sắp chết, do nghiệp thiện ác mà có cảm xúc lạnh lần lượt khởi lên trên dưới ở nơi thân. Nếu không thức Dị thục này, thì việc đó không thành được. Vì chuyển thức thì không thể chấp thọ thân được. Còn năm thức nhãn, nhĩ v.v... đều có chỗ nương riêng nên hoặc không hiện hành. Còn đệ lục ý thức bấy giờ không trụ nơi thân, và đệ lục ý thức duyên cảnh không nhất định, lại khi sắp gá trong thân hằng thời tương tục, thì cảm xúc lạnh không thể do đệ lục ý thức tạm phát ra được. Vậy nên biết chỉ có tâm Dị thục do nghiệp lực đời trước, hằng thời biến khắp tương tục chấp thọ thân phần, nên khi sắp chết tâm Dị thục xả bỏ chỗ chấp thọ nào nơi thân, thì cảm xúc lạnh sanh ra ở đó. Vì Thọ, Noãn và Thức không lìa nhau, hễ chỗ nào có cảm xúc lạnh khởi lên thì chỗ đó là phi hữu tình, chỗ thân chết phi tình này tuy cũng do Dị thục tâm biến ra và duyên, nhưng không chấp Thọ. Cho nên quyết định có thức thứ tám này.
7. Lại Khế kinh nói: "Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức", hai pháp đó lần lượt nương nhau, ví như bó câu lau, cùng lúc đứng vững. Nếu không có thức thứ tám này thì tự thể của "thức" trong thức duyên danh sắc không có được. Và trong kinh kia tự giải thích rằng, danh là bốn uẩn không phải sắc, sắc là cái hình trạng trong bào thai như Kiết la lam v.v... Hai thứ này cùng với thức nương nhau mà trụ, như hai bó câu lau thường cùng duyên nhau trong một lúc mà trụ, không hề lìa nhau. Các chuyển thức nhãn, nhĩ v.v... nhiếp vào trong danh. Nếu thức thứ tám không có, thì nói cái gì là thức duyên danh sắc đây? Cũng không thể nói thức uẩn thuộc về danh trong danh sắc đó chỉ là cho năm thức thân, còn thức  trong câu "Thức duyên danh sắc" là chỉ cho thức thứ sáu, vì khi ở giai đoạn hình trạng Kiết la lam chưa có năm thức.
Lại các chuyển thức có gián đoạn chuyển biến, không có sức hằng thời chấp trì danh sắc, làm sao nói nó thường cùng danh sắc duyên nhau.
Vậy nên biết "Thức duyên danh sắc" là rõ ràng chỉ cho thức thứ tám.
                                                       (Hết quyển ba của bản Hán) 
8. Lại Khế kinh nói: "Tất cả hữu tình đều nuơng ăn mà tồn tại. Nếu không có thức này thì cái thể của thức thực (sống bằng các ăn của thức) kia không thể có". Nghĩa là Khế kinh nói: Ăn có bốn cách:
1. Ðoàn thực – Làm biến hoại đồ ăn là tướng trạng của cách ăn này. Nghĩa là ở cõi Dục, những đồ vật có hương, có vị, có xúc, trong khi nó biến hoại thì lấy đó làm ăn. Do dó Sắc không thuộc về đoàn thực, vi khi biến hoại màu sắc không có tác dụng gi nuôi thân.
2. Xúc thực- Tức xúc chạm cảnh là tướng trạng của nó. Nghĩa là khi Xúc tâm sở hữu lậu của hữu tình xúc chạm cảnh mà có sự cảm thọ hỷ lạc, thì có thể lấy đó làm ăn. Xúc tâm sở tuy tương ưng với tất cả các thức, song Xúc tâm sở ở nơi sáu thức trước, có nghĩa "Ăn" mạnh hơn, cảnh xúc chạm ở đây thô phù rõ rệt, nhiếp nhận hỷ, lạc, và xả thọ, thuận ý, ích thân, mà có sự tư dưỡng mạnh hơn.
LTDT: Chứng Minh Có Thức Thứ 8 (trang 8)
3. Ý tư thực - Tức hy vọng là tướng trạng của nó. Nghĩa là Tư tâm sở hữu lậu cùng sinh khởi với Dục tâm sở, hy vọng cảnh đáng ưa, có thể lấy đó làm ăn. Tư tâm sở này tuy tương ưng với tất cả các thức, nhưng "Tư" tương ưng với ý thức có nghĩa ăn mạnh hơn, vì ý thức đối với cảnh có sự hy vọng mạnh.
4. Thức thực - Tức sự chấp trì là tướng trạng của nó. Nghĩa là thức hữu lậu, do thế lực của Ðoàn, Xúc, Tư thực tăng trưởng mà có thể thành nghĩa ăn. "Thức" nói đây tuy chung cả tự thể các thức, nhưng thức thứ tám có nghĩa ăn mạnh hơn, vì thức thứ tám là một loại tương tục chấp trì mạng căn mạnh hơn.
Do đó Tập Luận bốn cách ăn này nhiếp vào ba uẩn (sắc, hành, thức uẩn), năm xứ (hương, vị, xúc, pháp và ý xứ), mưòi một giới (hương, vị, xúc, pháp, ý và sáu thức giới). Bốn sách ăn này có  khả năng duy trì thân mạng hữu tình, không để bị hư mất, nên gọi là ăn.
Ðoàn thực chỉ có tác dụng ỏ cõi Dục, Xúc và Ý tư thực tuy có ở cả ba cõi, nhưng nương nơi sáu thức mà chuyển, nên tùy theo thức mà hoặc có hoặc không. Các chuyển thức nhãn, nhĩ v.v... có gián đoạn, có biến chuyển, không phải cùng khắp hằng thời duy trì thân mạng. Nghĩa là khi ở định vô tâm (Vô tưởng định, Diệt tận định), khi ngủ mê, khi chết ngất, khi ở cõi trời Vô tưởng, các chuyển thức bị gián đoạn. Giả sử ở địa vị hữu tâm, tùy căn sở y, cảnh sở duyên mà chuyển dịch theo ba tánh, ba cõi, chín địa, nên đối với việc duy trì thân mạng, các chuyển thức không biến khắp, không hằng thời làm sao duy trì được.
Những người chấp không có thức thứ tám, vậy nương vào đâu để có Thức thực? Và do đâu mà kinh nói: "Tất cả hữu tình đều nương nơi ăn mà tồn tại?" Cũng không thể bảo ở địa vị vô tâm, tuy không có thức hiện hành nhưng dùng thức quá khứ, vị lai không hiện tại, không thường hằng, như hoa đốm giữa không, không có thật thể thật dụng, hay dù cho có thật thể thật dụng mà không phải ở hiện tại, thì nó như hư không, không thành ăn được.
Cũng không thể nói tâm nhập định là món ăn của hữu tình ở địa vị vô tâm, vì khi ở vô tâm thì tâm gia hạnh nhập định đã không còn nữa. Nó thuộc về quá khứ, không phải là ăn, việc ấy đã thành tựu rốt ráo rồi.
Lại không thể nói: "Pháp Bất tương ưng hành" ở Vô tưởng định là món ăn cho hữu tình nhập Vô tưởng định; vì pháp Bất tương ưng hành không nhiếp thuộc bốn cách ăn, vì lìa sắc tâm, nó không thật có.
Có người chấp ở Diệt tận định còn thức thứ sáu, nó đối với hữu tình ở Diệt tận định có thể là món ăn. Lối chấp đó cũng phi lý, đến đoạn sau sẽ phá rộng. Lại kia thử nói hữu tình sanh vào hai cõi Sắc và Vô sắc, khi khởi tâm vô lậu thì lấy gì làm ăn? Vì thức vô lậu là phá hoại các hữu (cõi), nên thức vô lậu không thể là món ăn đối với thân mạng hữu tình ở hai cõi đó.
Cũng không thể chấp trong thức vô lậu có chủng tử hữu lậu, có thể làm thức ăn cho hữu tình kia, vi thức vô lậu giống như Niết bàn  không thể chấp trì chủng tử hữu lậu.
Lại không thể nói, thân và mạng của hữu tình ở thượng giới duy trì lẫn nhau tức là làm món ăn cho nhau, vì trong bốn cách ăn không nhiếp thuộc vào mạng thân kia (trong bốn cách ăn, không có thân mạng thực). Lại ở cõi Vô sắc không thân, thì mạng không thể duy trì, vì là chúng đồng phận giữa các hữu tình không có thật thể.
Do đó biết chắc khác với chuyển thức, có thức Dị thục một loại thường hằng và biến khắp, chấp trì thân mạng không để cho hoại mất. Nương theo lẽ đó, đức Thế Tôn nói: "Tất cả hữu tình đều nương nơi ăn mà tồn tại". Và chỉ nương nơi năm thủ uẩn mà kiến lập hữu tình. Phật không có ngũ uẩn hữu lậu, nên không nhiếp vào hữu tình. Nói "Hữu tình nương ăn mà tồn tại" nên biết đó là nói theo cách thị hiện quyền xảo (tức nói nghĩa bóng).
Ðã biết Dị thục thục là có tính cách ăn hơn cả, mà thức đó chính là thức thứ tám này vậy.
9. Lại Khế kinh nói: - Người ở Diệt tận định, thân, ngữ và tâm hành của họ đều diệt mất (thân hành chỉ hơi thở ra vào, ngữ hành chỉ tầm tư, ý hành chỉ thọ, tưởng), nhưng mạng sống (thọ) không diệt, và cũng không bỏ hơi nóng, nên các căn không biến hoại, "thức không lìa thân"; "Nếu không có thức Dị thục này thì người ở Diệt tận định không thể có "thức không lìa thân". Nghĩa là vì thấy nhãn thức v.v... hành tướng thô động đối với cảnh sở duyên, khi khởi nhãn thức v.v... thường bị lao lự, nên chán ghét nó, tạm thời cầu sự ngừng nghỉ, dần dần dẹp trừ nhãn thức v.v... không khởi lên cho đến khi hết sạch, chính nương ở vị trí đó mà trụ trong Diệt tận định. Cho nên ở trong Diệt tận định, các chuyển thức đều diệt, nếu không chấp nhận có thứ thức vi tế trước sau một loại thường hằng biến khắp chấp trì Thọ, Noãn, thì nương vào đâu để kinh nói: "Thức không lìa thân?"
Nếu bảo lúc sau khi ra khỏi Diệt tận định, chuyển thức kia khởi trở lại như sốt rét cách ngày, nên gọi là thức không lìa thân; nếu thế thời không nên nói: "Tâm hành diệt"; vì sáu thức và thọ tưởng khởi diệt đồng nhau. Lại Thọ, Noãn và các căn nếu cũng nhu sáu thức thì có lỗi lớn, Cho nên, nên chấp nhận có thức thứ tám cũng như Thọ và Noãn, thật không lìa thân.
Lại ở trong địa vị Diệt tận định, nếu hoàn toàn không có thức thì như ngói gạch, chẳng phải loài hữu tình, đâu được nói đó là người ở Diệt tận định.
Lại nếu ở địa vị Diệt tận định không có Dị thục thức thì cái gì chấp trì các căn và Thọ, Noãn? Nếu không chấp trì thì phải hoại diệt hết, giống như thây chết, bèn không có Thọ, Noãn. Ðã vậy, chắc về sau thức không sanh trở lại mà vẫn nói: "Thức không lìa thân" thì cái thức đó thuộc về thức gì? Vì các Dị thục thức bỏ thân này rồi, lìa thân này gá vào thân khác, thì không phải là sanh trở lại.
Lại nếu ở địa vị Diệt tận định này không có thức duy trì chủng tử, không có chủng tử thì về sau thức làm sao sanh lại được. Pháp quá khứ, vị lai và Bất tương ưng hành, chẳng có thật thể, điều này đã được thành lập rồi. Còn các sắc pháp, lìa thức thì đều không có. Ngoài thức thứ tám mà có việc thọ huấn và trì chủng thì cũng đã ngăn trước kia rồi.
Nhưng ở địa vị vô tâm như Diệt tận định cũng giống như ở trong địa vị hữu tâm, chắc phải có thức này, vì có đủ các căn và Thọ, Noãn, tức là nhiếp thuộc hữu tình (không kể vô tâm hay hữu tâm).
Do lẽ đó, ở địa vị Diệt tận định, quyết phải có thức thật không lìa thân.
- Nếu bảo ở địa vị Diệt tận định có thức thứ sáu gọi là: "Thức không lìa thân" thì cũng không đúng lý, vì định này cũng gọi là định vô tâm (không có thức thứ sáu).
Nếu chấp không có năm thức gọi là vô tâm, thì có thể tất cả định đều gọi là vô tâm định, vì tất cả định đều không có năm thức thân.
Ý thức nhiếp vào trong sáu chuyển thức, giống như năm thức, ở Diệt tận định nó không có. Hoặc nói thức ở trong địa vị Diệt tận định, hành tướng và sở duyên của nó đều không thể biết, như Thọ và Noãn, thì đó không phải là đệ lục thức.
Nếu ở địa vị Diệt tận định có cái thức mà hành tướng và sở duyên của nó đều có thể biết, thì đó lại giống như ở các địa vị khác, chứ không nhiếp vào địa vị Diệt tận định này. Vốn vì muốn ngưng nghỉ cái thức có hành tướng và sở duyên có thể biết rõ, mới nhập Ðịnh diệt này.
Lại nếu ở địa vị Diệt tận định có thức thứ sáu, thế thì Tâm sở pháp của thức này có hay không? Nếu có tâm sở thì kinh không nên nói: "Trú ở định này, tam hành đều diệt". Lại không nên gọi là Ðịnh diệt thọ tưởng.
Chấp: - Khi tu gia hạnh về định này là chỉ cốt nhàm chán thọ và tưởng, cho nên ở trong định này chỉ diệt thọ và tưởng. Thọ và tưởng giúp tâm rất mạnh, nên ở trong các Tâm sở, riêng nó được gọi là tâm hành, như vậy nói tâm hành diệt (là chỉ diệt thọ tưởng chứ không diệt Tâm Tâm sở) có gì trái đâu?
Luận chủ - Trong Vô tưởng định, chỉ nên một mình tưởng diệt, vì chỉ nhàm chán tưởng, nhưng ông không chấp nhận (chỉ tưởng diệt) và như vừa nói chỉ có thọ và tưởng giúp tâm rất mạnh, vậy khi hai thứ ấy diệt, tâm cũng phải diệt?
Chấp: - Không, tâm (thức thứ sáu) không diệt, cũng như thân hành (hơi thở ra vào) diệt mà thân vận tồn tại, tại sao cứ phải trách tâm đồng diệt với hành (thọ, tưởng)?
Luận chủ: - Nếu vậy, khi ngữ hành tầm tư diệt, ngôn ngữ không nên diệt. Nhưng điều này không được chấp nhận. 
Nhưng (hành) đối với pháp có thứ biến khắp, có thứ không biến khắp. Khi thứ hành biến khắp diệt, thì pháp quyết phải diệt theo,nhưng khi thứ hành không biến khắp diệt, thì pháp hoặc diệt hoặc không.
Thứ hành không biến khắp là chỉ cho hơi thở ra vào (thân hành); vì thấy khi hơi thở dứt mà thân vẫn còn.
Tâm tầm tư đối với ngữ, thuộc loại hành biến khắp, nên khi tầm tư diệt thì ngữ phải diệt.
Thọ và tưởng đối với tâm cũng là loại hành biến khắp cũng như Tư tâm sở, thuộc loại đại địa pháp (mười đại địa pháp là năm Biến hành, năm Biệt cảnh, năm thứ này biến khắp hết thảy tâm), nên khi thọ và tưởng diệt, tâm nhất định diệt theo. Chứ làm sao có thể nói thọ, tưởng diệt mà tâm (ý thức) không diệt?
Lại (Hữu bộ) cho rằng: "Tư là thuộc đại điạ pháp", vậy thì khi thọ, tưởng diệt, tư kia cũng nên diệt? Nếu tư diệt, thì ở địa vị Diệt tận định này, tín cũng không có. Vì không thể bảo Tâm sở biến hành diệt mà các Tâm sở khác như tín v.v... có thể không diệt, làm sao nói còn có các Tâm sở khác trừ thọ và tưởng? Nếu đã chấp nhận thọ và tưởng cũng như tư thuộc đại địa pháp, thì ở địa vị này tư đã có thì thọ, tưởng cũng nên có.
Lại trong Diệt định này, nếu có tư thì cũng nên có xúc, vì các Tâm sở khác đều nương năng lực của xúc mà phát sanh. Nếu chấp nhận có xúc thì cũng nên có thọ, vì xúc làm duyên cho thọ. Ðã chấp nhận có thọ, thì tưởng cũng nên có, vì thọ và tưởng không rời nhau.
Chấp: - Như "thọ" làm duyên sanh "ái", không có nghĩa tất cả thọ đều có thể làm duyên sanh ái, cho nên xúc làm duyên sanh thọ, không có nghĩa tất cả xúc đều làm duyên sanh thọ. Do đó, vấn nạn nêu trên không đúng lý.
Luận chủ: -  Ông cứu chữa như vậy không đúng, vì có sự sai khác. Nghĩa là đức Phật tự giản biệt nói chỉ có các thọ do "vô minh xúc" làm duyên sanh ra, thọ đó mới làm duyên sanh ái, chứ chưa bao giờ Phật giản biệt nói (chung chung) xúc sanh thọ, cho nên nếu hễ có xúc tất là có thọ. Thọ với tưởng đi đôi, lẽ đó chắc chắn. Hoặc nên như ở các địa vị tán tâm khác, thọ tưởng đều không diệt.
Chấp trong địa vị Diệt định có Tâm tư sở. Nếu thừa nhận thế thì trái vói lời nói "Tâm hành diệt"; và và cũng không thành được Ðịnh diệt thọ tưởng.
Nếu không Tâm sở, thì sáu thức Tâm vương cũng không, không bao giờ thấy có tâm nào lìa Tâm sở; vì các Tâm sở Biến hành mà diệt thì Tâm vương diệt theo. Nếu bảo có Tâm vương mà không có Tâm sở thì thọ tưởng không phải là đại địa pháp, lại thức này không thể là pháp có Tâm sở tương ưng. Nếu thừa nhận như thế thì không thể có căn sở y và cảnh sở duyên, nó giống như sắc pháp v.v... cũng không thể gọi là tâm.
Lại Khế kinh nói: "Ý và pháp làm duyên sanh ra ý thức, ba thứ hòa hợp sanh ra xúc, nơi xúc cũng khởi lên có thọ, tưởng, tư". Nếu trong Ðịnh diệt tận có ý thức vì là có ba sự hòa hợp, phải là có xúc, và xúc chắc chắn cũng khởi với thọ, tưởng và tư. Vậy tại sao có thức mà lại không có Tâm sở?
Nếu bảo trong những lúc khác, ba sự hòa hợp có năng lực mới thành xúc đối, sanh xúc Tâm sở, và xúc ấy mới khởi sanh thọ. Do ở định này, trước khi vào định, vì chán ghét Tâm sở, nên khi ở trong định, ba sự không có  khả năng, không thành xúc đối, nên không sanh xúc, cũng không có thọ.
Nếu vậy, nên gọi là Ðịnh diệt Tâm sở chứ tại sao chỉ nói diệt thọ tưởng?
Nếu bảo trong khi nhàm chán thọ tưởng, nên khi hai thứ đó diệt, tâm sở khác cũng diệt luôn, y hệt sự nhàm chán trước đó, để gọi tên là Ðịnh diệt tận.
Nếu đã vậy, trong diệt định đó tâm thứ sáu cũng nên diệt, vì Tâm sở thọ tưởng bị nhàm chán cùng sanh với các Tâm sở khác. Không vậy thì làm sao gọi là Ðịnh vô tâm (Diệt tận định cũng gọi là Ðịnh vô tâm).
lại ở địa vị Diệt tận định này, ý thức thuộc tánh gì? Không thể là nhiễm hay vô ký tánh; vì trong các thiện định, không có việc đó; vì những Tâm vương nhiễm và vô ký, thì tức là có Tâm sở, không nên chán thiện mà trở lại khởi lên nhiễm; vì không phải cầu tịch tịnh mà lại khởi lên tán động.
Nếu bảo ý thức trong Diệt tận định này là thiện, thì có thể là tương ưng thiện, nên tương ưng với vô tham thiện căn v.v... Tâm thứ sáu trong định đó không thể là tự tánh thiện, hoặc thắng nghĩa thiện, vì trái với tôn chỉ mình, tâm đó không phải là thiện căn như vô tham và Niết bàn.
Nếu bảo tâm trong định đó là đẳng khởi thiện, do gia hạnh thiện căn dẫn phát ra, thì lý cũng không đúng, vì trái với tôn chỉ của mình. Giống như các thiện tâm trong các địa vị khác, không phải là đẳng khởi thiện. Vì thiện tâm không gián đoạn khởi lên đủ ba tánh thiện, ác, vô ký, tại sao thiện tâm lại do trước đẳng khởi ra? Cho nên tâm nếu là thiện, là do sức Tâm sở tương ưng. Ðã vậy, tất cùng vô tham thiện căn tương ưng, làm sao nói riêng thiện tâm thứ sáu trong Diệt định này không có Tâm sở? Ðịnh này đã không có Tâm sở thì Tâm vương thứ sáu cũng phải không.
- Cứ như vậy suy gạn, biết các chuyển thức nhãn, nhĩ ... khi ở địa vị Diệt định, nó không phải là thứ "Thức không rời thân". Cho nên Khế kinh nói: "Thức không rời thân" chính là chỉ cho thức thứ tám này, vì khi nhập Diệt định, không phải cốt để ngưng nghỉ cái thức chấp trì rất tịch lặng này vậy.
- Cái thức ở trong Vô tưởng định, Vô tưởng thiên, cứ loại theo đây mà biết.
  10. Lại Khế kinh nói: "Vì tâm tạp nhiễm nên hữu tình tạp nhiễm, vì tâm thanh tịnh nên hữu tình thanh tịnh". Nếu không có thức này thì tâm tạp nhiễm thanh tịnh kia không có. Nghĩa là pháp tạp nhiễm thanh tịnh lấy tâm làm gốc, nhân tâm mà sinh, nương tâm mà trụ, tâm nhận sự huân tập pháp nhiễm tịnh, lại duy trì chủng tử pháp nhiễm tịnh kia. 
- Nhưng pháp tạp nhiễm lược có ba thứ: phiền não, nghiệp quả, chủng loại khác nhau. Nếu không có thức này duy trì chủng tử phiền não, khi hữu tình từ thượng giới, thượng địa sanh trở lại hạ giới, hạ địa, tức sau lúc không có tâm nhiễm ô ở thượng giới, lại khởi lên các phiền não nhiễm ô ở hạ giới, phiền não này khởi lên như thế đều không có nhân, vì các pháp thì không thể duy trì được chủng tử phiền não hạ địa kia, Còn tâm pháp quá khứ và vị lai lại không phải thật có. Nếu các phiền não khởi trở lại ấy không nhân mà vẫn khởi, thời sẽ không có quả vị Học và Vô học của ba thừa. Vì sao? Vì các phiền não đã dứt rồi, đều không nhân mà lại có thể khởi lên nữa.
Nếu không có thức thứ tám này duy trì chủng tử của nghiệp quả, thì hữu tình sau khi qua lại giới và địa, đây kia, với nhiều loại tịnh nhiễm, các nghiệp và quả khởi lên sau đó cũng không có nhân. Hoặc chấp do nhân chủng tử khác sanh ra quả khác, hoặc chấp sắc tâm làm nhân duyên sanh ra nhau, hoặc chấp pháp gì khác duy trì chủng tử, thì trước đây đã ngăn chận rồi.
Nếu các nghiệp và quả, không nhân mà vẫn sanh, vậy thì sau khi nhập Vô dư y Niết bàn, nghiệp và quả trong ba cõi vẫn sanh trở lại, vì phiền não cũng có thể không nhân mà vẫn sanh.
Lại "hành làm nhân duyên sanh thức" (mà không có thức thứ tám), không thể thành được, vì các chuyển thức nhận chịu sự huân tập, là việc trước đây đã ngăn chận. Cũng không phải "Kiết sanh thức ô nhiễm" vì nó không phải do "hành" chiêu cảm, mà nói "hành" làm duyên cho "danh sắc" cũng không được, vì giữa hành và danh sắc thời gian và phận vị cách xa nhau, không có nghĩa làm duyên được. Ðây nói "hành làm duyên sanh sắc" đã không thành, thì các chi sau như nói "hành làm duyên lục nhập", "thủ làm duyên sanh lão tử" cũng không thành.
- Các pháp thanh tịnh cũng có ba thứ khác nhau là đạo chủng thế gian, đạo chủng xuất thế gian và quả đoạn dứt. Nếu không có thức Dị thục này duy trì đạo chủng thanh tịnh của thế gian và xuất thế gian, thì sau khi tâm khác loại (tâm thế gian khởi lên tâm xuất thế gian) khởi lên pháp thanh tịnh thế, xuất thế đều có thể không nhân mà khởi. Còn nếu chấp do nhân khác mà khởi, thì trước đã phá rồi.
Nếu hai đạo chủng thanh tịnh (là thế và xuất thế) không nhân mà sanh, thời sau khi nhập Vô dư Niết bàn giới rồi, hai đạo chủng thanh tịnh kia nên sanh trở lại, vì chỗ nương của hai đạo thanh tịnh là thân trí cũng có thể không nhân mà sanh lại.
Lại tịnh tâm đạo xuất thế lúc đầu không thể sanh vì không có cái gì duy trì tịnh tâm đạo chủng pháp nhĩ vốn có đó, vì pháp hữu lậu thì khác loại không phải là nhân của đạo chủng vô lậu. Không nhân mà sanh là không phải do chủng tử trong thức sanh, không có chủng tử thì xuất thế đạo lúc đầu không sanh, lúc sau cũng không sanh. Thế thì có thể không có đạo và quả ba thừa.
Lại nếu không có thức này duy trì chủng tử phiền não thì quả chuyển y do đoạn phiền não mà chứng được thì cũng không thành. Nghĩa là khi Thánh đạo khởi lên thì phiền não hiện hành và chủng tử của nó đều không có, vì hai tâm nhiễm và tịnh không thể cùng khởi một lúc. Tâm thứ sáu tương ưng với Thánh đạo, quyết không duy trì chủng tử phiền não, vì tự tánh phiền não và Thánh đạo trái ngược nhau, như tánh Niết bàn với pháp ô nhiễm.
Pháp quá khứ, vị lai và đắc (Thánh đạo) cùng các pháp khác đều không phải thật có (nên không duy trì chủng tử và thành đoạn quả). Nếu nói các pháp khác đó duy trì chủng tử phiền não thì lý cũng không thành.
Ðã không có phiền não bị đoạn trừ, thì đạo đoạn trừ phiền não cũng không, nương đâu do đâu để lập đoạn quả? Nếu do đạo lực làm cho phiền não lúc sau không sanh, để lập đoạn quả, thời lúc mới có thành đạo khởi lên là đã có thể thành bậc Vô học, vì các phiền não lúc sau đều không có nhân, vĩnh viễn không sanh vậy.
Nếu chấp nhận có thức Dị thục này, thì mọi sự nhân quả nhiễm tịnh đều thành, vì chỉ có thức này mới có  khả năng duy trì các chủng tử nhiễm tịnh.
Chứng minh có thức thứ tám này, lý thú nhiều vô cùng, chỉ sợ văn dông dài, nên lược thuật cương yếu.
Giáo và lý đã chứng minh hiển nhiên riêng có thức thứ tám này, những người có trí nên sanh tâm thâm tín thọ trì. (22).
 Trong kinh thuộc các bộ phái Phật giáo cũng mật ý nói riêng thức A lại da, như trong kinh A cấp ma (A hàm) của Ðại chúng bộ, có chỗ mật ý nói thức này gọi là Căn bản thức, là chỗ nương của nhãn thức v.v... ví như cội cậy là gốc của nhánh lá, chứ không phải nhãn thức v.v... có được nghĩa đó.
- Trong kinh thuộc phái Thượng tọa bộ và Phân biệt luận giả, đều có mật ý nói thức này gọi là Hữu phần thức. Hữu là tam hữu (ba cõi), phần là nhân. Chỉ có thức này thường hằng cùng khắp mới có thể làm nhân của Tam hữu.
- Hóa địa bộ nói thức này là Cùng sanh tử uẩn. Lìa thức thứ tám không thể riêng có pháp uẩn nào đi đến tận cùng ngằn mé sanh tử, không bao giờ gián đoạn. Nghĩa là ở cõi trời Vô sắc bị gián đoạn, ở cõi trời Vô tưởng thì các tâm khác bị diệt mất, còn tâm Bất tương ưng hành pháp thì lìa sắc và tâm không thể tự có. Ðó là điều đã được công nhận. Cho nên biết chỉ có thức A lại da này mới gọi là Cùng sanh tử uẩn.
- Trong kinh Tăng Nhứt thuộc phái Thuyết Nhất thiết Hữu bộ cũng mật ý nói: Thức này gọi là A lại da như nói ái A lại da, lạc A lại da, hân A lại da, hỷ A lại da, nghĩa là lòng tham của Mạt na đối với A lại da (Àlya - rãma, Àlya - rata, Àlya - sammudita) trong ba đời tổng có và biệt khác nhau, nên lập ra bốn tên ấy. Loài hữu tình chấp nó làm tự nội ngã thật, cho đến khi chưa chấm dứt cái chấp đó, thì luôn luôn sanh tâm ưa đắm nó. Cho nên A lại da thức mới là chỗ thật đáng ưa đám, chứ không chịu chấp "năm thủ uẩn", vì khi sanh vào chỗ thuần chịu khổ thì không ưa đắm thân năm thủ uẩn ở đó, mà thường xuyên chán ghét thân năm thủ uẩn đó, nghĩ rằng ta lúc nào sẽ xả bỏ được mạng căn năm thủ uẩn này, chúng đồng phận này, thân tâm đau khổ này, để cho ta được tự tại hưởng khoái lạc.
Năm dục cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là người lìa dục, tuy họ không còn tham ưa năm dục, nhưng họ vẫn ưa cái ta của mình.
Lạc thọ cũng không phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là người xa lìa tạp nhiễm đệ Tam Thiền, tuy họ chán lạc thọ của đệ Tam Thiền, nhưng họ vẫn ưa cái ta của mình.
Thân kiến cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là những người không phải là bậc vô học nhưng tin lý vô ngã, tuy họ không sanh lòng ưa đắm thân kiến, song đối với cái ta bên trong họ vẫn ưa đắm.
Các chuyển thức cũng chẳng phải cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là những người không phải vô học nhưng cầu diệt Tâm, tuy họ chán ghét các chuyển thức, nhưng họ vẫn ưa cái ta của mình.
Sắc thân cũng chẳng phải cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm, nghĩa là những người lìa sắc ô nhiễm, tuy họ chán ghét sắc thân, nhưng họ vẫn ưa cái ta của mình.
Bất tương ưng hành pháp lìa Sắc và Tâm không thể tự có cho nên cũng chẳng phải là chỗ thật đáng ưa đắm.
Kẻ Dị sanh, hàng Hữu học trong khi khởi ngã ái, tuy đối với các uẩn khác hoặc có ái, không ái, nhưng đối với thức thứ tám này luôn luôn vẫn ưa chấp đó làm ngã.
Cho nên chỉ có thức thứ tám này là chỗ thật đáng ưa đắm. Do đó trong kinh Tăng Nhất nói đến tên A lại da chính để hiển thị thức A lại da này vậy.
- Trên đây đã dẫn Thánh giáo làm chứng có thức A lại da. Bây giờ sẽ hiển bày chánh lý làm chứng.
1. Khế kinh nói: Chỗ tập hợp và phát khởi chủng tử các pháp ô nhiễm, thanh tịnh đó gọi là tâm. Nếu không thức này thì cái Tâm giữ gìn chủng tử kia không có được. Các chuyển thức khi ở Diệt tận định v.v... bị gián đoạn. Các căn, các cảnh, tác ý, thiện tâm v.v... chủng loại khác nhau, dễ sanh, dễ mất như điền chớp, không chắc chắn, không thể huân tập, không thể giữ gìn chủng tử, nên chẳng phải là cái tâm tập hợp và phát khởi các chủng tử nhiễm tịnh. Chỉ có thức thứ tám này, một loại trước sau tương tục không gián đoạn, có tánh kiên trụ và có thể chịu huân tập như mè, là tương đương với nghĩa chữ Tâm của kinh nói. Nếu không chấp nhận có Tâm giữ gìn chủng tử thì không những trái kinh mà cũng trái với chánh lý. Vì các pháp nhiễm tịnh được khởi lên không do được huân tập. Không huân tập thành chủng tử, thì sự khởi lên đó chỉ là uổng công. Khi pháp nhiễm tịnh khởi lên đã không nhân nơi chủng tử, thời đồng như ngoại đạo chấp tự nhiên sanh.
- Sắc và pháp Bất tương ưng hành không phải là Tâm, ví như tiếng vang, như ánh sáng, không phải là chỗ của pháp nhiễm tịnh bên trong huân tập, thì nó đâu có thể giữ gìn chủng tử. Lại những pháp Sắc và Bất tương ưng này lìa thức không thể tự có, thì làm sao chấp nó làm chỗ nương cho chủng tử bên trong?
Các Tâm sở pháp tương ưng với chuyển thức, nó như chuyển thức có gián đoạn, dễ khởi dễ mất, không tự tại, không phải Tâm, nên không thể giữ gìn chủng tử, cũng không chịu sự huân tập. Cho nên đúng lý phải có cái Tâm giữ gìn chủng tử riêng.
- Có thuyết cho rằng sáu thức từ vô thỉ, nương nơi căn và cảnh có phận vị trước sau, thức thể tùy ba tánh chuyển biến, song đồng một loại, nên có thể chịu sự huân tập và giữ gìn chủng tử. Do đó thành nhân quả nhiễm tịnh, chứ cần gì phải chấp có thức thứ tám?
- Lời nói đó vô nghĩa. Vì sao? Vì nếu chấp thức loại có thật thì đồng với ngoại đạo Thắng luận. Nếu chấp thức loại là giả thì không có tác dụng mạnh mẽ, nên không thể giữ gìn chủng tử thật của nội pháp.
Lại chấp thức loại đó, nó nhiếp thuộc tánh gì? Nếu là tánh thiện, ác, thời không thể chịu sự huân tập, vì nó thuộc hữu ký, giống như Trạch diệt vô vi. Nếu nó là vô ký, thì khi tâm thiện hoặc ác nổi lên, là không có tâm vô ký, thức loại ấy tát phải đoạn, không thể nói sự thể của thức có thiện, có ác mà loại chỉ là vô ký, vì loại khác nhau thì cũng đồng như tánh thể thức khác nhau.
Loại ở địa vị vô tâm, thức loại này quyết không có. Ðã có gián đoạn, tánh không kiên trụ, thì làm sao chấp nó có thể giữ gìn chủng tử và chịu sự huân tập.
Lại A la hán  hoặc tâm loài Dị sanh, sáu thức loại đồng là vô ký, thể thời có thể A la hán huân tập các pháp nhiễm, loài Dị sanh lại huân tập pháp vô lậu. Chấp nhận thế thì có lỗi.
Lại các căn nhãn, nhĩ v.v... hoặc các pháp khác cùng với nhãn thức, mà loại của căn,loại của pháp và loại của thức đó đồng là vô ký, thì nó nên huân tập lẫn nhau. Nhưng các ông không chấp nhận như thế. Thế nên, không nên chấp thức loại chịu sự huân tập.
Lại sáu thức, hoặc tự thể hoặc chủng loại của nó trước sau hai niệm đã không cùng khởi một lần, như cách nhiều niệm trước sau thì không thể huân tập nhau, vì năng huân và sở huân phải đồng thời.
Ðối với người chấp "sáu thức cùng lúc sanh khởi có thể huân nhau", (năm thức trước cùng lúc huân thức thứ sáu) thì do ý thú đã nói trên mà biết thức thứ sáu đã không phải sở huân, nên nó cũng không thể giữ gìn chủng tử.
 - Có người chấp Sắc, Tâm, tự loại không gián đoạn, niệm trước làm chủng tử cho niệm sau, lý nhân quả được thành. Cho nên lời nói trước đây (nói tập khởi gọi là Tâm để chỉ thức A lại da) làm chứng không thành.
- Lối chấp kia phi lý, vì không có sự huân tập. Nghĩa là tự loại niệm trước sau kia đã không có sự huân tập, thì làm sao chấp niệm trước làm chủng tử cho niệm sau? Lại nữa, tự loại có gián đoạn thì không thể sanh trở lại, và hàng Nhị thừa vô học không có thân ngũ uẫn đời sau, vì ngưòi kia lấy sắc tâm khi chết làm chủng tử cho thân sau.
Cũng không nên chấp Sắc, và Tâm lần lượt làm chủng tử sanh ra nhau, vì chuyển thức và sắc đều không chịu sự huân tập, như trước đã nói rồi.
- Có thuyết cho rằng các pháp ba đời đều có nhân chiêu cảm quả, quả thù đáp nhân, chứ nhọc gì phải chấp có thức thứ tám giữ gìn chủng tử. Nhưng Khế kinh sở dĩ nói tâm là chủng tử, vì tâm có công dụng thế mạnh khởi lên pháp nhiễm tịnh.
- Lời nói các pháp ba đời đó phi lý. Vì qúa khứ và vị lai chẳng phải thường, chẳng phải hiện có, giống như hoa đốm giữa không, không phải thật có. Lại nói không có tác dụng, không thể chấp nó làm nhân duyên được. Nếu không có thức thứ tám giữ gìn chủng tử nhiễm tịnh, thì lý nhân quả không thành.
- Có người chấp lý "không, vô tướng" của Ðại thừa là rốt ráo, chỉ nương theo tợ tỷ lượng mà bác sạch hết, chẳng những không có thức này cũng không có hết thảy pháp. Những người này chỉ làm trái hại lời kinh đã dẫn ở trước, đối với việc tri Khổ, đoạn Tập, chứng Diệt, tu Ðạo, nhân quả nhiễm tịnh, họ đều chấp cho là không thật, thời thành đại tà kiến. Ngoại đạo hủy báng nhân quả nhiễm tịnh, cũng không bảo là hoàn toàn không có, mà chỉ chấp cho là không phải thật. Nếu hết thảy đều không thật có, thời các Bồ tát không nên vì xả bỏ sanh tử không thật có mà tinh cần tu tập tư lương Bồ đề không thật có. Ai là ngưòi có trí lại đi tìm đứa con của người con gái đá, lập đội quân để đánh địch mộng huyễn?
Cho nên, nên tin có có tâm giữ gìn chủng tử, mà dựa vào đó kiến lập nhân quả nhiễm tịnh. Và tâm kia tức là thức thứ tám này vậy.
2. Lại Khế kinh nói: Có tâm Dị thục do nghiệp thiện ác chiêu cảm. Nếu không có thức thứ tám này thì tâm Dị thục kia không thể có. Vì nhãn thức v.v... có gián đoạn không phải lúc nào cũng là nghiệp quả (khi nó vô ký là nghiệp quả, khi nó khởi thiện, ác, thì không phải nghiệp quả), ví như điền chớp, nên chẳng phải là tâm Dị thục, tâm Dị thục không thể dứt rồi lại nối, vì mạng căn (Dị thục) không có việc ấy.
Sáu thức nhãn, nhĩ, v.v... do nghiệp chiêu cảm, ví như âm thanh không phải hằng số tiếp nối, nó là Dị thục sanh chứ không phải chơn Dị thục.
Quyết định phải chấp nhận có tâm chơn Dị thục thù đáp lại dẫn nghiệp, biến khắp không gián đoạn, biến hiện căn, thân, khí giới làm chỗ nương cho hữu tình, vì căn thân khí giới lìa tâm Dị thục không thể có được. Bất tương ưng hành pháp thì không có thật thể; các chuyển thức thì không phải hằng có. Nếu không tâm Dị thục này thì cái gì biến ra căn thân khí giới; lại nương nơí pháp gì mà luôn có loài hữu tình.
Lại khi ở trong định không tư lự gì hết, hoặc khi không ở trong định thì có tư lự chuyện khác, vẫn thường khởi lên nhiều sự cảm thọ nơi thân. Nếu không có tâm Dị thục chấp giữ cảm thọ đó thì không thể lúc sau đó thân có sự vui thích hoặc lao tổn. Nếu không hằng có tâm Dị thục thì làm sao khi ra định lại có sự cảm thọ nơi thân này?
Ở điạ vị những loài hữu tình không phải là Phật, khởi lên các tâm thiện khác, chắc phải tâm chơn Dị thục đồng thời hiện khởi.
Hỏi: Sao riêng Phật không có tâm Dị thục? 
Ðáp: - Như chấp nhận khi khởi lên tâm chơn Dị thục kia, thì đó là các loài hữu tình chứ chẳng phải Phật.
Do đó các hữu tình thường có tâm chơn Dị thục và tâm ấy chính là thức thứ tám này.
3.Lại Khế kinh nói: Loài hữu tình lưu chuyển trong năm thú bốn loài sanh. Nếu không có thức này thì cái thể của năm thú bốn loài sanh (giới thú sanh thể) kia không thể có được. Nghĩa là phải có đủ bốn nghĩa là thật có, hằng thường, biến khắp, không lộn xộn mới có thể lập chính cái pháp đó làm thể của năm thú, bốn loài sanh. Nếu pháp không phải Dị thục, thì thể thú sanh sẽ rối loạn, trụ ở đây mà khởi lên pháp nơi thú sanh khác.
Các sắc Dị thục và một phần do nghiệp cảm ở trong năm thức, nó không biến khắp thú sanh, vì ở trong cõi vô sắc, hoàn toàn không có sắc và không có năm thức hiện hành. Các điều thiện sanh ra đã có (báo đắc) và những điều do nghiệp cảm ở trong ý thức tuy khắp thú sanh, khởi lên không rối loạn, nhưng không hằng có.
Bất tương ưng hành pháp không có thật thể. Tất cả pháp nói trên đều không thể lập làm thật thể chính thức của ngũ thú, tứ sanh.
Chỉ có Dị thục tâm và tâm sở của nó thật có, hằng thường, biến khắp, không tạp, mới chính thức chơn thật làm thật thể của thú sanh. Nếu không có tâm Dị thục này thì khi sanh cõi Vô sắc (không có sắc và năm thức, chỉ có ý thức) ở vị trí khởi lên thiện tâm, tất không phải thể thú sanh. Giả sử chấp nhận đó là thể thú sanh thu nhiếp các pháp hữu lậu, thì các vị A na hàm khi sanh vào cõi Vô sác, khởi lên tâm vô lậu, thì không phải thể thú sanh. Nói vậy là trái lý.
Ðể tránh khỏi lỗi trước và lỗi này, nên biết chỉ có pháp Dị thục mới chính thức chơn thật là thể của thú sanh. Do vậy mà đức Như Lai không nhiếp vào thể thú sanh, vì Phật không còn có pháp Dị thục vô ký, và Phật cũng không nhiếp thuộc vào cõi nào, vì Phật không còn có ba lậu, và vì Thế Tôn đã xả bỏ Khổ, Tập đế. Các chủng tử hý luận nơi Ngài dã vĩnh viễn dứt sạch.
Thể của thú sanh đích thực là chỉ có tâm Dị thục và tâm sở của nó, nhưng tâm và tâm sở  của nó này lìa ngoài thức thứ tám là không thể có được. Thế nên biết riêng có thức thứ tám này.
4. Lại Khế kinh nói: "Thân có sắc căn là cái có chấp và thọ, nếu không có thức thứ tám này thì cái khả năng chấp thọ thân có sắc kia không có". Nghĩa là năm sắc căn và chỗ nương của nó chỉ trong đời hiện tại là có chấp thọ, tất nó phải do tâm có khả năng chấp thọ nó, mà tâm ấy chỉ là tâm Dị thục do nghiệp trước dẫn đến, chứ không phải pháp thiện và nhiễm, hay một lại vô ký nào có  khả năng biến khắp tiếp nối chấp thọ thân có sắc căn. Các chuyển thức nhãn, nhĩ v.v... cũng không có được  khả năng như vậy.
Lời nói "Chỉ có tâm Dị thục chấp thọ căn thân" này ý muốn chỉ rõ các chuyển thức nhãn, nhĩ v.v... dều không có tính cách nhất loại có khả năng biến khắp tiếp nối chấp thọ thân có sắc căn bên trong của mình, chứ không phải nói năng chấp thọ chỉ là tâm Dị thục, (vì vô cấu thức cũng chấp thọ) đừng cho rắng sắc thân vô lậu của đức Phật không có chấp thọ (sắc thân của Phật có vô cấu thức chấp thọ). Nhưng đây nói chấp thọ sắc thân hữu lậu thì chỉ là tâm Dị thục.
Các chuyển thức thì theo duyên hiện tại khởi lên, như tiếng, như gió. Còn tâm thiện, tâm nhiễm không phải do nghiệp dẫn đến ví như Phi trạch diệt. Dị thục sanh không phải là chơn Dị thục, không phải là chỗ nương cho khắp các pháp, không tiếp nối, ví như điển chớp không có  khả năng chấp thọ sắc thân hữu lậu.
- Nói các Tâm thức là gồm luôn Tâm sở trong đó, vì nó quyết định tương ưng nhau, ví như nói chữ "Duy thức" (gồm luôn cả Tâm sở).
Không phải các "Sắc căn" và "Bất tương ưng hành" có  khả năng chấp thọ thân có sắc căn, vì không có sở duyên, ví như hư không.
Cho nên cần có có tâm chấp thọ riêng, và tâm ấy chính là thức thứ tám này.
5. Lại Khế kinh nói: Ba pháp Thọ, Noãn, Thức, nương tựa duy trì lẫn nhau mà được tồn tại liên tiếp. Nếu không có thức này thì cái thức có khả năng giữ gìn Thọ và Noãn kia được trụ lâu, không thể có được". Nghĩa là các chuyển thức có gián đoạn, có biến chuyển như gió và tiếng, không có tác dụng thường xuyên giữ gìn, không thể lập "chuyển thức" làm cái thức giữ gìn Thọ, Noãn. Chỉ có thức Dị thục không gián đoạn, không biến chuyển như Thọ và Noãn, mới có tác dụng thường xuyên giữ gìn, nên có thể lập thức Dị thục này làm cái thức giữ gìn Thọ và Noãn. Kinh nói ba thứ ấy nương tựa gìn giữ lẫn nhau, nếu chỉ Thọ và Noãn là nhất loại tiếp nối, còn thức thì không, là không hợp chánh lý.
Hỏi: - Tuy nói ba pháp Thọ, Noãn, Thức nương tựa giữ gìn lẫn nhau, nhưng chỉ chấp nhận Noãn là không biến khắp ba cõi (cõi Vô sắc không có Noãn). Sao không chấp nhận riêng "Thức" có gián đoạn, chuyển biến? 
Ðáp: - Ðiều này đối với lý lẽ trước kia chẳng phải là điều sai lầm đáng cật nạn. Nghĩa là nếu ở chỗ đó có đủ ba pháp không gián đoạn chuyển biến là có thể thường xuyên giữ gìn lẫn nhau. Nếu không như vậy, thì không có tác dụng thường xuyên giữ gìn nhau.
Trước đây dùng lý này để chỉ rõ cái thức được nói trong ba pháp Thọ, Noãn, Thức , không phải là chuyển thức. Nên nếu cho Noãn không biến khắp ba cõi, thì đâu có phá hoại lý lẽ trước kia? Cho nên như trước nói, lý nghĩa là rốt ráo được thành.
Lại trong ba pháp, Thọ và Noãn chỉ là hữu lậu, cho nên biết Thức giữ gìn Thọ, Noãn kia cũng là hữu lậu. Khi sanh cõi Vô sắc, khởi lên tâm vô lậu, bấy giờ không có tâm Dị thục thì thức nào duy trì thọ mạng ở cõi Vô sắc kia? Do đó nên biết có thức Dị thục nhất loại hằng thường và biến khắp, duy trì Thọ, Noãn và Thức đó là thức thứ tám vậy.
6. Lại Khế kinh nói: "Các loại hữu tình, trong khi thọ sanh và khi mạng chung, chắc chắn ở trong hữu tâm tán loạn, chứ không ở trong định vô tâm. Nếu không có thức Dị thục này thời cái tâm trong khi sanh và khi chết đó không thể có". Nghĩa là khi sanh và khi chết, thân tâm hôn muội, như ngủ mê không chiêm bao, mê man, khi đó các chuyển thức minh mẫn chắc chắn không hiện khởi. Lại ở trong vị trí sanh và chết đó, hành tướng và sở duyên của sáu chuyển thức đều không thể biết, giống như ở vị trí vô tâm, chuyển thức chắc chắn không hiện hành. Hành tướng và sở duyên của sáu chuyển thức nếu có hiện hành thì chắc sẽ được biết rõ như những lúc khác, không phải như lúc mới sanh hay lúc sắp chết. Hành tướng và sở duyên của chơn Dị thục thức quá vi tế không thể rõ được. Nó là quả báo do nghiệp dẫn, tiếp nối trong một thời gian, hằng không chuyển biến. Chính cái hữu tâm tán loạn đó, gọi là tâm khi sanh tử. Không trái với chánh lý.
- Có thuyết cho rằng: "Ngũ thức ở vị trí thọ sanh đó quyết không có, thì ý thức thủ cảnh hoặc nhân ngũ thức, hoặc nhân tha giáo và nhân định lực mà khởi lên, các nhân đó khi thọ sanh đã không có được, nên ở vị trí thọ sanh, ý thức cũng không có (thuyết này chỉ năm thức làm nhân sanh ý thức, nên nói như vậy)".
- Nếu vậy, hữu tình sanh cõi Vô sắc, sau đó lẽ ra ý thức vĩnh viễn không sanh ra được (vì ở Vô sắc không có năm thức); vì định tâm chắc phải do từ ý thức tán loạn dắt dẫn, mà ngũ thức và tha giáo ở cõi Vô sắc không có, thì tâm tán loạn dẫn khởi lên định tâm không do đâu có được.
Nếu bảo định kia do sức tập quán từ trước; sau đó bỗng nhiên hiện ra. Nếu vậy, sao trong khi mới sanh cõi kia không hiện khởi?
Lại ở cõi Dục, cõi Sắc khi mới thọ sanh, ý thức tập quán cũng nên hiện khởi. Nếu do vì hôn muội nên lúc ban sơ chưa hiện tiền được, thì đấy chính là nguyên nhân vì hôn muội không hiện khởi, phải do chủng tử trong bổn thức mới hiện khởi. Ðã được công nhân trước kia, cần gì lại phải nhọc công nói do ba nhân khác (là nhân năm thức, nhân tha giáo, nhân định lực).
- Có các bộ phái khác chấp: "Ở vị trí khi sanh và khi chết, có một loại ý thức vi tế, mà hành tướng và sở duyên của nó đều không thể biết rõ". nên biết loại ý thức vi tế ấy chính là thức thứ tám đây; vì đã công nhận ý thức thô hiển không phải là một loại vi tế khó biết như vậy.
Lại khi sắp chết, do nghiệp thiện ác mà có cảm xúc lạnh lần lượt khởi lên trên dưới ở nơi thân. Nếu không thức Dị thục này, thì việc đó không thành được. Vì chuyển thức thì không thể chấp thọ thân được. Còn năm thức nhãn, nhĩ v.v... đều có chỗ nương riêng nên hoặc không hiện hành. Còn đệ lục ý thức bấy giờ không trụ nơi thân, và đệ lục ý thức duyên cảnh không nhất định, lại khi sắp gá trong thân hằng thời tương tục, thì cảm xúc lạnh không thể do đệ lục ý thức tạm phát ra được. Vậy nên biết chỉ có tâm Dị thục do nghiệp lực đời trước, hằng thời biến khắp tương tục chấp thọ thân phần, nên khi sắp chết tâm Dị thục xả bỏ chỗ chấp thọ nào nơi thân, thì cảm xúc lạnh sanh ra ở đó. Vì Thọ, Noãn và Thức không lìa nhau, hễ chỗ nào có cảm xúc lạnh khởi lên thì chỗ đó là phi hữu tình, chỗ thân chết phi tình này tuy cũng do Dị thục tâm biến ra và duyên, nhưng không chấp Thọ. Cho nên quyết định có thức thứ tám này.
7. Lại Khế kinh nói: "Thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức", hai pháp đó lần lượt nương nhau, ví như bó câu lau, cùng lúc đứng vững. Nếu không có thức thứ tám này thì tự thể của "thức" trong thức duyên danh sắc không có được. Và trong kinh kia tự giải thích rằng, danh là bốn uẩn không phải sắc, sắc là cái hình trạng trong bào thai như Kiết la lam v.v... Hai thứ này cùng với thức nương nhau mà trụ, như hai bó câu lau thường cùng duyên nhau trong một lúc mà trụ, không hề lìa nhau. Các chuyển thức nhãn, nhĩ v.v... nhiếp vào trong danh. Nếu thức thứ tám không có, thì nói cái gì là thức duyên danh sắc đây? Cũng không thể nói thức uẩn thuộc về danh trong danh sắc đó chỉ là cho năm thức thân, còn thức  trong câu "Thức duyên danh sắc" là chỉ cho thức thứ sáu, vì khi ở giai đoạn hình trạng Kiết la lam chưa có năm thức.
Lại các chuyển thức có gián đoạn chuyển biến, không có sức hằng thời chấp trì danh sắc, làm sao nói nó thường cùng danh sắc duyên nhau.
Vậy nên biết "Thức duyên danh sắc" là rõ ràng chỉ cho thức thứ tám.
                                                       (Hết quyển ba của bản Hán) 
8. Lại Khế kinh nói: "Tất cả hữu tình đều nuơng ăn mà tồn tại. Nếu không có thức này thì cái thể của thức thực (sống bằng các ăn của thức) kia không thể có". Nghĩa là Khế kinh nói: Ăn có bốn cách:
1. Ðoàn thực – Làm biến hoại đồ ăn là tướng trạng của cách ăn này. Nghĩa là ở cõi Dục, những đồ vật có hương, có vị, có xúc, trong khi nó biến hoại thì lấy đó làm ăn. Do dó Sắc không thuộc về đoàn thực, vi khi biến hoại màu sắc không có tác dụng gi nuôi thân.
2. Xúc thực- Tức xúc chạm cảnh là tướng trạng của nó. Nghĩa là khi Xúc tâm sở hữu lậu của hữu tình xúc chạm cảnh mà có sự cảm thọ hỷ lạc, thì có thể lấy đó làm ăn. Xúc tâm sở tuy tương ưng với tất cả các thức, song Xúc tâm sở ở nơi sáu thức trước, có nghĩa "Ăn" mạnh hơn, cảnh xúc chạm ở đây thô phù rõ rệt, nhiếp nhận hỷ, lạc, và xả thọ, thuận ý, ích thân, mà có sự tư dưỡng mạnh hơn.
3. Ý tư thực - Tức hy vọng là tướng trạng của nó. Nghĩa là Tư tâm sở hữu lậu cùng sinh khởi với Dục tâm sở, hy vọng cảnh đáng ưa, có thể lấy đó làm ăn. Tư tâm sở này tuy tương ưng với tất cả các thức, nhưng "Tư" tương ưng với ý thức có nghĩa ăn mạnh hơn, vì ý thức đối với cảnh có sự hy vọng mạnh.
4. Thức thực - Tức sự chấp trì là tướng trạng của nó. Nghĩa là thức hữu lậu, do thế lực của Ðoàn, Xúc, Tư thực tăng trưởng mà có thể thành nghĩa ăn. "Thức" nói đây tuy chung cả tự thể các thức, nhưng thức thứ tám có nghĩa ăn mạnh hơn, vì thức thứ tám là một loại tương tục chấp trì mạng căn mạnh hơn.
Do đó Tập Luận bốn cách ăn này nhiếp vào ba uẩn (sắc, hành, thức uẩn), năm xứ (hương, vị, xúc, pháp và ý xứ), mưòi một giới (hương, vị, xúc, pháp, ý và sáu thức giới). Bốn sách ăn này có  khả năng duy trì thân mạng hữu tình, không để bị hư mất, nên gọi là ăn.
Ðoàn thực chỉ có tác dụng ỏ cõi Dục, Xúc và Ý tư thực tuy có ở cả ba cõi, nhưng nương nơi sáu thức mà chuyển, nên tùy theo thức mà hoặc có hoặc không. Các chuyển thức nhãn, nhĩ v.v... có gián đoạn, có biến chuyển, không phải cùng khắp hằng thời duy trì thân mạng. Nghĩa là khi ở định vô tâm (Vô tưởng định, Diệt tận định), khi ngủ mê, khi chết ngất, khi ở cõi trời Vô tưởng, các chuyển thức bị gián đoạn. Giả sử ở địa vị hữu tâm, tùy căn sở y, cảnh sở duyên mà chuyển dịch theo ba tánh, ba cõi, chín địa, nên đối với việc duy trì thân mạng, các chuyển thức không biến khắp, không hằng thời làm sao duy trì được.
Những người chấp không có thức thứ tám, vậy nương vào đâu để có Thức thực? Và do đâu mà kinh nói: "Tất cả hữu tình đều nương nơi ăn mà tồn tại?" Cũng không thể bảo ở địa vị vô tâm, tuy không có thức hiện hành nhưng dùng thức quá khứ, vị lai không hiện tại, không thường hằng, như hoa đốm giữa không, không có thật thể thật dụng, hay dù cho có thật thể thật dụng mà không phải ở hiện tại, thì nó như hư không, không thành ăn được.
Cũng không thể nói tâm nhập định là món ăn của hữu tình ở địa vị vô tâm, vì khi ở vô tâm thì tâm gia hạnh nhập định đã không còn nữa. Nó thuộc về quá khứ, không phải là ăn, việc ấy đã thành tựu rốt ráo rồi.
Lại không thể nói: "Pháp Bất tương ưng hành" ở Vô tưởng định là món ăn cho hữu tình nhập Vô tưởng định; vì pháp Bất tương ưng hành không nhiếp thuộc bốn cách ăn, vì lìa sắc tâm, nó không thật có.
Có người chấp ở Diệt tận định còn thức thứ sáu, nó đối với hữu tình ở Diệt tận định có thể là món ăn. Lối chấp đó cũng phi lý, đến đoạn sau sẽ phá rộng. Lại kia thử nói hữu tình sanh vào hai cõi Sắc và Vô sắc, khi khởi tâm vô lậu thì lấy gì làm ăn? Vì thức vô lậu là phá hoại các hữu (cõi), nên thức vô lậu không thể là món ăn đối với thân mạng hữu tình ở hai cõi đó.
Cũng không thể chấp trong thức vô lậu có chủng tử hữu lậu, có thể làm thức ăn cho hữu tình kia, vi thức vô lậu giống như Niết bàn  không thể chấp trì chủng tử hữu lậu.
Lại không thể nói, thân và mạng của hữu tình ở thượng giới duy trì lẫn nhau tức là làm món ăn cho nhau, vì trong bốn cách ăn không nhiếp thuộc vào mạng thân kia (trong bốn cách ăn, không có thân mạng thực). Lại ở cõi Vô sắc không thân, thì mạng không thể duy trì, vì là chúng đồng phận giữa các hữu tình không có thật thể.
Do đó biết chắc khác với chuyển thức, có thức Dị thục một loại thường hằng và biến khắp, chấp trì thân mạng không để cho hoại mất. Nương theo lẽ đó, đức Thế Tôn nói: "Tất cả hữu tình đều nương nơi ăn mà tồn tại". Và chỉ nương nơi năm thủ uẩn mà kiến lập hữu tình. Phật không có ngũ uẩn hữu lậu, nên không nhiếp vào hữu tình. Nói "Hữu tình nương ăn mà tồn tại" nên biết đó là nói theo cách thị hiện quyền xảo (tức nói nghĩa bóng).
Ðã biết Dị thục thục là có tính cách ăn hơn cả, mà thức đó chính là thức thứ tám này vậy.
9. Lại Khế kinh nói: - Người ở Diệt tận định, thân, ngữ và tâm hành của họ đều diệt mất (thân hành chỉ hơi thở ra vào, ngữ hành chỉ tầm tư, ý hành chỉ thọ, tưởng), nhưng mạng sống (thọ) không diệt, và cũng không bỏ hơi nóng, nên các căn không biến hoại, "thức không lìa thân"; "Nếu không có thức Dị thục này thì người ở Diệt tận định không thể có "thức không lìa thân". Nghĩa là vì thấy nhãn thức v.v... hành tướng thô động đối với cảnh sở duyên, khi khởi nhãn thức v.v... thường bị lao lự, nên chán ghét nó, tạm thời cầu sự ngừng nghỉ, dần dần dẹp trừ nhãn thức v.v... không khởi lên cho đến khi hết sạch, chính nương ở vị trí đó mà trụ trong Diệt tận định. Cho nên ở trong Diệt tận định, các chuyển thức đều diệt, nếu không chấp nhận có thứ thức vi tế trước sau một loại thường hằng biến khắp chấp trì Thọ, Noãn, thì nương vào đâu để kinh nói: "Thức không lìa thân?"
Nếu bảo lúc sau khi ra khỏi Diệt tận định, chuyển thức kia khởi trở lại như sốt rét cách ngày, nên gọi là thức không lìa thân; nếu thế thời không nên nói: "Tâm hành diệt"; vì sáu thức và thọ tưởng khởi diệt đồng nhau. Lại Thọ, Noãn và các căn nếu cũng nhu sáu thức thì có lỗi lớn, Cho nên, nên chấp nhận có thức thứ tám cũng như Thọ và Noãn, thật không lìa thân.
Lại ở trong địa vị Diệt tận định, nếu hoàn toàn không có thức thì như ngói gạch, chẳng phải loài hữu tình, đâu được nói đó là người ở Diệt tận định.
Lại nếu ở địa vị Diệt tận định không có Dị thục thức thì cái gì chấp trì các căn và Thọ, Noãn? Nếu không chấp trì thì phải hoại diệt hết, giống như thây chết, bèn không có Thọ, Noãn. Ðã vậy, chắc về sau thức không sanh trở lại mà vẫn nói: "Thức không lìa thân" thì cái thức đó thuộc về thức gì? Vì các Dị thục thức bỏ thân này rồi, lìa thân này gá vào thân khác, thì không phải là sanh trở lại.
Lại nếu ở địa vị Diệt tận định này không có thức duy trì chủng tử, không có chủng tử thì về sau thức làm sao sanh lại được. Pháp quá khứ, vị lai và Bất tương ưng hành, chẳng có thật thể, điều này đã được thành lập rồi. Còn các sắc pháp, lìa thức thì đều không có. Ngoài thức thứ tám mà có việc thọ huấn và trì chủng thì cũng đã ngăn trước kia rồi.
Nhưng ở địa vị vô tâm như Diệt tận định cũng giống như ở trong địa vị hữu tâm, chắc phải có thức này, vì có đủ các căn và Thọ, Noãn, tức là nhiếp thuộc hữu tình (không kể vô tâm hay hữu tâm).
Do lẽ đó, ở địa vị Diệt tận định, quyết phải có thức thật không lìa thân.
- Nếu bảo ở địa vị Diệt tận định có thức thứ sáu gọi là: "Thức không lìa thân" thì cũng không đúng lý, vì định này cũng gọi là định vô tâm (không có thức thứ sáu).
Nếu chấp không có năm thức gọi là vô tâm, thì có thể tất cả định đều gọi là vô tâm định, vì tất cả định đều không có năm thức thân.
Ý thức nhiếp vào trong sáu chuyển thức, giống như năm thức, ở Diệt tận định nó không có. Hoặc nói thức ở trong địa vị Diệt tận định, hành tướng và sở duyên của nó đều không thể biết, như Thọ và Noãn, thì đó không phải là đệ lục thức.
Nếu ở địa vị Diệt tận định có cái thức mà hành tướng và sở duyên của nó đều có thể biết, thì đó lại giống như ở các địa vị khác, chứ không nhiếp vào địa vị Diệt tận định này. Vốn vì muốn ngưng nghỉ cái thức có hành tướng và sở duyên có thể biết rõ, mới nhập Ðịnh diệt này.
Lại nếu ở địa vị Diệt tận định có thức thứ sáu, thế thì Tâm sở pháp của thức này có hay không? Nếu có tâm sở thì kinh không nên nói: "Trú ở định này, tam hành đều diệt". Lại không nên gọi là Ðịnh diệt thọ tưởng.
Chấp: - Khi tu gia hạnh về định này là chỉ cốt nhàm chán thọ và tưởng, cho nên ở trong định này chỉ diệt thọ và tưởng. Thọ và tưởng giúp tâm rất mạnh, nên ở trong các Tâm sở, riêng nó được gọi là tâm hành, như vậy nói tâm hành diệt (là chỉ diệt thọ tưởng chứ không diệt Tâm Tâm sở) có gì trái đâu?
Luận chủ - Trong Vô tưởng định, chỉ nên một mình tưởng diệt, vì chỉ nhàm chán tưởng, nhưng ông không chấp nhận (chỉ tưởng diệt) và như vừa nói chỉ có thọ và tưởng giúp tâm rất mạnh, vậy khi hai thứ ấy diệt, tâm cũng phải diệt?
Chấp: - Không, tâm (thức thứ sáu) không diệt, cũng như thân hành (hơi thở ra vào) diệt mà thân vận tồn tại, tại sao cứ phải trách tâm đồng diệt với hành (thọ, tưởng)?
Luận chủ: - Nếu vậy, khi ngữ hành tầm tư diệt, ngôn ngữ không nên diệt. Nhưng điều này không được chấp nhận. 
Nhưng (hành) đối với pháp có thứ biến khắp, có thứ không biến khắp. Khi thứ hành biến khắp diệt, thì pháp quyết phải diệt theo,nhưng khi thứ hành không biến khắp diệt, thì pháp hoặc diệt hoặc không.
Thứ hành không biến khắp là chỉ cho hơi thở ra vào (thân hành); vì thấy khi hơi thở dứt mà thân vẫn còn.
Tâm tầm tư đối với ngữ, thuộc loại hành biến khắp, nên khi tầm tư diệt thì ngữ phải diệt.
Thọ và tưởng đối với tâm cũng là loại hành biến khắp cũng như Tư tâm sở, thuộc loại đại địa pháp (mười đại địa pháp là năm Biến hành, năm Biệt cảnh, năm thứ này biến khắp hết thảy tâm), nên khi thọ và tưởng diệt, tâm nhất định diệt theo. Chứ làm sao có thể nói thọ, tưởng diệt mà tâm (ý thức) không diệt?
Lại (Hữu bộ) cho rằng: "Tư là thuộc đại điạ pháp", vậy thì khi thọ, tưởng diệt, tư kia cũng nên diệt? Nếu tư diệt, thì ở địa vị Diệt tận định này, tín cũng không có. Vì không thể bảo Tâm sở biến hành diệt mà các Tâm sở khác như tín v.v... có thể không diệt, làm sao nói còn có các Tâm sở khác trừ thọ và tưởng? Nếu đã chấp nhận thọ và tưởng cũng như tư thuộc đại địa pháp, thì ở địa vị này tư đã có thì thọ, tưởng cũng nên có.
Lại trong Diệt định này, nếu có tư thì cũng nên có xúc, vì các Tâm sở khác đều nương năng lực của xúc mà phát sanh. Nếu chấp nhận có xúc thì cũng nên có thọ, vì xúc làm duyên cho thọ. Ðã chấp nhận có thọ, thì tưởng cũng nên có, vì thọ và tưởng không rời nhau.
Chấp: - Như "thọ" làm duyên sanh "ái", không có nghĩa tất cả thọ đều có thể làm duyên sanh ái, cho nên xúc làm duyên sanh thọ, không có nghĩa tất cả xúc đều làm duyên sanh thọ. Do đó, vấn nạn nêu trên không đúng lý.
Luận chủ: -  Ông cứu chữa như vậy không đúng, vì có sự sai khác. Nghĩa là đức Phật tự giản biệt nói chỉ có các thọ do "vô minh xúc" làm duyên sanh ra, thọ đó mới làm duyên sanh ái, chứ chưa bao giờ Phật giản biệt nói (chung chung) xúc sanh thọ, cho nên nếu hễ có xúc tất là có thọ. Thọ với tưởng đi đôi, lẽ đó chắc chắn. Hoặc nên như ở các địa vị tán tâm khác, thọ tưởng đều không diệt.
Chấp trong địa vị Diệt định có Tâm tư sở. Nếu thừa nhận thế thì trái vói lời nói "Tâm hành diệt"; và và cũng không thành được Ðịnh diệt thọ tưởng.
Nếu không Tâm sở, thì sáu thức Tâm vương cũng không, không bao giờ thấy có tâm nào lìa Tâm sở; vì các Tâm sở Biến hành mà diệt thì Tâm vương diệt theo. Nếu bảo có Tâm vương mà không có Tâm sở thì thọ tưởng không phải là đại địa pháp, lại thức này không thể là pháp có Tâm sở tương ưng. Nếu thừa nhận như thế thì không thể có căn sở y và cảnh sở duyên, nó giống như sắc pháp v.v... cũng không thể gọi là tâm.
Lại Khế kinh nói: "Ý và pháp làm duyên sanh ra ý thức, ba thứ hòa hợp sanh ra xúc, nơi xúc cũng khởi lên có thọ, tưởng, tư". Nếu trong Ðịnh diệt tận có ý thức vì là có ba sự hòa hợp, phải là có xúc, và xúc chắc chắn cũng khởi với thọ, tưởng và tư. Vậy tại sao có thức mà lại không có Tâm sở?
Nếu bảo trong những lúc khác, ba sự hòa hợp có năng lực mới thành xúc đối, sanh xúc Tâm sở, và xúc ấy mới khởi sanh thọ. Do ở định này, trước khi vào định, vì chán ghét Tâm sở, nên khi ở trong định, ba sự không có  khả năng, không thành xúc đối, nên không sanh xúc, cũng không có thọ.
Nếu vậy, nên gọi là Ðịnh diệt Tâm sở chứ tại sao chỉ nói diệt thọ tưởng?
Nếu bảo trong khi nhàm chán thọ tưởng, nên khi hai thứ đó diệt, tâm sở khác cũng diệt luôn, y hệt sự nhàm chán trước đó, để gọi tên là Ðịnh diệt tận.
Nếu đã vậy, trong diệt định đó tâm thứ sáu cũng nên diệt, vì Tâm sở thọ tưởng bị nhàm chán cùng sanh với các Tâm sở khác. Không vậy thì làm sao gọi là Ðịnh vô tâm (Diệt tận định cũng gọi là Ðịnh vô tâm).
lại ở địa vị Diệt tận định này, ý thức thuộc tánh gì? Không thể là nhiễm hay vô ký tánh; vì trong các thiện định, không có việc đó; vì những Tâm vương nhiễm và vô ký, thì tức là có Tâm sở, không nên chán thiện mà trở lại khởi lên nhiễm; vì không phải cầu tịch tịnh mà lại khởi lên tán động.
Nếu bảo ý thức trong Diệt tận định này là thiện, thì có thể là tương ưng thiện, nên tương ưng với vô tham thiện căn v.v... Tâm thứ sáu trong định đó không thể là tự tánh thiện, hoặc thắng nghĩa thiện, vì trái với tôn chỉ mình, tâm đó không phải là thiện căn như vô tham và Niết bàn.
Nếu bảo tâm trong định đó là đẳng khởi thiện, do gia hạnh thiện căn dẫn phát ra, thì lý cũng không đúng, vì trái với tôn chỉ của mình. Giống như các thiện tâm trong các địa vị khác, không phải là đẳng khởi thiện. Vì thiện tâm không gián đoạn khởi lên đủ ba tánh thiện, ác, vô ký, tại sao thiện tâm lại do trước đẳng khởi ra? Cho nên tâm nếu là thiện, là do sức Tâm sở tương ưng. Ðã vậy, tất cùng vô tham thiện căn tương ưng, làm sao nói riêng thiện tâm thứ sáu trong Diệt định này không có Tâm sở? Ðịnh này đã không có Tâm sở thì Tâm vương thứ sáu cũng phải không.
- Cứ như vậy suy gạn, biết các chuyển thức nhãn, nhĩ ... khi ở địa vị Diệt định, nó không phải là thứ "Thức không rời thân". Cho nên Khế kinh nói: "Thức không rời thân" chính là chỉ cho thức thứ tám này, vì khi nhập Diệt định, không phải cốt để ngưng nghỉ cái thức chấp trì rất tịch lặng này vậy.
- Cái thức ở trong Vô tưởng định, Vô tưởng thiên, cứ loại theo đây mà biết.
  10. Lại Khế kinh nói: "Vì tâm tạp nhiễm nên hữu tình tạp nhiễm, vì tâm thanh tịnh nên hữu tình thanh tịnh". Nếu không có thức này thì tâm tạp nhiễm thanh tịnh kia không có. Nghĩa là pháp tạp nhiễm thanh tịnh lấy tâm làm gốc, nhân tâm mà sinh, nương tâm mà trụ, tâm nhận sự huân tập pháp nhiễm tịnh, lại duy trì chủng tử pháp nhiễm tịnh kia. 
- Nhưng pháp tạp nhiễm lược có ba thứ: phiền não, nghiệp quả, chủng loại khác nhau. Nếu không có thức này duy trì chủng tử phiền não, khi hữu tình từ thượng giới, thượng địa sanh trở lại hạ giới, hạ địa, tức sau lúc không có tâm nhiễm ô ở thượng giới, lại khởi lên các phiền não nhiễm ô ở hạ giới, phiền não này khởi lên như thế đều không có nhân, vì các pháp thì không thể duy trì được chủng tử phiền não hạ địa kia, Còn tâm pháp quá khứ và vị lai lại không phải thật có. Nếu các phiền não khởi trở lại ấy không nhân mà vẫn khởi, thời sẽ không có quả vị Học và Vô học của ba thừa. Vì sao? Vì các phiền não đã dứt rồi, đều không nhân mà lại có thể khởi lên nữa.
Nếu không có thức thứ tám này duy trì chủng tử của nghiệp quả, thì hữu tình sau khi qua lại giới và địa, đây kia, với nhiều loại tịnh nhiễm, các nghiệp và quả khởi lên sau đó cũng không có nhân. Hoặc chấp do nhân chủng tử khác sanh ra quả khác, hoặc chấp sắc tâm làm nhân duyên sanh ra nhau, hoặc chấp pháp gì khác duy trì chủng tử, thì trước đây đã ngăn chận rồi.
Nếu các nghiệp và quả, không nhân mà vẫn sanh, vậy thì sau khi nhập Vô dư y Niết bàn, nghiệp và quả trong ba cõi vẫn sanh trở lại, vì phiền não cũng có thể không nhân mà vẫn sanh.
Lại "hành làm nhân duyên sanh thức" (mà không có thức thứ tám), không thể thành được, vì các chuyển thức nhận chịu sự huân tập, là việc trước đây đã ngăn chận. Cũng không phải "Kiết sanh thức ô nhiễm" vì nó không phải do "hành" chiêu cảm, mà nói "hành" làm duyên cho "danh sắc" cũng không được, vì giữa hành và danh sắc thời gian và phận vị cách xa nhau, không có nghĩa làm duyên được. Ðây nói "hành làm duyên sanh sắc" đã không thành, thì các chi sau như nói "hành làm duyên lục nhập", "thủ làm duyên sanh lão tử" cũng không thành.
- Các pháp thanh tịnh cũng có ba thứ khác nhau là đạo chủng thế gian, đạo chủng xuất thế gian và quả đoạn dứt. Nếu không có thức Dị thục này duy trì đạo chủng thanh tịnh của thế gian và xuất thế gian, thì sau khi tâm khác loại (tâm thế gian khởi lên tâm xuất thế gian) khởi lên pháp thanh tịnh thế, xuất thế đều có thể không nhân mà khởi. Còn nếu chấp do nhân khác mà khởi, thì trước đã phá rồi.
Nếu hai đạo chủng thanh tịnh (là thế và xuất thế) không nhân mà sanh, thời sau khi nhập Vô dư Niết bàn giới rồi, hai đạo chủng thanh tịnh kia nên sanh trở lại, vì chỗ nương của hai đạo thanh tịnh là thân trí cũng có thể không nhân mà sanh lại.
Lại tịnh tâm đạo xuất thế lúc đầu không thể sanh vì không có cái gì duy trì tịnh tâm đạo chủng pháp nhĩ vốn có đó, vì pháp hữu lậu thì khác loại không phải là nhân của đạo chủng vô lậu. Không nhân mà sanh là không phải do chủng tử trong thức sanh, không có chủng tử thì xuất thế đạo lúc đầu không sanh, lúc sau cũng không sanh. Thế thì có thể không có đạo và quả ba thừa.
Lại nếu không có thức này duy trì chủng tử phiền não thì quả chuyển y do đoạn phiền não mà chứng được thì cũng không thành. Nghĩa là khi Thánh đạo khởi lên thì phiền não hiện hành và chủng tử của nó đều không có, vì hai tâm nhiễm và tịnh không thể cùng khởi một lúc. Tâm thứ sáu tương ưng với Thánh đạo, quyết không duy trì chủng tử phiền não, vì tự tánh phiền não và Thánh đạo trái ngược nhau, như tánh Niết bàn với pháp ô nhiễm.
Pháp quá khứ, vị lai và đắc (Thánh đạo) cùng các pháp khác đều không phải thật có (nên không duy trì chủng tử và thành đoạn quả). Nếu nói các pháp khác đó duy trì chủng tử phiền não thì lý cũng không thành.
Ðã không có phiền não bị đoạn trừ, thì đạo đoạn trừ phiền não cũng không, nương đâu do đâu để lập đoạn quả? Nếu do đạo lực làm cho phiền não lúc sau không sanh, để lập đoạn quả, thời lúc mới có thành đạo khởi lên là đã có thể thành bậc Vô học, vì các phiền não lúc sau đều không có nhân, vĩnh viễn không sanh vậy.
Nếu chấp nhận có thức Dị thục này, thì mọi sự nhân quả nhiễm tịnh đều thành, vì chỉ có thức này mới có  khả năng duy trì các chủng tử nhiễm tịnh.
Chứng minh có thức thứ tám này, lý thú nhiều vô cùng, chỉ sợ văn dông dài, nên lược thuật cương yếu.
Giáo và lý đã chứng minh hiển nhiên riêng có thức thứ tám này, những người có trí nên sanh tâm thâm tín thọ trì. (22). HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.29/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.