Friday 26 October 2012

An Cư - Tự Tứ.
 
An cư nguyên là phương thức quy định từ xưa của Bà-La-Môn giáo Ấn Độ, về sau được Phật dùng làm chế độ quan trọng trong đời sống tu hành. Ngài Đạo Tuyên đời Đường giải thích về an cư như sau: “Thân tâm giữ lặng lẽ là An, ước định thời kỳ để ở là Cư. Ở chổ lặng lẽ để tư duy là quy tắc chơn chánh của đạo; lý phải tính từng ngày, gia công sách tấn”. (trích Phiên Dịch Nghĩa Tập).
An cư, tiếng Phạn là Varsika, dịch là mùa mưa. Ở Ấn Độ, mỗi năm 3 tháng từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 là vào mùa Hạ mưa nhiều. Thời gian này Phật giáo nghiêm cấm chư Tăng đi ra ngoài, phải ở yên một chỗ trong tự viện nhất định nào đó, “trừ khi đại tiểu tiện, thời gian còn lại là phải ngồi thiền.” Chế độ này gọi là An Cư, hay là Hạ An Cư, Vũ An Cư, hay Toạ hạ, Kiết hạ”…
Phật giáo cho rằng trong tháng 3 tháng này mưa rất nhiều, các côn trùng sinh sôi nảy nở cũng lắm, bất cứ chỗ nào cũng đều có côn trùng, nếu như đi ra ngoài vào lúc này sẽ bị ba thứ lỗi:
1. Vô sự dạo chơi làm trở ngại việc tu hành
2. Làm tổn thương sinh mạng loài vật, trái với lòng từ bi.
3. Bị người đời chê cười vì việc làm không đúng ấy.
Vì thế trong mùa mưa, Tỳ-kheo đi ra ngoài tất nhiên là làm tổn hại đến sự sinh trưởng của sinh vật, trái với giáo nghĩa bất sát sanh thể hiện lòng từ bi của Phật giáo, cũng có thể bị người đời chê cười về việc ấy.
Trước khi an cư, vị Tỳ-kheo phải chuẩn bị một số công tác nhất định, trong đó trừ ngoài những tình huống sinh hoạt thông thường ở các tự viện, được phân phối những đồ dùng tất yếu, còn phải lựa chọn một địa điểm an cư thích hợp. Như Thiện kiến luật nói: “Phật bảo các thầy Tỳ-kheo nếu muốn toạ hạ, trước phải sửa sang phòng nhà… không được không có phòng nhà mà tọa hạ.” Chỗ nơi an cư còn phải phù hợp với 5 điều kiện sau đây:
1. Không được cách quá xa thôn xóm, chợ búa, vì ở quá xa chúng tăng khó được cúng dường đầy đủ.
2. Không được quá gần chợ búa, vì quá gần sẽ trở ngại việc tu hành.
3. Chỗ nơi phải ít có ruồi muỗi, vì quá nhiều ruồi muỗi dễ sinh ra bệnh hoạn.
4. Phải có một vị đại đức thông hiểu luật nghi hướng dẫn việc tu hành Y chỉ sư, hầu dễ dàng khi giải đáp thưa hỏi.
5. Phải có vị thí chủ cúng thí những thức ăn uống thuốc men.
An cư là chế độ của người xuất gia, không áp dụng cho người tại gia. Khi an cư, Tỳ- kheo và Tỳ- kheo ni phải ở riêng. Nếu Tỳ- kheo không dự an cư là phạm giới. Luật nói rằng: “Tỳ- kheo không an cư, phạm Đột-kiết-la”. Đột-Kiết-La, tiếng Phạn là Duskrta, dịch là ác tác, chỉ những lỗi lầm về thân, khẩu của Tỳ- kheo.
Khi an cư, vị Tỳ-kheo phải ở trước tượng Phật, hướng về vị trưởng lão Đại đức mình y chỉ, phát nguyện tác bạch ý muốn với y chỉ đại đức để an cư, rồi sau mới vào an cư; phép này gọi là “đối thú an cư.” Nếu không có Đại đức y chỉ thì trong tâm mình, tự bạch phép xin an cư, rồi mới vào an cư, đó gọi là “Tâm niệm an cư.”
Thời gian an cư là 3 tháng, nếu vào an cư bắt đầu từ 16 tháng 4 gọi là “Tiền an cư”; nếu vì một lý do nào đó không thể an cư đúng kỳ hạn thì chậm nhất phải an cư vào rằm tháng 5, gọi là “Hậu an cư.” An cư ở giữa hai tháng nhuần thì thời kỳ an cư của vị tỳ kheo sẽ kéo dài thêm một tháng. Để được kết thúc vào rằm tháng 7. Vào an cư gọi là “Kiết hạ,” kết thúc an cư gọi là “Giải hạ.” Giải hạ còn gọi là “Tịch trừ,” tương đương với “Trừ tịch.” Qua ngày này, vị Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni được thêm một tuổi pháp lạp, cho nên pháp lạp còn gọi là hạ lạp. Vị Tỳ-kheo không thể lấy tuổi đời để luận lớn nhỏ, mà là căn cứ vào pháp lạp để định thứ tự.
Trong thời gain an cư, Tỳ- kheo không được đi ra ngoài, chỉ trừ những việc cần yếu của tự viện như vì lợi ích của Tam bảo, tức là vì những Phật sự cần yếu của Phật-Pháp-Tăng mà phải rời chùa. Nếu đi trong thời gian một ngày thì vị Tri sự có thể cho phép, nếu quá một ngày và nhiều nhất là 7 ngày thì vị ấy phải thưa bạch với vị Đại đức y chỉ, thực hiện phép được quy định, đó là “Đối thú thọ pháp, ưng cụ nghi,” gọi là Thất nhật pháp. Nếu cần một thời gian dài hơn, như nửa tháng, một tháng thì phải tác pháp Yết-ma, tức là cần phải tập họp chúng tăng lại, thông qua quyết nghị, mới có thể rời chỗ an cư được. Nếu như không phải ở vào những trường hợp trên mà vô cớ ra khỏi giới hạn quy định, tức là phạm tội Ác tác, gọi là “phá an cư” hoặc “Phá hạ” (bể hạ). Vị này từ đó bị mất tư cách được hưởng sự phân phối phòng nhà và những vật dụng của mùa an cư.
Về thời gian an cư có những tình huống không giống nhau, nhưng trong Đại Đường Tây Vực Ký ghi: “Hiện nay ở nước Đỗ-hoá-la miền trung Á, nơi đó vào cuối Đông đầu Xuân mưa rơi tầm tã, cho nên chúng Tăng vào an cư ngày 16 tháng chạp đến ngày 10 tháng 3 thì giải an cư.” Đó là căn cứ vào điều kiện địa phương mà quy định, gọi là “thiết giáo tùy thời.” Cùng sách lại ghi: “Ở Ấn Độ, tăng chúng y theo thánh giáo của Phật, toạ vũ an cư hoặc 3 tháng trước (Tiền an cư) hoặc 3 tháng sau (Hậu an cư).
Trong thời gian an cư, nội dung tu học của Tỳ-kheo chủ yếu là Luật nghi, còn việc tụng đọc giảng thuyết kinh chỉ là công tác phụ trợ. Căn cứ những điều ghi chép của thầy Tỳ-kheo trong mùa an cư phải thuộc lòng giới điều, phải tụng thông cả hai bộ Giới bổn. Trong thời kỳ học tập Luật nghi, nếu có nghi vấn thì phải thưa hỏi để Luật sư quyết nghi, cho nên địa điểm an cư không thể cách thầy quá xa. Khi kết thúc thời kỳ an cư, tức ngày giải hạ, các thầy Tỳ-kheo còn phải cử hành một ngày gọi là nghi thức “Tự tứ,” ngày ấy cũng là “ngày tự tứ”. Có chỗ nói: “Ngày tự tứ phải tổ chức vào ngày 16 tháng 7, kết thúc an cư”; lại có chỗ nói: “Tỳ-kheo Tăng tự tứ vào ngày 14 tháng 7, Tỳ-kheo-ni tự tứ vào ngày rằm tháng 7.”
Tự tứ, tiếng Phạn là Pravarana, dịch là “Tuỳ ý.” Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập giải thích như sau:
- Chín tuần tu học, tinh luyện thân tâm, người hay mê mình, chẳng tự thấy lỗi. Theo đúng lý phải ngưỡng cầu thanh chúng dũ lòng dạy bảo, tự do nói lỗi của mình ra, mặc cho Tăng chúng kể tội. Trong khi bày tỏ không giấu giếm, ngoài đặt vị trí mình có lỗi, thân tâm giao cho người khác chỉ dạy, cho nên nói là Tự tứ.
- Nói như thế có nghĩa là trong thời gian 90 ngày an cư, thầy Tỳ-kheo qua thời gian hành đạo nghiệp, có thể có đươc sự thăng tiến, cũng có thể có rất nhiều lầm lỗi không biết. Nhân buổi tập họp kết thúc an cư này, trước hết do cá nhân tiến hành việc phản tỉnh kiểm thảo lỗi lầm của mình rồi mới xin thanh chúng “dạy bảo” cho, tức là đại chúng tùy ý nêu lên, phê bình. Sau cùng mới sám hối trước tăng chúng. Buổi lễ tập họp này Phật giáo gọi là “Tự tứ.” Chế độ Tứ tứ là sửa đổi những ngôn hạnh của Tỳ-kheo vi phạm luật nghi, có tác dụng duy trì sự hoà hợp của tập thể Tăng đoàn.
- Kết thúc ngày Tự tứ, sự hạn chế 90 ngày không cho đi ra ngoài được giải trừ. Bấy giờ các thầy Tỳ- kheo muốn đến chùa nào ở một thời gian, hoặc chỉ một đêm cũng được; như Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập giải thích:
-Thầy Tỳ-kheo an cư rồi phải nên dời đến chỗ khác nếu có duyên không đi được thì cũng không phạm; nếu không duyên cớ đi ra khỏi giới hạn một đêm rồi trở về, cũng không phạm.
- Các thầy Tỳ-kheo ở Trung Quốc thực hành chế độ an cư tự tứ lúc nào, không thấy có sách ghi lại chắc chắn, nhưng có thể thực hiện từ thời Nam Bắc triều rất xa xưa, theo thời gian những sách vỡ về Luật tạng Phật giáo được phiên dịch thì chế độ này đã được tăng Trung Quốc bắt đầu thực hành theo từ đó, không còn nghi vấn nữa. Nhưng mà từ thời Đường về sau, đặc biệt là sau khi Thiền tông hình thành, nhân vì các thiền tăng tu hành suốt cả đi đứng ngồi nằm trong tất cả sinh hoạt thường ngày, có câu nói là: “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói nín động tĩnh thể an nhiên.” Thậm chí có người còn nói: “Xanh xanh trúc biếc đều là Pháp thân, rực rỡ hoa vàng thảy đều Bát nhã,” xem tất cả sự vật đều là diệu đạo tu học, việc tu hành có thể tiến hành bất cứ lúc nào, nơi nào. Vì thế chư Tăng của thiền tông không để ý đến tình huống an cư, thậm chí trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy, khi liệt kê các sự việc của Thiền tăng không có đề ra hạn mục về an cư. Đương nhiên nói chung, tăng nhân Trung Quốc vẫn coi an cư là một chế độ phổ biến mà mọi người xuất gia phải tuân giữ”.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT=GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.27/10/2012 ).
Nếu được như vậy thì công đức vô lượng vô biên, bởi Giới Luật là thọ mạng của Phật Pháp là mạng mạch của Tăng già và là con đường duy nhất đưa ta đến giác ngộ và giải thoát.
Sau khi Như Lai Niết Bàn hàng Tỳ Kheo thay Phật tuyên dương Chánh Pháp. Bởi Tỳ Kheo mới chính thức là thành viên của Tăng già là người đầy đủ pháp nhân pháp lý giữ gìn và kế thừa gia tài và duy trì mạng mạch Phật Pháp. Nói cách khác là mạng mạch Phật Pháp hoàn toàn phó thác vào những người mệnh danh là Trưởng tử Như Lai.
Trưởng tử Như Lai được gọi sau khi Giới tử đăng đàn thọ giới Cụ Túc. Một Trưởng tử Như Lai nhứt định phải thành tựu được bản thể Tỳ Kheo, tức là phải phát sanh được Vô Tác Giới Thể.
Thời Phật có bảy hạng đắc giới Tỳ Kheo:
1. Thiện Lai đắc giới
2. Phá Kiệt sử đắc giới
3. Ba Lời đắc giới
4. Khéo Trả Lời đắc giới
5. Tự Nhận Thế Tôn là Thầy đắc giới
6. Bát Kỉnh pháp đắc giới
7. Bạch bốn lần Yết ma đắc giới

Sau khi Phật dạy pháp “bạch bốn lần Yết ma” thì những pháp đắc giới trước không còn sử dụng. Hàng Tân Tỳ Kheo phát sinh đều từ pháp Yết ma này. Tuy nhiên, Yết ma đòi hỏi phải đúng pháp nghĩa là Vô Tác Giới Thể phát sinh ngay trước hàng Thập Sư. Vô Tác Giới Thể phát sinh đòi hỏi phải đầy đủ ba nhân tố cực kỳ quan trọng:
1. Giới Sư phải cực kỳ thanh tịnh
2. Giới Tràng phải cực kỳ trang nghiêm
3. Giới Tử phát tâm thọ giới Cụ Túc phải cực kỳ dõng mãnh.

Nếu một trong ba yếu tố này bị khuyết nhất định vô tác giới thể không phát sinh, thì Giới tử không thể thành một Tỳ Kheo như pháp mà lạc vào một trong năm loại Tỳ Kheo giả (Danh Tự Tỳ Kheo, Tương tự Tỳ Kheo, Cát triêt Tỳ Kheo, Khất cầu Tỳ Kheo, Tự xưng Tỳ Kheo); Do đó điều quan yếu nhất trong Đàn Giới là tạo điều kiện phát sinh giới thể ở Giới tử. Vô Tác Giới Thể không phát sinh thì Giới tử không có năng lượng gìn giữ giới pháp đã lãnh thọ để đi đến định tuệ.
Vô Tác Giới Thể là một nguồn năng lượng được sản sinh từ năng lực khao khát của Giới tử cộng với năng lực thanh tịnh của hội đồng Thập Sư truyền giới. Nguồn năng lượng này căn cứ vào “Nhứt Thiết Hữu Bộ” cho đó là sắc pháp nhưng không phải là biểu sắc mà chính là vô biểu sắc, vì nó có công năng điều khiển các hoạt động của thân và khẩu, nó nhậm vận hành thiện nhậm vận dừng ác mà không biểu hiện ra ngoài. Nhìn tướng đi thoát tục, nhìn ánh mắt sung sướng như được của báu của Giới tử vừa thọ giới là ta biết ngay giới thể đang phát triển và tiềm tàng trong con người Giới tử ấy. Vô Tác Giới Thể có khả năng phòng hộ những giới đã lãnh thọ, công năng đó giống như phản xạ tự nhiên của một anh tài xế đang điều khiển một chiếc xe khi gặp sự cố tự nhiên chân đạp thắng. Năng lượng của Vô Tác Giới Thể là giữ gìn việc làm của thân và khẩu một cách cẩn thận không cho các điều ác phát sinh và hết sức tự nhiên chẳng cần sự đóng góp hay có mặt của ý thức. Tầm tối ưu quan trọng của “Vô Tác Giới Thể” là như thế nên ngài Bàn Công nói: “Yết ma lần thứ nhất, giới pháp diệu thiện mười phương thế giới khiến nghiệp lực trong tâm của giới tử bị chuyển động, Yết ma lần thứ hai, giới pháp diệu thiện mười phương thế giới như mây như lộng che trên đỉnh môn của Giới tử, yết ma lần thứ ba giới pháp diệu thiện mười phương thế giới từ đảnh môn của Giới tử rót thẳng vào thân, tâm tràn đầy chánh báo, làm chánh nhơn từ đây đến khi thành Phật quả”.
Thế nên, năng lực của người trao giới và năng lực của người nhận giới vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn cả cuộc đời tu hành cho những ai tha thiết đến tuệ giác vô thượng.
Con thuyền nhân thế còn chọn “bến đục, bến trong” để đỗ, thì những Giới tử đăng đàn thọ giới Cụ Túc cũng tha thiết có được một “bến trong” để thành tựu, bản thể Tỳ Kheo để làm thứ vũ khí cần thiết trên lộ trình hàng phục chúng ma phiền não giữa đời pháp nhược ma cường này. Mà “bến trong” ấy phụ thuộc hoàn toàn vào mười vị Giới Sư, nên Kinh Tỳ Ni Mẫu khẳng định “ Thầy Hòa Thượng và hai Thầy A Xà Lê phải như pháp, bảy Thầy Tôn Chứng phải thanh tịnh và rành luật”
Đức Phật cũng dạy trong Luật Thiện Kiến: “dù trên thế gian này chỉ tồn tại 5 vị Tỳ Kheo trì giới thanh tịnh thì Chánh Pháp cũng trụ thế lâu dài”. Vì số lượng 5 người này có thể thực hiện việc truyền giới Cụ Túc, nên Tỳ Kheo được sản sinh và phát triển. Thế nên việc làm này là một công tác tối ưu hệ trong trọng sự truyền trì mạng mạch Phật Pháp và giữ gìn Chánh Pháp giữa thời Mạt Pháp này.
Tha thiết ngưỡng vọng các bậc đồng lương vì tiền đồ Phật Pháp, vì thương tưởng đoàn hậu côn, vì muốn ngôi Trụ trì Tăng Bảo không đoạn tuyệt ở thế gian. Xin quý Ngài tin theo lời Phật dạy mà thực hành Tăng Sự đúng như pháp. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.27/10/2012 ).
Công Đức Trì Giới.
 
1/ - Thâu nhiếp vào Tăng:
Giới luật là yếu tố cần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đường giải thoát được vững chãi. Giới luật không phải là điều kiện gượng ép hay bó buộc mà hoàn toàn mang tính chất tự giác, tự phát nguyện thọ trì.
Thọ giới Tỳ-kheo là chính thức gia nhập Tăng số, là một thành viên ưu tú bước vào địa vị chúng trung tôn, một trong ba ngôi báu. Giới luật nghiêm cẩn tạo một môi trường an ổn vững vàng, bảo trì sự tồn tại của Tăng đoàn. Như thế gọi là nhiếp thủ ư Tăng (thâu nhiếp vào ngôi Tăng bảo, giữ gìn cho được vững bền).
2/ - Khiến Tăng hoan hỷ:
Hương thơm của giới phẩm bay khắp mười phương. Dù ngược chiều gió vẫn lan xa. Trong kiếp sống vô minh, giới luật cần thiết như đi đêm cần đèn đuốc. Tăng già được tô đậm nét uy nghiêm thuần nhã. Uy tín ngôi Tam-bảo được nâng lên. Tai nghe mắt thấy một pháp khí, lòng người đã mừng rỡ bao nhiêu huống chi được sống chung với các Thánh nhân, thật là một hạnh phúc hiếm có.
3/ - Khiến Tăng an vui:
Tục ngữ có câu : “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Người xuất gia cắt ái từ thân, chung sống với các bạn đồng lý tưởng. Lỡ một Tỳ-kheo bị phiền não chế ngự, ba nghiệp theo ma. Phật bắt buộc cả đại chúng phải răn nhắc, khuyến tấn, dạy sám hối. Một người không thanh tịnh, cả chúng không được bố tát. Nếu vi phạm tới mức độ như thương tích nặng, chỉ cái cổ họng còn hơi thở, thì Tăng chúng phải hợp sức chữa trị. Nếu bị chặt đứt đầu rồi, thì chẳng những mất đi một phần-tử trong đoàn thể mà cả đoàn thể phải chung gánh chịu sự nhục mạ chê bai của thế gian. Thiếu quy củ nề nếp, giáo đoàn sẽ bị xáo trộn, trong nát rữa ngoài khinh rẻ. Nếu không chỉnh đốn kịp thời, sớm muộn cũng tan rã. Cho nên giới luật quan hệ vô cùng đến sự an ổn của đại chúng.
4/ - Chưa tin khiến khởi lòng tin:
Ngọn đuốc chánh pháp toàn do Tăng Ni thắp sáng. Đây là nơi trông mong duy nhất của những chúng sanh không nơi nương tựa. Đang bị chìm đắm trong sông mê biển khổ, vớ được con thuyền giác ngộ này, hẳn đem cả thân mạng phó thác.
Đức Phật nhập diệt đã lâu. Hình ảnh toàn trí toàn năng toàn thiện nay đã phai mờ. Tỳ-kheo đầy đủ oai nghi, phạm hạnh thanh tịnh, có thể thay Phật tuyên dương giáo pháp. Hình tướng đoan nghiêm của Tăng bảo phát khởi lòng tin cho chúng sanh như những người chết đuối được thấy một lái thuyền khỏe mạnh đến cứu vớt. Giới luật khiến chúng sanh tin Tăng bảo là hình ảnh sống động của đức Phật, đảm đương trách nhiệm lèo lái con thuyền giải thoát. Những bài thuyết pháp khó được hưởng ứng nếu chính người nói đã bị quần chúng miệt thị. Phải có giải pháp kiện toàn Tăng sự mới có thể khiến người chưa tin khởi lòng tin.
5/ - Đã tin khiến tăng trưởng:
Giới luật là bức chấn song vững chắc. Hành giả do đây không tạo nghiệp sa ngã. Thân miệng ý thanh tịnh thì tâm an định. Kinh thường thí dụ : Nước lặng thì ánh trăng hiện rõ. Tâm định phát tuệ. Ba vô lậu học tuy mật thiết với nhau như đỉnh 3 chân nhưng Phật vẫn cho chúng ta tập dần, bắt đầu từ giới luật. Tuệ giác của Tỳ-kheo lấy khéo trì Thánh giới làm căn bản. Người đời gieo hạt giống chánh tín vào ruộng phước Tăng bảo hẳn là đầy đủ màu mỡ để hạt giống nảy mầm và phát triển. Lòng tin càng sâu dầy vững chắc nếu được thấy Tăng Ni thanh tịnh hòa hợp, lời nói hành động đúng pháp. Họ sẽ không bị lung lay vì những phỉ báng hủy nhục của các ngoại đạo tà kiến. Nghiệp báo xấu xa của một vài cá nhân mục nát không thể khiến họ thay đổi. Từ tín căn phát sanh tín lực, họ sẽ là những hộ pháp dũng mãnh.
6/ - Điều phục kẻ khó điều phục:
Giới luật là thước đo hành vi ngôn ngữ có đúng với thể thức của một vị Tăng không? Con người ương ngạnh, không chịu nhận tội, không chịu sám hối, Tăng không điều phục được. Đức Phật dạy đại chúng yết ma đuổi đi, không dung túng giặc ở trong nhà. Theo chế độ Tăng già, những quyết nghị này sẽ được nơi nơi tôn trọng. Người vi phạm không thể có chỗ dung thân. Những ai còn có chút tâm tu hành, chịu sám hối, chịu sửa đổi, thì Tăng chúng phải khuyên can, tận tình dẫn dụ, như pháp xử trị. Ngoan cố lắm mới đành bỏ đi. Như thế gọi là điều phục người khó điều phục.
7/ - Người biết thẹn hổ được an vui:
Biết thẹn hổ là biết tự trọng. Tham sân si là tánh của phàm phu. Sát đạo dâm vọng là nghiệp của thú vật. Người biết thẹn hổ tự biết mình là Phật nên chẳng để những duyên hèn làm ô lụy. Giới luật rất nghiêm chỉnh. Hơi chút vi phạm liền lo sợ như đang ôm phao nổi đi biển mà biết rằng chiếc phao của mình đã bị châm kim. Phải sám hối ngay mới an tâm. Những bậc này thấy ai sơ sót, dù chỉ chút oai nghi, cũng vội nhắc nhở. Bởi vì con mắt trí tuệ biết phao lủng không thể bền nên rất xót thương người lạc bước. Bao giờ đại chúng ai nấy đầy đủ giới luật, người biết thẹn hổ mới an vui.
8/ - Đoạn hoặc lậu hiện tại:
Kinh Bát Đại Nhân Giác nói : “Vọng tâm là nguồn ác, vọng thân là rừng tội”. Tâm phàm phu đủ 8 vạn 4 ngàn phiền não. Ba độc tham sân si kích thích thân miệng ý tạo nghiệp đọa lạc. Phật đặt ra giới luật để câu thúc thân và miệng, ngăn chặn ác nhân, tránh ác quả.
9/ - Đoạn hoặc lậu vị lai:
Không được hiện hành, các chủng tử mòn dần. Văn tư tu tuệ phát triển. Như người làm vườn trồng cây thì cỏ dại mất chỗ. Năng lực giới định tuệ vững chắc, hành giả bước lên đường giải thoát. Như thế gọi là đoạn vị lai hữu lậu.
10/ - Khiến chánh pháp cửu trụ:
Đức Thế Tôn bắt đầu chế định giới luật khi các pháp hữu lậu phát sanh trong Tăng đoàn. Các Tỳ-kheo dần dà bị danh lợi lôi cuốn, sống xa rời tinh thần giải thoát. Giới luật là hàng rào ngăn chặn những hư đốn, bảo vệ sự thanh tịnh hòa hợp khiến ngôi trụ trì Tam-bảo không bị hư hủy.
Đức Phật trao vận mạng Phật Pháp cho Tăng Ni, di chúc phải vâng thờ giới luật làm Thầy. Chỉ có giới luật mới hàng phục được ma quân trong ngũ trược ác thế. Những ai có hoài bão nối thịnh dòng Thánh, đền trả 4 ân cứu giúp 3 cõi, không thể không nghiêm trì giới luật.
Nguyện cầu Tam-bảo hưng long, pháp luân thường chuyển, mười phương chúng sanh đồng thành Phật đạo. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.27/10/2012.
Giới Cụ Túc (Upasampadā).
 
Ðệ tử của đức Phật không luận xuất gia hay tại gia đều thọ trì giới luật. Giới ở đây được hiểu là bao gồm cả Ðịnh và Tuệ - con đường đi đến giải thoát, chứ không chỉ là đạo đức luân lý thế gian thường tình. Trong tám loại luật nghi (Câu Xá luận, phẩm Nghiệp) được truyền thọ từ thời đức Phật đến nay thì chỉ riêng giới cuả Tỳ kheo và Tỳ kheo ni mới được gọi là giới Cụ Túc.

Như vậy, thọ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo ni hay thọ giới Cụ Túc có nghĩa là chính thức bước vào đời sống của bậc thánh, chứ không phải thọ 227 giới (theo Theravàda, Tứ phần có 250 giới, các bộ phái khác có tăng giảm nhiều). Bởi vì, sau khi thành đạo, đến năm thứ 12 đức Phật mới chế định giới luật, và tất nhiên các vị Tỳ kheo trong thời gian này không có thọ giới tướng như hiện nay. Số lượng học giới mà chúng ta thấy trong giới bổn là do thành quả của cuộc kết tập I sau khi đức Phật nhập Niết bàn.
Giới Cụ túc nguyên ngữ Pàli là Upasampadà. Danh từ này là sự kết hợp của hai từ tố: Upa (Upaka) là gần lại, lui tới, lên cao; Sampàda (Sampatti) nghĩa là sự thành tựu, sự an vui, sự giác ngộ. Như vậy, Upasampadà được hiểu là thân cận, bước lên bậc cao thượng. Do đó, trong Hữu Bộ Bách Nhất Yết Ma (Ðại chính, N.1453) Ngài Nghĩa Tịnh dịch là "Cận viên" với ý gần sự giải thoát, trong các bản văn truyền giới Tỳ kheo (Tăng và Ni) thường gọi là tu lên bậc trên, hay...một chút nữa ta sẽ đưa ngươi đến chỗ cao tột... đều xuất phát từ ý nghĩa trên. Như trên đã nói giới Tỳ kheo được gọi là Cụ túc vì thể hiện trọn vẹn mẫu mực đời sống của một vị A La Hán, trong khi đó các loại giới khác chỉ mô phỏng hay thể hiện một phần nhỏ. Ðời sống thanh tịnh này được thể hiện trọn vẹn bằng bốn pháp (Catupàrisuddhi sila) nên gọi là Cụ túc. Ðó là:
1. Biệt biệt giải thoát luật nghi
2. Phòng hộ căn môn luật nghi
3. Phương tiện sinh sống luật nghi
4. Chánh niệm tính giác thọ dụng luật nghi.
Luật nghi, tiếng Pàli gọi là Samvara (Sila) nghĩa là sự hộ trì, sự thu thúc, sự ngăn chặn. Luật nghi này được nguyện giữ trọn đời và không bị hạn chế do năm trường hợp:
1. Giữ giới chỉ với loại hữu tình nào đó,
2. Chỉ giữ một chi phần nào của giới,
3. Chỉ giữ giới ở tại địa phương nào đó,
4. Chỉ giữ giới ở thời gian nào đó
5. Chỉ giữ giới lúc bình thường, trừ chiến tranh.
Nếu giữ giới mà bị hạn chế do một trong năm yếu tố trên thì chỉ gọi là diệu hạnh chứ không phải luật nghi (Câu Xá luận, phẩm Nghiệp). Bốn loại luật nghi còn gọi là bốn thanh tịnh giới là:
I. Biệt biệt giải thoát luật nghi (Pàtimokkha samvarasìla): Biệt biệt giải thoát luật nghi có nghĩa là giữ giới nào thì ngăn chặn hành vi bất thiện ấy, không cho nó len vào tâm và giải thoát được tội lỗi ấy. Ðây là sự hộ trì toàn bộ những điều học được quy định trong giới bổn và thấy sự nguy hiểm trong những tội lỗi nhỏ nhặt nhất. Những điều học (giới) này là khả năng ngăn chận sự ô nhiễm bên ngoài theo các phiền não, nghiệp đạo tràn vào tâm làm cho tâm ô nhiểm. Như vậy, biệt biệt giải thoát luật nghi là sự hộ trì thân và ngữ nghiệp bằng những điều học giới trong giới bổn.
II. Phòng hộ căn môn luật nghi (Indriya samvarasila - phòng hộ căn môn):Kiểm soát các giác quan, nơi mà sự ô nhiểm len lén đi vào tâm ý. Khi mắt tai... sáu căn tiếp xúc với sáu trần. Tỳ kheo luôn kiểm soát sự sinh diệt của các cảm thọ (thọ), quán sát sự hoạt động của căn và trần (nội ngoại thân), quán sát sự sinh diệt của tâm ý khi ý căn tiếp thu đối tượng pháp - trần (tâm), quán sát sự hoạt động của tưởng và hành khi tiếp thu các đối tượng (pháp) (Trung bộ kinh, tập I, trang 25 và 132, lược.). Như vậy, trọn đời, bất cứ lúc nào vị Tỳ kheo cũng phải an trú trên bốn niệm xứ.
III. Phương tiện sinh sống luật nghi (Ajìva pàrisùddhisìla):Nuôi sống bằng các phương tiện trong sạch nghĩa là sống theo bốn truyền thống của chư Phật trong mười phương ba đời, gọi là bốn Thánh chủng. Thánh chủng nghĩa là dòng họ hay dòng dõi cao quý. Dòng Bà la môn sống bằng cúng bái, xem ngày giờ, thiên văn địa lý, bói toán...dòng Sát đế ly cầm quyền, sống bằng cách chiến đấu với vũ khí, dòng Phệ xá sinh sống bằng các nghề buôn bán, gieo trồng, làm thợ; dòng Thủ đà la sống bằng các nghề làm thuê...;nhưng dòng họ của chư Phật không sinh sống theo các hình thức mang tính chất cạnh tranh và áp bức người khác hay bị người khác áp bức.
Cho nên, trong dòng họ chư Phật có bốn sự truyền thừa: đó là che thân bằng ba tấm y do bố thí; nuôi lớn nhục thân bằng cách khất thực với một cái bình bát; ở dưới gốc cây, rừng vắng hay hang động; trị bệnh bằng các loại thuốc dễ tìm. Nói cách khác, đó là truyền thống sống không gia đình, hoàn toàn không tư hữu, ngoài y và bát cần thiết như hai cánh chim, bay đến và đi bất cứ nơi nào (trích Yết Ma Yếu Chỉ, HT. Thích Trí Thủ dịch và soạn, trang 106, lược).
IV. Chánh niệm tỉnh giác thọ dụng luật nghi (Paccaya sannissitasìla):Ðời sống thanh tịnh do chánh niệm tỉnh giác trong bốn cử chỉ đi đứng ngồi nằm. Khi nói gì, hành động gì đều biết rõ mình đang nói gì và làm gì như Phật dạy: ... này các Tỳ kheo, khi bước tới, lui, mặc y, mang bát, ăn, uống, nhai nếm, đại tiểu tiện, ngủ, thức, im lặng... đều biết rõ việc mình làm... (Trung Bộ kinh, tập I, trang 134, lược). Niệm thanh tịnh này còn chỉ cho sự chánh niệm quán sát và thọ dụng đúng pháp bốn món vật dụng cần thiết (y phục, thực phẩm, chỗ ở, thuốc trị bệnh). Do học tập và thực hành bốn sự thanh tịnh ấy cho đến ba ngàn uy nghi, tám vạn tế hạnh nên giới của Tỳ kheo được gọi là giới cuả Cụ túc.
Như vậy, thọ Tỳ kheo không chỉ là thọ 227, 250, 348 giới tướng, mà chính là nhận lấy giới thể do chư Tăng yết ma truyền như pháp. Giới thể ấy do đức Phật truyền từ vườn Nai và kế tục đến nay, được bốn sự thanh tịnh bảo vệ làm cho một người phàm phu xây dựng nhân cách của một bậc thánh. Chỉ có giới thể Cụ túc vô lậu ấy mới đủ năng lực đưa ta và người khác đến giải thoát giác ngộ. Cho nên, có thọ giới Cụ túc mới được dự vào hàng Tăng bảo. Nếu đoàn thể nào, tập thể nào không có truyền và thọ giới Cụ túc này thì cũng chỉ là tập thể, đoàn thể thế gian (Tăng - Sangha - nghĩa là đoàn thể) chứ không phải là Tăng bảo, một trong ba ngôi báu.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.27/10/2012).

Thursday 25 October 2012

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI LUẬT TU SĨ .
Khi đức Phật nhập diệt rồi, cuộc kiết tập mới bắt đầu. Cuộc kiết tập tụng lại Kinh tạng và Luật tạng. Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.

Nội dung của Kiết tập có nghĩa như thế nào?
Kiết tập: Phạn tự là Samgati, Tàu dịch là "Chúng đẳng tụng", nghĩa là cả chúng cùng nhau tụng lại lời đức Phật dạy. Tụng bằng cách nào? Tôn giả Ưu-ba-li hay Tôn giả A-nan-đà ngồi giữa chúng đọc rõ từng câu như: ngày hôm đó, tại chỗ đó, tôi có nghe đức Phật dạy như thế này thế này... nếu đại chúng có vị nào nghe Ngài dạy khác xin phát biểu, nếu không ai phát biểu mà im lặng thì cho qua. Tiếp tục tụng đoạn khác cũng y như trên cho đến hết, nên gọi là chúng đẳng tụng. Cuộc kiết tập đầu tiên chưa có văn tự gì hết. Kiết tập bằng miệng đọc lên rồi ai nấy đều ghi nhớ trong ký ức mà thôi. Ký ức của các vị toàn là các bậc A-la-hán thì ghê gớm lắm. Nhớ như vậy cốt để mà tu tập chứ không có mục đích gì khác.
Tôn giả Ưu-ba-li tụng Luật
Như vậy, về Luật bộ đầu tiên là Bát thập tụng do Tôn giả Ưu-ba-li tụng, rồi sau đó nó biến ra năm bộ nữa:
1. Ðàm-vô-đức bộ (Pháp tạng bộ) truyền luật Tứ phần, gồm 60 cuốn.
2. Tát-bà-đa-bộ (Hữu bộ) truyền luật Thập tụng, có 60 cuốn.
3. Di-sa-tắc bộ truyền luật Ngũ phần, có 30 cuốn, thuộc Hóa địa bộ.
4. Ca-diếp-di bộ truyền Giải thoát giới, gồm 50 cuốn, thuộc Căn bản nhất thiết hữu bộ.
5. Ma-ha Tăng-kỳ bộ truyền luật Tăng kỳ, có 40 cuốn, thuộc Ðại chúng bộ và Ðộc tử bộ.
Trong thời Phật, Ngài không phân ra năm bộ luật như trên, nhưng trong quá trình hành hóa, tùy chỗ phạm lỗi mà chế ra giới để cho hàng đệ tử biết và lần sau đừng có phạm nữa. Ðó là khởi nguyên của Luật. Sau khi đức Phật diệt độ, cuộc kiết tập lần thứ nhất chỉ tụng thuần nhất là tám mươi lần ngồi tụng mà thôi. Từ đó về sau, qua sự truyền trì của Tôn giả Ðại Ca-diếp, A-nan, Mạt-điền-địa, Thương-na-hòa-tu, Ưu-ba-cúc-đa (Maha Kàsyapa, Ananda, Madhyàntika, Sàna Vàsa, Upagupta) đều thuần nhất vị, chưa phân dị kiến về giới luật. Ðến Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa là vị thứ năm, nhằm khoảng thời gian sau Phật diệt độ 110 năm, lúc đó A-dục vương ra đời. A-dục vương là vị vua lúc đầu cai trị rất tàn ác nên dân chúng gán cho cái tên là Hắc A-dục vương (A-dục vương đại ác). Nhưng về sau cải ác tùng thiện, qui y Tam Bảo và trở thành một Phật tử thuần thành, hộ trì Phật pháp một cách đắc lực nhất, gọi là Pháp A-dục vương.
Nguyên nhân phân hóa Luật
Giáo pháp đức Phật do vậy cũng bị điêu linh, các vị tỷ kheo mỗi đoàn du hóa một phương, không kết tụ với nhau được, do đó mà từ nơi một bộ Bát thập tụng luật lại chia ra năm nơi, năm nhóm. Năm nhóm này ghi nhớ và đọc tụng theo năm cách riêng và việc hành trì cũng khác, nên tạo ra năm bộ luật khác nhau. Năm bộ luật đó là do năm đệ tử của Tôn giả Ưu-ba-cúc-đa nắm giữ và truyền tụng. Năm bộ luật đó là:
1. Ðàm-vô-đức bộ truyền trì luật Tứ Phần.
2. Tát-bà-đa bộ truyền trì luật Thập Tụng.
3. Di-sa-tắc bộ truyền trì luật Ngũ Phần.
4. Ca-diếp-di bộ truyền trì luật Giải Thoát.
5. Bà-ta-phú-la bộ truyền trì luật Ma-ha Tăng Kỳ.
Năm nhóm trên đều truyền trì Luật tạng riêng mà phát sinh thành ra năm bộ như trên.
Năm bộ luật vừa nêu về phần chính thì giống nhau, chỉ có sai khác về Ba-dật-đề và Chúng học pháp.
Năm bộ luận giải thích Luật
Ngoài những bộ luật chính ở trên, sau này có những bộ gọi là luận về luật. Năm bộ luận đó là gì?
1. Tỳ-ni-mẫu luận, 8 quyển (thất truyền).
2. Ma-đắc-lặc-già luận, gọi đủ là Tát-bà-đa-bộ Tỳ-ni Ma-đắc-lặc-già, 10 quyển do Lưu tống Tăng-già-bạt-ma dịch.
Hai bộ luận trên dựa vào Tát-bà-đa bộ tức Căn bổn nhất thiết hữu bộ mà giải thích những điều trong bộ luật đó mà tạo ra luận này.
3. Thiện kiến luận, hay còn là Thiện kiến luật Tỳ-bà-sa, 18 quyển do Tiêu-tề Tăng-già-bạt-ma dịch. Cốt giải thích Tứ phần luật.
4. Tát-bà-đa luận hay gọi là Tát-bà-đa Tỳ-ni-tỳ-bà-sa, chín quyển, mất tên người dịch, cốt giải thích luật Thập tụng.
5. Minh liễu luận, hay còn gọi là Luật nhị thập nhị minh liễu luận, một quyển do Trần-chân-đế dịch, cốt giải thích giới luật thuộc Chính lượng bộ.
Hai bộ này đều thuộc Chính lượng bộ, tức một trong hai mươi bộ phái tiểu thừa Phật giáo.
Nội dung của Luật tạng
Khi nói Luật tạng là nói chung cả năm bộ luật và năm bộ luận đó gọi là luật tạng.
Sự hành trì về Luật tại Ấn Ðộ chắc cũng có sự sai khác chút đỉnh. Khi thì các Tổ dùng bộ này, khi thì dùng bộ khác, nên đôi lúc tưởng chừng trong nội dung của nó có sai khác. Nhưng tùy theo địa phương và hoàn cảnh, các Tổ có thể du di phần học pháp, vì vậy, khi truyền qua Trung Hoa, Tổ Ðạo tuyên mới lấy một bộ làm căn bản cho việc truyền Luật, nên Tổ đã dùng bộ Tứ phần luật, phát triển thành Luật tông mà Tổ là vị khai sáng. Từ đó Tứ phần luật được diễn giảng, giải thích và truyền bá rất mạnh.
Việt Nam chúng ta từ trước tới nay cũng áp dụng Tứ phần luật để hành trì.
Nội dung Tứ phần luật
Tứ phần luật, 60 cuốn do Diêu Tần Phật-đà-da-xá và Trúc-phật-niệm cùng dịch, chia bốn phần.
1. Phần một, gồm hai mươi mốt cuốn: nội dung chuyên nói 250 giới của Tỷ-kheo.
2. Phần hai, gồm mười sáu cuốn: chín cuốn đầu nói 348 giới điều của Tỷ-kheo-ni. Bảy cuốn sau quy định việc thọ giới, thuyết giới, an cư, tự tứ...
3. Phần ba, có mười hai cuốn: gồm các chương quy định việc Tự tứ tiếp theo, Bì-cách, y, Dược, Casina y, việc xảy ra ở Câu-diệm-di, ở Chiêm-ba, Kiết-ma-ha-trách, về người, về tội phú tàng, giá, phá tăng, diệt tránh, về pháp Tỳ-ni và về Pháp.
4. Phần bốn, gồm mười một cuốn: là các chương nói về phòng xá, tạp, ngũ bách kiết tập, thất bách kiết tập, điều bộ Tỳ-ni, Tỳ-ni tăng nhất.
Tóm lại, Tứ phần luật gồm có hai phần chính:
(a) Phần thứ nhất nói về giới bổn của Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni.
Giới bản của Tỷ-kheo có 250 giới, Tỷ-kheo-ni có 348 giới. Theo Nam truyền Luật tạng Tỷ-kheo có 227 điều, Tỷ-kheo-ni có 311 điều. Các giới điều tuy có khác, nhưng chỉ khác phần chi tiết, còn phần nội dung chính vẫn giống nhau.
(b) Phần thứ hai nói về hai mươi kiền độ (hai mươi chương).
1. Chương Thọ giới: Thuyết minh về việc thọ giới.
2.Chương Thuyết giới: Thuyết minh về nghi thức thuyết giới.
3. Chương An cư: Thuyết minh về ý nghĩa và sự việc an cư.
4. Chương Tự tứ: Nói về ý nghĩa tác pháp tự tứ.
5. Chương Bì-cách: Khai cho các Tỷ-kheo gặp hoàn cảnh đặc biệt được dùng các loại da thuộc.
6. Chương nói về Y: Thuyết minh cách may y và sử dụng nó.
7. Chương nói về dược liệu: Thuyết minh về cách dùng thuốc để chữa bịnh.
8. Chương nói về Y Casina (Kathina): Nói về cách thọ y và xả y Casina (công đức y).
9. Chương nói về việc xảy ra ở Câu-diệm-di (Kosambi): Nói về việc các Tỷ-kheo tranh cãi nhau, và ba loại cử tội: (1) Bất kiến cử là cử cái tội có lỗi mà nói không thấy, không nhận tội. (2) Bất sám cử là cử cái tội đã nhận tội mà không chịu sám hối. (3) Ác kiến bất xả cử là cử cái tội có ác kiến mà không chịu bỏ.
10. Chương nói về việc xảy ra ở Chiêm-ba, nói về các loại Kiết-ma như pháp và phi pháp.
11. Chương nói về Ha-trách: Nói về chế định bảy thứ Ha-trách, tức 35 việc mà một Tỳ-kheo đã phạm tội thì không được làm.
12. Chương nói về Người: Thuyết minh phạm tội Tăng tàn, lục dạ biệt trú phép bản nhật trị và cách sám trừ nghiệp quả, sám diệt phi pháp.
13. Chương Phú tàng: Nói các thứ tướng của tội phú tàng và cách diệt trừ tội.
14. Chương nói về Giá: Nói về cách ngăn ngừa và cử tội người khác, khi cử phải đủ năm pháp là: Tri thời, chân thật, lợi ích, nhu nhuyến, từ tâm.
15. Chương phá Tăng: Nói việc tội phá Tăng.
16. Chương diệt tránh: Nói về Thất diệt tránh (bảy phép diệt sự tranh cãi).
17. Chương nói về Ni: Nói việc Ni chúng thọ giới, thuyết giới.
18. Chương nói về Pháp: Nói các oai nghi, pháp thức đi lại... của Tỷ-kheo.
19. Chương nói về Phòng: Nói việc sửa sang tu bổ phòng xá.
20. Chương tạp: Thuyết minh xen lẫn hết thảy các chương, và cách trì giới.
Ðạo Tuyên Luật sư trong "San bổ tùy cơ yết-ma" tóm tắt hai mươi chương trình mười điều.
1. Chương tập pháp: Nói tổng quát về sự duyên thành không thành của các pháp Kiết-ma.
2. Chương kết và giải giới
3. Chương nói pháp thọ các giới.
4. Chương nói áo, thuốc, thọ trì, thuyết tịnh.
5. Chương nói các pháp thuyết giới.
6. Chương nói về chúng an cư.
7. Chương nói pháp tự tứ.
8. Chương nói về chia áo (của Tăng đã chết)
9. Chương nói sám hối các tội.
10. Chương nói việc cốt yếu của vị trú trì Phật pháp.
Chỉ trì, Tác trì
Giới luật thì nhiều, nhưng không ngoài hai môn: Chỉ trì và Tác trì.
1. Chỉ trì là đình chỉ, đình chỉ không làm các điều ác. Tức qui định về điều giới, đó là giới, thuộc chỉ trì.
2. Tác trì là tu thiện, tức làm các điều thiện. Tức qui định về các pháp Kiết-ma, đó là luật, thuộc Tác trì.
Ví dụ thực hành giới bổn là Chỉ trì, giữ gìn hai mươi kiền độ là Tác trì.
Phân tích Giới bổn
Vì sao gọi là Giới bổn? Ðây là những giới bổn gốc, chính yếu của Luật tạng. Giới bổn của Tăng có 250, của Ni có 350 giới. Ngoài giới bổn chính còn có phần Kiền-độ dịch âm chữ Khandha, có nghĩa là nhóm, thiên, chương.
Phân tích giới bổn gồm có tám mục, 250 giới, chia năm thiên và bảy tụ.
Năm thiên:
1. Ba-la-di có 4 giới.
2. Tăng tàn có 13 giới.
3. Ba-dật-đề gồm 30 xả đọa, 90 đơn đọa.
4. Ðề-xá-ni có 4 giới.
5. Ðột-kiết-la gồm 100 chúng học, 7 diệt tránh.
Bảy tụ:
1. Ba-la-di.
2. Tăng-tàn.
3. Thâu-lan-giá.
4. Ba-dật-đề.
5. Ðề-xá-ni.
6. Ác-tác.
7. Ác-thuyết.
( 6. và 7. hợp chung gọi là "Ðột-kiết-la")
Năm thiên là nương ở chỗ tội nặng nhẹ của tội quả. Bảy tụ là những loại tụ căn cứ ở tội tính và nguyên nhân của nó. Thâu-lan-giá là phương tiện tội (tức nhân tội) của Ba-la-di và Tăng-tàn. Ác-tác là tội nhẹ thuộc về thân. Ác-thuyết là tội nhẹ thuộc về khẩu.
Giải thích bốn Ba-la-di
Bốn Ba-la-di: Ba-la-di, Phạn tự là Pàràjjka, Tàu dịch là Khí - bỏ vứt ra ngoài Tăng chúng. Tội Ba-la-di có bốn, là bốn tội phạm vào thì bị bỏ đi, vứt đi. Mắc bốn tội này coi như bỏ ra ngoài Tăng chúng, vì vậy gọi là Khí (vứt bỏ). Phạm tội này gọi là bất cọng trụ, tức không được phép tham dự tất cả công việc của Tăng. Luận Du-dà-sư-địa cho rằng khi phạm bốn tội này gọi là Tha thắng - tức khi phạm tội nầy thì bị Ma thắng. Vì sao? vì người tu sĩ ví như một chiến sĩ chiến đấu với bốn thứ ma: Ma phiền não, ma ngũ ấm, tử ma, thiên ma. Họ đánh bằng khí giới gì? Họ chiến đấu bằng cách hành trì giới luật. Khi người tu sĩ không trì giới, không giữ giới thì thua bốn thứ ma đó, như vậy là Ma thắng. Do đó phạm bốn Ba-la-di cũng gọi là phạm Tha thắng. Tha là kẻ khác, thắng là hơn. Phạm tội để kẻ khác hơn gọi là Tha thắng. Nếu phạm tội này thì Ma hơn. Còn phạm tội dưới tội đây thì còn dằn co, chưa phần thắng bại.
Giải thích mười ba Tăng tàn
Mười ba Tăng tàn: Phạn tự là Samghà-vasena. Phiên âm là Tăng-già-bà-thi-sa. Tàu dịch là "Tăng tàn". Tăng tàn có hai nghĩa:
1. Nghĩa thứ nhất: Giới luật là tính mạng của Tăng. Khi phạm Ba-la-di coi như chết hẳn. Còn nếu phạm Tăng tàn thì như một người chết mà chưa chết hẳn, mới hấp hối thôi, nếu cấp cứu kịp thời, gặp thầy hay thuốc tốt thì có thể cứu được.
2. Nghĩa thứ hai: Phạm giới này nếu đủ hai mươi Tỷ-kheo hợp lại Kiết-ma đúng pháp, cho họ sám hối thì có thể tiêu diệt được tội này, nên gọi là Tăng tàn. Trong Căn bản nhất hữu bộ gọi là Chúng giáo. Chúng là chúng Tăng, giáo là giáo dục. Chúng giáo có nghĩa phải có hai mươi vị Tăng giáo dục cho, cho sám hối thì mới hết tội.
Giải thích hai Bất định
Hai bất định: Vì sao gọi là Bất định? Vì không dứt khoát tội đó là Ba-la-di hay Tăng tàn hay Ba-dật-đề. Nó có thể thành tội Ba-la-di hay tội Tăng tàn hoặc Ba-dật-đề theo lời trú tín Ưu-bà-di, là vị nữ cư sĩ có lòng tin thanh tịnh kiên cố, không nhất định nên gọi là Bất định. Hai tội này chỉ liên hệ giới bất dâm, chứ không liên hệ các giới khác.
Giải thích ba mươi Xả đọa
Ba mươi tội Xả đọa: Phạn tự là Nissagiya-pàcittiya. Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là phiên âm. Tàu dịch là "Xả đọa".
Tội xả và tội đọa. Loại tội này là chỉ các Tỷ-kheo, đồ dùng đó khi phạm vào mà trái phép thì phải đọa. Muốn sám hối tội đó thì phải ở giữa chúng hoặc đối một người mà xả đồ vật lấy dùng trái phép trước rồi sám tội sau.
Nói cách khác, khi đề cập đến tội xả đọa là các vật sở hữu của Tỷ-kheo, như y, bát, tọa cụ... lại không làm thủ tục tác pháp thì phải làm phép xả vật, xả tội, chừa bỏ tâm lý chứa chấp, tàng trữ tài vật để khỏi đọa lạc, nó gồm ba mươi giới. Ai phạm nên đưa các phẩm vật ấy ra giữa Tăng, từ bốn vị trở lên để xả và đối trước một vị Tỷ-kheo để nói tội và xin sám hối.
Giải thích chín mươi Ba-dật-đề
Ba-dật-đề (Pàcittiya). Tàu dịch là "Ðơn đọa". Nó liên quan đến các tội tiểu vọng ngữ, cố ý sát hại côn trùng, cùng với nữ nhơn đi chung đường v.v... gồm có chín mươi đơn đọa là tội không dính dáng gì đến vật dụng hết. Phạm thì bị đọa thôi, không cần xả, nên gọi là đơn đọa.
Giải thích bốn Hối quá pháp
Bốn hối quá pháp. Ba-la-đề Ðề-xá-ni (Pàtidesanniya), Tàu dịch là "Hướng bỉ hối". Phạm tội này chỉ hướng tới một Tỷ-kheo khác, nói rõ lỗi lầm đã phạm và xin sám hối. Tóm lại là tội nhỏ, có thể hối cải, người phạm có thể nói tội với một Tỷ-kheo khác mà xin sám hối.
Giải thích một trăm Học pháp
Một trăm Học pháp phiên âm Phạn tự là Thức-xoa-ca-la-ni (Sikkhà Karaniya). Tàu dịch là "Chúng học". Chúng học pháp là những pháp cần nên học. Như các sinh hoạt hằng ngày, các oai nghi nhỏ nhặt.... Pháp này chủ yếu là tự trách lấy mình. Ðây là tội nhỏ nhặt, tội khó giữ nhưng hết sức dễ phạm. Khi biết phạm thì tự trách lấy mình để ăn năn, tự hứa lần sau không tái phạm là đủ.
Giải thích bảy Diệt tránh
Bảy Diệt tránh pháp, tiếng Phạn là Adhika-ramásama-thaàdharmàh. Tàu dịch là "Diệt tránh pháp". Tức bảy phương pháp trị tội hay bảy cách thức để chấm dứt sự tranh cãi giữa chúng Tăng. Phạm 100 học pháp và 7 Diệt tránh kết vào tội Ðột-kiết-la, chỉ tâm niệm sám hối, học tập, là đủ.
Riêng về Tỷ-kheo-ni, Phật ưu đãi hơn:
1. Ba-la-di không phải bốn mà là tám.
2. Tăng tàn không phải mười ba mà là mười bảy.
3. Xả đọa bằng nhau.
4. Ðơn đọa không phải chín mươi mà là 178.
5. Hối quá không phải bốn mà là tám.
6. Một trăm học pháp giống nhau.
Cộng tất cả là 348 giới. Chưa hết, Ngài còn trao thọ mạng Phật pháp cho Ni nữa. Ðặc biệt là Ni có Tám kỉnh pháp, nhưng Tăng thì có nhị bất định, còn Ni thì không. Như vậy Ni hơn tám, Tăng hơn hai. Ni thì có ngũ thiên lục tụ.
(Trích "Cương Yếu Giới Luật", Sài Gòn, 1996). Hòa Thượng: Thích Thiện Siêu .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/10/2012.

Wednesday 24 October 2012

Phát tâm xuất gia là do lòng cảm mến đạo giải thoát.
Từ bỏ hình hài đẹp đẽ để thích ứng với pháp phục.
Lìa xa ân ái, từ giã thân thích vì không còn thân sơ.
Buông bỏ thân mạng vì tôn sùng Phật Pháp.
Chí cầu Ðại thừa vì để hóa độ mọi người.
Năm đức tính trên nói lên nhận thức và chí sống của người xuất gia một cách rõ ràng: Mọi sự biểu hiện của thân tâm chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giải thoát sinh tử cho mình và người.
Người ta không thể hiểu lầm nếp sống đó là tiêu cực, lánh đời , hay ích kỷ.
Về đức tính thứ nhất:
Lý do đích thực của xuất gia là ý thức rõ con đường giải thoát và mến mộ giải thoát, mà không phải là do những động cơ khác. Trên thực tế, mỗi người đến chùa vì một lý do riêng, nhưng chỉ thực sự được nhận vào hàng ngũ xuất gia khi nào giác ngộ ‘con đường’.
Ở lãnh vực giáo dục học đường, hướng dẫn một học viên chọn nghề cần dựa vào hai nhân tố quyết định:
- Sở thích ngành nghề,
- Khả năng ngành nghề.
Tại đây, lòng cảm mến, tôn sùng giải thoát là một nhân tố quyết định. Cảm mến đạo giải thoát là do hiểu đạo; đây là khả năng để thực hiện giải thoát.
Về đức tính thứ hai:
Nếp tu hành thì xa lìa các ham muốn phàm thế, hướng tâm vào chỗ rời dục, rời ác pháp bất thiện pháp, và nuôi dưỡng lòng từ, nên các hình thức làm duyên, làm dáng, làm đẹp thân thể không được duy trì. Làm vậy để nuôi dưỡng tâm, chí giải thoát.
Về đức tính thứ ba:
Người xuất gia chỉ có một hướng đi dốc chí hành giải thoát, và bình đẳng giúp tất cả đi vào giải thoát, nên các tình nghĩa, ân ái riêng tư cần được lánh xa.
Chỉ khi tình riêng không còn, thì tình thân thương với mọi chúng sinh mới có thể tu tập, thực hiện được.
Về đức tính thứ tư:
Sự nghiệp chính và duy nhất của người xuất gia là sự nghiệp giải thoát, nên thân mạng chính bây giờ là thân huệ mạng, là thân giải thoát. Vì thế, không thể vì lý do duy trì thân mạng vật lý (như là phương tiện) mà hy sinh thân huệ mạng. Việc làm chỉ có thể ngược lại.
Về đức tính thứ năm:
Vấn đề giải thoát trọn vẹn cần được thực hiện với tâm đại bi và đại trí. Vì thế cần nghĩ đến vấn đề giải thoát cho tất cả. Chỉ khi lòng đại bi ấy được mở rộng, thật rộng, thì tất cả tập khí chấp thủ tự ngã mới tiêu tan, và đại tuệ mới bung vỡ.
Vấn đề thực hiện giải thoát của tự thân là thế.
Năm đức tính trên là giá trị về nếp sống giải thoát của người xuất gia. Trong đời sống xuất thế đó, không có mặt của danh vọng, lợi dưỡng, và các ham muốn trần thế khác.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.25/10/2012 ).

 
  1. Không sát sinh
  2. Không lấy của không cho
  3. Không dâm dục.
  4. Không nói dối.
  5. Không uống các chất men say.
  6. Không trang sức đẹp, không xức thoa các thứ hương
  7. Không hát, vũ; không hòa tấu, không biểu diễn văn nghệ; không đi xem nghe.
  8. Không nằm ngồi chỗ cao sang.
  9. Không ăn phi thời (chỉ ngọ trai)
  10. Không cất giữ vàng, bạc, tiền và các vật quý.
Giới được thiết lập trên nền tảng Bi và Trí. Về mặt từ bi, giới giúp người tu loại bỏ ác tâm, hại tâm, dục tâm, để tránh gây tổn hại đến chúng sinh, người đời, vừa để bảo vệ hạnh phúc và niềm tin giải thoát cho đời.
Về mặt trí tuệ, giúp người tu loại bỏ tham, sân, si của tự tâm, chế ngự dục vọng hầu tăng trưởng định và tuệ giải thoát.
Thử phân tích tác dụng của một giới “không sát sinh” thì sẽ rõ.
Giới nầy nhằm bảo vệ và tôn trọng sự sống của con người và các loài sinh vật khác, vừa để loại bỏ ác tâm, sân tâm, hại tâm và dục tâm của người tu.
Nhưng không phải vì hạn chế các sinh hoạt sai lầm mà Giới hạn chế sự thoải mái , tự do của tâm thức. Thực sự, cứ sống đời sống xuất gia, bạn sẽ thấy Giới giúp bạn mở rộng phương trời tự do. Càng giới hạn dục vọng, tự do tâm lý càng được mở rộng.
Về mặt nhân quả, Giới không những chỉ đem lại an lạc cho mình và người trong hiện tại, mà còn đem lại an lạc cho đời sau nữa.
Ðó là nếp sống khôn ngoan, hiền thiện và trí tuệ không phải để tiêu hủy mầm sống, mà là để khai mở sức sống.
Như một người nhà nông cần giữ đúng một số quy luật gieo trồng để có mùa gặt tốt, cũng vậy, người xuất gia cần giữ giới luật để chờ đợi mùa gặt của an lạc và giải thoát.

HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.( TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.25/10/2012.)

Friday 19 October 2012

Tổng Luận Về Tỳ Ni.

 
Ở đây trình bày tổng quát về nguyên tắc thực hành Tỳ Ni, tác dụng của Tỳ Ni; các cấp độ tu tập Tỳ Ni; và tinh thần giáo dục của Tỳ Ni.
1. Tác dụng và nguyên tắc thực hành Tỳ Ni:
Tỳ Ni trình bày 45 bài kệ cho các hành động tiêu biểu trong ngày. Có một số việc chỉ thỉnh thoảng xẩy ra như xem bệnh, cạo tóc .v.v…Các bài kệ luôn luôn hướng dẫn tâm người Sa Di đến hai trọng điểm:
- Nuôi dưỡng tâm giải thoát khỏi tham, sân, si của tự thân
- Nuôi dưỡng lòng từ bi, mong cứu độ tất cả ra khỏi mọi cấu uế của tâm.
Cách hành Tỳ Ni được thực hiện là để thay thế tập quán đầy sai lầm và vọng động của quá khứ tự thân người xuất gia, để ngưng tụ dần niệm lực và định lực, và để gây ý thức trở về nương tựa mình và nương tựa Pháp (Thiền quán vô ngã, vô thường).
Ðể đạt được kết quả trên, người Sa Di, dù là người yếu kém trí nhớ nhất, không phải học thuộc lòng các bài kệ và đọc lên các bài kệ ấy trong mỗi cử động, mà chỉ cần nhớ và thực hiện rằng:
Bất cứ một cử động nào của thân (hay của ý) trong ngày, đều khởi niệm mong loại bỏ tham, sân, si của tự thân và của mọi người ra khỏi cử động ấy và ra khỏi tâm.
Nói gọn và cụ thể hơn: chỉ cần nhớ khởi niệm loại bỏ tham, sân, si ra khỏi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý trong tất cả các thời; và mong tất cả chúng sinh làm được như vậy.
Cụ thể như:
- Khi đi máy bay thì khởi niệm: Mong tất cả đi nhanh ra khỏi tham, sân, si để sớm qua bờ giác.
- Khi thổi cơm thì mong tất cả đốt cháy tham, sân, si sớm thuần thục giải thoát.
- Khi đọc sách thì mong tất cả phát triển văn, tư, tu, thành tựu trí tuệ như thật.
- Khi bửa củi thì mong tất cả sớm phá vỡ vô minh.
- Khi nhìn mây trôi, hoa rụng,v.v… thì mong tất cả ngộ vô thường mà đạt đạo giải thoát.
- Khi nghe thuyết giảng thì mong tất cả phân biệt rõ khổ đau và giải thoát, tỏ ngộ thật pháp.
- Khi buồn, giận, v.v…, mong tất cả giác tỉnh mọi pháp hữu vi đều không thật, không phải là ta, không phải của ta, không phải là tự ngã của ta, mà đi nhanh ra khỏi sinh tử, v.v…
Tựu trung, tất cả niệm khởi đều nhắm vào giải thoát khỏi tham, sân, si của mình và người, vào tự độ và độ tha:
a) Tự độ: thường nuôi dưỡng giác tỉnh về vô ngã, vô thường và khổ đau mà xa lìa các lậu hoặc.
b) Ðộ tha: khởi niệm đại bi mong tất cả làm được như thế.
2. Cấp độ khác nhau trong việc hành Tỳ Ni nhật dụng:
Có thể có nhiều cấp độ cao thấp, sâu cạn khác nhau giữa những người hành Tỳ Ni, như là:
- Với căn cơ thấp, hành tỳ ni chỉ là việc huấn luyện tâm đi vào một tập quán sống mới thiện lương hơn.
- Với căn cơ bậc trung, thì hành tỳ ni là hành chú tâm, tỉnh giác và nuôi dưỡng lòng từ.
- Với căn cơ thông lợi, hành tỳ ni là hành Giới – Ðịnh – Tuệ, là hành thiền chỉ và thiền quán trong bốn oai nghi, và nuôi dưỡng Bồ tát hạnh.
Phương chi, người đời gọi cửa chùa là cửa Thiền hay cửa Từ (từ bi). Thiền định và từ bi là công hạnh chính của người tu tập giải thoát vậy.
3. Tinh thần giáo dục của Tỳ Ni:
Tỳ ni giúp người Sa Di tự huấn luyện tinh thần tự giác, tự tri, tự trách nhiệm, sự chú tâm, lòng từ ái và thái độ sống thanh thản chấp nhận đời sống đang là.
- Tinh thần tự tri tự giác:
Người Sa Di nắm vững lời khai tâm của nhà chùa, “trở về nương tựa mình và nương tựa Pháp, và hãy tự nỗ lực”; từ đó theo dõi các hành động của thân, khẩu, ý; làm chủ tâm mình hướng về sự tỉnh giác vô ngã và lòng từ vô hạn để đi dần ra khỏi khổ đau, và giúp người khác đi dần ra khỏi khổ đau.
- Tinh thần tự trách nhiệm:
Công phu hành tỳ ni là công phu theo dõi và kiểm soát tâm mình. Việc này tự thân trách nhiệm về tự thân; thầy và các huynh trưởng, các đồng phạm hạnh chỉ là trợ duyên nhắc nhở, chỉ đường. Ai khác có thể kiểm soát công phu âm thầm ấy?
Vì vậy, tỳ ni đòi hỏi người tu tự nguyện chịu trách nhiệm về tự thân trên mọi hành vi của đời sống.
- Tinh thần giáo dục năng lực chú tâm:
Theo dõi tâm qua từng cử chỉ hằng ngày là cách tu tập sự chú tâm, tập trung tư tưởng vào “con đường”. Chú tâm là công phu căn bản đưa đến định và tuệ. Từ định và tuệ, người Sa Di sẽ bắt gặp các niềm hân hoan, hỷ, lạc, và giải thoát.
Khi năng lực chú tâm vào một đối tượng trở nên mạnh mẽ, ổn cố, thì đấy là định tâm. Khi tâm vững trú vào thiền quán vô ngã, thì đấy là tuệ tâm.
Năng lực chú tâm và tỉnh giác trên là linh hồn của thiền định Phật giáo cần thiết cho mọi người tu tập (gồm những Phật tử tại gia) để phát triển Giới – định – Tuệ.
- Giáo dục lòng từ ái, vị tha:
Tất cả niệm khởi mong cầu an lạc giải thoát cho chúng sinh đều là hình thức nuôi dưỡng và phát triển lòng từ ái, vị tha (hay gọi là từ bi).
Lòng từ ái, vị tha có công năng dẹp bỏ tâm sân hận, chấp ngã, vị kỷ. Ðấy là công phu tháo gỡ các phiền não sinh khởi từ chấp thủ, vị ngã và sân hận.
Tinh thần giáo dục đó tốt cho cả người đời
- Giáo dục thái độ sống chấp nhận thực tại, thanh thản:
Nếp sống nhà chùa rất thực, tập trung vào đương niệm, nên mọi việc đều trôi qua nhẹ nhàng mỗi ngày. Các tư duy vô bổ về quá khứ và vị lai (tiếc nuối quá khứ, mơ ước tương lai) gây sự rối loạn tâm lý sẽ không có đất đứng trong tâm lý của người tu trong hướng sống hành thuần thục tỳ ni nầy.
Con đường đi vào thực tại trước hết phải đi vào đương niệm; sau đó là giác tỉnh vô ngã, vô tham và vô sân. Ở đó, có mặt của vĩnh cửu, của thực tướng, khi tâm tập trung và giác tỉnh mạnh.
Cuộc sống sẽ không còn gì được giấu kín, trừ ra bị tự ngã che khuất. Bí mật của cuộc đời chỉ còn lại trong dục vọng và trong tư duy hữu ngã. Nhận thức rõ ràng về điều đó thì người tu sẽ sống an lạc mỗi ngày như mọi ngày. Ðây là kết quả mà mọi cuộc phấn đấu của con người nhắm đến.
Nội dung của chương Tỳ Ni nhật dụng vừa được giới thiệu nói lên rõ nếp sống nhà chùa là nếp sống rất hiện sinh, rất người và rất an lạc, nuôi dưỡng giác tỉnh và từ bi.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.20/10/2012.

Thursday 18 October 2012

Sa Di Giới và Sa Di Ni Giới



* * * * * *



[2]

Phần Kính Phụng Di Giáo


Ý Nghĩa Của Nội Dung

Nay nên nói tổng quát về ý nghĩa nội dung của sách này, tức của 9 tiểu phẩm:
Một, kinh Di giáo nói Phật diệt độ rồi thì Giới là Thầy; Giới ấy là pháp thân còn mãi của Phật; và hành trì thì phải "bất phóng dật": đó là giáo huấn tối hậu của Phật.
Hai, kinh Bát đại nhân giác thì luận Phân biệt công đức nói "bát đại nhân niệm" (Chính 25/51); tôi chắc 8 điều giác ngộ kinh này nói, vốn được tuyển tập như trường hợp kinh Pháp cú: sự quan trọng của 8 điều ấy là ở đó.
Ba, văn Khuyến phát bồ đề tâm nói về chí nguyện của người xuất gia, mà quan trọng nhất là chí nguyện làm cho Phật pháp tồn tại.
Bốn, Phát bồ đề tâm, giảng giải thật rõ, theo luận học, về sự phát bồ đề tâm.
Năm, văn Cảnh sách thì nổi bật nhất khi nói "người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục"; "trong lòng tự kỳ hẹn cho mình phải làm trụ cột cho Phật pháp, làm gương mẫu cho tương lai"; "cưỡng lại mà tự làm chủ tể, đừng thí thân theo tánh tình con người của mình".
Sáu, Tỳ ni thì nguyện "nghịch lưu", chính nơi đời sống này mà diệu hóa nó ra, và căn bản là phải biết 5 đức tính "một là phát tâm xuất gia, vì cảm bội Phật pháp; hai là hủy bỏ hình đẹp, vì thích ứng pháp y; ba là cát ái từ thân, vì không còn thân sơ; bốn là không kể thân mạng, vì tôn sùng Phật pháp; năm là chí cầu đại thừa, vì hóa độ mọi người. Trên đây là ý nghĩa nội dung của 6 tiểu phẩm thuộc loại "phù trì của Sa di giới và Sa di ni giới".
Bảy, Sa di luật nghi thì nói về 10 giới luật và 24 uy nghi cho Sa di. Tám, Sa di ni luật nghi thì nói về 10 giới luật và 22 uy nghi cho Sa di ni. Chín, Sa di luật nghi lục yếu cũng nói về giới luật và uy nghi cho Sa di và Sa di ni.
Nhân tiểu phẩm này, cũng nên biết danh từ Sa di mà xưa nay dùng, tôi cũng dùng, hầu hết vốn chỉ cho cấp bậc Sa di, tức gồm cả Sa di và Sa di ni. Và trên đây là nội dung ý nghĩa của 3 tiểu phẩm thuộc loại "chủ yếu của Sa di giới và Sa di ni giới".

Mục Đích Nội Dung Ấy
Mục đích chính yếu, và có thể nói là duy nhất của Sa di giới và Sa di ni giới là để trở thành Tỷ kheo hay Tỷ kheo ni. Giới pháp cấp bậc Sa di đòi hỏi cấp bậc này về làm thì làm đúng phần Sa di, mà còn làm theo Tỷ kheo trong một số việc cần tập trước; về biết cũng vậy, phải biết đúng phần Sa di mà còn phải biết một số điều cần biết trước về Tỷ kheo. Sa di đối với Tỷ kheo như vậy, thì Sa di ni đối với Tỷ kheo ni, dầu còn cách cấp bậc Thức xoa, cũng vẫn phải như vậy. Vì phải là Tỷ kheo hay Tỷ kheo ni mới là Tăng số, là Tăng bảo trong Tam bảo, và người xuất gia, cuối cùng, phải đứng vào Tăng số ấy.
Nhưng trách nhiệm của ai quan trọng nhất trong mục đích nói trên? Ai là người có trách nhiệm làm cho cấp bậc Sa di trở thành cấp bậc Tỷ kheo? Người đó chính là vị Thầy. Giới luật không cho ai chưa thọ đại giới mà được coi đến đại giới. Như vậy làm sao cho cấp bậc Sa di có đủ tư cách thọ đại giới, làm sao bảo đảm họ có tư cách ấy, thì đó là nhiệm vụ của vị Thầy. Khi chung thẩm về tư cách này thì chính vị thầy làm với sự cộng tác bởi 10 vị Tỷ kheo là ít nhất. Việc tự bảo đảm có tư cách thọ đại giới hay chưa, hay không, thì bản thân cấp bậc Sa di không thể tự làm mà được tín nhiệm và chấp thuận. Vị thầy quan trọng như vậy nên Ngủ phần luật nói, "Thầy thương trò như con, trò trọng thầy như cha, siêng năng dạy bảo thì có thể làm cho Phật pháp rộng ra và còn mãi" (Chính 22/110).

Tài Liệu Và Mục Lục
Tài liệu được sử dụng trong sách này khá nhiều, và được ghi rõ nơi mấy trang đầu tiên của các bản dịch giải mỗi tiểu phẩm. Nên ở đây không cần kê lại. Ở đây chỉ kê 3 tài liệu sử dụng nhiều nhất và 1 tài liệu sử dụng ít thôi, nhưng có ký hiệu cần biết trước, đó là:
Đại tạng kinh bản Đại chính tân tu. Ký hiệu là Chính, thí dụ Chính 1/100, là Đại tạng ấy, tập 1, trang 100. Mỗi trang có 3 khoảng trên giữa dưới, nhưng sách này không ghi rõ khoảng ấy và dòngchữ.
Tục tạng kinh bản chữ Vạn. Ký hiệu là Vạn, thí dụ Vạn 1/100 là Tục tạng ấy, tập 1 tờ 100. Mỗi tờ có 2 mặt a và b, mỗi mặt có 2 khoảng trên dưới, nhưng sách này cũng không ghi rõ những chi tiết ấy.
Phật học đại từ điển của Đinh Phước Bảo. Ký hiệu là Bảo, thí dụ Bảo 100, là đại từ điển ấy, trang 100. Mỗi trang có 3 khoảng trên giữa dưới, và dĩ nhiên có từ. Nhưng sách này cũng không ghi những chi tiết ấy.
Phật học nghiên cứu thập bát thiên, của Lương Khải Siêu. Sách có 18 bài. Ký hiệu là Siêu 1/10, tức sách ấy, bài 1 trang 10. Nay nói đến mục lục. Đáng lẽ mục lục phải làm đủ chi tiết. Nhưng mục lục đầu 2 tập của sách này chỉ ghi tên 9 tiểu phẩm. Còn mục chi tiết thì ghi thành trang đầu tiên khi dịch giải mỗi tiểu phẩm.

Thần Chú Để Giữ Giới
Muốn giữ giới, bất cứ giới phẩm nào, Luật tạng dạy phải "thiểu dục tri túc", ít ham muốn, biết vừa đủ ; lại dạy thêm 1 hạnh nữa là "tàm quí", tự hổ thẹn, hổ thẹn người. Nay tôi xin trích 4 câu sau đây, và gọi đó là "thần chú giữ giới" - trích trong Chính 24/951:
"đi như Phật đi, đứng như Phật đứng, nhìn như Phật nhìn, nói như Phật nói".
Trí Quang



Phần Kính Phụng Di Giáo
Nhất tâm đảnh lễ Bổn sư Thích ca mâu ni phật, cùng Phật bảo khắp cả pháp giới. Nhất tâm đảnh lễ kinh Giáo huấn vắn tắt của Phật lúc sắp niết bàn, cùng Pháp bảo khắp cả pháp giới. Nhất tâm đảnh lễ đại chúng Tỷ kheo trong đêm Phật sắp Niết bàn, cùng Tăng bảo khắp cả pháp giới.

Kính lạy đức Thế tôn,
biển công đức vô thượng,
thương xót độ chúng sinh,
nên con xin qui mạng.
Pháp tạng sâu và sạch,
tăng tiến cho hành giả
bằng pháp thế xuất thế,
con xin lạy tất cả.
Nay con nguyện thọ trì
Pháp tạng ấy của Phật,
để biết đạo phương tiện
của Bồ tát tu tập.
Biết đạo phương tiện ấy
thì Phật pháp trường tồn,
diệt trừ lỗi phàm thánh,
thành tựu lợi tự tha.

Nam mô Bổn sư Thích ca mâu ni Phật.

Kinh Giáo huấn vắn tắt của Phật lúc sắp niết bàn (cũng gọi là kinh Giáo huấn để lại củaPhật)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chuyển đẩy bánh xe chánh pháp lần đầu tiên hóa độ tôn giả Kiều trần như, thuyết pháp lần cuối cùng hóa độ tôn giả Tu bạt đàla. Những người có thể hóa độ, Ngài đã hóa độ tất cả. Hôm nay, trong rừng Sa la, giữa cây song thọ, Ngài sắp niết bàn. Bấy giờ là lúc giữa đêm, hoàn toàn yên lặng, không một tiếng động, Ngài đãvì các đệ tử mà nói tóm tắt những điều cốt yếu của chánh pháp.
Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.
Giữ tịnh giới thì các thầy không được buôn, bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người, tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả việc này, hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai. Những việc chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các thầy. Các thầy hãy tiết chế cơ thể, ăn đúng thì giờ, sống bằng cách sống trong sạch, không được tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc. Chú thuật, thuốc tiên, giao hảo quyền quí, và thân thiết với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn, tất cả đều không được làm. Phải tự đoan tâm, chánh niệm cầu độ. Không được che giấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng. Đối với bốn sự hiến cúng thì phải biết tự lượng và biết vừa đủ. Hễ được hiến cúng thì không nên tích trữ.
Đó là Như lai nói tóm tắt về sự giữ giới. Giới thì chính thuận với căn bản của sự giải thoát, nên Như lai mệnh danh Ba la đề mộc xoa. Nhờ giới mà phát sinh thiền định, và trí tuệ có năng lực hủy diệt thống khổ.
Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy giữ tịnh giới, đừng cho vi phạm, thiếu sót. Ai giữ tịnh giới thì người đó có thiện pháp. Không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sinh. Do đó mà biết tịnh giới là chỗ yên ổn nhất, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức.
Các thầy Tỷ kheo, đã ở trong tịnh giới thì phải chế ngự năm thứ giác quan, không cho phóng túng vào trong năm thứ dục lạc. Như kẻ chăn trâu, cầm gậy mà coi giữ, không cho phóng túng, phạm vào lúa má của người. Phóng túng năm thứ giác quan, thì không những chỉ có năm thứ dục lạc, mà có thể sẽ không còn giới hạn nào nữa, không thể cấm chế. Như con ngựa hung hãn mà không được chế ngự bằng giây cương, thì sẽ mang người lao xuống hầm hố. Giặc cướp làm hại, khổ chỉ một đời, còn giặc giác quan họa đến nhiều kiếp: tai hại rất nặng, các thầy không thể không cẩn thận. Thế nên người có trí thì chế ngự mà không theo, giữ như giữ giặc, không cho phóng túng. Giả sử phóng túng năm thứ giác quan, thì cũng không bao lâu ta sẽ thấy chúng tàn diệt tất cả.
Các thầy Tỷ kheo, năm thứ giác quan do tâm chủ động, vì vậy mà các thầy lại phải thận trọng chế ngự tâm mình. Tâm còn đáng sợ hơn cả rắn độc, thú dữ, giặc thù, lửa dữ bùng cháy lan tràn cũng chưa đủ để ví dụ cho tâm. Như một kẻ tay bưng bát mật mà chuyển động chạy nhảy, chỉ thấy bát mật chứ không thấy hố sâu, như thế không khác gì voi điên mà không có móc sắt, vượn khỉ mà được cây rừng, thì sẽ hung hăng nhảy vọt, khó mà ngăn cản; các thầy phải cấp tốc tỏa chiết, đừng cho phóng túng. Phóng túng tâm ra thì làm tan nát việc thiện của người. Chế ngự tâm lại một chỗ thì không việc gì không thành. Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy nỗ lực tinh tiến mà chiết phục tâm mình.
Các thầy Tỷ kheo, thọ dụng đồ ăn thức uống, hãy coi như việc uống thuốc, ngon không ham, dở không bỏ, vừa đủ duy trì cơ thể cho khỏi đói khát. Như ong lấy hoa, chỉ lấy mùi vị mà không tổn thương hương sắc, người xuất gia cũng vậy. Thọ dụng cúng phẩm của người vừa khỏi đói khát thì thôi, không được ham cầu cho nhiều, phá vỡ thiện niệm của họ. Hãy bắt chước kẻ khôn ngoan, biết lượng sức lực con trâu của mình chịu đựng nhiều ít, không dùng quá sức đến nỗi kiệt lực.
Các thầy Tỷ kheo, ban ngày thì nỗ lực thực tập thiện pháp, không để thì giờ lướt mất, đầu đêm cuối đêm cũng đừng phế bỏ, giữa đêm lại phải tụng niệm để tự tiêu trừ điều ác, sinh trưởng điều thiện. Đừng vì lý do ngủ nghỉ mà để đời mình trôi đi, không được một chút ích lợi. Hãy nhớ ngọn lửa vô thường đốt cháy thế gian, để sớm cầu tự độ, đừng ham ngủ nghỉ. Giặc phiền não thường rình giết ta, dữ hơn kẻ thù, tại sao ta có thể ngủ nghỉ mà không tự cảnh giác? Phiền não ngủ trong tâm, cũng như rắn hổ mang màu đen nằm ngủ trong nhà, các thầy phải dùng móc sắt giữ giới mà cấp tốc móc kéo nó ra. Rắn ngủ ra rồi mới nên yên tâm ngủ nghỉ. Không ra mà ngủ thì thật là kẻ không biết hổ thẹn.- Sự hổ thẹn là phục sức đẹp nhất trong mọi thứ phục sức. Như cái móc sắt, sự hổ thẹn có năng lực chế ngự mọi thứ phi pháp của con người. Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy luôn luôn biết hổ thẹn, sỉ nhục, đừng bao giờ, dầu chỉ tạm thời mà thôi, được phép quên mất đức tính ấy. Mất hổ thẹn là mất công đức. Có hổ thẹn là có thiện pháp, không hổ thẹn thì không khác gì cầm thú.
Các thầy Tỷ kheo, nếu ai cắt xả thân thể các thầy ra từng đốt, các thầy cũng phải tự kềm chế tâm mình, đừng cho giận dữ. Lại phải giữ lấy miệng lưỡi, đừng để phát ra lời tiếng không tốt. Tâm giận dữ nổi lên là tự hại đạo nghiệp, hư mất công đức. Đức tính của Nhẫn, giữ giới và khổ hạnh không thể sánh bằng. Thực hành đức Nhẫn mới được mệnh danh là bậc thượng nhân có sức mạnh. Kẻ nào không thể tiếp nhận cái độc nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lộ, kẻ ấy không thể được ca tụng là người nhập đạo có trí. Tại sao, vì giận dữ thì phá hủy hết thảy thiện pháp và danh tiếng đáng quí, hiện tại vị lai không ai muốn nhìn. Sự giận dữ hơn cả ngọn lửa ác liệt, vì thế mà các thầy phải đề phòng một cách thường trực, đừng cho xâm nhập tâm trí. Giặc cướp công đức không chi hơn giận dữ. Thế gian hưởng thụ dục lạc, không phải là kẻ hành đạo, không có phương pháp để tự khống chế, thế nên giận dữ thì còn có thể tha thứ được. Còn người xuất gia hành đạo là kẻ loại bỏ dục vọng, vậy mà giận dữ thì thật bất đáng ; không khác gì giữa bầu trời mây trong mát mà sấm sét lóe lửa là điều không thích hợp.
Các thầy Tỷ kheo, hãy tự xoa đầu mình, đã bỏ sự trang sức và đồ tốt đẹp, mình mặc áo hoại sắc, tay cầm đồ thích ứng, khất thực để sống; tự thấy như vậy mà kiêu ngạo còn nổi lên, thì phải cấp tốc tỏa chiết. Tăng thêm kiêu ngạo là điều mà thế nhân còn không nên có, huống chi người xuất gia nhập đạo là kẻ vì giải thoát, tự giáng mình xuống mà đi khất thực?
Các thầy Tỷ kheo, tâm lý dua nịnh quanh co trái ngược đạo pháp, thế nên các thầy phải chất trực tâm mình. Phải ý thức dua nịnh quanh co chỉ để dối trá, mà người nhập đạo thì không thể như vậy. Vì thế mà các thầy cần phải ngay thẳng tâm mình, lấy đức tính chất trực làm căn bản.
Các thầy Tỷ kheo, phải biết kẻ ham muốn nhiều, thì vì nhiều sự cầu lợi nên khổ não cũng nhiều. Còn ít ham muốn thì không cầu hồ, không dục vọng, nên không có cái họa đó. Chỉ có như thế mà thôi, sự ít ham muốn cũng đã phải thực tập, huống chi sự ấy còn đem lại đủ các công đức. Người ít ham muốn thì không dua nịnh quanh co để cầu được lòng người, cũng không bị các giác quan lôi kéo. Thực hành đức tính ít ham muốn thì lòng bình thản, không lo sợ, gặp cảnh ngộ nào cũng thấy thừa thải, không bao giờ có cảm giác thiếu thốn. Có ít ham muốn là có niết bàn. Đó là hạnh ít ham muốn.
Các thầy Tỷ kheo, muốn giải thoát khổ não thì các thầy hãy cứu xét sự biết vừa đủ. Chính sự biết vừa đủ là giàu sang, vui thú và yên ổn. Biết vừa đủ thì nằm trên đất cũng thấy vui thích, không biết vừa đủ thì ở thiên đường cũng vẫn bất mãn. Không biết vừa đủ thì giàu mà nghèo, biết vừa đủ thì nghèo mà giàu. Không biết vừa đủ thì luôn luôn bị cả năm thứ dục lạc lôi kéo, làm cho người biết vừa đủ phải xót thương. Đó là hạnh biết vừa đủ.
Các thầy Tỷ kheo, muốn cầu yên tĩnh, vô vi và an lạc, thì các thầy hãy thoát ly mọi sự ồn ào và bối rối, ở đơn độc và ở một cách thư thái. Người ở yên tĩnh thì chúa trời Đế thích và chư thiên đều tôn kính. Vì thế mà các thầy hãy thoát ly đồ chúng của mình, và đồ chúng của người, ở đơn độc, thư thái và thanh vắng, dùng "tư duy tu" mà cắt đứt gốc rễ đau khổ. Nếu thích đồ chúng thì sẽ bị đồ chúng quấy phá, như cây đại thọ mà cả bầy chim chóc tập hợp lại thì vẫn bị cái họa khô gãy. Thế gian ràng buộc mà chìm ngập thống khổ, thì cũng không khác gì voi già mà sa xuống bùn lầy, hết mong thoát khỏi. Đó là hạnh siêu thoát.
Các thầy Tỷ kheo, nỗ lực tinh tiến thì không có việc gì khó khăn. Thế nên các thầy phải thực hành sự nỗ lực tinh tiến. Nước nhỏ mà chảy mãi thì có thể xuyên thủng cả đá. Nếu người hành đạo mà hay biếng nhác phế bỏ, thì cũng như kéo lửa chưa nóng mà đã ngừng, dầu thiết tha có lửa, lửa cũng khó mà có được. Đó là hạnh tinh tiến.
Các thầy Tỷ kheo, cầu thiện tri thức, cầu thiện hộ trì và cầu thiện hỗ trợ, đều không bằng không quên chánh niệm. Không quên chánh niệm thì giặc phiền não hết cách xâm nhập tâm trí. Thế nên các thầy hãy luôn luôn tập trung chánh niệm lại nơi tâm trí. Mất chánh niệm là mất công đức. Nếu chánh niệm có sức lực vững mạnh, thì dẫu phải vào trong đám giặc ngũ dục, cũng không bị chúng sát hại; tựa như tướng sĩ lâm trận mà mặc áo giáp lát đồng, thì không còn sợ hãi gì nữa. Đó là hạnh không quên chánh niệm.
Các thầy Tỷ kheo, tập trung tâm lại thì tâm sẽ ở trong thiền định. Tâm ở trong thiền định thì có thể thấu triệt trạng thái chuyển biến của vũ trụ. Vì thế mà các thầy phải luôn luôn tinh tiến, nỗ lực thực tập thiền định. Thiền định được thì tâm hết tán loạn. Tiếc nước thì phải đắp đê sửa bờ cho khéo, hành giả cũng vậy, hãy vì nước trí tuệ mà thực tập thiền định để giữ cho nó khỏi chảy mất. Đó là hạnh thiền định.
Các thầy Tỷ kheo, có trí tuệ thì hết đam mê, luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong chánh pháp của Như lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát. Không như thế thì đã không phải xuất gia, lại không phải thế tục, không còn biết gọi là gì. Trí tuệ chân thật là chiếc thuyền chắc nhất vượt biển sinh lão bịnh tử, là ngọn đèn sáng nhất đối với hắc ám vô minh, là thần dược cho mọi kẻ bịnh tật, là búa sắc chặt cây phiền não. Vì thế mà các thầy hãy dùng cái tuệ văn tư tu chứng để tự tăng tiến ích lợi. Có trí tuệ soi chiếu, thì dẫu mắt thịt, cũng vẫn là kẻ thấy rõ nhất. Đó là hạnh trí tuệ.
Các thầy Tỷ kheo, nếu hý luận đủ thứ thì tâm trí rối loạn. Như vậy, tuy đã xuất gia mà chưa được siêu thoát. Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hãy từ bỏ tức khắc sự hý luận rối loạn tâm trí. Các thầy muốn thực hiện cái vui tịch diệt, thì chỉ có cách cấp tốc diệt trừ cái họa hý luận. Đó là hạnh không hý luận.
Các thầy Tỷ kheo, đối với mọi thứ công đức, các thầy hãy thường xuyên nhất tâm tu tập, tránh sự phóng dật như tránh giặc thù. Thể hiện lòng đại bi, Như lai đã nói chánh pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành. Hoặc trong rừng núi, hoặc cạnh đầm vắng, hoặc dưới đại thọ, các thầy hãy ở một cách thư thái, trong tịnh thất nhỏ, nhớ và chiêm nghiệm chánh pháp đã tiếp nhận, đừng để quên mất. Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình sẽ chết đi một cách vô ích, vàsau này sẽ phải lo sợ hối hận. Như lai như vị lương y, biết bịnh mà chỉ thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của lương y. Lại như người dẫn đường rất tốt,chỉ dẫn đường tốt cho người, nhưng nghe rồi mà không đi, thì không phải lỗi của người dẫn đường.
Các thầy Tỷ kheo, đối với bốn chân lý, các thầy còn hoài nghi chỗ nào thì có thể chất vấn tức khắc, không được giữ sự hoài nghi mà không cầu giải đáp. Thế tôn nói lên ba lần như vậy, nhưng không ai chất vấn. Vì lẽ chư Tăng không có ai còn hoài nghi gì nữa. Bấy giờ tôn giả A nâu lâu đà quán sát tâm trí chư Tăng, rồi thưa với Ngài, bạch đức Thế tôn, mặt trăng có thể làm cho nóng lên, mặt trời có thể làm cho lạnh đi, nhưng bốn chân lý mà đức Thế tôn đã dạy thì không thể làm cho khác đi được. Ngài dạy khổ thì thật là khổ, không thể làm cho vui lên; tập là nguyên nhân của khổ, thì không còn có nguyên nhân nào khác nữa; diệt là khổ diệt vì nguyên nhân đã diệt, mà nguyên nhân diệt thì kết quả cũng diệt ; đạo là phương pháp diệt khổ nên thật là đạo, không có đạo nào khác hơn. Bạch đức Thế tôn, đối với bốn chân lý,các vị Tỷ kheo đây đã quyết định, không còn hoài nghi gì nữa.
Chư Tăng lúc ấy, những người tu học chưa hoàn tất, thì thấy Phật diệt độ hãy còn bi cảm. Những người mới vào chánh pháp, nghe Phật nói liền được hóa độ, như trong đêm tối mà điện chớp sáng là thấy ngay đường đi. Còn những người tu học đã hoàn tất, đã vượt qua biển khổ, thì chỉ nghĩ rằng, đức Thế tôn diệt độ sao mà mau chóng như vậy.
Do đó, tôn giả A nâu lâu đà tuy đã bạch Phật, rằng chư Tăng ai cũng thấu triệt bốn chân lý, nhưng đức Thế tôn muốn làm cho tất cả đều được kiên định, nên vẫn đem tâm đại bi mà huấn dụ thêm nữa. Các thầy Tỷ kheo, không nên buồn rầu ; nếu Như lai ở đời lâu đến một đại kiếp đi nữa, thì sự kết hợp nào rồi cũng phải tan rã. Kết hợp mà không tan rã là điều không thể có được. Chánh pháp tự lợi lợi tha đã có đầy đủ. Như lai sống cho lâu cũng không còn ích lợi gì nữa. Ai có khả năng tiếp nhận hóa độ, thì ở trên chư thiên hay ở trong nhân loại, Như lai đã hóa độ tất cả. Ai chưa thể tiếp nhận hóa độ, thì Như lai cũng đã tạo yếu tố hóa độ cho họ. Từ nay về sau, đệ tử của Như lai hãy triển chuyển thực hành. Như thế là pháp thân của Như lai thường trú bất diệt.
Thế nên, các thầy Tỷ kheo, phải ý thức toàn bộ cuộc đời là chuyển biến vô thường, có kết hợp thì có tan rã, đừng lo buồn gì cả. Ngược lại, cuộc đời như thế thì các thầy phải nỗ lực tinh tiến để sớm cầu tự độ, đem ánh sáng trí tuệ diệt trừ hắc ám vô minh. Vũ trụ quả thật mong manh, không một thứ chi bền bỉ. Như lai được diệt độ thì cũng như trừ được cơn bịnh khủng khiếp. Đây là vật tội ác và đáng bỏ,giả hiệu là thân thể mà lại chìm ngập trong biển cả già bịnh sống chết, như thế người có trí tuệai lại không hoan hỷ khi trừ bỏđược thân này như trừ bỏ kẻ thù?
Các thầy Tỷ kheo, hãy thường nhất tâm, nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát. Toàn thể vũ trụ, dầu pháp biến động hay pháp bất động, đều là trạng thái bất an và tan rã. Thôi, các thầy hãy yên lặng, không nên nói nữa. Thì giờ sắp hết, Như lai muốn diệt độ. Trên đây là những lời giáo huấn tối hậu của Như lai.
Nam mô Bổn sư Thích ca mâu ni Phật.

Đệ tử chúng con
kính tụng di giáo
của đức Thế tôn
lúc sắp niết bàn.
Kinh Di giáo này
là pháp tối thượng
trong những khả năng
duy trì Phật pháp.
Đệ tử chúng con
nhờ phước quá khứ
mới được xuất gia
và tụng kinh này.
Nguyện cầu chúng con
giới hạnh an toàn,
lại cầu chư Tăng
giới pháp thanh tịnh.
Làm cho Phật pháp
tồn tại lâu dài,
tự lợi lợi tha,
chứng pháp tối thượng.

Nhất tâm đảnh lễ Bổn sư Thích ca mâu ni phật, cùng Phật bảo khắp cả pháp giới. Nhất tâm đảnh lễ kinh Giáo huấn vắn tắt của Phật lúc sắp niết bàn, cùng Pháp bảo khắp cả pháp giới. Nhất tâm đảnh lễ đại chúng Tỷ kheo trong đêm Phật sắp niết bàn, cùng Tăng bảo khắp cả pháp giới .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.MHDT.GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.19/10/2012.