Saturday 25 August 2012

CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT
Hòa Thượng Thánh Nghiêm
Thích nữ Tuệ Đăng Dịch.


Thiên thứ năm: Sa Di Thập Giới Và Thức Xoa Lục Pháp
Chương 4: Sa Di Thọ Giới Và Trì Phạm Oai Nghi


I. THỨ LỚP CỦA SỰ THỌ GIỚI
Sa di xuất gia sau khi thay đổi trang phục, cần phải bàn đến vấn đề thọ giới. Sa di giới tuy lấy thập giới làm chủ yếu, nhưng trước tiên phải thọ tam quy ngũ giới rồi sau đó mới thọ thập giới. Ngũ Phần Luật và Thập Tụng Luật đều nói: “Trước truyền ngũ giới sau truyền thập giới”. Luận Tát Bà Đa cũng nói: “Trước dùng ngũ giới điều phục thân tâm, lòng tin ưa dần dần tăng thêm, mới truyền thập giới. Nếu không thọ ngũ giới mà lại thọ ngay thập giới, vị tăng truyền giới đắc tiểu tội. Nhân vì thất chúng giới là tiệm thứ giới phải thọ theo thứ tự, không được một phen tiến vào cửa Phật xuất gia liền thọ Sa di thập giới; đây là e ở trên tâm lý, người thọ giới chuẩn bị không kịp. Nhưng cũng có người mang ý kiến ngược lại, cho rằng ngũ giới là giới tại gia, đâu cần sau khi xuất gia lại phải thọ ngũ giới này. Kỳ thật, thọ thêm một lần chẳng phải là càng tốt sao? Trong luật đã có quy định như thế tại sao lại sợ phiền? Lại nữa, giới luật của Phật giáo là y theo quan niệm luân lý của xã hội loài người làm cơ sở xuất gia, giới có quan hệ đến luân lý và cũng là một thứ thăng hoa của yêu cầu ấy, nếu trước tiên không bắt đầu từ việc thọ ngũ giới, ấy là không có nền tảng. Căn cứ trong Tứ Phần Giới Bổn Tùy Giảng Biệt Lục của Đại sư Hoằng Nhất nói: “Cạo tóc xong, trước thọ ngũ giới điều phục thân tâm, suốt sáu tháng hầu hạ chúng tăng, lòng tin ưa dần dần tăng thêm… Đợi mãn hạn, Hòa thượng cho thọ thập giới”. Đây là càng nghiêm khắc hơn, trước thọ ngũ giới, sau nửa năm mới thọ Sa di thập giới.
Nhưng tại Trung Quốc, tiểu Hòa thượng vào chùa tư xuất gia rất ít khi cử hành nghi thức xuất gia đúng như luật, lại thiếu nghi thức thọ giới. Bất luận ngũ giới, thập giới, Tỳ kheo giới, toàn bộ đều giao vào tay của đạo tràng truyền giới chăm lo. Đạo tràng truyền giới của Trung Quốc cũng chỉ chiếu theo bộ sách “Truyền Giới Chánh Phạm” làm các việc xướng niệm, quỳ lạy trong mấy mươi ngày giống như diễn kịch y theo kịch bản làm một tuồng, kể là truyền giới đắc giới. Đạo tràng truyền giới chỉ chú ý sự quỳ lạy xướng niệm chỉnh tề đẹp mắt của số đông giới tử, mà không chú ý xem các giới tử có lãnh hội được ý nghĩa của sự thọ giới hay không? Có đắc giới hay không? Đến như tư cách của Giới sư có hợp với yêu cầu thấp nhất ở trong luật hay không, đó lại là điều không hỏi tới.
Nhân vì thầy thế độ của Trung Quốc không lo việc truyền giới căn cứ theo giới luật, thầy thế độ không phải là Thân giáo sư (Hòa thượng) mà chỉ đồng như Y chỉ sư hoặc Giáo thọ sư. Trên thực tế, Sa di thọ ngũ giới, thập giới là đều việc rất giản đơn. Tại sao các thầy thế độ của Trung Quốc lại bỏ một quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng này?
II. NGHI THỨC THỌ GIỚI CỦA SA DI THẬP GIỚI
Trong quyển Truyền Giới Chánh Phạm của Đại sư Độc Thể biên đính, Sa di giới là trình tự của nghi thức sơ đàn. Nhân vì muốn dùng để thích hợp với sự truyền giới tập thể, thế nên phô trương hình thức rất lớn, nghi tiết cũng rất phiền phức. Kỳ thật, hình thức thọ Sa di thập giới không cần phải lớn đến thế ấy. Theo trong luật, truyền thọ Sa di thập giới chỉ cần một vị Hòa thượng, một vị Giáo thọ sư là đủ. Trong Tát Bà Đa Tỳ Ni Tỳ Bà Sa quyển 1 nói: “Lúc thọ thập giới, Hòa thượng vắng mặt, cũng đắc thập giới. Nếu lúc thọ giới Hòa thượng chết, nếu nghe biết chết, giới thọ không đắc”. Đây là ý nói khi chúng ta thọ thập giới, Hòa thượng có thể vắng mặt. Nếu Hòa thượng đã chết mà không biết Ngài chết, người thọ thập giới vẫn được đắc giới. Lúc thọ thập giới Hòa thượng ở trước mặt, cố nhiên là đúng như pháp; đặc biệt Hòa thượng đi vắng, chỉ cần có một A xà lê cũng thọ được thập giới. Đây là một Phật sự cực kỳ giản đơn mà chư Tăng Trung Quốc thời gần đây lại xem nó là Phật sự lớn, thật là việc nhỏ mà xem thành việc lớn!
Trong thiên Sa di Biệt Hành của Hành Sự Sao, Luật sư Đạo Tuyên đối với sự biên đính nghi thức thọ thập giới cũng giản đơn như thế, phân ra làm ba môn:
1. Nhân duyên thọ giới: Như thỉnh được hai thầy, người xuất gia trước thọ tam quy ngũ giới rồi hỏi giá nạn (tội ác chướng giới).
2. Nói về giới thể: Dùng tam quy nạp thọ giới thể.
3. Nói về giới tướng: Tuyên nói điều văn của Sa di thập giới. Sau đó nói ngũ đức và thập số. Nghi thức thọ giới bèn viên mãn.
Nếu y chuẩn thông lệ của Phật sự Đại thừa, thêm phần phát nguyện hồi hướng là xong. Gần đây, Pháp sư Tục Minh chiếu theo trình tự này biên đính một nghi quỹ thọ thập giới rất sáng sủa và giản dị thiết yếu, hiện được in trên sách “Giới Học Thuật Yếu” do Pháp sư Tục Minh trứ tác, tôi xin chép ra đây để cùng tham khảo:
Cạo tóc và thọ ngũ giới rồi, người thọ giới ở trước Phật chí thành sám tội:
Trước kia đã tạo các nghiệp ác
Đều do vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sinh ra
Nay đối trước Phật đều sám hối”.
(nói 3 lần, lạy 3 lạy)
Sau khi sám tội, người thọ giới đến trước Hòa thượng Giới sư bái lễ, rồi quỳ gối chắp tay. Giới sư bèn hỏi giá nạn:
- Thiện nam tử lắng nghe! Bây giờ là lúc chí thành, lúc nói thật. Ta nay sẽ hỏi ông, ông phải đáp đúng sự thật.
- Ông có phạm biên tội chăng?
Đáp: Không.
- Ông có ô Tỳ kheo ni (Ni thì ô Tỳ kheo Tăng) chăng?
Đáp: Không.
- Ông có phải tặc trụ nhập đạo chăng?
Đáp: Không.
- Ông có phải huỳnh môn chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải giết cha chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải giết mẹ chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải giết A la hán chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải phá tăng chăng?
Đáp: Không phải.
-Ông không phải ác tâm làm thân Phật ra máu chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải là phi nhân chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông không phải là súc sinh chăng?
Đáp: Không phải.
-Ông không phải người hai hình chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông tên gì?
Đáp: Con tên…
- Hòa thượng của ông là ai?
Đáp: Đại Hòa thượng, thượng…, hạ…
- Ông bao nhiêu tuổi?
Đáp: Con… tuổi.
- Y bát của ông đầy đủ chăng?
Đáp: Đủ
- Cha mẹ (Ni thì thêm chồng) của ông có cho xuất gia không?
Đáp: Cho.
- Ông không phải là kẻ thiếu nợ người chăng?
Đáp: Không phải.
-Ông không phải là quân nhân, quân công hiện chức chăng?
Đáp: Không phải.
- Ông là trượng phu có các bệnh cùi, ung thư, tiểu đường, điên cuồng (Ni thêm vào hai đường tiểu tiện hợp chung, âm đạo nhỏ, đại tiểu tiện thường rỉ chảy, nước mũi, nước miếng chảy) chăng?
Đáp: Không.
Hỏi xong giá nạn, Giới sư bèn nói với người thọ giới rằng:
- Lục đạo chúng sinh phần nhiều bị giới chướng, con người tuy được thọ, nếu có giá nạn cũng không được thọ. Ông không có giá nạn nhất định được thọ giới. Ông phải phát tâm tăng thượng thệ độ tất cả chúng sinh. Giới là cội gốc của các thiện; hay làm chánh nhân của tam thừa. Giới là của báu trong Phật pháp hay hộ trì thiện pháp khiến chánh pháp trụ lâu ở đời ông nên nhất tâm lãnh thọ. Hãy bạch theo tôi:
- Con là… quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Con nay theo Phật xuất gia, Ngài… làm Hoà thượng. Như Lai chí chân Đẳng giác là Thế Tôn của con (nói 3 lần, lạy 3 lạy, bèn đắc giới).
Dưới đây là tam kết:
Con là… quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi, Ngài… làm Hòa thượng. Như Lai chí chân Đẳng chánh giác là Thế Tôn của con (nói 3 lần, lạy 3 lạy).
Đã phát giới rồi, tiếp theo là nói giới tướng và vấn đáp:
- Suốt đời không sát sinh là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không trộm cướp là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không được dâm là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không vọng ngữ là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không uống rượu là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không đeo tràng hoa thơm, không xoa dầu thơm vào thân là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không ca múa và biểu diễn các bộ môn nghệ thuật, không cố ý đến xem nghe là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không nằm giường lớn cao rộng là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không ăn phi thời là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Đáp: Trì được.
- Suốt đời không cầm giữ vàng bạc vật báu là giới của Sa di (ni) có trì được không?
Nói giới tướng xong, tiếp theo nói ngũ đức của Sa di. Kinh Thỉnh Tăng Phước Điền nói: Sa di phải biết ngũ đức:
1. Phát tâm xuất gia vì ôm lòng mộ đạo.
2. Hủy bỏ hình thể đẹp đẽ ứng hợp với pháp phục.
3. Cắt đứt vĩnh viễn sự thân ái vì không có thân sơ.
4. Liều bỏ thân mạng vì tôn sùng đạo.
5. Chí cầu đại thừa vì độ mọi người.
Sa di phải biết thập số:
1. Tất cả chúng sinh đều y vào thức ăn (phá ngoại đạo chủ trương tự nhịn đói)
2. Danh sắc (phá ngoại đạo tự nhiên)
3. Tưởng đau nhức (phá ngoại đạo chủ trương Phạm Thiên là nhân).
4. Tứ đế (phá vô nhân quả ngoại đạo).
5. Ngũ ấm (phá thần ngã ngoại đạo).
6. Lục nhập (phá nhất thức ngoại đạo).
7. Thất giác ý (phá ngoại đạo chủ trương không tu).
8. Bát chánh đạo (phá tà nhân ngoại đạo).
9. Cửu chúng sinh cư (phá sắc, vô sắc thiên chấp Niết bàn ngoại đạo).
10. Thập nhất thiết nhập (phá sắc không ngoại đạo).
Mười điều này quan hệ đến danh số pháp tướng, người sơ học không dễ gì hiểu nên tôi cũng lược bớt.
Sau cùng phát nguyện hồi hướng:
Thọ giới công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước đều hồi hướng
Nguyện khắp các chúng sinh chìm đắm
Chúng sinh mười phương tịnh độ Phật
Thập phương tam thế tất cả Phật
Hết thảy Bồ Tát Ma ha tát
Ma ha Bát nhã Ba la mật.
Phật sự thọ giới hoàn tất, người thọ giới lể tạ hai thầy và tiếp thọ sự đảnh lễ chúc mừng của thân bằng quyến thuộc và các cư sĩ xem lễ.
Hiện tại cần phải giải thích nội dung của giá nạn. Trong đó giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá tăng, làm thân Phật chảy ra máu, là tội ngũ nghịch ở trong thiên ngũ giới đã nói qua, không cần giảng lại.
Phi nhân là quỷ thần biến hóa. Súc sinh là rồng súc biến hóa. Hai hình là gồm cả hai bộ phận sinh dục của nam và nữ. Điều mười một từ “ông tên gì” trở xuống, văn nghĩa rõ ràng không cần giải thích. Cần phải giải thích là năm điều đầu tiên:
- Biên tội: Là chỉ người thọ Phật giới không xả giới mà lại phạm một trong bốn giới: Giết người, hành (tà) dâm, trộm cướp (5 tiền trở lên), vọng ngữ (tự xưng là Thánh hiền); bị bỏ ra ngoài biển lớn Phật pháp, không được thọ giới lại.
- Ô Tỳ kheo ni: Là chỉ cho người đã từng phá hoại giới phạm hạnh của Tỳ kheo ni thanh tịnh. Điều này ở trong Thiện Kiến Luật quyển 17 có nói kỹ càng: “Ở ba chỗ miệng, âm đạo, hậu môn” của Tỳ kheo ni hành dâm, đều gọi là hoại Tỳ kheo ni, nếu vuốt ve, xúc chạm Tỳ kheo ni thì không chướng xuất gia. Nếu đem y phục thế tục rồi ép Tỳ kheo ni mặc rồi hành dâm cũng gọi là hoại Tỳ kheo ni, chẳng được xuất gia. Nếu Tỳ kheo ni thích mặc y phục thế tục hành dâm thì không chướng xuất gia. Người đã ô hoại Tỳ kheo thanh tịnh cũng thành giới chướng.
- Tặc trụ nhập đạo: Là chỉ cho người lúc còn ở thế tục đã từng nghe trộm pháp yết ma của Tỳ kheo (hoặc Tỳ kheo ni), gọi là tặc trụ, không cho xuất gia.
- Phá nội ngoại đạo: Chỉ cho người vốn là ngoại đạo đến trong Phật pháp cầu độ xuất gia, sau trở lại làm ngoại đạo, bây giờ lại đến trong Phật giáo cầu xuất gia nữa với mục đích là tìm lấy khuyết điểm của Phật giáo, sưu tập tư liệu của Phật giáo để làm công tác phá hoại Phật giáo, vì thế không cho xuất gia.
- Huỳnh môn: Vốn là chức vụ hoạn quan trong cung cấm đời Đông Hán. Kinh Phật dùng danh từ này để chỉ cho người lúc nam lúc nữ, người chẳng phải nam chẳng phải nữ, người vừa nam vừa nữ. Nếu thu nhận họ xuất gia thì không thể xếp họ vào hàng ngũ Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni được; vì thế, hạng người này không được xuất gia.
Thọ trì Phật giới đều có chướng giới, đều có điều kiện, nhưng điều kiện của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni rất nghiêm, yêu cầu rất cao, giới chướng rất nặng, giá nạn rất nhiều. Sa di, Sa di ni là cơ sở của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, vì thế trước khi thọ Sa di thập giới phải hỏi những giá nạn của sự xuất gia này.
III. PHẠM VI VÀ TRÌ PHẠM CỦA SA DI GIỚI
Đoạn trước đã nói qua, Sa di giới tuy chỉ mười điều nhưng đối với Cụ túc giới của Tỳ kheo (Tỳ kheo ni) cũng được tùy tùng học tập và thủ trì. Ở chỗ này có một vấn đề là Sa di chưa thọ Cụ túc giới do đâu mà học Tỳ kheo giới? Vấn đề này dường như từ trước đến nay chưa có người hỏi tới. Tiểu chúng không được nghe thuyết giới và yết ma của đại chúng, vì thế Cổ đức phần nhiều đều nhận định người chưa thọ Cụ túc giới cũng không được duyệt học Đại giới, bằng không thì thành tặc trụ chướng thọ Đại giới, đã không được nghe cũng không được đọc, thì do đâu mà học tập? Cũng có người có thể từ trong sinh hoạt của Tăng đoàn thể nghiệm học hỏi, nhưng điều đó rốt cuộc không thành.
Thường thường Tỳ kheo mỗi nửa tháng nghe tụng giới một lần, cũng phải trải qua thời gian 5 năm mới có thể học tốt về giới luật, hà huống là Sa di. Vì thế tôi nghĩ, nguyên nhân người chưa thọ Cụ túc giới không được nghe giới, chủ yếu là phòng ngừa, nhân vì có Tỳ kheo phạm giới trong lúc thuyết giới yết ma phát lồ sám hối xuất tội, bị tiểu chúng hoặc người tục nghe rồi sinh ra tội khinh khi phỉ báng. Đến như điều văn giới tướng của Đại giới ít nhất đối với Sa di là có thể đọc, ngoại đạo và người tục không có chánh tín không nên cho họ đọc. Người thế tục ở các quốc gia Nam truyền có thể nghiên cứu Đại Luật, nguyên nhân khai lệ có lẽ cũng là căn cứ vào một quan niệm này.
Nhưng trong Tăng Kỳ Luật quy định Tỳ kheo nếu nói tên của ngũ thiên thất tụ cho người chưa thọ Cụ túc giới nghe, phạm tội Việt tỳ ni. Đây là một căn cứ có quyền lực, Tỳ kheo không nên cổ động tiểu chúng và người thế tục xem Đại Luật.
Nhưng, Cụ túc giới đối với Tỳ kheo, tỳ kheo ni phân làm ngũ thiên thất tụ, cũng là 7 loại tội hạnh của 5 thứ tội danh; đối với Sa di, Sa di ni chỉ có một thứ tội danh gọi là Đột kiết la, phạm tội Đột kiết la của Đại giới là Đột kiết la, phạm tội Ba la di của Đại giới cũng là Đột kiết la. Duy phạm Đột kiết la của 4 giới căn bản đầu của thập giới đáng bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn gọi là Diệt tẩn. Nếu phạm giới “Khởi ác kiến” (cho rằng Phật nói hành dâm không phải là pháp chướng đạo) trong tội Ba dật đề của Đại giới, Tỳ kheo khuyên can Sa di ấy ba lần mà vẫn không bỏ ác kiến, cũng bị trục xuất ra khỏi tăng đoàn. Nếu phạm các giới khác đều có thể dùng Đột kiết la sám trừ.
Nhưng căn cứ vào Thiện Kiến Luật quyển 17 nói: Sa di có 10 điều ác phải bị diệt tẩn. Những gì là mười? Sát sinh, trộm cắp, dâm dục, dối trá, uống rượu, hủy báng Phật Pháp Tăng, tà kiến, hoại Tỳ kheo ni. Duy phạm 9 điều ác trước, nếu chí thành sám hối, khẩn thiết sửa lỗi, vẫn được thọ Tỳ kheo giới. Người “hoại Tỳ kheo ni” trong giá nạn là phạm 4 điều ác đầu trong 10 điều ác này, ở đây dường như nói: Phạm 4 biên tội, nếu chí thành khẩn thiết sửa lỗi tuy phạm biên tội vẫn có thể thọ Tỳ kheo giới.
Tiểu chúng tuy học Đại giới, nhưng cũng không phải là tùy học toàn bộ. Trong Thọ Giới Quy Tắc ghi ở Ký Quy Truyện quyển 3 của Tam Tạng Nghĩa Tịnh nói: “Chỉ cần nơi Luật tạng không phạm 12 điều. Những gì là mười hai?
1. Không phân biệt y
2. Lìa y ngủ
3. Nhóm lửa
4. Túc thực
5. Hại sanh chủng
6. Bỏ đồ bất tịnh trên cỏ tươi
7. Tự leo lên cây
8. Cầm nắm vật báu
9. Ăn đồ ăn dư cách đêm
10. Đào đất
11. Không thọ thực
12. Nhổ cỏ chặt cây”.
Lại nói: “12 điều này hai chúng Sa di, Sa di ni không trì không lỗi, còn chánh học nữ không trì 5 điều sau thì phạm”.
Ở đây cần phải giải thích thêm:
1. Tỳ kheo có 3 y, Tỳ kheo ni có 5 y, vì thế có phận biệt trong trường hợp nào nên mặc đắp y nào. Sa di chỉ có 2 mạn điều; một là y trên, hai là y dưới, không có phân biệt.
2. Tỳ kheo, Tỳ kheo ni không được lìa 3 y ngủ, chủ yếu tại đại y. Sa di không có đại y vì thế không phạm.
3. Tỳ kheo không được nhóm lửa nấu ăn, Sa di có thể nhóm lửa nấu cháo cho Tỳ kheo bệnh ăn cho đến nấu cơm cho đại chúng dùng.
4. Tỳ kheo giả sử sau khi đã ăn bữa ăn chính từ sớm rồi, vẫn chưa đến chính ngọ, thí chủ có đem đồ ngon đến cúng dường, trong bụng có thể ăn thêm cũng không được ăn nữa, đây gọi là “Túc thực”. Nếu như nhất định muốn ăn phải nhờ một Tỳ kheo khác chưa ăn no làm pháp dư thực bằng cách nhờ Tỳ kheo kia ăn trước một miếng rồi sau đó mình mới được ăn. Sa di tuổi nhỏ không chịu đói nổi vì thế không bị sự hạn chế của túc thực.
5. Sanh chủng là hạt giống và ngũ cốc, Tỳ kheo không được làm tổn hại, Sa di có thể thay đại chúng xử lý.
6. Bất tịnh là chỉ cho các vật nhơ bẩn như đại tiểu tiện và đàm dãi.
7. Leo cây cao làm mất oai nghi.
Hai điều trên được chế định là phòng ngừa người tục chê bai.
8. Tỳ kheo chẳng được cầm nắm vật báu, Sa di có thể thay đại chúng cầm giữ.
9. Đồ ăn còn thừa để cách đêm gọi là tàn thực. Tỳ kheo chẳng được ăn lại, Sa di có thể ăn lại.
10. Tỳ kheo không được đào đất và sai người đào đất. Sa di có thể vì đại chúng, vì Tam bảo đào đất.
11. Các vật thực không do người khác đưa cho, Tỳ kheo không được ăn. Sa di không bị sự hạn chế này và làm người dâng vật thực cho Tỳ kheo.
12. Mầm cây là loại cỏ cây, cỏ cây là chỗ quỷ thần nương ở, vì thế, Tỳ kheo không nhổ cỏ, không chặt cây. Sa di không bị sự hạn chế này.
Chánh học nữ là dịch ý của Thức xoa ma ni, ở trong 12 điều này, 7 điều trước không trì không phạm, đây là chỗ bất đồng với Sa di và Sa di ni.
IV. OAI NGHI CỦA SA DI VÀ SA DI NI
Quan hệ đến Sa di và Sa di ni, trong Đại Chánh Tạng có 5 bộ sách sau đây có thể dùng nghiên cứu tham khảo:
1. Sa Di Thập Giới Tinh Oai Nghi (1 quyển)
2. Sa Di Oai Nghi (1 quyển)
3. Kinh Phật Thuyết Sa Di Thập Giới Nghi Tắc (1 quyển)
4. Sa Di Ni Giới Kinh (1 quyển)
5. Sa Di Ni Ly Giới Văn (1 quyển)
Nhưng vì nội dung của năm bộ sách này trước sau trùng lặp, không có cương lãnh thống nhất, người sơ học rất khó nắm được đầu mối, vì thế cuối đời nhà Minh có Đại sư Liên Trì chỉnh lý và biên tập thành một quyển Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, về sau lại có Ngài Hoằng Tán làm chú thích thêm. Cuối đời nhà Minh còn có Đại sư Ngẫu Ích biên tập thành quyển Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu. Quyển trước kỷ càng,quyển sau giản dị sáng sủa, mỗi quyển đều có chỗ hay, đều có giá trị, đáng cho chúng ta tham khảo duyệt học. Hiện nay Đài Loan Ấn Kinh Xứ có bản đơn hành lưu động.
Trong Sa Di Thập Giới Tinh Oai Nghi nói: “Sa di 72 oai nghi gồm có 14 việc”. Trong Sa Di Ni Ly Giới Văn nói: “Oai nghi 70 sự kiện”. Trừ những oai nghi có quan hệ riêng cho nam nữ bất đồng ra, oai nghi của Sa di, Sa di ni phần nhiều tương đồng. Nay tôi xin đem một, vài oai nghi được xem là trọng yếu phân làm hai tổ nam nữ trích lục như sau:
A. Oai nghi của Sa di
1. Pháp thầy dạy Sa di: Phải kính Đại Sa môn, khôngđược kêu tên của Đại Sa môn. Lúc Đại Sa môn thuyết giới kinh không được lén nghe. Không được tìm điều hay dở của Đại Sa môn. Đại Sa môn có lỗi lầm không được nói với người khác. Không được nói xấu Đại Sa môn khi vắng mặt. Không được khinh dễ cợt cười cợt trước Đại Sa môn và nhái theo ngôn ngữ hình tướng của Ngài. Thấy Đại Sa môn phải lập tức đứng dậy, trừ khi đọc kinh, ăn cơm, công tác. Giữa đường gặp Đại Sa môn, phải đứng nép qua một bên. Nếu lúc chơi đùa thấy Đại Sa môn liền phải ngưng ngay.
2. Pháp Sa di thờ thầy: Phải xem thầy như cha, phải dậy sớm. Muốn vào cửa phòng thầy trước phải búng ngón tay ba lần. Phải chuẩn bị đồ súc miệng rửa mặt cho thầy. Phải rải nước khi quét đất. Phải xếp y phục, dọn dẹp lau quét giường chiếu cho thầy. Thầy đi chưa về, không được bỏ phòng ra đi. Nếu có lỗi thầy răn dạy không được cãi lại, phải cúi đầu lắng nghe lời thầy và nghĩ nhớ để vâng làm. Đi ra phải đóng cửa lại cẩn thận.
3. Pháp Sa di bạch thầy: Ngoại trừ 5 việc: Súc miệng, uống nước, đại tiện, tiểu tiện và lễ kính tháp Phật trong vòng 49 tầm (mỗi tầm 8 thước tàu) của phạm vi kiết giới, có làm việc gì đều phải bạch với thầy.
4. Pháp Sa di nhập chúng: Phải học cho rõ, phải tập làm việc. Phải vì chúng phục vụ. Phải vì Đại Sa môn mà đưa vật dụng. Phải lễ Phật. Phải lễ Tỳ kheo Tăng. Phải chào hỏi bậc Thượng tọa, Hạ toạ. Phải nhường chỗ ngồi cho bậc Thượng tọa, không được tranh dành chỗ ngồi, không được ở trên tòa ngồi kêu gọi cười giỡn. Không được luôn luôn đứng dậy đi ra ngoài. Nếu trong chúng có gọi đến tên mình thì liền dạ. Tỳ kheo chấp sự có sai làm việc gì trước phải bạch thầy.
5. Pháp Sa di làm trị nhật: Phải tiếc vật của chúng Tăng. Chẳng được ở giữa đường làm việc. Làm việc chưa xong chẳng được giữa chừng bỏ đi. Đang lúc làm việc, nếu bị thầy gọi phải thưa cho Tỳ kheo chấp sự biết. Phải phục tùng sự chỉ đạo và giáo lệnh của thầy Tỳ kheo chấp sự, chẳng được trái nghịch.
6. Pháp Sa di vào phòng tắm: Phải cúi đầu vào nhà tắm. Trong nhà tắm phải tránh chỗ của bậc Thượng toạ. Không được đùa giỡn tạt nước lên nhau. Không được tạt nước cho lửa tắt. Không được cười giỡn. Không được làm hư hại vật dụng trong nhà tắm. Không được dùng nước quá phí. Không được để nước và xà bông đổ vào hồ tắm.
7. Pháp Sa di vào cầu xí: Muốn đại tiểu tiện phải đi liền. Lúc đi, không được liếc ngó hai bên. Đến cửa cầu xí trước hết phải búng tay ba lần cho người bên trong biết, chẳng được hối thúc người trong cầu ra. Bước lên cầu tiêu rồi lại búng ngón tay ba lần nữa để cho quỷ thần ăn phẩn biết mà tránh. Không được cúi đầu nhìn xuống bộ phận sinh dục. Không được rặn lớn tiếng. Không được nhổ nước miếng đàm dãi làm dơ vách. Không được vẽ lên vách hoặc dưới đất. Không được ngồi lâu trong cầu xí. Trong lúc đi cầu xí gặp người không làm lễ, phải lánh đường đi. Lúc ra khỏi cầu xí phải rửa tay, không được cầm đồ vật. Phải lấy nước rửa đường đại tiểu tiện, gọi là tẩy tịnh. Không tẩy tịnh không được lễ Phật. Phải dùng nước trong súc miệng, không súc miệng chẳng được tụng kinh.
8. Pháp Sa di lễ thầy: Thầy tọa thiền không nên làm lễ, thầy kinh hành không nên làm lễ, thầy đang ăn không nên làm lễ, gặp bên tay trái thầy không nên làm lễ, không nên làm lễ thầy nằm bệnh, đất nhơ không nên làm lễ.
9. Pháp Sa di vào nhà cư sĩ: Đến cửa nhà, phải tự xét oai nghi của mình, cũng không được thấy người mà làm oai nghi. Nhà không có người nam không được vào cửa. Nhà có thờ Phật, lúc bước vào, trước tiên phải lễ Phật. Vào nhà, nếu ngồi, trước phải xem: Chỗ có binh khí không nên ngồi, chỗ có vật báu không nên ngồi, chỗ có y phục trang sức phụ nữ không nên ngồi. Không được ngồi nói chuyện một mình với người nữ ở chỗ có ngăn che. Không được cố đùa giỡn với trẻ con. Không được nói nhiều, không được đùa cợt. Phải ngồi yên lặng, phải ngồi ngay thẳng. Không được kết thân với cư sĩ làm cha mẹ chị em.
10. Pháp Sa di vào chợ: Phải cúi đầu đi thẳng đến nơi và đi thẳng về. Không được cùng người nữ trước sau đi theo nhau. Không được đi ngó qua ngó lại. Không được cố nhìn người nữ. Không được đến xem chỗ náo nhiệt. Mua đồ không được tranh dành đắt rẻ, không được ngồi trong cửa hàng của người nữ. Nếu bị người dành phải khéo lánh đi, đừng theo trả giá. Nếu đã mua vật ở chỗ A đắt, chỗ B tuy rẻ cũng không được bỏ chỗ A mà mua chỗ B, làm cho chỗ A sinh giận.
11. Pháp Sa di vào chùa Ni: phải có đông bạn vào chùa Ni. Vào chùa trước phải lễ Phật. Nếu không có chỗ dành riêng cho khách thì không được ngồi. Không được thuyết pháp không hợp thời. Nếu từ chùa Ni trở về, không được nói sự đẹp xấu của chùa Ni. Không được thư từ qua lại với Ni. Không được nhờ may vá và giặt giũ quần áo.
B. Oai nghi của Sa di ni
1. Pháp Sa di ni đi ra ngoài: đi ra ngoài không được đi một mình, phải cùng với Đại Ni hoặc 2, 3 Ni cùng đi. Nếu không có Ni phải cùng với thân tín Ưu bà di đồng đi. Phải nhìn thẳng 6 thước (2m) phía trước nà đi. Không được đi cùng người nam hoặc theo sau đi chung đường.
2. Pháp Sa di ni ngủ: Không được nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng bên trái; phải nằm kiết tường nghiêng bên phải. Không được để lộ vai, ở trần. Không được đặt tay ở chỗ âm hộ.
3. Pháp Sa di ni vào nhà cư sĩ: Không được vào phòng của phụ nữ nói cười. Không được ngồi ăn dưới bếp. Không được cùng người giúp việc nói chuyện riêng. Không được đi một mình đến cầu xí. Không được lên chỗ cầu xí của người nam. Không được lấy tay trao đồ vật cho người nam, phải để ở trên đất (hoặc chỗ thích đáng) để người đó tự lấy. Không được đùa giỡn với trẻ con.
4. Pháp sa di ni vào nhà tắm: Không được lõa lồ tắm chung với Ưu bà di. Không được bàn luận về việc tắm rửa. Không được cùng Ưu bà di kỳ cọ lẫn nhau. Không được tắm chung với trẻ con. Không được dùng nước rửa của người khác đã rửa. Không được tự nhìn chỗ kín của thân thể.
5. Pháp Sa di ni vào chùa tăng: Phải theo Đại ni hoặc 2, 3 người cùng đi. Vào chùa trước phải bạch Trị sự tăng. Không được cùng Tỳ kheo ngồi chung một nhà. Không được cùng Tỳ kheo ngồi chung một tòa. Không được cùng Tỳ kheo cười đùa. Không được ngồi nằm trong mền nệm của Sa di. Không được cùng Tỳ kheo ăn chung bát. Không được mặc lầm y Tỳ kheo.
Trên đây là tóm lược oai nghi của Sa di , Sa di ni , thật ra cũng là toát yếu oai nghi của Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Sa di ni cũng phải đồng học những phần chung của oai nghi Sa di. Ngày lục trai, cư sĩ cũng nên học trì oai nghi Sa di. Đây là điều cần phải biết.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/8/2012.
Oai nghi của sa-di ni, về căn bản phải giữ đủ những điều như sa-di, nhưng cũng có một số điểm được lưu ý đặc biệt hơn. Vì thế, khi đọc phần này nên đối chiếu với phần Oai nghi của sa-di.

Sa-di ni không được mặc y phục bằng tơ lụa có nhiều màu sắc rực rỡ, chói lọi.

Không được may, mua sắm y phục ấy cho kẻ khác.

Không được nói những lời giễu cợt, ác ý.

Không được chỉ bảo, sai khiến kẻ khác nói lời thô tục.

Không được cùng với những người nữ cư sĩ ngắm nghía hình dáng của nhau để đùa cợt.

Không được ở nơi chỗ vắng vẻ mà trút bỏ y phục, phô bày thân thể.

Không được soi gương mà đánh phấn, vẽ chân mày...

Không được nóng giận nói ra những lời oán rủa.

Không được tư tưởng đến việc giao tiếp cùng nam giới, rồi hỏi người nữ cư sĩ xem việc ấy như thế nào.

Không được ngồi trên thảm lông, nệm gấm.

Không được mang giày da, cũng không được làm ra hoặc mua sắm cho kẻ khác.

Không được tham muốn tiền bạc của cha mẹ ở nhà, hoặc cố tìm cách để người khác phải mang tiền bạc, của cải trao cho mình.

Không được ngồi trên giường của phụ nữ tại gia, mở hòm, tủ của họ mà xem y phục rồi khen chê, bình phẩm tốt xấu.

Từ mười sáu tuổi trở lên, thiếu nữ nào muốn làm sa-di ni, phải có nết na trong sạch, không có tiếng xấu với đời và phải được cha mẹ ưng thuận. Người mắc bệnh vô sinh và các bệnh kín không được thu nhận.

Không được ở đêm chung phòng với một vị tỳ-kheo, cũng không được ngồi chung một chỗ.

Không được cùng tỳ-kheo nhìn ngắm hình thể của nhau mà đùa cợt.

Không được sử dụng mền đắp, y phục của sa-di khi nằm.

Không được nghịch phá đồ đạc, y phục của chúng tăng.

Không được tự tay trao đồ vật cho nam giới. Như có vật cần đưa thì để xuống đất cho người ta lấy là được.

Không được lõa hình tắm chung với hàng phụ nữ tại gia.

Không được một mình đi đến phòng của tăng để hỏi nghĩa kinh.

Không được nói chuyện thế tục.

Không được cười nói, đùa cợt khi tụng đọc kinh điển, không được quay nhìn sang hai bên, không được gục đầu tựa trên tay.

Đi học kinh kệ, phải nhớ năm điều: 1. Phải có một vị ni lớn tuổi cùng đi. 2. Ngồi cách xa thầy chừng sáu thước. 3. Phải quỳ mà hỏi. 4. Chỉ được hỏi về ý nghĩa mà thôi. 5. Còn kinh văn phải thuộc lòng, tự biết.

Đến thăm thầy khi có bệnh, phải nhớ bốn điều này: 1. Có quan hệ thân thuộc nên đến thăm. 2. Nên có ba người cùng đi chung nhau. 3. Ngồi cách giường thầy sáu thước, quỳ mà hỏi thăm sức khỏe thầy. 4. Thăm hỏi xong phải về ngay, không được bàn luận chuyện gì khác.

Nằm ngủ, phải nhớ năm điều này: 1. Nằm xuống liền phải niệm Phật. 2. Nằm nghiêng bên mặt, xếp mình, không được duỗi thẳng chân. 3. Đầu hơi cúi xuống ngực. 4. Che đắp thân thể không được để lộ ra. 5. Không được để tay gần chỗ bất tịnh.

Có việc đến nhà thí chủ, phải nhớ năm điều này: 1. Trước hết phải lễ Phật. 2. Sau đó lễ thầy và chúng tăng. 3. Khi có nữ thí chủ thỉnh mới nên đến. 4. Đến trình với thầy, phải đứng ngay phía trước thầy, cách sáu thước. 5. Đến nhà, chỉ ngồi nơi ghế dành riêng cho mình.

Nếu nghỉ lại ở nhà thí chủ, phải nhớ có năm điều không nên làm: 1. Không được vào phòng riêng của phụ nữ để nói chuyện, cười đùa. 2. Không được đến nhà bếp ngồi ăn uống. 3. Không được nói chuyện riêng với phụ nữ giúp việc trong nhà. 4. Không được một mình đi ra nhà sau. 5. Không được cùng với người khác vào nhà vệ sinh, không được ngồi trên bàn cầu dành cho nam giới.

Vào nhà tắm, phải nhớ năm điều: 1. Không được tắm chung với nữ cư sĩ. 2. Không được tắm chung với người giúp việc nữ. 3. Không được tắm chung với trẻ con. 4. Không được dùng nước của người khác mang đến, phải tự mình xách nước lấy mà dùng. 5. Không được nhìn ngắm hình thể chỗ kín của mình.

Khi dâng hương, phải nhớ năm điều này: 1. Không được ngoái nhìn hai bên. 2. Không được dâng hương một mình với người cư sĩ nam. 3. Không được dâng hương một mình với người giúp việc. 4. Phải đứng ngay ngắn. 5. Không được quay lưng về phía tượng Phật.

Buổi sáng thức dậy phải nhớ năm điều: 1. Phải làm vệ sinh sạch sẽ rồi mới mặc pháp y. 2. Làm lễ tượng Phật. 3. Tiếp đến lễ thầy. 4. Lui lại cách thầy sáu thước mà thưa hỏi vấn an. 5. Sau đó mới được rời đi ra ngoài.

Khi thầy dạy dỗ, phải nhớ năm điều này: 1. Khi hỏi những chỗ không hiểu trong kinh điển, giới luật, thì phải chú ý lắng nghe. 2. Như có bị quở trách thì phải biết hối lỗi, tự trách. 3. Không được che giấu chỗ lỗi lầm. 4. Không được cãi lý theo ý mình. 5. Không được nhìn thầy bằng ánh mắt chẳng lành.

Khi giặt y phải bốn điều này: 1. Chọn chỗ khuất vắng, quỳ xuống mà giặt. 2. Đổ nước dơ nơi chỗ khuất, không được đổ ra nơi có người đi lại. 3. Phải chờ cho khô, vừa khô nên lấy vào ngay. 4. Không được để rơi xuống đất.

Đi trên đường phải nhớ năm điều này: 1. Nên có ba người cùng đi. 2. Nên đi với một vị tỳ-kheo ni lớn tuổi. 3. Hoặc cùng đi với cư sĩ nữ. 4. Phải nhìn thẳng phía trước chừng sáu thước. 5. Phải mặc pháp y.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26.8.2012.


1. Thời gian an cư
An cư kiết hạ được tổ chức vào mùa mưa nhằm giúp các tu sĩ có thời gian tập trung tu tập miên mật và không được phép đi ra khỏi nơi an cư, trừ trường hợp khẩn cấp. Thời gian bắt đầu từ 15 hoặc 16 tháng 4 âm lịch đến hết 15 tháng 7 âm lịch, riêng an cư kiết đông có thể bắt đầu từ 15 hoặc 16 tháng 10 đến 15 tháng 1 âm lịch. Trong lúc an cư, các tu sĩ phải ở yên một chỗ để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới, định, tuệ, cùng nhau sống trong tăng thân hòa hợp thanh tịnh.
2. Thực tập Tam Học: Giới – Định – Tuệ
Trong thời gian này các vị tu sĩ thường xuyên nghiên cứu và thực tập về giới luật, các vị đồng tu thực tập soi sáng cho nhau để thấy những điều tốt mà phát huy và những điều chưa tốt cần phải thực tập sám hối và làm mới. Thực tập thiền cần hạ thủ công phu, có rất nhiều bài thiền đem ra áp dụng và các vị đồng tu chia xẻ kinh nghiệm cũng như hướng dẫn thực tập cho nhau, tuy nhiên thiền tọa, thiền hành, thiền nằm và thiền chi tiết luôn được quan tâm hàng đầu. Pháp đàm là cơ hội để chia xẻ hạnh phúc và giúp nhau tháo gỡ các khó khăn, đây là dịp để mọi người cùng nhau tinh tiến tu học cũng như tăng cường sự hòa hợp trong chúng.
3. Tác bạch bắt đầu khóa an cư và quyết tâm hạ thủ công phu

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch đại chúng! Mỗi năm đến mùa sen nở là tăng thân khắp nơi lại vân tập về đạo tràng của mình an cư kiết hạ để trau dồi Giới Định Tuệ. Chúng con quyết tâm hạ thủ công phu để thực tập theo lời chỉ dạy của chư Phật, và chư Tổ đã truyền lại cho thế hệ chúng con, đồng thời đem kinh nghiệm thực tập chia xẻ với mọi người nhằm cứu độ chúng sanh giúp con người có thêm niềm vui và vơi bớt khổ đau. Chúng con xin tri ân và khắc ghi công ơn dạy bảo của chư Phật, chư Tổ và Thầy bằng cách tập tu tập hành, đem ba nghiệp thanh tịnh cúng dường Tam Bảo.
Đại chúng lạy xuống ba lạy.
4. Các sinh hoạt tăng chúng trong mùa an cư
- Tụng và thực tập giới luật
- Thiền tọa và các bài thực tập thiền
- Học tập giáo lý
- Nghiên cứu kinh điển
- Chấp tác trong chánh niệm
- Dịch kinh sách và viết sách
- Nghe pháp thoại
- Thực tập làm mới tâm
- Thực tập sám hối và làm mới
- Thực tập soi sáng
- Các bài thực tập khác
5. Tác bạch kết thúc khóa an cư
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch đại chúng! Trải qua ba tháng an cư kiết hạ, chúng con đã thực tập miên mật và hành trì Tam Học theo lời chỉ dạy của chư Phật, chư Tổ và Thầy. Chúng con nguyện vâng giữ và hành theo trong suốt cuộc đời này, đồng thời thường xuyên tỉnh thức trong mọi hành vi của thân, khẩu, ý. Chúng con đa tạ ân sâu của chư Phật, chư Tổ và Thầy vì những lời dạy quý báu trao truyền lại cho chúng con.
Đại chúng lạy xuống ba lạy.
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN).THICH NU CHAN TANH.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/8/2012.

Monday 20 August 2012

Kinh Di Giáo
KINH PHẬT DI-GIÁO
Hán-dịch: Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La-Thập đời Diêu-Tần.
Việt-dịch: Thích-Tâm-Châu.
1-KINH-TỰ
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la. Những người nên độ, Ngài đã độ xong. Ngài nghỉ ở giữa hai cây Sa-la và sắp nhập niết-bàn. Khi ấy, vào khoảng nửa đêm, vẳng lặng không có tiếng động Ngài vì cácđệ-tử, nói qua về các giáo-pháp quan-yếu.
2-TRÌ GIỚI
Các vị Tỳ-Khưu, sau khi Tôi nhập-diệt, các vị nên tôn-trọng và trân-kính Ba-La-Đề-Mộc-Xoa, như tối gặp sáng, như người nghèo được của báu. Các vị nên biết giới ấy là bậc Đại-Sưcủa các vị và, không khác gì Tôi còn ở đời vậy.
Người giữ giới thanh-tịnh, không được làm những việc như: buôn bán, đổi chác, tạo dựng ruộng nhà, nuôi dưỡng người dân, tôi tớ, súc sinh. Hết thảy sự trồng trọt, các của cải châu báu, đều nên tránh xa, như tránh hầm lửa. Không được chặt phát cây cỏ, đào sới đất đai, điều-hòa thuốc thang, xem tướng tốt, xấu quan sát tinh-tú, suy-đoán đủ, thiếu, lịch-số kế-toán, đều không nên làm.
Giữthân tiết-độ, ăn uống đúng thời, sinh hoạt nơi mình một cách thanh-tịnh. Không được tham-dự việc đời, sứ-mệnh liên-lạc, chú-thuật thuốc tiên, kết thân với người sang, thân cận đậm-đà với những người nhàm-nhỡ, kiêu-mạn, đều không nên làm.
Các vị nên tự giữ tâm ngay thẳng, suy-niệm chân-chính, để cầu độ thoát.
Các vị không được che dấu vết nhơ, bày trò khác lạ, để mê-hoặc quần-chúng.
Đối với bốn sự cúng-dường, lượng biết tri túc. Được đồ cúng-dường, không nên cất chứa.
Đó là nói qua về tướng trì giới.
Giới là căn-bản chân-chính thuận theo đường giải-thoát, nên gọi là “ba-la-đề-mộc-xoa”.Nhân y vào giới này được sinh ra các thiền-định và trí-tuệ diệt khổ.
Thếnên, các vị Tỳ-Khưu nên giữ giới thanh-tịnh, đừng để thiếu, hủy. Nếu ai giữ được giới thanh-tịnh, sẽ có các thiện-pháp. Nếu không giữ giới thanh-tịnh, các công-đức thiện đều không sinh được. Do đó, nên biết giới là trụ-xứ công-đức an-ổn thứnhất vậy.
3-CHẾ TÂM
Các vị Tỳ-Khưu, các vị đã an-trụ trong giới-luật, nên phải kiềm-chế năm căn, đừng đểnó buông thả vào năm dục. Ví như người chăn trâu, cầm roi dòm ngó nó, không đểcho nó tha hồ xâm-phạm vào lúa mạ người ta. Nếu buông thả năm căn, chẳng phải nó chỉ lan vào năm dục, mà nó, hầu như xông tới không bờ bến nào và không thểchế-phục được! Cũng như con ngựa dữ, không thể dùng giây cương mà kiềm-chế được và nó sẽ kéo người ta sa xuống hố. Như bị cướp hại, chỉ khổ một đời, nhưng tai-họa của giặc năm căn kéo đến nhiều đời, làm hại rất nặng, không thể không cẩn-thận!
Thếnên, bậc trí-giả kiềm-chế năm căn mà chẳng dựa theo, gìn giữ nó như giặc, khôngđể cho nó buông lung. Giả như, để cho nó buông lung, chẳng bao lâu, sẽ thấy sựtan diệt vì nó. Đối với năm căn ấy, tâm làm chủ chúng. Do đó, các vị nên khéo chế-phục tâm! Tâm rất đáng sợ, sợ hơn rắn độc, ác-thú, oán-tặc. Và ngay như lửa cháy bừng bừng cũng chưa đủ làm ví-dụ về chúng! Ví như có người tay cầm bát mật, di-động hấp-tấp, chỉ ngó bát mật, không thấy hố sâu. Ví như voi cuồng không có móc câu, con khỉ, con vượn, kiếm được rừng cây, leo, trèo, nhẩy nhót, khó ngăn-cấm, chế-phục được chúng! Nên gấp bẻ gẫy tâm-niệm ấy, đừng để cho chúng buông lung. Buông lung tâm ấy, làm mất những việc tốt của người. Chế phục nó vào một chỗ, không việc gì là không xong. Vì vậy, các vị Tỳ-Khưu, nên siêng năng tinh-tiến triết-phục tâm các vị!
4-TIẾT-ĐỘ SỰ ĂN UỐNG
Các vị Tỳ-Khưu, các vị nhận các món ăn uống, nên tưởng như uống thuốc. Đối với các đồngon hay dở, các vị đừng sinh tâm tăng giảm. Cốt giúp cho thân khỏi đói, khát là được! Như ong hái hoa, chỉ hút vị của hoa mà không làm tổn-hại đến sắc và hương! Các vị Tỳ-Khưu cũng vậy, nhận sự cúng-dường của người, cốt khỏi phiền-não, chứkhông được cầu nhiều, làm băng-hoại thiện-tâm của người. Ví như bậc trí-giả,biết lượng sức trâu, có thể làm việc được nhiều hay ít, đừng để nó làm quá phần, kiệt sức!
5-RĂN VIỆC NGỦ NGHỈ
Các vịTỳ-Khưu, ban ngày nên siêng năng tu-tập các thiện-pháp, không để phí thời giờ. Đầuđêm, cuối đêm cũng đừng bỏ phí công-phu. Nửa đêm tụng kinh, để tự quán sát lý sinh-diệt (tiêu-tức). Không bởi nhân-duyên ngủ nghỉ, khiến cho một đời luống qua không ngộ được gì! Nên niệm ngọn lửa vô thường, đốt mọi thế-gian, vì vậy, nên sớm cầu tự-độ, đừng nên ngủ nghỉ. Các giặc phiền-não, thường rình giết người. Nó tệ hơn oán-gia, sao có thể ngủ nghỉ được mà không tự răn tỉnh? Rắn độc phiền-não nằm ở tâm người. Ví như con rắn độc màu đen, ngủ trong nhà ngươi, ngươi nên lấy cái móc câu “trì giới”, sớm gạt trừ đi. Con rắn ngủ trong nhà đã ra ngoài rồi, mới có thể ngủ yên được. Nếu nó không ra ngoài mà cứ nằm ngủ, đó là người không biết thẹn. Bộ áo thẹn hổ, đối với các đồ trang-nghiêm, nó là bậc nhất. Thẹn như móc câu bằng sắt, hay chế-phục những người làm điều phi-pháp. Thế nên, các vị Tỳ-Khưu, thường thường phải biết thẹn-hổ, không được thay đổi trong tạm thời. Nếu xa lìa sự thẹn-hổ thời mất các công-đức. Người có tâm biết thẹn-hổ thời có thiện-pháp. Người không có tâm biết thẹn-hổ thời cùng như các loài cầm-thú không khác.
6-RĂN VỀ OÁN-GIẬN
Các vị Tỳ-Khưu, nếu có người lại cắt xẻo từng chi-tiết nơi thân-thể, nên tự-nhiếp-tâmđừng để cho nó phát sinh sân-hận. Và, cũng nên giữ miệng, đừng thốt ra lời nói ác. Nếu buông thả tâm oán giận thời tự mình làm phương-ngại cho sự tiến đạo, mất sự lợi-ích về công-đức. Đức nhẫn-nhục, trì giới, khổ hạnh cũng không thể bì kịp. Người làm hạnh nhẫn-nhục, mới được gọi là bậc đại-nhân có lực. Nếu ai không có thể vui vẻ nhận chịu được lời độc-hại của sự ác-mạ, như uống thuốc cam-lộ, thời không được gọi là người trí tuệ vào đạo. Sở dĩ thế là sao? Cái hại của sự oán giận là nó phá hoại các thiện-pháp, hư-hoại các tiếng tốt, đời nay, đời sau, người ta không muốn nhìn thấy bằng một cách vui vẻ. Nên biết, tâm oán-giận, nó mạnh hơn lửa dữ, vậy, luôn luôn phải gìn giữ, không để nó xâm-nhậpđược. Giặc cướp công-đức, không gì tệ hơn oán giận, Người bạch-y hưởng thụ các dục-lạc, chẳng phải là người hành-đạo, họ không có pháp gì để tự kiềm-chế, họkhởi ra oán-giận, còn có thể tha-thứ được; người xuất gia hành đạo, không có sựham-muốn, mà còn ôm ấp tâm oán-giận, rất không nên vậy! Ví như trong đám mây trong lạnh, khởi ra tia lửa sấm sét, thời không nên vậy!
7-RĂN VỀ KIÊU-MẠN
Các vị Tỳ-Khưu, nên xoa lên đầu mình, tự thấy, mình đã bỏ thứ trang-sức tốt đẹp, mặc áo hoại-sắc, mang giữ đồ ứng-khí, lấy việc đi xin ăn để sống như thế, mà nếu, còn khởi ra tâm kiêu-mạn, thời nên sớm diệt nó đi. Tăng trưởng tính kiêu-mạn, còn chẳng phải là người bạch-y thế-tục nên làm, huống là người xuất-gia nhập đạo, đã vì sự giải-thoát, tự hạ thân mình xuống, mà làm hạnh khất-thực ư?
8-RĂN VỀ SIỂM-KHÚC
Các vị Tỳ-Khưu, tâm nịnh-hót, cong queo, là trái với đạo, thế nên, cần phải giữ tâm chất trực. Nên biết, nịnh-hót, cong queo, chỉ là dối trá. Người đã vào đạo, thời không có lẽ ấy. Do đó, các vị phải nên giữ tâm ngay-thẳng, lấy “chất-trực”làm gốc.
9-THIỂU-DỤC (ÍT MUỐN)
Các vịTỳ-Khưu, các vị nên biết: người ham muốn nhiều, vì cầu lợi nhiều, nên khổ-não cũng nhiều. Người ham muốn ít, không cầu không muốn, thời không có tai-hoạn ấy. Thẳng thắn mà nói, không có gì, sự ít ham muốn còn nên tu-tập, huống là sự ít ham muốn còn sinh ra các công-đức? Người ít ham muốn thời không có tâm siểm-khúc để cầu vừa ý người ta, và cũng lại không bị các căn lôi-kéo. Người làm hạnh “thiểu dục” (ít ham-muốn) thời tâm thản-nhiên, không lo sợ gì, chạm tới sự gì đều có thừa, và thường không có gì là không đầy-đủ. Người có đức-tính ít ham muốn thời có Niết-Bàn. Thế gọi là “thiểu dục”.
10-TRI-TÚC (BIẾT ĐỦ)
Các vị Tỳ-Khưu, nếu muốn thoát khỏi các khổ-não, nên quán “tri-túc” (biết đủ). Biết pháp tri-túc, tức là chỗ giàu sang, vui vẻ và an-ổn. Người tri-túc, tuy nằm trên đất vẫn cho là vui vẻ. Người không tri-túc, tuy ở thiên-đường cũng chẳng vừa ý. Người không tri-túc, tuy giàu mà nghèo, người tri-túc tuy nghèo mà giàu. Người không tri-túc thường bị năm dục lôi kéo, bị người tri-túc thương-xót. Thếgọi là “tri-túc”.
11-VIỄN LY
Các vị Tỳ-Khưu, muốn cầu sự an-lạc, vô vi tịch-tĩnh, nên rời khỏi chốn ồn-ào, ở nơi an nhàn một mình. Người ở chốn an-tĩnh, vua Đế-Thích cũng như chư Thiên đều cùng kính-trọng. Thế nên, nên bỏ đồ-chúng của mình và cả đồ-chúng người khác, ởnơi trống vắng, an-nhàn một mình, suy nghĩ về sự diệt-trừ gốc khổ. Nếu ưa chỗnhiều người, thì chịu nhiều phiền-não. Ví như cây lớn, mọi loài chim tụ-tập trên đó, thì sẽ có tai-hoạn khô gẫy. Sự ràng buộc của thế-gian, đắm chìm trong mọi khổ. Ví như con voi già bị lún vào bùn, không thể tự rút ra được. Thế gọi là “viễn ly” (xa lìa).
12-TINH-TIẾN
Các vị Tỳ-Khưu, nếu siêng năng tinh-tiến thì việc gì cũng không nhớ. Thế nên, các vị nên siêng năng tinh-tiến. Ví như giọt nước nhỏ chảy mãi, thời có thể làm thủng đá. Nếu tâm của hành-giả, thường thường lười-biếng bỏ phế, như người dùi cây lấy lửa, cây chưa bốc nóng đã thôi, vì vậy, tuy muốn được lửa, nhưng lửa khó thể bùng lên được. Thế gọi là “tinh-tiến”.
13-BẤT VONG NIỆM
Các vịTỳ-Khưu, cầu bậc thiện-tri-thức, cầu bậc thiện-hộ-trợ, không bằng cầu được tâm“bất vong niệm” (không quên chính-niệm). Nếu người đã có tâm “bất vong niệm”,thời các giặc phiền-não không thể xâm-nhập được. Thế nên, các vị thường nên nhiếp-niệm tại tâm. Nếu mất chính-niệm thời mất các công đức. Nếu năng-lực của chính-niệm kiên-cường, tuy vào trong đám giặc ngũ dục, cũng không bị hãm hại. Ví như mặc áo giáp vào trận thời không sợ gì. Thế gọi là “bất vong niệm”.
14-THIỀN-ĐỊNH
Các vị Tỳ-Khưu, nếu nhiếp tâm được, thời tâm an tại định. Tâm an tại định nên cơthể biết được pháp-tướng sinh-diệt của thế-gian. Thế nên các vị, thường nên tinh-tiến tu-tập các định. Nếu được định, tâm không tán-loạn. Ví như các nhà trông coi về việc nước, khéo sửa trị đê, đường. Hành-giả cũng vậy, vì nước trí-tuệ, phải khéo tu thiền-định, khiến cho không dò rỉ. Thế gọi là “thiền-định”.
15-TRÍ-TUỆ
Các vịTỳ-Khưu, nếu có trí-tuệ thì không tham-đắm. Thường tự xem xét, không để cho mình có chỗ sai-lạc. Như thế, ở trong giáo-pháp của Ta sẽ được giải-thoát. Nếu không được như thế, đã không phải là đạo-nhân, cũng khôngphải là bạch-y và, không gọi là tên gì được vậy! Người có trí-tuệ như-thực, như là có con thuyền bền-chắc vượt qua biển lão, bệnh, tử, cũng là ngọn đèn rất sáng soi chỗ vô minh tăm-tối, là lương-dược chữa trị mọi bệnh, là búa sắc đẵn cây phiền-não. Thế nên các vị, nên lấy văn, tư, tu-tuệ, tăng thêm sự ích lợi cho mình. Nếu người nào có sự soi sáng bởi trí-tuệ, tuy là nhục-nhãn, nhưng là người “minh-kiến” (thấy rõ) vậy. Thế gọi là “trí-tuệ”.
16-KHÔNG HÝ-LUẬN
Các vị Tỳ-Khưu, mọi thứ hý-luận, nó làm tâm loạn. Còn vương vào hý-luận, tuy là xuất gia, nhưng chưa được thoát. Thế nên, các vị Tỳ-Khưu, nên gấp lìa bỏhý-luận loạn tâm. Nếu các vị muốn được sự an vui tịch diệt, chỉ nên khéo diệt cải tai-hoạn hý-luận. Thế gọi là “không hý-luận”.
17-TỰ GẮNG SỨC
Các vị Tỳ-Khưu, đối với các công đức, thường nên nhất tâm, bỏ mọi sự phóng-dật, nhưlà bỏ oán-tặc. Đại-bi Thế-Tôn nói ra những điều lợi-ích, đều đã trọn vẹn, các vị nên siêng-năng thực-hành. Khi ở trong núi non, khi ở bên đầm trống, khi ở dưới gốc cây, hay khi ở chốn an-nhàn, trong ngôi nhà vắng vẻ, cần niệm những giáo-pháp đã lĩnh-thụ, đừng để cho quên mất. Thường nên tự gắng sức, tinh tiến tu theo những pháp ấy. Không làm gì, chết rỗng không, sau này sẽ đưa lại sự hối tiếc. Ta như Thầy thuốc hay, biết bệnh cho thuốc, uống hay không uống, lỗi không phải nơi Thầy thuốc. Lại như người khéo chỉ đường, chỉ cho người ta con đường thiện, nghe mà không đi, không phải lỗi ở người chỉ đường vậy.
18-QUYẾT NGHI
Các vị,nếu trong pháp Tứ-Đế như Khổ v.v.. còn có chỗ nào nghi ngờ, các vị nên hỏi mau lên, không được mang lòng ngờ vực, mà không cầu sự giải quyết. Khi ấy đức Thế-Tôn xướng lên ba lần như thế, không có vị nào hỏi nữa. Sở dĩ thế là sao? Vì chúng không còn nghi-ngờ nữa. Bấy giờ Tôn-giả A-nâu-lâu-đà quán-sát tâm đại-chúng, bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế-Tôn, mặt trăng có thể nóng, mặt trời có thể lạnh, chư Phật nói pháp Tứ-Đế, không thể có sự sai khác được. Phật nói Khổ-Đế thực là khổ, không thể vui được; Tập-Đế thực là “nhân”, không có nhân khác; Khổ, nếu diệt trừ, tức là nhân diệt. Nhân diệt nên quả diệt; đạo “diệt khổ”, thực là chân-đạo, không còn đạo nào khác nữa. Bạch Đức Thế-Tôn các vị Tỳ-Khưu, đối với pháp “Tứ-Đế”,quyết định không còn sự ngờ vực gì nữa.
19-CHÚNG-SINH ĐẮC ĐỘ
Trong chúng này, những vị chưa làm xong công việc tu-chứng, thấy Phật diệt-độ, nên có sự bi-cảm. Vì mới nhập-pháp, nghe lời Phật nói, liền đắc độ. Ví như ban đêm thấy ánh chớp, liền được thấy đạo. Nếu vị nào đã làm xong việc tu-chứng, đã vượt qua biển khổ liền khởi niệm rằng: “Thế-Tôn diệt độ, nhất thời, sao chóng vậy! Tôn-giả A-nâu-lâu-đà nói ra lời trên rồi, trong chúng đều tỏ suốt nghĩa Tứ-Thánh-Đế. Đức Thế-Tôn muốn cho đại-chúng này được kiên-cố, Ngài đem tâm đại-bi lại vì chúng nói: “Các vị Tỳ-Khưu, đừng mang lòng bi-não, nếu Ta ở đời một kiếp, hội-hợp rồi cũng tan-diệt. Hội-hợp mà không tan lìa, hoàn toàn không thểcó được. Việc tự-lợi lợi-tha, các pháp đều đã đầy-đủ. Nếu Ta ở đời lâu nữa cũng không ích gì. Nếu những người ở trên cõi trời hay cõi người, nên độ, đều đã độ,những người chưa được độ, đều cũng đã gây nhân-duyên đắc độ”.
20-PHÁP-THÂN THƯỜNG-TẠI
“Từnay về sau, các đệ-tử của Ta, triển-chuyển thực-hành các giáo-pháp ấy, thời nhưpháp-thân Như-Lai thường-trụ không tan-diệt. Vì vậy, nên biết: “Đời là vô thường, hợp tất có tan. Đừng mang lòng ưu-não. Thế-tướng như thế. Nên siêng năng tinh-tiến, sớm cầu giải-thoát. Dùng ánh sáng trí-tuệ, diệt các si-ám. Thế-gian thực nguy-ngập, không bền-chắc. Ta nay được diệt-độ, như trừ được ác-bệnh. Thân này là tấm thân nên xả. Thân này là vật tội-ác, mượn danh là thân mà thôi. Ai là người có trí-tuệ, trừ-diệt được nó đi, như giết oán-tặc, mà lại không hoan-hỷ?
21-KẾT-LUẬN
Các vịTỳ-Khưu, thường nên nhất tâm siêng cầu đạo xuất-thế. Hết thảy pháp động hay bấtđộng ở thế-gian, đều là tướng-trạng bại-hoại bất an. Các vị hãy ngưng, đừng nên hỏi nữa! Thời-gian sắp qua, Ta muốn diệt-độ. Đây là lời giáo-hối tối-hậu của Ta!”HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.TINH THAT KIM LIEN.( AUSTRALIA,SYDNEY.21/8/2012 ).

Wednesday 15 August 2012

Tụng 10 Giới Sadi .

Mười giới Sa di là bản chất đích thực của một vị Sa di. Sống đúng theo mười giới này, vị Sa di chứng tỏ mình đã ly khai con đường trần lụy của thế gian và đang bước trên con đường thương yêu của các vị Bụt và Bồ Tát. Mười giới Sa di là biểu hiện cụ thể của nếp sống giải thoát và thương yêu ấy.


1- Dâng Hương
Đại chúng đứng chắp tay trước bàn thờ Bụt. Vị chủ lễ nâng hương lên và xướng kệ Dâng hương, trong khi mọi người quán tưởng theo lời kệ:

Hương đốt, khói trầm xông ngát
Kết thành một đóa tường vân
Đệ tử đem lòng thành kính
Cúng dường chư Bụt mười phương
Giới luật chuyên trì nghiêm mật
Công phu thiền định tinh cần
Tuệ giác hiện dần quả báu
Dâng thành một nén tâm hương
Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)

2- Tán Dương
Hương đã cắm vào bình, vị chủ lễ xướng, đại chúng chắp tay quán tưởng theo:

Xinh tốt như hoa sen
Rạng ngời như Bắc Đẩu
Xin quay về nương náu
Bậc thầy của nhân thiên

Sen quý nở đài giác ngộ
Hào quang chiếu rạng mười phương
Trí tuệ vượt tầm pháp giới
Từ bi thấm nhuận non sông
Vừa thấy dung nhan Điều ngự
Trăm ngàn phiền não sạch không
Hướng về tán dương công đức
Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng
Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. (C)

3- Lạy Bụt và Bồ Tát
Vị chủ lễ xướng các danh hiệu sau đây, và đại chúng lạy xuống một lạy theo tiếng chuông gia trì sau mỗi danh hiệu:

Nhất tâm kính lễ Bụt, Pháp và Tăng thường trụ trong mười phương (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (C)
Nhất tâm kính lễ đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà (C)
Nhất tâm kính lễ Tôn Giả Ni Trưởng Kiều Đàm Di (C)
Nhất tâm kính lễ liệt vị Tổ Sư qua các thời đại từ Thiên Trúc đến Việt Nam (CC)

4- Trì Tụng
Đại chúng an tọa trên tọa cụ thành hai hàng đối diện nhau. Duy Na và Duyệt Chúng khai chuông mõ. Vị chủ lễ xướng kệ khai kinh và Tâm Kinh:

Nam Mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni (ba lần)
Giới luật cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (C)

KINH TINH YẾU BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
(Tức diệu pháp Trí Độ)
Bỗng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh.
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn. (C)

‘‘Nghe đây Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì không
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả. (C)

Xá Lợi Tử, nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành, thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ
Thiệt, thân, ý (sáu căn)
Không có sắc, thanh, hương
Vị, xúc, pháp (sáu trần)
Không có mười tám giới
(Từ nhãn đến ý thức)
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo
Không trí cũng không đắc
Vì không có sở đắc. (C)

Khi một vị Bồ Tát
Nương diệu pháp Trí Độ
(Bát Nhã Ba La Mật)
Thì tâm không chướng ngại
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lìa mọi mộng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết bàn tuyệt đối. (C)

Chư Bụt trong ba đời
Y diệu pháp Trí Độ
(Bát Nhã Ba La Mật)
Nên đắc vô thượng giác.
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh
Là linh chú vô thượng
Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú trí độ
Bát Nhã Ba La Mật.’’
Nói xong Đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Gate
Gate
Paragate
Parasamgate
Bodhi
Svaha. (ba lần) (CC)
5- Tác Pháp Yết Ma
Vị Yết Ma: Đại chúng các vị Sa di (nữ) đã tập họp đầy đủ chưa?
Vị Thủ Chúng: Đại chúng các vị Sa di (nữ) đã tập họp đầy đủ.
Vị Yết Ma: Có sự hòa hợp không?
Vị Thủ Chúng: Có sự hòa hợp.
Vị Yết Ma: Có vị nào vắng mặt đã yêu cầu được đại diện và gửi theo sự thanh tịnh không?
Vị Thủ Chúng: Không có. (Trong trường hợp có thì nói: ‘‘Có Sa di... vì lý do sức khỏe không đến tụng giới được, đã yêu cầu Sa di... đại diện và gửi theo sự thanh tịnh.’’)
Vị Yết Ma: Đại chúng các vị Sa di (nữ) hôm nay tập họp để làm gì?
Vị Thủ Chúng: Để thực hiện yết ma tụng Mười Giới.
Vị Yết Ma: Xin đại chúng các vị Sa di (nữ) lắng nghe! Hôm nay, ngày (.../.../...), ngày được chọn để thuyết tụng giới luật, chúng ta đã tập họp đúng giờ giấc, đại chúng đồng ý sẵn sàng nghe thuyết đọc giới luật trong tinh thần hòa hợp, như vậy, việc tụng giới là hợp pháp. Bạch như thế, thì phép tác bạch có rõ ràng và đầy đủ hay không?
Đại chúng đáp: Rõ ràng và đầy đủ. (C)

6- Khai Thị
Đây là lúc chúng ta tuyên thuyết mười giới Sa di. Xin các vị Sa di xuất ban, chắp tay trước Tam Bảo. Nghe tiếng chuông xin lạy xuống ba lạy để tỏ lòng tôn kính Bụt, Pháp và Tăng. (C)

Xin các vị Sa di lắng nghe! Mười giới Sa di là cửa ngõ lớn đưa vào đại chúng những người xuất gia, làm nền tảng của Giới Lớn Ba La Đề Mộc Xoa sau này. Các vị hãy lắng nghe từng giới một với tâm hồn thanh tịnh, lấy giới luật làm tấm gương trong vắt để soi chiếu nội tâm mình, và xin im lặng trả lời ‘‘có’’ mỗi khi thấy mình trong hai tuần qua có cố gắng học hỏi và hành trì giới luật được tuyên đọc. Các vị Sa di, các vị đã sẵn sàng chưa? Đây tôi xin tuyên đọc nội dung của mười giới.
  • Giới thứ nhất là bảo vệ sinh mạng
Ý thức được những khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày của con.

Đó là giới thứ nhất của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
  • Giới thứ hai là tôn trọng quyền tư hữu
Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp và bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài, để chia xẻ thì giờ và năng lực của con với những kẻ thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm của riêng bất cứ một tài vật nào của thường trú hoặc của bất cứ ai. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác, và cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loại.

Đó là giới thứ hai của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
  • Giới thứ ba là bảo vệ tiết hạnh
Ý thức được rằng lý tưởng của người xuất gia chỉ có thể thực hiện được với sự cắt bỏ hoàn toàn những ràng buộc đối với ái dục, con nguyện giữ mình thật tinh khiết, tự bảo vệ nếp sống phạm hạnh của con và hết lòng bảo vệ tiết hạnh của kẻ khác. Con biết hành động dâm dục sẽ làm tan vỡ cuộc đời xuất gia của con, làm hại đến cuộc đời của kẻ khác, và không cho con thực hiện được lý tưởng cứu độ chúng sanh của mình.

Đó là giới thứ ba của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
  • Giới thứ tư là thực tập chánh ngữ và lắng nghe
Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin học theo các hạnh chánh ngữ và lắng nghe để có thể dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc hoặc khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể tạo thêm niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều con không biết rõ. Con nguyện thực tập lắng nghe với tâm từ bi, để có thể hiểu được những khổ đau và khó khăn của kẻ khác và để làm vơi đi những khổ đau của họ. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong đoàn thể tu học của con, những điều có thể gây nên chia rẽ và làm tan vỡ đoàn thể tu học của con. Con nguyện không nói những lỗi lầm của bất cứ một vị xuất gia nào và bất cứ về một đạo tràng nào, dù có khi con nghĩ là những lỗi lầm này có thật, trừ khi con được yêu cầu làm việc này trong những buổi thực tập soi sáng có mặt đương sự.

Đó là giới thứ tư của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
  • Giới thứ năm là bảo vệ và nuôi dưỡng thân tâm, không sử dụng rượu, các chất ma túy và tiêu thụ những sản phẩm có độc tố
Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng rượu, các chất ma túy và các độc tố gây ra, con nguyện chỉ tiêu thụ những thức ăn thức uống không có độc tố và không có tác dụng gây nên sự say sưa, tình trạng mất tự chủ của thân tâm và tình trạng nặng nề và ốm đau của thân thể cũng như của tâm hồn. Con nguyện thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân tâm con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống và tiêu thụ những sản phẩm có độc tố trong đó có cả những sản phẩm sách báo và phim ảnh có chứa đựng bạo động, sợ hãi, thèm khát và hận thù.

Đó là giới thứ năm của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
  • Giới thứ sáu là không sử dụng mỹ phẩm và đồ trang sức
Ý thức được cái đẹp đích thực của người xuất gia là tính chất vững chãi và thảnh thơi, con nguyện mỗi ngày làm đẹp cho con và cho tăng thân con bằng sự thực tập chánh niệm, cụ thể qua sự hành trì giới luật và các uy nghi trong đời sống hằng ngày. Con biết các loại mỹ phẩm và trang sức mà người đời sử dụng chỉ có thể đem lại sự hào nhoáng giả tạo bên ngoài, và chỉ có tác dụng gây ra sự chìm đắm và vướng mắc, cho nên con nguyện sống giản dị, gọn gàng và sạch sẽ trong cách ăn mặc của con. Con nguyện không sử dụng các loại nước hoa, phấn, sáp, các loại mỹ phẩm và các thức trang sức khác.

Đó là giới thứ sáu của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
  • Giới thứ bảy là không vướng mắc vào các lối tiêu khiển trần tục
Ý thức được những ca khúc, phim truyện, sách báo và các trò giải trí của thế gian có thể có tác dụng độc hại cho thân tâm người xuất gia và làm mất thì giờ cho công phu tu học của mình, con nguyện không để bị chìm đắm theo những sản phẩm ấy. Con nguyện không đọc tiểu thuyết, không xem phim ảnh và sách báo trần tục, không tìm sự tiêu khiển bằng cách ca hát và thưởng thức những bài hát tình sầu, kích động và đứt ruột, và không đánh mất thì giờ tu học của con bằng những trò chơi điện tử và bài bạc.

Đó là giới thứ bảy của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
  • Giới thứ tám là không sống đời sống vật chất sang trọng và xa hoa
Ý thức được rằng sống trong những điều kiện vật chất sang trọng và xa hoa, người xuất gia sẽ khởi tâm ái dục và tự hào, con nguyện suốt đời chỉ sống một nếp sống giản dị, thiểu dục và tri túc. Con nguyện không ngồi và không nằm trên những chiếc ghế và chiếc giường lộng lẫy, không sử dụng lụa là, gấm vóc, xe cộ bóng loáng và nhà cửa cao sang.

Đó là giới thứ tám của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
  • Giới thứ chín là không ăn mặn và không ăn ngoài những bữa ăn của đại chúng
Ý thức được nhu yếu giữ gìn sức khỏe, sống hòa hợp với tăng thân và nuôi dưỡng lòng từ bi, con nguyện suốt đời ăn chay và không ăn ngoài những bữa ăn của đại chúng, trừ trường hợp có bệnh.

Đó là giới thứ chín của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)
  • Giới thứ mười là không tích lũy tiền bạc và của cải
Ý thức được rằng hạnh phúc của người xuất gia được làm bằng các chất liệu vững chãi và thảnh thơi, con nguyện không để cho tiền bạc và của cải làm vướng bận đường tu của con. Con nguyện không tích lũy tiền bạc và của cải, không đi tìm hạnh phúc trong sự chất chứa tiền bạc và của cải, không nghĩ rằng tiền bạc, châu báu và của cải có thể bảo đảm cho sự an ninh của con.

Đó là giới thứ mười của mười giới Sa di. Trong hai tuần qua quý vị có cố gắng học hỏi và hành trì giới ấy hay không? (ba hơi thở, chuông)

Các vị Sa di (nữ), được sinh làm người, được gặp Bụt, Pháp và được tham dự vào sự sống của các đại tăng là một sự may mắn cho chính bản thân, cho gia đình và cho dòng họ. Thì giờ thấm thoát như tên bay, quý vị phải chuyên cần tu học, đừng bỏ phí thì giờ và tuổi trẻ. Nghe chuông, xin lạy xuống ba lạy để tự lòng tôn kính Tam Bảo trước khi về chỗ.

7- Niệm Bụt

Xin đại chúng nhiếp tâm trì niệm hồng danh chư Bụt và chư vị Bồ Tát theo phương pháp trì danh nhất tâm bất loạn. (mỗi danh hiệu ba lần)
Nam mô đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Nam mô đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi
Nam mô đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền Vương
Nam mô đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm (CC)

8- Quy Nguyện
Trầm hương xông ngát điện
Sen nở Bụt hiện thân
Pháp giới thành thanh tịnh
Chúng sanh lắng nghiệp trần. (C)

Đệ tử tâm thành
Hướng về Tam Bảo
Bụt là thầy chỉ đạo
Bậc tỉnh thức vẹn toàn
Tướng tốt đoan trang
Trí và bi viên mãn. (C)

Pháp là con đường sáng
Dẫn người thoát cõi mê
Đưa con trở về
Sống cuộc đời tỉnh thức. (C)

Tăng là đoàn thể đẹp
Cùng đi trên đường vui
Tu tập giải thoát
Làm an lạc cuộc đời. (C)

Đệ tử nương nhờ Tam Bảo
Trên con đường học đạo
Biết Tam Bảo của tự tâm
Nguyện xin chuyên cần
Làm sáng lòng ba viên ngọc quý. (C)

Nguyện theo hơi thở
Nở nụ cười tươi
Nguyện học nhìn cuộc đời
Bằng con mắt quán chiếu
Nguyện xin tìm hiểu
Nỗi khổ của mọi loài
Tập từ bi
Hành hỷ xả
Sáng cho người thêm niềm vui
Chiều giúp người bớt khổ
Đệ tử nguyện sống cuộc đời thiểu dục
Nếp sống lành mạnh an hòa
Cho thân thể kiện khương
Nguyện rũ bỏ âu lo
Học tha thứ bao dung
Cho tâm tư nhẹ nhõm
Đệ tử xin nguyện ơn sâu đền báo
Ơn cha mẹ ơn thầy
Ơn bè bạn chúng sanh
Nguyện tu học tinh chuyên
Cho cây bi trí nở hoa
Mong một ngày kia
Có khả năng cứu độ mọi loài
Vượt ra ngoài cõi khổ. (C)

Xin nguyện Bụt Pháp Tăng chứng minh
Gia hộ cho đệ tử chúng con
Viên thành đại nguyện. (CC)

9- Quay Về Nương Tựa

Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. (C)

Đã về nương tựa Bụt, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời.
Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa.
Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng, dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập. (C)

Về nương Bụt trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ Đề.
Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa.
Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (CC)


10- Hồi Hướng

Tụng giới pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sanh mọi miền. (C)

Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên. (CCC)
_______________
Ghi chú:
Để cho câu hỏi được đi sâu vào tâm thức, các vị Sa di thay vì trả lời ‘‘có’’, cần im lặng thở vào và thở ra ba lần, sâu và chậm. Giây phút này là giây phút quan trọng nhất của buổi tụng giới. Sau ba hơi thở là một tiếng chuông. Đợi tiếng chuông chấm dứt, vị thuyết giới mới đọc đến giới kế tiếp. Ký hiệu (C) là tiếng chuông.
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.TINH THAT KIM LIEN.( AUSTRALIA,SYDMEY.16/8/2012.       

Sunday 12 August 2012

Kinh Giải Hạ
PHẬT NÓI
KINH GIẢI HẠ[1]
- Ngài Pháp-Hiến dịch chữ Phạm ra chữHán.
- Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữViệt.
Chính tôi được nghe một thời kia đức Phật ở Ca-Lan-Đà Trúc-Lâm (Kàranda- venùvana) tinh-xá thuộc thành Vương-xá, cùng với năm trăm chúng Bật-Sô (Tỳ Khưu). Các vị Bật-Sô này đều là bậc A-La-Hán, mọi lậu-nghiệp đã hết[2]chỗ tạo-tác đã xong[3], trừ được mọi gánh nặng[4], việc lợi mình đã được, hết mọi sự ràng buộc trong các cõi[5], tâm thiện giải-thoát. Duy có một vị Bật-Sô hiện ở Học-vị[6],đã được đức Thế-Tôn thụ-ký[7], thấy pháp đắc pháp sẽ chứng quả-vị viên-mãn.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn an-cư đã đủ,đương thời giải Hạ, ngày rằm (15) Ngài cùng chúng Bật-Sô trải tòa mà ngồi. Hội-chúng ngồi rồi, lúc ấy đức Thế-Tôn mới bảo chúng Bật-Sô rằng: "Ta nayđã được Phạm-hạnh[8]tịch-tĩnh, thân tối-hậu[9]này, dùng thuốc Vô-thượng, để dứt trừ mọi bệnh, những đệ-tử ta, hiểu biết mọi pháp đều thông-đạt rồi, cho nên ta nay nói pháp giải Hạ. Các chúng Bật-Sô! Ta ởtrong Hạ, có chi về nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý, các vị khả-nhẫn[10]."
Khi ấy, Tôn-giả: Xá-Lỵ-Phất nghe đức Phật nói rồi từ tòa ngồi của mình đứng dậy, chễ áo vai hữu, gối hữu để xuốngđất, chắp tay hướng lên Phật, mà bạch Phật rằng: "Lạy đức Thế-Tôn, nhưNgài vừa nói: Ta nay đã được Phạm-hạnh tịch-tĩnh, cho đến nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý..., khả nhẫn, riêng chúng con biết nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý của đức Phật không có những lỗi-lầm, hàng Bật-Sô chúng con nay không dám khả-nhẫn. Với ý ấy là sao? Đối với đức Phật Thế-Tôn của chúng con: những người khó điều phục, Ngài điều-phục được, những người không ngăn cấm được, Ngài khéo ngăn cấm được, những người không được an-ổn, Ngài khéo an-ủi họ, những người chưa được tịch-tĩnh, Ngài làm cho họ được tịch-tĩnh. Đức Như-Lai tỏ rõ chính-đạo, nói rõ chính-đạo, khai-thị chính-đạo, cho đến chúng con những người ưa đạo Bồ-đề của Thanh-Văn, đức Phật cũng vì chúng con mà nói rõ, khiến những Thanh-Văn chúng con như lý tu-hành, chứng được Thánh-quả. Thế nên, chúng con đối với thân, khẩu, ý-pháp của đức Phật Thế-Tôn, chúng con không dám "khả-nhẫn".
Bấy giờ Tôn-giả Xá-Lỵ-Phất bạch Phật rằng: "Lạy đức Thế-Tôn, con nay đối trước Phật, nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý của con, có gì bất-thiện, cầu Phật khả nhẫn cho".
Đức Phật bảo ông Xá-Lỵ-Phất: Ông nay có gì về nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý, ta sẽ nhẫn-khả cho. Với ý ấy là sao? - Ông Xá-Lỵ-Phất! Ông là người giữ giới đầy-đủ, nghe nhiều, ít muốn, biếtđủ, dứt mọi phiền-não phát tâm tinh-tiến nhiều, an-trụ chính-niệm và đủ những trí-tuệ, trí-tuệ bình-đẳng tiếp-dẫn, trí-tuệ nghe hiểu, trí-tuệ mẫn-tiệp, trí-tuệ lợi-ích, trí-tuệ xuất-ly, trí-tuệ hiểu suốt, trí-tuệ thanh-tịnh rộng lớn, trí-tuệ sâu-xa, trí-tuệ không gì bằng cùng đầy-đủ trí-tuệ lớn-lao quý-báu; ai chưa thấy khiến họ thấy, ai chưa điều-phục khiến họ được điều-phục, ai chưa nghe pháp, ông liền vì họ thuyết pháp, ai đầy lòng giận tức, ông liền làm cho họ hoan-hỷ và ông nay vì bốn chúng thuyết pháp không chán. Ví như con vua Kim-Luân, chịu phép quán-đỉnh[11], nối dõi ngôi vua, y pháp mà trị. Ông Xá-Lỵ-Phất cũng lại như thế. Ông là đệ-tửta, chịu pháp quản đỉnh, nối ngôi Pháp-Vương, và cũng như ta chuyển vô-thượng pháp-luân, cũng như ta lậu-nghiệp hết chứng được giải thoát. Thế nên, ông Xá-Lỵ-Phất! ông có ba nghiệp, đã tự bày tỏ, nay ta nhẫn-khả cho.
Khi ấy, ông Xá-Lỵ-Phất, nghe Phật nhẫn-khả cho rồi, đầu thành lễ tạ, lại bạch Phật rằng: Lạy đức Thế-Tôn, con cùng năm trăm chúng Bật-Sô, có gì về ba nghiệp đức Phật đã nhẫn-khả cho rồi, nhưng con nay còn có chút ngờ-vực, nên lại khải-thỉnh, kính mong đức Thế-Tôn vì con mà phân-biệt cho. Lạy đức Thế-Tôn, trong năm trăm vị Bật-Sô này, bao nhiêu vịBật-Sô được ba phép minh[12]bao nhiêu vị Bật-Sô được Câu-giải-thoát[13], bao nhiêu vị Bật-Sô được Tuệ-giải-thoát[14]?
Đức Phật bảo ông Xá-Lỵ-Phất: Trong năm trăm vị Bật-Sô này, chín mươi vị Bật-Sô được ba phép minh, chín mươi vị Bật-Sôđược Câu-giải-thoát và ngoài ra các vị Bật-Sô kia đều được Tuệ-giải-thoát. Ông Xá-Lỵ-Phất! Như thế các vị Bật-Sô, hết mọi phiền-não, đều trụ vào nơi chân-thực.
Khi ấy, trong hội có một vị Tôn-giảtên là Phạ-Nghi-Xá, khởi lên mối nghĩ thế này: "Ta nay đối trước đức Phật cùng chúng Bật-Sô nên làm bài kệ giải Hạ bày tỏ sự tán-thán của ta". Tôn-giả Phạ-nghi-Xá, sau khi nghĩ thế rồi, liền từ tòa ngồi của mình đứng dậy, chễ áo vai hữu, gối hữu quỳ xuống đất, chắp tay cung-kính, nghiêm-chỉnh, nói bài kệ rằng:
Ngày rằm, ngày giải Hạ,
Thanh-tịnh hành luật-nghi;
Năm trăm chúng Bật-Sô,
Dứt sạch dây phiền-não.
Đều hết mọi lậu-pháp,
Mà chứng Thánh-quả-vị;
Trong lặng, ngoài khéo trị.
Giải-thoát mà ly "hữu".
Hết bờ cõi sinh-tử,
Chỗtạo-tác đã xong;
Vô-minh, ngã-mạn, kết...
Dứt sạch không còn nữa.
Ngã Phật: tối thượng-tôn,
Dứt mọi pháp tà-niệm;
Cùng dứt pháp hữu-lậu
Khéo trừ ái bệnh khổ.
Ái diệt không phục-sinh,
Lìa "thủ" (chấp): bậc (đại) Sư-tử;
Hết mọi sự sợ hãi,
Duy, Phật Thế-Tôn ta.
Ví như vua Kim-Luân,
Nghìn con thường vây-quanh;
Khéo trị bốn thiên-hạ,
Điều-phục khắp bốn bể.
Lại như đánh thắng trận,
Là tối thượng Điều-ngự;
Thanh-vănđược Tam-minh
Pháp giải-thoát... cũng thế.
Phật-tử đều như thế.
Chứng, diệt không phục-sinh;
Ta nay lễ Pháp-vương,
Vô-thượngĐại-nhật-tôn.
Sau khi Bật-Sô: Phạ-Nghi-Xá nói bài kệrồi, trở về bản-tọa.
Bấy giờ, Tôn-giả Xá-Lỵ-Phất cùng các vị Bật-Sô, nghe đức Phật tuyên-thuyết pháp giải Hạ, lòng sinh sung-sướng vui mừng hớn-hở, tín thụ phụng-hành.



[1] Kinh này là cuốn kinh số 63 trong Đại-Tạng-kinh. Giải Hạ có nghĩa là trong 3 tháng an-cư thuộc mùa Hạ đã được viên-mãn làm lễ tự-tứ rồi giải-tán.
[2] Lậu-nghiệp đã hết: Nghĩa là đã hết những hành-động mê-vọng làm lọt mất những công-đức lành.
[3] Đã được ba nghiệp thanh-tịnh, không còn tạo-tác gì nữa.
[4] Giũ sạch phiền-não.
[5] Không còn bị sinh-tửluân-hồi trong cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô-sắc nữa.
[6] Học-vị: Học có hai: Hữu-học và vô-học. Người mà chân-lý cứu-cánh, vọng-hoặc diệt hết, không phải tu học gì nữa gọi là "vô học". Người còn đang ở địa-vị nghiên-cứu chân-lý để dứt hẳn vọng-hoặc, gọi là "hữu-học". Tiểu-thừa: từ quả thứnhất đến quả thứ ba là "hữu-học": A-La-Hán là "Vô học".Đại-thừa: Thập-địa Bồ-Tát là "Hữu-học", Phật là "vô-học".
[7] Thụ-ký: Đức Phật đối với chúng-sinh phát tâm. Ngài trao cho sự ghi nhớ riêng biệt về việc thành Phật trong đời mai sau của chúng-sinh ấy.
[8] Phạm-hạnh: Hạnh thanh-tịnh.
[9] Tối hậu-thân: Sinh trong Dục-giới, do thân này thành đạo. Thân này là thân sau cùng của Bồ-Tát trụnơi sinh-tử.
[10] Khả nhẫn: có nghĩa là nhận xét, sửa chữa và vui lòng xóa-bỏ.
[11] Quán-đỉnh (Abhisecani) Theo phong-tục Ấn-độ, mỗi khi ngôi Quốc-Vương tức vị lấy nước bốn bể lớn về rưới lên đầu, biểu ý chúc tụng.
[12] Ba phép minh: 1-Túc-mệnh. 2- Thiên-Nhãn. 3- Lậu-tận.
[13] Câu-giải-thoát: Đây là một pháp vô học trong 9 pháp vô học của bậc La-Hán. Vị La-Hán lìa phiền-não-chướng cùng lìa các chướng của Thiền-định đến chỗ chí cực: Diệt-tận-định gọi là Câu-giải-thoát.
[14] Tuệ-giải-thoát: VịLa-Hán có tính-phận ham-ngộ đạo-lý, không ham sự-dụng, chỉ giải-thoát được chướng-ngại của trí-tuệ mà thôi, nên gọi là Tuệ-giải-thoát.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.TINH THAT KIM LIEN.( AUSTRALIA.SYDNEY ).13/8/2012 ).